Hôm nay,  

Đường Về Ôi Quá Dài

24/10/200300:00:00(Xem: 175829)
Người viết: YÊN SƠN
Bài số 378-916-vb5161003

Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, 53 tuổi, hiện là kỹ sư điện toán Hewlett Packard/ Houston. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một hồi ký rất sống động và xúc động: một võ sư Thiếu Lâm Bắc Phái, cựu phi công quân lực VNCH, rời Việt Nam ngày 29 tháng Tư, được bảo lãnh ra khỏi trại tị nạn Eglin AFB ở Florida ngay từ cuối tháng 5-1975. Bài viết được dộc giả yêu cầu viết tiếp và tác giả đáp ứng. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. Mong ý kiến trên đây của ông sẽ được nhiều người viết hưởng ứng: viết "từng kỳ theo thứ tự" sẽ họp thành một cuốn sách.
*
Ba anh em hắn đi làm về từ một hãng bán xe hơi khá lớn trong vùng, nơi mà hắn được mướn làm tài xế giao nhận xe từ dealer này qua dealer các làng xóm lân cận khác; còn hai chú em thì rửa xe và trong những giờ rỗi việc phụ hai bà Mễ già lo sạch sẽ hãng xưởng. Ngày làm 8 tiếng, được trả công $2.00/g. Công việc đỡ vất vả hơn nhiều dù tiền lương hàng tuần có ít hơn; hai chú nhỏ tạm vui vẻ chấp nhận trong hoàn cảnh không còn chọn lựa nào hơn. Nghĩ tới cơn nắng Hạ vừa trải qua, chỉ có một tháng dài mà như vô tận. Cái nắng cháy da còn để lại dấu vết đen đúa trên hai tay trần và mặt mũi anh em hắn cũng thấy rùng mình!
Buổi chiều mùa thu thật dịu yên, ánh nắng vàng chênh chếch trải đều trên những khu dân cư thưa thớt, đường sá không rộn ràng như ở phố, thỉnh thoảng vài chiếc xe chạy thong thả trên con đường tráng nhựa phẳng lì. Lâu lâu lại thấy vài người cưỡi ngựa, buông lỏng dây cương, thong dong bên nhau một cách nhàn hạ. Hãng không xa nhà nhưng anh em hắn cũng dùng xe - chiếc Chrysler 8 máy, đời '68, được ông chủ vừa bán lại với giá $600. Nhà là một cái cottage house (loại nhà khách ngắn hạn) với một phòng tắm, một nhà bếp nhỏ, một phòng ngủ, một phòng khách. Nhà ở phía sau vườn nhà chính, đi qua một khoảng sân rộng trồng đầy hoa và những rau cỏ, nơi mà mỗi sáng ông bà chủ nhà vẫn bên nhau cặm cụi làm vườn. Những luống hoa đủ màu sắc làm tăng vẻ thơ mộng cho căn nhà hắn thuê cũng làm cho anh em hắn đỡ tủi thân. Đời sống của anh em hắn cũng âm thầm, lặng lẽ trong những nhớ nhung vời vợi. Anh em hắn cứ nêu lên câu hỏi mà không ai có thể trả lời được: "làm sao để biết tin tức gia đình". Thời gian nhàn hạ về đêm quá nhiều cho những xót xa, cho những xao động, cho những lo nghĩ tương lai! Không lẽ cứ thế này, cứ sống lặng lẽ âm thầm nơi hoang vắng này!"! Không biết bắt đầu từ ngày tháng nào mà cả ba anh em đều uống bia thay nước, thuốc lá cầm tay! Nhiều lúc hắn muốn nói với chú nhỏ không được uống bia, không được hút thuốc, mà biết nói làm sao trong khi hắn liền tay phì phà khói thuốc và đêm về cứ nốc bia khan" Bù lại, anh em hắn rất thương mến, nhường nhịn nhau, ai cũng muốn củng cố tinh thần người khác trong khi chính mình lại thấy bất định vô cùng! Hắn bao giờ cũng được hai chú em nhường ưu tiên tắm trước mỗi chiều đi làm về. Hai chú thường nói là hắn "quyền huynh thế phụ" nên mỗi mỗi đều nghe lời và luôn nhường nhịn. Í da, hắn muốn dùng cái quyền này nói hai chú nhỏ đừng bày đặt uống bia hút thuốc như hắn nhưng không thể mở miệng được nên đành phải cười trừ! Hắn vẫn luôn ghi nhớ lời dạy bảo của Ba là tập tính công bình và trọng tinh thần dân chủ nên không bao giờ át giọng hoặc chiếm tiện nghi với các em. Quyết định gì cũng đem ra thảo luận để lấy ý kiến số đông; đi chợ thì hầu hết cùng đi cho vui, nấu ăn chia đồng đều, nhưng hai chú nhất định không để cho hắn rửa chén, quét nhà.
Trong khi hai chú chia nhau đứa đọc sách học tiếng Anh - người bạn Mễ ở sở thất nghiệp mang tới hôm qua cùng với cây đàn guitar cho mượn khi biết hắn thích nghêu ngao đàn hát - đứa kia lo nấu cơm tối. Hắn ra ngoài tưới nước mấy cụm cúc vàng trước cửa nhà mà hắn đã theo ông bà chủ đi chợ mua về trồng vào cuối tuần qua. Hắn nhớ hoài câu thơ dễ thương của Nguyên Sa "áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc", vì không khác gì người thi sĩ tài hoa này viết giùm cho hắn (người con gái để lại Saigon vẫn hay mặc áo dài màu vàng mỗi lần đi chơi với hắn). Buổi chiều mùa Thu Pearshall khí trời dịu mát hẳn ra. Nhìn những cụm hoa vàng lung linh trong gió Thu nhè nhẹ và giữa không gian thinh vắng lạ lùng, từng chiếc lá vàng âm thầm rơi khiến lòng hắn bồi hồi, se thắt! Hắn nhớ cha mẹ, anh em đến xót xa! Hắn chợt nghĩ tới bản nhạc Lòng Mẹ của Y Vân và thèm hát quá chừng! Hắn trở vào lấy cây đàn ra ngồi trên chiếc ghế cũ trước cửa, lòng rưng rưng nhớ mẹ vô vàn:
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào... Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền. Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền. Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm. Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.
Hát đến đây hắn bỗng nghẹn ngào, giọng lạc đàn lơi! Dạ phải Mẹ ơi! Lặn lội gieo neo nuôi chúng con tới ngày lớn khôn để chúng con đi làm lính, mong lũ con bảo vệ được quêï hương gấm vóc; nhưng Mẹ có ngờ đâu hã Mẹ"! Đứa con lớn của Mẹ đã thua đau, thua đậm tưởng đã vùi thây nơi chiến trường, còn hắn và hai em thì thân nay đất khách quê người, lỡ cu-li, lỡ học trò, trôi nổi bơ vơ, không một tin tức gia đình! Hắn chợt hồi tưởng lại khúc phim cũ về người anh ly biệt!
*
Nhớ lại những tháng ngày cuối cùng của Quân đội Miền Nam thật là thê thảm. Anh lớn hắn BĐQ trấn giữ ở Hố Bò, Trãng Bàng... ngày cuối tháng Ba 1975, giặc tràn vào, căn cứ thất thủ, anh gọi Không Quân yểm trợ và hắn ngẫu nhiên đang bao vùng ngay lúc đó.... được điều động tới giãi vây... nhưng thật là vô dụng, giặc tràn ngập căn cứ, ông anh đã yêu cầu trút bom đạn thẳng xuống đầu, nghĩa là ngay giữa lòng quân ta, lúc đó đang đánh cận chiến trong vô vọng với biển người giặc cộng! Hắn nhớ như in trong đầu câu nói tuyệt vọng nhưng đầy cương quyết, dũng liệt của anh:
- Giặc đã tràn ngập căn cứ! Bạn phải trút ngay xuống đầu tôi, tôi thà chết chứ không muốn bị giặc Hồ bắt sống! Vĩnh biệt!
Tiếng máy "cụp" khô khan, căn cứ phía dưới bên cánh trái khói lửa mịt mù! Hắn đã vừa khóc vừa xông vào trận, trút hết hỏa lực xuống trận địa rồi thẫn thờ rời trận địa chết lịm trong nỗi đớn đau cùng cực trong đời!
*
Cuộc sống hắn xáo trộn tơi bời hết mấy tuần lễ nhưng vẫn đi bay gần như mỗi ngày. Hắn tình nguyện bay, hắn năn nỉ được bay, hắn sôi máu vì hờn căm không còn chỗ chứa. Hắn theo dỏi chiến trường phía Tây, hắn mở rộng tai nghe ngóng tin tức. Đơn vị của anh hắn đã được báo cáo mất liên lạc! Hắn ước ao, hắn cầu nguyện một phép lạ cho anh hắn an toàn trở về!
Bỗng một hôm anh hắn tìm tới chỗ trọ của anh em hắn ngay trong lòng Saigon, với bộ quân phục rách bươm, người ngợm không giống ai, xanh như tàu lá! Hắn còn đang bàng hoàng, thảng thốt, ngỡ như chiêm bao thì anh hắn đã ôm chầm lấy hắn nói quắn quít trong nước mắt! "Em ơi! Hết rồi! Nhà tan, nước mất!" Rồi anh nói luôn một hơi: "Anh về đây chỉ còn anh và thằng đệ tử truyền tin, thầy trò đã băng rừng, lẫn trốn suốt từ ấy đến naỵ. Anh nhục nhã quá, không giữ được căn cứ, không bảo vệ được đồng đội của mình, cả đơn vị hầu như bị tiêu diệt, số còn lại thất lạc nơi đâu không rõ! Rất tiếc anh không đủ can đảm chết theo anh em, anh vẫn nghĩ còn nước còn tát, vẫn hy vọng gở lại mối nhục này! Anh đã về lang thang ở Saigon mấy hôm nay, dự định trình diện để tìm cơ hội phục thù, nhưng thấy tình hình hiện nay không còn hy vọng nữa, anh đến thăm các em xong tìm cách trở về với gia đình, với cha mẹ, anh đã xa lìa gia đình khá lâu rồi!" Đó là ngày 27/4/1975!
Anh em hắn đã ôm nhau khóc sướt mướt! Hắn biết anh lớn là người không sợ trời, không sợ đất, anh đã tình nguyện đi bao nhiêu binh chủng dữ dằn khác nhau, gan lì và dũng mãnh lắm. Trong đời hắn chưa bao giờ thấy anh ấy khóc! Hắn đã năn nỉ anh ở lại với hắn vì tình hình nguy ngập quá mà đường về quê thì đầy bóng giặc thù! Anh bảo hắn yên tâm, nếu anh đã về từ cõi chết thì không còn gì để sợ nữa, anh cần về với cha mẹ và gia đình giữa cơn loạn lạc! Anh em hắn ăn với nhau bữa cơm chia tay đầy nước mắt!
*


Dòng tư tưởng bị đứt đoạn bởi hai bàn tay vịn nhẹ trên vai hắn, hai chú em đã đứng đó từ hồi nào! Thấy mắt chúng đỏ hoe, hắn cũng không thể kềm giữ được những giọt nước mắt của chính hắn! Ba anh em ôm chầm nhau để mặc hao dòng nước mắt nối nhau lăn dài!
Một lúc lâu cơn đau buồn lắng đọng, chú em nhỏ mượn cây đàn dạo tiếp bản nhạc lỡ chừng, ba anh em cùng hát trong sụt sùi ngấn lệ...
Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa. Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe. Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre. Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru.
...Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu. Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu. Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng nhạt mầu. Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu.
Vâng Mẹ ơi! Chưa lúc nào trong đời bằng lúc này chúng con mong ước được về nương tựa mẹ cha! Chưa lúc nào trong đời bản nhạc này đã làm chúng con vun tràn niềm xúc động!
Anh em hắn đứng dậy tính đi vào dùng cơm tối nhưng cả ba cùng khựng lại vì một cô nương tóc vàng xuất hiện phía cửa sau đang vẫy tay chào. Có lẽ thấy anh em hắn ngỡ ngàng và nhìn mình chăm chăm, cô bé tiến về phía anh em hắn, cất giọng tự nhiên:
- You guys hát tiếp đi, tôi rất thích nghe loại âm nhạc you guys vừa hát, đó là loại nhạc gì mà tôi chưa từng được nghe. Lời nhạc nói về cái gì mà nghe rất là buồn bã"

Hắn chưa kịp trả lời thì cô bé đã liếng thoắn nói tiếp:
- Tôi chắc đó là nhạc Việt Nam phải không"
- Ủa cô nói chưa từng nghe bao giờ sao cô biết đó là nhạc Việt Nam"
- Tôi nghĩ người Việt Nam chắc phải hát nhạc Việt Nam! Cô bé nheo một mắt.
- Làm sao cô biết chúng tôi là người Việt Nam mà không là Tàu, Nhật, Đại Hàn"
Cô bé nhoẻn miệng cười ranh mãnh, chỉ vào hắn nói tiếp:
- Tôi còn biết you guys đang hát bản homesick (nhớ nhà) và tên you là Twan, là anh lớn trong 3 người, you guys là người tỵ nạn mới tới, mướn căn nhà này được gần hai tuần lễ và đang làm cho hãng bán xe Ford gần đây nữa.
- Tôi chắc là ông bà chủ nhà đã nói với cô. À mà cô liên hệ ra sao với ông bà chủ nhà"
- Họ là ông bà nội của tôi. Buổi trưa tôi vừa đến đây cùng với ba mẹ để thăm ông bà Nội vài hôm trước khi trở lại trường.
Hai chú em hắn nói chuyện sợ mỏi tay nên hắn tự nhiên làm phát ngôn viên cho cả ba. Cô nhỏ tự giới thiệu tên Deana Tricks. Hai chú em cũng lần lượt tự giới thiệu tên và cô nhỏ đưa tay ra bắt tay từng người. Khi bắt tay hắn dường như cô nhỏ cố ý giữ hơi lâu, ngó thẳng vào mắt hắn làm hắn ngại ngùng ngó lãng chỗ khác. Thấy cô nhỏ linh mẫn và thân tình, lại thông minh, lanh lợi, bạo dạn có thừa làm hắn cảm thấy vui vui:
- Cô đến từ đâu, và ở lại bao lâu"
- Chúng tôi ở Houston đến. Phải lái xe hơn bốn tiếng đồng hồ. Mỗi mùa nghỉ hè Ba Mẹ tôi thường cho tôi về thăm Nội trước khi nhập học. Ở đây yên tĩnh và buồn quá, toàn nông trại bao la, tôi chưa bao giờ thích ở lâu nhưng nghe Ba Mẹ tôi nói sẽ ở lại tới Chủ Nhật mới về!
- Cô tới đây được mấy lần rồi"
- Dường như mỗi năm từ lúc tôi có thể nhớ được. Đến nỗi tôi biết mọi ngõ ngách ở đây.
- Ơû đây có gì... "hay" không"
- Nông trại bạt ngàn, chả có gì hơn ngoài một con suối nhỏ có thể tắm được, câu cá được và mấy nơi cho mướn ngựa cưỡi đi chơi!
Chúng tôi chưa kịp nói gì hơn thì cô bé tiếp lời:
- You guys thích đi câu, đi tắm suối và cưỡi ngựa không"
- Câu thì được, thích tắm suối nhưng chưa từng cưỡi ngựa!
- Tôi thích cả ba vì đó là niềm vui duy nhất tôi tìm được ở đây.
- Cô có dự tính làm những công việc đó lần này"
- Dĩ nhiên, Ba Mẹ tôi tính sáng mai đi cưỡi ngựa, còn tắm suối thì lúc nào thích lại đi, cách đây không xa lắm; câu cũng được nhiều cá nữa. Có thể hôm nào tôi xin Ba Mẹ dẫn you guys đi tắm suối, đi câu, đi cưỡi ngựa. You guys nghĩ sao"
Cô nhỏ này quả nhiên rất ư tự nhiên và thân tình, nói những điều muốn nói, làm những điều muốn làm. Hắn đã được học hỏi trong sách vở về phong tục, tập quán, và con người dân Mỹ, và năm xưa cũng đã du học hơn một năm ở bên này, nhưng cũng không khỏi bối rối về sự thân tình của cô nhỏ, nhất là chỉ mới gặp nhau lần đầu. Hắn nghĩ nếu gặp cô nhỏ trong cương vị ngày xưa chắc là dễ chịu hơn hoàn cảnh bây giờ!
-Cám ơn Deana nha, để cuối tuần sẽ tính!
-Còn tính gì nữa, hẹn sáng thứ Bảy nha"
Đang bối rối chưa biết trả lời ra sao thì chú em nhắc hắn đã hơi muộn. Hắn ngó đồng hồ tay, cô bé vọt miệng:
-You guys chưa ăn tối hở" Okay, tôi cũng đi về hẹn ngày mai được nghe you guys hát tiếp nha! Mong sẽ không hát bản homesick nữa nha, nhạc tình thôi! Cô nhỏ nheo mắt chìa tay.
Hắn mỉm cười bóp nhẹ bàn tay xinh xắn đưa ra, chào tạm biệt! Chờ cô nhỏ khuất bóng đàng sau khuôn cửa sau khi vẫy tay chào lần nữa, hắn ngồi vào bàn ăn cùng hai em. Chú em kế vừa bới cơm vừa nói:
-Chết anh Tư rồi, dường như nghe có tiếng sét... hmm, hmm... đâu đây! Dành nói suốt, không cho em út "tập" nói tiếng Anh gì hết!
Nói xong cùng chú nhỏ cười rộ lên. Hắn giơ tay dọa đánh, chú em rụt đầu le lưỡi làm trò hề.
-Tại anh sợ hai đứa nói mỏi tay tội nghiệp đó mà!
-Trời! Người ta đi làm hãng Mỹ rồi à nghen.
-Okay, vậy chiều mai anh làm thinh cho hai chú "tập" héng! Không đòi hỏi viện trợ nha"
Nói xong hắn xô nhẹ vai chú lớn. Chú nhỏ lại nói:
-Ui trời ơi, còn ăn hiếp mâáy em nữa. Mới xa chị Ngọc Anh mấy tháng mà đã muốn phụ tình rồi! Em liên lạc được sẽ méc chị ấy biết!
Hắn bỗng tắt biến nụ cười khi nghe nhắc cái tên thân thuộc. Hắn cố nuốt trôi miếng cơm mắc nghẹn lở chừng. Chú em biết lỡ lời nên hai chú cũng lặng yên ăn cơm. Xong chén cơm, hắn âm thầm đứng lên tới tủ lạnh lấy xách bia ra ngồi trước cửa. Chú nhỏ nói theo:
-Anh Tư à, em lỡ lời nhắc nhớ, xin lỗi anh!
-Chú đâu có lỗi gì. Anh vẫn luôn nhớ nghĩ đến chị đó mà. Cũng chỉ là nỗi buồn bất chợt mà thôi!
Ngoài trời màn đêm phủ tràn khắp nẻo, vẻ hoang sơ quạnh quẽ khôn lường. Hắn nghĩ tới Ngọc Anh, nhớ xót xa con người tưởng rằng đã cùng hắn nên duyên nên phận. Nếu chiến tranh không leo thang cao độ thì đã gắn bó nhau một đời! Phải chi hắn không khờ dại như con trừu non, không cả tin là Saigon không thể nào rơi vào tay giặc một cách đường đột, bất ngờ; phải chi hắn liều lĩnh như mấy đứa bạn mang vợ con vào doanh trại ở những ngày cuối thì giờ này có thể nàng đã cùng hắn chia sẻ ngọt bùi, tân khổ; cùng nhau trôi nổi gian truân, trên bước đường hoạn nạn có nhau thì đâu đến nỗi cô tịch dường này! Bây giờ nghĩ lại hắn giận mình sao ngu hết biết! Hắn thở dài thườn thượt, nỗi muộn phiền dâng cao chất ngất: "Ngọc Anh ơi không biết bây giờ em ở đâu, làm gì, có được bình an"". Hắn đắm chìm trong niềm thương nhớ bật lên câu hát mơ hồ: "Không còn ai, đường về ôi quá dài, những đêm xa người. Chén rượu cay, một đời tôi uống hoài, trả lại những tin vui cho nhân gian đợi chờ!". Lời nhạc trong bài "Phôi Pha" của Trịnh Công Sơn tự nhiên ăn sâu vào tiềm thức của hắn chỉ chực trào dâng trong hoàn cảnh bùi ngùi! Hắn không ưa gì họ Trịnh, nếu không nói là căm giận cho sự ngu muội, đâm sau lưng chiến sĩ của người nhạc sĩ thiên phú này; nhưng có một điều hắn không thể phủ nhận họ Trịnh phải là một thiên tài âm nhạc! Phải chi họ Trịnh dùng khả năng thiên phú đó để phục vụ cho ước muốn khiêm nhường của quân dân cán chính miền Nam là được sống trong thanh bình, trong cơm no áo ấm, được hít thở không khí tự do dân chủ. Vâng! Phải chi!!! Cứ quay đầu nhìn lại đoạn đường đi qua hắn thấy mình chao đảo quá, ngu ngơ quá! Cứ phải nghĩ đến cái câu vô nghĩa... phải chi, phải chi!!!
Hắn cứ ngồi miên man chìm sâu trong vũng buồn rầu vô tận với bao nhiêu điếu thuốc, bao nhiêu chai bia. Trong tâm tư lẫm nhẫm hát lờøi ca buồn: "Thôi về đi, đường trần không có gì, tóc xanh mấy mùa. Có nhiều khi tựa vườn khuya bước về, bàn chân ai rất nhẹ tựa hồn những năm xưa"! Hắn ngủ quên trên ghế trước hàng hiên lúc nào không biết, cho tới khi chú em kế ra dìu hắn vào phòng, hắn mới thấy thấm lạnh, sương đêm ướt đẫm cả tóc tai áo quần! Hắn vừa khật khưởng đi vừa lẫm bẫm hát, giọng nhừa nhựa như âm thanh vọng về từ cõi nào xa lắm: "Không còn ai, đường về ôi quá dài, những đêm xa người! Chén rượu cay, một đời tôi uống hoài, trả lại từng tin vui cho nhân gian đợi chờ"!

Yên Sơn

Ý kiến bạn đọc
04/06/201110:52:41
Khách
Thưa anh,

Bài viết buồn quá! Đọc cứ nghe rưng rưng, thương người, thương đời...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến