Hôm nay,  

Mẹ Tôi Tới Mỹ

05/11/200300:00:00(Xem: 169595)
Người viết:NGUYÊN NGỌC
Bài số 386-924-v2271003

Tác giả Nguyên Ngọc lần đầu tham dự viết về nưước Mỹ bằng một bài viết ngắn mà cảm động. Mong bà sẽ tiếp tục viết và bổ túc thêm dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

Vào một buổi sáng mùa hè, nghe tiếng chuông nhà reo, tôi ra mở cửa. Tôi thấy anh chàng đưa thư người Mỹ, sau khi hỏi tên tôi, anh đưa cho tôi ký giấy biên nhận. Tôi nhận bao thư. Mở ra, tôi thấy mẹ tôi. Đầu tiên tôi thấy là ánh mắt mẹ tôi. Tôi giật mình, hoảng sợ. Đôi mắt này tôi đã thấy trong quá khứ tuổi thơ. Những lần lầm lỗi, mẹ tôi cũng đã nhìn tôi như vậy.
Tôi vội vàng lái xe đi mua một khung hình. Sau thời gian ngắm nhìn, chọn lựa. Tôi mua một khung hình rất đẹp màu đen. Về nhà tôi cho bức hình mẹ tôi vào khung. Khung hình với bức hình mẹ tôi trông không hài hòa, cân đối. Tôi quyết định cùng mẹ tôi trở lại tiệm bán những khung hình. Tôi ướm thừ hình mẹ tôi vào rất nhiều khung. Tôi bóc nhiều lớp ny lông dán mỏng. Để hình mẹ tôi vào, cuối cùng tôi cũng chọn được khung hình màu đen ưng ý.
Về nhà tôi treo khung hình vào một vị trí, mẹ tôi có thể nhìn thấy bao quát căn nhà. Tôi thõa mãn. Tôi đứng ngắm nhìn mẹ tôi. Giờ đây tôi thấy lại khuôn mặt dịu hiền. Trong căn nhà kín cổng cao tường này. Ánh mắt mẹ tôi buồn, phải chăng mới đặt chân tới Mỹ. Trong khung cảnh căn nhà bưng bít, giam hãm những vui buồn tha hương này, Mẹ tôi yêu thương và chia xẻ vui buồn cùng các con các cháu, đương bơ vơ giữa chợ đời.
Nhớ lại hơn ba tháng về trước. Khi nhận tin mẹ tôi ốm nặng. Hai vợ chồng tôi, hai vợ chồng em út và bà dì ruột tôi vội vàng trở về. Mẹ tôi thân xác gầy gò, nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn. Ngày ngày gia đình tôi tụ họp rất đông, quây quần bên mẹ tôi. Chúng tôi cùng các em, các cháu quê nhà thay phiên nhau túc trực, cơm nước và vệ sinh cho mẹ tôi. Mẹ tôi ngày một yếu dần. Mẹ tôi biết chắc không thể qua được trong cơn bệnh hoạn này. Trong tôi trỗi dậy những tình cảm yêu thương vô bờ. Tôi muốn được bên mẹ tôi mãi mãi.
Sau năm tuần bên mẹ tôi, chúng tôi trở về Mỹ. Cuộc sống bên này chồng chất những lo âu, thực tế không được thanh thản như ở quê nhà, chúng tôi lao vào làm việc. Để bù đắp vào những khoảng trống vừa qua. Nhưng hình ảnh mẹ tôi "Mẹ tôi nằm chờ đó, khấp khểnh theo thời gian, thân xác phai úa tàn, tình yêu cuồn cuộn sóng, mẹ tôi bao trăn trở, vấn vương với bạn đời, băn khoăn đàn con cháu, bơ vơ giữa chợ đời…" hình ảnh đó lúc nào cũng dằn vặt trong tôi. Tôi muốn ở bên mẹ đến khi mẹ ra đi tới phương trời xa. Nhưng điều kiện cuộc sống không cho phép tôi. Gia đình nhỏ của tôi. Đứa học đại học, đứa học trung học. Tiền nhà, tiền sinh hoạt chồng chất lên. Vật lộn sinh tồn trên đất khách này quả không đơn giản. Nhu cầu cuộc sống càng cao bao nhiêu cái giá phải trả càng đắt bấy nhiêu!
Trở về Mỹ được ba tuần, nhận được tin mẹ tôi mất, chúng tôi vội vàng về. Khi tới sân bay, visa xuất nhập cảnh chưa tới kịp. Đủ chuyện, nhưng quê tôi có cửa vào, cửa ra, nên chúng tôi cũng được về tiễn mẹ lần cuối. Trong hành trình tôi rất lo lắng về thân xác mẹ tôi. Với cái nóng mùa hè, thân xác mẹ tôi rất dễ bị hư hại. Đó là cái giá quá đắt. Tôi rất mừng là không xảy ra chuyện đó. Thân xác mẹ tôi cứng như khúc gỗ. Giờ đây những đau đớn, vui buồn trong cuộc đời không còn giày xéo thân xác người.
Hôm sau gia đình tổ chức lễ phát tang. Gia đình nội ngoại và bà con phường xóm tới đông không thể tưởng tượng nổi. Chúng tôi thay nhau đáp lễ. Những người tới thắp hương, phúng điếu đều đặn từ mười hai giờ trưa tới mười giờ tối. Hôm tiễn đưa mẹ tôi tới nơi an nghỉ cuối cùng dòng người dài đến hàng cây số. Điều này mãi mãi không bao giờ đến với tôi trên mảnh đất này.
Trở lại đất Mỹ, tôi rất mệt nhưng thấy yên tâm hơn. Được vất vả với mẹ mình là một điều thật hạnh phúc. Tôi đưa những cuốn băng về tổ chức đám của mẹ tôi cho các con tôi xem. Chúng không thể hiện xúc động gì. Chúng xem như xem cuốn phim tài liệu về phong tục tập quán của một dân tộc xa lạ nào đó. Chúng không biết gì về quê nhà. Phải chăng đây là mất mát của chúng ta đối với thế hệ thứ hai" Mẹ tôi ước mong được quần tụ với các cháu một lần. Tôi đã không làm được chuyện đó. Kinh tế đã không cho phép tôi.
Các con tôi ngoan, cầu tiến và kính trọng cha mẹ. Nhưng khoảng cách giữa chúng tôi và các con càng ngày càng khác biệt. Sự khác biệt giữa người già và lớp trẻ ở quê hương không sâu thẳm như ở đây. Dù sao họ cùng chung một ngôn ngữ và sinh hoạt ăn uống cũng còn giống nhau. Còn ở đây, nghe các con tôi nói tiếng Việt thật tàn nhẫn làm sao. Hàng trăm món ăn thuần túy quê hương. May mắn chúng chấm được vài món. Hàng ngày, những bữa cơm gia đình, vợ chồng tôi lủi thủi nấu, ăn và dọn dẹp lấy. Thật trớ trêu cho kiếp sống tha hương. Thế hệ già phải chấp nhận cảnh sống không quê. Dù chúng tôi cố gắng diễn đạt, dạy dỗ các con tôi phong cách, bản chất người Việt Nam. chúng đều im lặng. Cái im lặng càng sói mòn sức sống của chúng tôi. Tôi hiểu, chúng sẽ tìm được những hạnh phúc riêng, mảnh đất này chúng sinh ra và lớn lên.
Chúng có quyền yêu thương và gắn bó với mảnh đất này. Chúng càng yêu thương và gắn bó mảnh đất này bao nhiêu. Từng bước, từng bước chúng vô tình bứng gốc rễ của cha mẹ chúng ra khỏi mảnh đất này. Mảnh đất không còn của chúng tôi. Quê hương lại là bến bờ xa vời. Một ngày sẽ tới, tôi sẽ ra đi. Những chuyến xe vội vàng đưa tôi tới khoảng trống nào đó. Hiu quạnh và xa lạ.
Trong chúng ta, mỗi người đều có một bà mẹ. Mỗi người đều có niềm tự hào và kiêu hãnh về mẹ. Tôi cũng vậy. Hôm nay mẹ tôi tới Mỹ, trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ tôi sẽ ở đây với chúng tôi. Mẹ tôi sẽ chia xẻ và tha thứ cho chúng tôi. Cầu xin mẹ tôi sẽ phù hộ cho các con, các cháu đương bơ vơ giữa xứ người, luôn luôn mạnh khỏe và bằng an.
Giờ đây viết những dòng chữ này, như những nén hương lòng kính dâng mẹ tôi. Và cũng xin kính dâng những người mẹ Việt Nam đầy đau thương và giàu lòng bác ái.
Nguyên Ngọc

+++

MẸ TÔI TỚI MỸ

Người viết:NGUYÊN NGỌC
Bài số 386-924-v2271003

Tác giả Nguyên Ngọc lần đầu tham dự viết về nưước Mỹ bằng một bài viết ngắn mà cảm động. Mong bà sẽ tiếp tục viết và bổ túc thêm dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

Vào một buổi sáng mùa hè, nghe tiếng chuông nhà reo, tôi ra mở cửa. Tôi thấy anh chàng đưa thư người Mỹ, sau khi hỏi tên tôi, anh đưa cho tôi ký giấy biên nhận. Tôi nhận bao thư. Mở ra, tôi thấy mẹ tôi. Đầu tiên tôi thấy là ánh mắt mẹ tôi. Tôi giật mình, hoảng sợ. Đôi mắt này tôi đã thấy trong quá khứ tuổi thơ. Những lần lầm lỗi, mẹ tôi cũng đã nhìn tôi như vậy.
Tôi vội vàng lái xe đi mua một khung hình. Sau thời gian ngắm nhìn, chọn lựa. Tôi mua một khung hình rất đẹp màu đen. Về nhà tôi cho bức hình mẹ tôi vào khung. Khung hình với bức hình mẹ tôi trông không hài hòa, cân đối. Tôi quyết định cùng mẹ tôi trở lại tiệm bán những khung hình. Tôi ướm thừ hình mẹ tôi vào rất nhiều khung. Tôi bóc nhiều lớp ny lông dán mỏng. Để hình mẹ tôi vào, cuối cùng tôi cũng chọn được khung hình màu đen ưng ý.
Về nhà tôi treo khung hình vào một vị trí, mẹ tôi có thể nhìn thấy bao quát căn nhà. Tôi thõa mãn. Tôi đứng ngắm nhìn mẹ tôi. Giờ đây tôi thấy lại khuôn mặt dịu hiền. Trong căn nhà kín cổng cao tường này. Ánh mắt mẹ tôi buồn, phải chăng mới đặt chân tới Mỹ. Trong khung cảnh căn nhà bưng bít, giam hãm những vui buồn tha hương này, Mẹ tôi yêu thương và chia xẻ vui buồn cùng các con các cháu, đương bơ vơ giữa chợ đời.
Nhớ lại hơn ba tháng về trước. Khi nhận tin mẹ tôi ốm nặng. Hai vợ chồng tôi, hai vợ chồng em út và bà dì ruột tôi vội vàng trở về. Mẹ tôi thân xác gầy gò, nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn. Ngày ngày gia đình tôi tụ họp rất đông, quây quần bên mẹ tôi. Chúng tôi cùng các em, các cháu quê nhà thay phiên nhau túc trực, cơm nước và vệ sinh cho mẹ tôi. Mẹ tôi ngày một yếu dần. Mẹ tôi biết chắc không thể qua được trong cơn bệnh hoạn này. Trong tôi trỗi dậy những tình cảm yêu thương vô bờ. Tôi muốn được bên mẹ tôi mãi mãi.
Sau năm tuần bên mẹ tôi, chúng tôi trở về Mỹ. Cuộc sống bên này chồng chất những lo âu, thực tế không được thanh thản như ở quê nhà, chúng tôi lao vào làm việc. Để bù đắp vào những khoảng trống vừa qua. Nhưng hình ảnh mẹ tôi "Mẹ tôi nằm chờ đó, khấp khểnh theo thời gian, thân xác phai úa tàn, tình yêu cuồn cuộn sóng, mẹ tôi bao trăn trở, vấn vương với bạn đời, băn khoăn đàn con cháu, bơ vơ giữa chợ đời…" hình ảnh đó lúc nào cũng dằn vặt trong tôi. Tôi muốn ở bên mẹ đến khi mẹ ra đi tới phương trời xa. Nhưng điều kiện cuộc sống không cho phép tôi. Gia đình nhỏ của tôi. Đứa học đại học, đứa học trung học. Tiền nhà, tiền sinh hoạt chồng chất lên. Vật lộn sinh tồn trên đất khách này quả không đơn giản. Nhu cầu cuộc sống càng cao bao nhiêu cái giá phải trả càng đắt bấy nhiêu!
Trở về Mỹ được ba tuần, nhận được tin mẹ tôi mất, chúng tôi vội vàng về. Khi tới sân bay, visa xuất nhập cảnh chưa tới kịp. Đủ chuyện, nhưng quê tôi có cửa vào, cửa ra, nên chúng tôi cũng được về tiễn mẹ lần cuối. Trong hành trình tôi rất lo lắng về thân xác mẹ tôi. Với cái nóng mùa hè, thân xác mẹ tôi rất dễ bị hư hại. Đó là cái giá quá đắt. Tôi rất mừng là không xảy ra chuyện đó. Thân xác mẹ tôi cứng như khúc gỗ. Giờ đây những đau đớn, vui buồn trong cuộc đời không còn giày xéo thân xác người.
Hôm sau gia đình tổ chức lễ phát tang. Gia đình nội ngoại và bà con phường xóm tới đông không thể tưởng tượng nổi. Chúng tôi thay nhau đáp lễ. Những người tới thắp hương, phúng điếu đều đặn từ mười hai giờ trưa tới mười giờ tối. Hôm tiễn đưa mẹ tôi tới nơi an nghỉ cuối cùng dòng người dài đến hàng cây số. Điều này mãi mãi không bao giờ đến với tôi trên mảnh đất này.
Trở lại đất Mỹ, tôi rất mệt nhưng thấy yên tâm hơn. Được vất vả với mẹ mình là một điều thật hạnh phúc. Tôi đưa những cuốn băng về tổ chức đám của mẹ tôi cho các con tôi xem. Chúng không thể hiện xúc động gì. Chúng xem như xem cuốn phim tài liệu về phong tục tập quán của một dân tộc xa lạ nào đó. Chúng không biết gì về quê nhà. Phải chăng đây là mất mát của chúng ta đối với thế hệ thứ hai" Mẹ tôi ước mong được quần tụ với các cháu một lần. Tôi đã không làm được chuyện đó. Kinh tế đã không cho phép tôi.
Các con tôi ngoan, cầu tiến và kính trọng cha mẹ. Nhưng khoảng cách giữa chúng tôi và các con càng ngày càng khác biệt. Sự khác biệt giữa người già và lớp trẻ ở quê hương không sâu thẳm như ở đây. Dù sao họ cùng chung một ngôn ngữ và sinh hoạt ăn uống cũng còn giống nhau. Còn ở đây, nghe các con tôi nói tiếng Việt thật tàn nhẫn làm sao. Hàng trăm món ăn thuần túy quê hương. May mắn chúng chấm được vài món. Hàng ngày, những bữa cơm gia đình, vợ chồng tôi lủi thủi nấu, ăn và dọn dẹp lấy. Thật trớ trêu cho kiếp sống tha hương. Thế hệ già phải chấp nhận cảnh sống không quê. Dù chúng tôi cố gắng diễn đạt, dạy dỗ các con tôi phong cách, bản chất người Việt Nam. chúng đều im lặng. Cái im lặng càng sói mòn sức sống của chúng tôi. Tôi hiểu, chúng sẽ tìm được những hạnh phúc riêng, mảnh đất này chúng sinh ra và lớn lên.
Chúng có quyền yêu thương và gắn bó với mảnh đất này. Chúng càng yêu thương và gắn bó mảnh đất này bao nhiêu. Từng bước, từng bước chúng vô tình bứng gốc rễ của cha mẹ chúng ra khỏi mảnh đất này. Mảnh đất không còn của chúng tôi. Quê hương lại là bến bờ xa vời. Một ngày sẽ tới, tôi sẽ ra đi. Những chuyến xe vội vàng đưa tôi tới khoảng trống nào đó. Hiu quạnh và xa lạ.
Trong chúng ta, mỗi người đều có một bà mẹ. Mỗi người đều có niềm tự hào và kiêu hãnh về mẹ. Tôi cũng vậy. Hôm nay mẹ tôi tới Mỹ, trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ tôi sẽ ở đây với chúng tôi. Mẹ tôi sẽ chia xẻ và tha thứ cho chúng tôi. Cầu xin mẹ tôi sẽ phù hộ cho các con, các cháu đương bơ vơ giữa xứ người, luôn luôn mạnh khỏe và bằng an.
Giờ đây viết những dòng chữ này, như những nén hương lòng kính dâng mẹ tôi. Và cũng xin kính dâng những người mẹ Việt Nam đầy đau thương và giàu lòng bác ái.

Nguyên Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến