Hôm nay,  

Bến Phà Trên Vùng Ngũ Đại Hồ

24/10/200300:00:00(Xem: 167854)
Người viết: VŨ THỊ THIÊN THƯ
Bài số 377-915-vb4151003

Tác giả tên thật Võ Thị Xuân Đào, cư trú tại Dyer, In. Nghề nghiệp: Cosmetologist. Bà đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ có nội dung sâu sắc về cách sống, tuổi tác, sự chăm sóc cha mẹ già, hạnh phúc gia đình. Bài viết mới lần này của bà là du ký về một địa điểm đặc biệt của nước Mỹ.

-Bác tưởng là bên Hoa Kỳ không có bắc [phà] chở xe và hành khách chạy nữa sao" Tôi đã đi ngang hồ Michigan là hồ lớn thứ nhì của Ngũ Đại hồ ,vùng hồ lớn nhất Bắc Mỹ bằng một chiếc phà lớn hẳn hoi.
- Có thật không" Tôi chưa nghe ai nói đến chuyện đó bao giờ
- Thì tôi đã hứa với bác là sẽ kể chuyện Ngũ Đại Hồ, chỉ sợ bác bảo tôi " Đi xa về nói phét " thôi.
- Thôi , vờ vẩn mãi, nhấp một ngụm thấm giọng rồi kể tiếp đi bác..
Chiếc S.S. Badger là chiếc phà cuối cùng chạy bằng than đá xuyên ngang qua hồ Michigan. Vào mùa hè chiếc phà nầy mỗi ngày chạy hai chuyến, tiêu thụ khoảng 55 tấn than đá, mùa xuân và mùa thu chỉ có một chuyến mỗi ngày, dùng độ 48 tấn than.
Chiếc phà S S Badger nhìn qua thì giống như loại tàu trọng tấn đi biển, mũi tàu cao vút, thân phình ra, lái tàu nở rộng, chiều ngang lớn như con đường hai chiều, có thể xuống một lần hai chiếc xe vận tải lớn. Chiều dài chiếc phà : 410 feet 6 inches, tức là gần 137 thước Anh, chiều ngang gần 20 thước Anh .Chở được 620 hành khách và 180 chiếc xe.Hạ thủy từ ngày 21 tháng 3 năm 1953, chạy với vận tốc 18 dặm Anh một giờ. Thủy thủ đoàn tất cả lên đến 50, 60 người.
Khi xe đến cảng, dừng lại làm thủ tục , trả lệ phí xong thì giao chìa khóa xe cho nhân viên phụ trách mang xe xuống hầm tàu, Vì sau đó không được trở vào xe nên chúng tôi phải mở thùng xe lấy theo các thứ vật dụng cá nhân, thuốc men, và nhất là quần áo len dầy rất cần thiết cho chuyến đi .
Trên phà có tất cả hai tầng cho hành khách và các phòng sinh hoạt, giải trí. Phía trước mũi tàu là một khoảng trống thật rộng rãi, chứa mấy hàng ghế dài có thể ngã ra nằm tắm nắng hay dựng lên ngồi chuyện trò.Phía sau gồm có hai tầng, tầng trên là quán giải khát, và bán thức ăn nhẹ, một khoảng lộ thiên, phần còn lại được che lại bằng cửa kính. Tầng dưới là bar rưọu và nhà hàng , hai phòng nhỏ nằm bên cạnh, một bên chứa TV, hành khách có thể ngồi theo dõi tin tức hay các trận banh đang mùa, bên kia là phòng chiếu phim tài liệu lịch sử. Ghế ngồi giống như loại ghế trên phi cơ, có thể ngã ra một chút để nằm nghĩ lưng .Phòng khách chính của phà trang bị như một nhà hàng, bàn chử nhật có bốn ghế chung quanh dùng dể chơi lô tô, mỗi chuyến đều có trò chơi, hoạt náo viên trình diển, kể chuyện vui, chơi nhạc…
Trong lòng phà dọc theo hai hàng hành lang ghi số, một bên là số chẳn , bên kia số lẻ, có 48 phòng ngũ nhỏ, hành khách có thể muớn với một khoảng chi phí, trong phòng có bàn rửa mặt, hai giường ngũ loại nhỏ như giường lính, một cửa sổ nhìn ra ngoài sóng nước. Chính giữa gồm có 4 gian phòng lớn, gian đầu từ phía sau là bảo tàng viện bỏ túi, trên vách treo hình ảnh 100 năm lịch sử chở xe cộ bằng phà, 50 năm lịch sử chiếc S. S. Badger. Gian thứ nhì là một cửa hàng nhỏ bán quà lưu niệm, các thứ linh tinh, thuốc men, vật dụng. Gian thứ ba là một phòng chiếu phim tài liệu, gian cuối cùng là phòng chứa các trò chơi điện tử.
Hồ Michigan là hồ lớn thứ nhì trong Ngũ Đại Hồ,, rộng khỏang 22,178 dặm vuông, chiều dài nhất ước lượng 307 dặm, chiều ngang khoảng rộng nhất là 118 dặm, khoảng đường chiếc phà S.S. Badger chạy ngang là đoạn ngắn nhất, nối thành phố Manitowoc của tiểu bang Wisconsin và thành phố Ludington của tiểu bang Michigan., dài 60 dặm, mực nước sâu 30 đến 50 thước Anh.Với vận tốc 18 dặm một giờ của chiếc phà cộng với thời gian lên xuống, cuộc hành trình băng ngang hồ Michigan mất khoảng bốn tiếng đồng hồ.
Manitowoc do người thổ dân địa phương gọi,có nghĩa là " Thiên đàng, hay Ngôi nhà của Thượng đế"[ Mundeowk, Home of the Good Spirit ] với cửa sông, bến cảng thiên nhiên thật đẹp . Vào năm 1673 những người thợ săn bẫy lông chồn tìm ra vùng đất đầy hứa hẹn nầy, đến năm 1795 Northwest Fur company đến lập địa điểm buôn bán, thu hút các sắc dân Bohemien, Pháp , Đức, Aùi nhỉ lan, Na Uy và Ba lan đến định cư, khai phá. Nhưng mãi đến năm 1836 mới thành lập thành phố Manitowoc, ba năm sau, 1839 mới thật sự tổ chức chánh quyền để trở thành quận lỵ , và một năm sau đó tòa án hòan tất. Manitowoc lúc ban đầu chỉ buôn bán lông thú, nông trại, nhưng dần dần kỷ nghệ đóng tàu thành hình lớn mạnh và đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong thời gian chiến tranh,với nhu cầu cấp bách sản xuất tàu chiến, tàu ngầm, hàng không mẩu hạm, chuyển vận…cho đến bây giờ, vẩn còn nổi tiếng với kỷ thuật đóng du thuyền trên thế giới
Vì đến nơi đã cận giờ xuống phà nên chúng tôi chỉ dạo sơ một vòng thành phố, chưa có thời gian đi thăm hết các nơi.Nhìn chung thì thành phố có vẻ thịnh vượng, những cửa hàng chưng bày rất đẹp mắt, những con đường thuở xưa xây bằng gạch nung đỏ được trùng tu lại, nhưng vẩn giử nguyên, không mở rộng ra hay tráng nhựa lại .Khu phố cổ cũng được phục hồi, gìn giữ, nhìn thấy thành phố gần hai trăm năm được bảo tồn mà thương cho những di tích lịch sử của chúng ta, chỉ sợ sau nầy con cháu không còn tìm được nữa.
Giao chìa khóa xe cho nhân viên, chúng tôi tản bộ ra bờ, nhìn khung cảnh rộn rịp của bến phà, trên bãi ba hàng xe nối đuôi nhau, chiếc xe vận tải nặng chở đầy than đá đen chạy xuống đầu tiên, tôi đếm đủ số ba lần đổ xuống, sau đó là những nhân viên lái từng chiếc xe hành khách của tư nhân chạy theo, đủ loại xe, muôn màu vạn sắc, nhìn lại chunh quanh thì thấy rất nhiều người cũng tracï tuổi tôi, con gái tôi giải thích
- Ba à, mùa thu , học trò đã nhập học rồi, thời tiết mát nên quí vị cao niên thích đi chơi nhiều hơn , và nhất là không phải chờ đợi đông đảo như mùa hè, chuyến nầy gần cuối mùa rối đấy, tuần sau, thì phà sẽ nghĩ mùa đông để tu bổ, không còn chạy nữa,
Nhìn mấy ông bà cụ dắt nhau ríu rít, người thì mang máy ra chụp ảnh kỷ niệm, người thì ra sân nắng ngồi sưởi ấm, chỉ đầu tháng mười thôi mà đã lạnh se sắt, mùa đông chưa biết sẽ lạnh đến chừng nào . Giữa lúc chúng tôi còn đang quan sát khung cảnh chung quanh, tiếng còi tàu xé không gian vượt qua những tiếng động, ba hồi dài, tôi nhìn quanh, mọi ngường đang chuẩn bị hành trang, tiếng còi làm tôi nhớ lại những chuyện tiển đưa nhau năm tháng cũ, tàu súp lê một, rồi súp lê ba thì tách bến, kẻ khăn tay vẩy theo, người nước mắt đầm đìa.
Bước xuống phà, theo cầu thang lên tầng trên, nhìn qua phía bên kia, người đàn bà ngồi trên xe lăn, tôi chưa biết bà sẽ lên bằng cách nào thì trên lan can buông xuống một mảnh sắt, giống như sàn thang máy, mảnh sắt kê ngang và nâng cả chiếc xe cùng người đàn bà lên cầu thang thật nhẹ nhàng nhanh chóng. Đúng là như chuyện khoa học giả tưởng, bất cứ nơi công cộng nào cũng đều trang bị những tiện nghi cần thiết cho cả người tàn tật. Ứơc gì bên nhà có những tiện nghi nầy , nhất là trong bệnh viện như vậy giúp đở được biết bao bệnh nhân khi phải di chuyển thật khó khăn ..


Thủy thủ đoàn chuẩn bị cho phà rời bến, dây cáp cuộn lại, cầu nối rút về, tiếng máy tàu chuyển động trong hầm, mũi tàu xoay về phía cảng, ngọn hải đăng phía trái chạy thụt lùi, từng lượn sóng đuổi theo rồi mất dấu phía sau con tàu .Trên boong tàu, nắng mùa thu trong vắt, tôi đi dọc theo hành lang bên ngoài, không thể hình dung được mình đang đi trên con tàu hai dộng cơ, mỗi chiếc có 3500 mã lực, mũi rẻ nước như dao cắt thạch, thật êm ái. Hành khách hiếu kỳ cũng như tôi, họ dắt nhau đi vòng quanh chiếc tàu, quan sát qua khung cửa những hoạt động bên trong hầm tàu, nơi không được tự tiện ra vào. Thời tiết đúng là đãi ngộ chúng tôi, nắng ấm, gió nhẹ, mặc dù đã mặc áo lót cẩn thận, nhưng hơi lạnh cũng len lõi vào .
Tôi qua cầu thang lên tầng trên, ngồi ngắm cảnh hồ qua khung cửa kính, chung quanh cũng có nhiều người lục đục theo nhau vào, nhóm trẻ tuổi có lẽ thuộc trường hàng hải, họ mang sách vở ra ngồi nhom lại bàn tán, những người hành khách đi theo một phái đoàn du lịch trong chuyến xe bus đang ngồi uống cà phê, một số ra phía ngoài ngồi đốt thuốc, Thành phố Manitowoc với bến cảng nằm cạnh hãng biến chế bia Budweiser nổi tiếng nhỏ dần. Chiếc phà vĩ đại nằm kiêu hãnh bên bến bây giờ như chiếc lá trúc giữa dòng, nước xanh bát ngát, càng xa bờ mực nước càng sẫm màu, bầy chim hải âu theo sau đã bỏ cuộc, khói đen thả lên thành từng cụm như mây bay theo con tàu lang thang trời nước. Chỉ thiếu cái cảm giác và mùi muối biển nồng nàn trong không khí là có thể hình dung mình đang vượt đại dương xa tít.
Nắng chiều ngã xuống phía sau lái, tàu hướng mũi về phương đông. Một người hành khách tuổi trung niên, ngồi hút thuốc ngắm mặt trời chiều, nhìn khuôn mặt háo hức của tôi, anh đoán tôi đang thực hiện chuyến vượt hồ lần đầu tiên.
- Oâng từ thành phố nào đến đây "
- Tôi ở xa lắm, nửa vòng trái đất bên kia. Tôi mới sang Mỹ lần đầu, đi thăm con cháu, chúng đưa đi chơi, thăm viếng thắng cảnh các nơi cho biết xứ Mỹ bao la.
- Tôi có công việc làm ăn hai bên bờ hồ nên qua lại thường lắm, nhưng dù cóđi bao nhiêu lần vẩn chưa thấy nhàm chán. Mỗi mùa có cái đẹp riêng, mùa hè tôi thường đi chuyến nửa đêm, rạng sáng nhìn mặt trời mocï phía sau như đuổi theo con tàu, bảy màu mây thật rực rỡ, mùa thu tôi đi chuyến chiều, nhìn mặt trời lặn bên kia mặt hồ, mỗi chuyến đi lại có những cảm giác khác nhau, gặp gỡ những người mới quen, những cảnh vật biến đổi hàng ngày, ông thử nhìn lên bầu trời, như cụm mây trắng kia, lần sau chắc gì đã gặp lại nữa.
- Cũng như tôi gặp ông lần nầy, chia tay, biết có bao giờ gặp lại nhau không .
- Tôi cầu chúc ông một chuyến du ngoạn thật vui thích
- Cám ơn ông, tôi cũng chúc ông cuộc hành trình hoàn mỹ.

Trong phòng khách đã có nhiều người tụ nhau lại, trò chơi lô tô bắt đầu, tôi ngừng lại mua ly cà phê rồi trở lên tầng trên, nhiệt độ xuống thấp, gió nhẹ nhưng cũng đủ làm tê buốt. Phương tây mặt trời chiếu những tia ngũ sắc thật rực rỡ xuống mặt nước xanh như mực. Con tàu rẽ nước để lại vệt sóng lấp lánh muôn màu. Có một số hành khách mang máy ảnh ra ngồi canh , tôi không thể diển tả được màu sắc cũng như cảm nghỉ trùng trùng, tôi cảm thấy giữa thiên nhiên, con người như mình thật là bé nhỏ so với những diệu kỳ của tạo hóa.
Ba hồi còi dài báo hiệu tàu vào cảng. Hành khách trên tàu lục đục thu dọn vật dụng, một số đã nôn nóng xếp hàng ở cầu thang chờ xuống cảng. Mặt trời vừa xuống thấp, những tia nắng cuối cùng vương vấn trên mặt hồ bát ngát vừa bỏ lại sau lưng. Đèn điện sáng choang soi xuống từ phía trái, khu bến tàu với những chiếc du thuyền màu sơn hãy còn mới mẽ đang nằm yên ngũ, bên trên là khu chung cư thật sạch sẽ như mới vừa xây xong , đứng im lặng soi bóng nước kiêu sa. Cái hình ảnh gợi lại trong tôi lúc chung cư Thanh Đa bên bờ sông Sàigòn lúc mới hoàn thành, như viên ngọc vừa gọt xong, chiều chiều cởi Honda lang thang ra cầu Bình Triệu nhìn mặt tròi lặn, cảm giá thật xôn xao trong lòng, khó mà diển tả lại, hình ảnh nào cũng làm tôi nhớ quê hương mình, cái ao ước được xây dựng, tân trang gìn giữ, chờ đến bao giờ"
Đây là thành phố cảng Ludington, thuộc tiểu bang Michigan. Jacques Maquette là Vị linh mục người Pháp đầu tiên tìm ra vùng cù lao phía bắc của Michigan vào giữa thiên niên 1600. Đến 1847 James Ludington theo sau, mở mang, khai thác rừng cây gỗ, xây dựng kỷ nghệ sản xuất gỗ cực kỳ phát triển, và chính vì nhu cầu chuyên chở gỗ đi các nơi, thành phố Ludington phát triển, biến thành một cảng quan trọng trong vùng Ngũ Đại Hồ.
Để rút ngắn con đường di chuyển sản phẩm từ Ludington sang vùng bên kia hồ, năm 1897 Pere Maquettes Railroad xây đựng một hệ thống phà chuyên chở ngang qua hồ Michigan, hệ thống nầy vẩn còn hoạt động, và chiếc phà tôi vừa rời đi là chiếc hạ thủy cuối cùn vào đầu thập niên năm mươi.
Khởi đầu Ludington chỉ là một làng nhỏ nằm sát bờ hồ, vì nhu cầu phát triển, trung tâm thương mãi di chuyển vào nội địa, đến 1873 thì trở thành quận, nhưng cùng năm đó được nâng lên thành phố. Tháng 6 năm 1881 một trận hỏa hoạn thiêu rụi phần lớn khu phố chính, nhưng chỉ một năm sau thì được xây dựng lại hoàn tất.
1874 khi nhu cầu chuyên chở gỗ về các thành phố cảng Milwaukee và Chicago quá cấp bách, công ty Flint & Pere Maquette Railroad thiết kế mốt hệ thống tàu chuyên chở thật nặng có thể di chuyển trong vòng các cảng một cách nhanh chóng hơn, đó là tiền thân của hệ thống phà lớn nhất thế giới. Bước đầu chỉ dùng tàu gỗ, dài chừng 60 đến 80 thước Anh, chuyên chở gỗ và nông phẩm, mãi đến 1899 mới có chiếc phà làm toàn bằng sắt, dài cở 117 thước Anh, chở được 24 toa xe lửa và cả hành khách, chiếc phà lớn nhất thế giới và là chiếc cuối cùng trong hệ thống phà nầy là chiếc SS Badger hoạt động từ năm 1953.
Dấu hiệu của tiểu bang Michigan là ngọn hải đăng, tôi không biết gọi là hải đăng có đúng không, vì hình dáng thì cũng giống như ngọn đèn bão báo hiệu ngoài biển, khác chăng là nằm trong vùng hồ nước ngọt, không có mùi hăng của muối biển, không có những lượn sóng bạc đầu, tôi băng ngang qua hồ vào tháng mười, mùa thu, trời xanh biếc, mặt hồ êm ái, chỉ có sóng do tàu rẽ nước để lại phía sau, chung quanh tôi một màu xanh bát ngát không bờ bến.
Vẩn chưa hết ngạc nhiên, tôi nghĩ đêm ở một nhà trọ ngay trong khu phố xưa của Ludington, không ngờ ở Mỹ cũng có nhà trọ như quê nhà, khác nhau chăng là phần tiện nghi, nhà chỉ có bốn phòng ngũ, kiểu nhà xưa, sàn gỗ trang trí thật mỹ thuật, ấm cúng. Sáng ngày, quen dậy sớm, tôi thức dậy với mùi hương cà phê và mùi thơm của bánh mới nướng bốc lên từ sau nhà bếp, nơi đó đã sẳn sàn trên bàn ăn nhỏ một khay bánh ngọt, nước trái cây, thức ăn điểm tâm sẳn sàng, thật thịnh soạn.
Từ giã Ludington, con đường về băng qua những vùng đồi thấp cây lá muôn màu, từng khoảng đường đẹp như tranh vẽ, mỗi một loại cây lá đổi màu khác nhau, bây giờ thì tôi mới thật sự nhìn thấy màu đỏ của cây ngô đồng, màu vàng của cây phong. Trong bản đồ cũng ghi lại những vùng rừng được bảo vệ, những nơi đi xem lá cây đổi màu, chỉ tiếc tôi không phải là chuyên biên săn ảnh nên chỉ ngắm được bằng mắt, ghi được bằng tâm thôi.
Còn một thành phố dọc theo đường về, Holland , nơi sản xuất hoa Tulip màu tím than và màu đen rất nổi tiếng, chỉ tiếc là đang mùa thu, chỉ có thể mua được củ về trồng thôi, sang xuân thì hoa nở, con tôi cũng mang về 50 củ để đặt xuống vườn hoa sau nhà, hết mùa đông , tuyết sẽ tan, khoảng cuối tháng ba đầu tháng tư là mùa Tulip nở hoa…
- Thôi, ông bạn già ơi, cái xứ Ngũ Đại Hồ còn bao nhiêu là chuyện khác, hôm nào tôi rảnh rang sẽ kể tiếp cho mà nghe.
-
Vũ Thị Thiên Thư

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến