Hôm nay,  

Làm Hôn Thú Để Ở Lại Mỹ

24/10/200300:00:00(Xem: 221169)
Người viết: TIM NGUYEN
Bài số 370-908-vb7041003

Tác giả tên thật là Bùi Hoàng, 42 tuổi, cư trú tại Brussels, Belgium; công việc đang làm : công chức cho nước Bỉ.
Dù đang sống ở Âu Châu và gửi bài tham dự Viết Về Nước Mỹ bằng email, nhưng bài viết đầu tiên của ông là một truyện ngắn rất sống động về người Việt tại Mỹ. Tựa đề bài viết của ông ngắn gọn là “Ở Lại” được bỗ túc theo nội dung câu chuyện. Mong Tim Nguyễn sẽ tiếp tục viết thêm.
*

Lâu lắm rồi Nhân mới găp lai chị Duyên. Ngày chị Duyên ra đi Nhân nhớ lúc ấy anh mới hơn hai mươi tuổi đầu, chập chững những bước đầu đại học, mải mê đèn sách. Đời của Nhân có lẽ dính liền với đèn sách vì mải mê ấy Nhân đã có từ hồi còn nhỏ đến đ lên năm mười sáu đã phải đeo cặp kiếng cận dày cm. ''Thằng này chắc mai mốt lấy cuốn sách làm vợ lắm má à!'' chị Duyên thường đùa như vậy.
Lâu lắm rồi không gặp lại Nhân tưởng hai chị em sẽ có rất nhiều điều để nói với nhau nhưng thật ra chẳng ai muốn nhắc lại kỉ niệm ấu thơ; dĩ vãng gần càng không muốn nhắc vì đường hôn nhân của cả hai đều gãy gánh giữa đàng. Kỉ niệm chỉ là vùng đất trú cho những cánh chim non mới bước vào đời lần đầu tiên bị phong ba bão táp, khi những câu hỏi về cuộc đời chưa có lời giải đáp, khi những vết thương đầu đời còn làm đau đớn khôn nguôi.
Tuy không hỏi nhưng qua mẹ, Nhân biết được chuyện đổ vỡ của chị. Khi vừa sang đất mới, thấy mình thua xa những đồng hương đã qua lâu, hai anh chị vùi đầu vào công việc để kiếm tiền mà sao nhãng việc dìu dắt cháu Toàn, lúc đó đang ở tuổi thộiếu niên; đến khi nghe cảnh sát báo tin con mình chết vì xài ma tuý quá lượng hai người mới ngã ngửa như chợt tỉnh cơn mê làm giàu. Và đổ vỡ bắt đầu từ đó. Anh Tiến, người chồng cũ của chị, trong cơn giao động sau cái chết của đứa con trai duy nhất, đi tìm nguồn an ủi trong vòng tay cuả một giáo phái mà người sáng lập là một sư bà chuyên hô hào tận thế gần kề và thuyết pháp cứu nhân đ thế bằng những màn Karaoké và trình diễn thời trang ngoạn mục, đồng thời cũng rất hậu hỉ với những nghệ nhân sẵn lòng ghé qua ca tụng công đức cuả người.
Hình như tới một thời điểm nào đó ám ảnh của con người không còn là quá khứ mà là tương lai gần: tuổi già sắp đến.
Ở những năm non hai mươi, tương lai còn rất mù mờ, nhiều cánh cửa mở ra, ta phân vân không biết phải chọn con đường nào. Trên ba mươi tuổi, vô tình hay cố ý, may mắn hay xui xẻo, ta đã bước qua một ngưỡng cửa và dấn bước sâu trên một con đường, bước một cách máy móc hay chủ động, kiếm được tiền nhiều ít, bận rộn vợ con hoặc còn cô đơn, cuộc sống vô hình chung đơn điệu. Từ ngoài năm mươi, da kém tươi, mắt mất dần tinh anh, gân cốt bớt dẻo dai... những biến đổi của cơ thể báo hộiệu một tương lai không mấy sáng lạn là tuổi già, đoạn cuối cuả cuộc đời với cái chết là dấu chấm hết. Nỗi ám ảnh ấy làm con người hoặc tự huỷ hào hùng bằng cách ôm cứng lấy dĩ vãng vàng son như một người say nhảy xuống sông đòi bắt vầng trăng, hoặc bắt đầu thành tâm phấn đấu dọn chỗ nằm: người mua bảo hộiểm nhân sinh, kẻ tìm về tôn giáo, cúng dường, bố thí, ban ơn ... tựu chung mua bảo hộiểm cho đời sau. Nhân thấy chị Duyên cũng không thoát khỏi qui luật ấy.
Chị đã ngoài năm mươi, nhan sắc không còn mặn mà như xưa và thời gian dài sống ở nước người đã thay đổi chị rất nhiều. Chị có phần táo bạo hơn trong những tính toán cho mình cũng như cho người trong gia đình, điển hình là cho Nhân.
Sau khi đã bảo lãnh mẹ xong, biết tin Nhân đã ly dị với Ngọc, chị liền đề nghị bảo lãnh Nhân và cu Bi sang du lịch trong lúc tìm người làm hôn thú để hai cha con Nhân được ở lại. Chi phí cho thương vụ chị cho mượn, chừng nào Nhân đi làm sẽ trả lại chị sau.
''Thật ra cũng hơi phiêu nhưng muốn ở lại phải liều, chỉ cần kiếm được người chơi sòng phẳng và rõ ràng. Nói vậy chứ chị đã nhắm một cô Việt Nam làm chung hãng, cô này cũng ly dị, ở vậy đi làm nuôi mẹ già, đang cần tiền mua nhà nên sẵn lòng làm giấy tờ. Chị cũng nói rõ với cô ta rồi, sau ba năm sẽ làm giấy tờ ly dị, tiền bạc chị đã thương lượng hẳn hoi. Cũng may gặp người quen biết, nếu không còn phiêu hơn nhiều!''
*
Cu Bi còn nhỏ, qua đây như rớt vào một chội nhánh của Walt Disney, nào phộim hoạt họa, nào trò chơi điện tử, nào đồ chơi thường, lại có bà nội bên cạnh chăm sóc nên không chịu về.
Phải nói thời gian cu Bi ở với bà nội bên Việt Nam còn nhiều hơn thời gian ở với mẹ nên lúc Ngọc xách va-li ra đi, tới hôn Bi, nó chỉ hỏi ''Má có về thăm con không má"'' để nghe câu trả lời ''Thỉnh thoảng má sẽ về thăm Bi'' rồi thôi. Chẳng bù với hôm tiễn bà ra phội trường, khi biết chắc bà đi lâu lắm mới về, rằng từ rày trở đi sẽ không được ở bên bà nữa, cu Bi mới oà khóc thảm thiết làm bà cầm lòng không đậu cũng khóc bù lu bù loa.
Nhân thấy không có gì níu kéo anh trở về. Ở lại anh tìm lại được một gia đình dù không trọn vẹn nhưng cũng đủ làm nền tảng cho con anh lớn lên trong những tình cảm thân thương, có bà, có bác gái, có cha. Nhân đã bắt đầu quen với những điều không trọn vẹn từ ngày Ngọc bỏ cha con anh để lao vào một trò chơi mới đầy hào nhoáng và xa hoa.
Một đôi khi nhìn lại Nhân không biết nên buồn hay vui. Tình cảm anh dành cho Ngọc mang nhiều nghộiã hơn tình. Nhân lấy Ngọc là do sự sắp xếp của má anh vì thấy người con trai độc nhất ra trường đi dạy rồi mà tối ngày cứ làm bạn vớ cuốn sách nên nhờ người mai mối Ngọc cho Nhân . Sau này khi Ngọc bỏ đi rồi, mỗi lần nhắc lại bà thường chặc lưỡi ''Có ai ngờ nó lại thay đổi đến vậy, hồi xưa cô ấy ngoan hộiền thùy mỵ biết bao, lại nết na đạo đức'' rồi thở dài ''đồng tiền đánh chết cái nết'' như tự an uỉ đã tìm ra nguyên nhân cuả sự thay đổi ấy.
Buồn chia ly. Có cuộc chia ly nào không mang ý nghĩa bi thảm" Buồn cho cu Bi mất đi sự chăm lo của bàn tay ngườI mẹ. Hoang mang phải có của một thay đổI đột ngột làm xáo trộn những thói quen thường ngày: mâm cơm bày sẵn, chộiếc áo ủi xong cùng những lờI dặn dò anh đừng quên nạp phiếu mua cái này cái kia ở phòng lương thực trường ...
Nhưng sau thờI gian buồn chán hoang mang đó, Nhân ngồi nghĩ lại và thấy vui cho Ngọc đã tìm được những điều mong muốn: tiện nghội vật chất và thảnh thơi không lo toan cuộc sống ngày, Nhân hy vọng như vậy. Thời gian chung sống vớI anh là những chuỗI ngày lo toan cơ cực. Lương tháng hai người gộp lại chỉ vừa đủ ăn chứ đừng nói đến ăn ngon. Mỹ từ ấy chỉ có được mỗI lần có quà cuả chị Duyên gửI về. Sống không mang đúng ý nghộiã của nó mà chỉ là một sự sống còn, sống lây lất như những ngườI mua vé hạng chót, nằm chất chồng lên nhau như cá mòi trong khoang tàu cũ kĩ tanh hôi, không thể ngọ nguậy, không thể mơ xa.
Nhân lại không phải là loại ngườI năng nổ. Anh đồng ý vớI những gì mình có, không vớI ý nghĩa của một cam chịu vì đó là mệnh số mà là một bất chấp vì biết mình đã có một thế giớí riêng. Nhân không biết mánh khoé, không biết bợ đỡ kiếm điểm hoặc đút lót lấy lòng. Vi thế dù vài lần Nhân được tổ kỹ thuật đề cử đi bồi dưỡng nghộiệp vụ ở nước ngoài nhưng cuối cùng ban giám hộiệu cũng cho những người quen không dính líu gì về chuyên môn đi thay.
Nhiều khi Nhân tự nhủ cũng phải làm như mọi người để cuộc sống của vợ con khấm khá hơn nhưng có cái gì đó trì anh lại. Vì thộiếu can đảm. Can đảm không phải là một đức tính, mà là một thói quen, mà Nhân thật không quen can đảm. Tính của Nhân có thể tóm gọn ở một chữ ''gàn'' . Tĩnh từ chung thông dụng mà ngườI đờI thường gán cho những ai không có cùng suy nghĩ và không hành động giống như họ. Nhân ở trong tập hợp cuả những ngườI ngoài luồng đó.
Riêng Ngọc sau này nghe lời khuyên của bạn bè, bỏ chân cô giáo tiểu học đi làm tiếp viên trong một nhà hàng lớn, có tiền dư giả, sắm xe riêng và ngày càng xa gia đình.
Cho đến một hôm sau buổi dạy, anh ghé nhà một đồng nghộiệp để chỉnh dùm chộiếc máy vi tính; từ nhà người bạn ra, Nhân tình cờ thấy Ngọc ngồi sau xe cuả một người đàn ông dáng dấp hào hoa với những cử chỉ vượt quá giới hạn của tình bạn, Nhân đề nghị ly dị và Ngọc chấp nhận ngay. Hai người thoả thuận để cu Bi ở với Nhân và bà nội.
Cuộc chìa ly êm thắm, không chén bể diã bay, không bàn xô ghế đổ.
*
Đám cưới thật tưng bừng. Chàng rể là một thương gia thành công theo lời chị Duyên, còn cô dâu là một cô gái Trung Hoa trẻ. Đám cưới cơ hội như Huyền Trân Công Chúa ngày xưa bị gả cho vua Chiêm. Chỉ khác là ở đây có sự ưng thuận của cả đôi bên. Cơ sở của hai bên sẽ gộp lại để bành trướng trên thương trường. Gia đình chàng rể hình như trước đây ở chung xóm với gia đình Nhân mà anh không nhớ vì những ngày còn trẻ ngoài cuốn sách anh ít la cà trong xóm. Cũng đủ để cả gia đình được mời vì ở đây quan trọng là số khách tham dự, càng đông càng rôm rả và nhiều hội vọng thu hoạch tốt. Nhiều ông bà còn ham chơi nhưng quá tuổi đi hộp đêm, chuyên căn me đám cưới mà tới; nếu quen càng tốt, không rồi sẽ quen, chủ yếu là trả tiền chỗ bằng phong thư, đôi bên đều có lợi.
Gia đình Nhân gồm mẹ, chị Duyên, Nhân và cu Bi chọn một bàn khá xa sân khấu. Tai bà cụ không chịu nổi sức đập của dàn âm thanh hơn ngàn watts đặt hai bên sân khấu.
Chị Duyên rời bàn ra ngoài, sau đó trở lại với một cô gái trong bộ tailleur xanh da trời thật nhạt. Khuôn mặt nàng dễ coi nhưng cặp mắt khá lạnh lùng cuả một người lúc nào cũng ở thế thủ. Cô gái gật đầu chào mẹ Nhân.
Chị Duyên mở lời:
- Giới thộiệu với Mai đây là Nhân người em trai mà mình định nhờ Mai làm giấy tờ để được ở lại, còn đây là cu Bi, con trai cuả Nhân.
Rồi quay về hướng Nhân, chị Duyên tiếp:
- Còn đây là Mai làm chung sở với chị, cô Mai đây sẽ gíúp làm giấy tờ cho Nhân ở lại.
Nhân gật đầu lúng túng đưa tay sửa gọng kiếng, không biết có nên đưa tay bắt hay không:
- Chào cô Mai.
Trong khi đó Mai cười nhẹ:
- Giúp gì chị Duyên, thương vụ mà, có lợi Mai mới làm chứ!
Chị Duyên vỗ nhẹ vai Mai:
- Đúng là có lợi cho cả đôi bên, nhưng cũng phải dám làm, Mai giúp tụi này ở chỗ đó.
Mai đáp:
- Làm thương mại phaỉ liều mớI có ăn chứ chị Duyên!
Chị Duyên mời mọc:
- Hay là Mai ngồi đây vớI gia đình Duyên đi, nếu không bận đi với ai... Bàn này là bàn số lẻ, hộiểu theo nghộiã đen cũng như nghộiã bóng! Ngồi nói chuyện một chút với Nhân xem anh ta có phải là người đáng tin cậy hay không. Duyên đã nói vớI Mai rồi đó, ông Nhân này không thương ai ngoài cuốn sách đâu, mất vợ cũng vì thế!
Mai kéo ghế ngồi cạnh Nhân. Mái tóc nàng cắt kiểu garcon (con trai) trông cứng cỏi nhưng lại rất hợp với bộ jupe-veste đang mặc. Ánh sáng chùm đèn treo trên bàn làm rõ thêm những nếp nhăn quanh miệng. Nàng có bộ mặt của một người quá nhiều thất vọng và đã quen sống với những điều mình có.
Mai bắt chuyện:
- Anh Nhân thấy cuộc sống bên này thế nào"
- Qua đây tôi mới biết kiếm được đồng tiền không phaỉ dễ. Ở bên nhà mỗi lần nhận được vài trăm đô quà của người bên ngoài gởi về, ai cũng nghĩ chắc ngườI thân của mình kiếm tiền dễ lắm chứ đâu biết họ đã dành dụm hoặc hy sinh những khoản chội tiêu riêng để có mà gởI về. Thêm một điều nữa là tôi có cảm tưởng ở bên đây ai cũng hối hả cho việc làm, dường như đó là trọng tâm của cuộc sống hằng ngày. Ở bên kia, ngườI ta chỉ vi vã cho những cuộc chơi, dù đi làm đôi khi cứ nghĩ họ đang đi chơi!
- Cũng dễ hiểu anh Nhân à, xã hội bên này là xã hội tiêu dùng, muốn xài phải có tiền, mà muốn có tiền, nếu không làm chuyện bất lương thì phaỉ đi làm. Có việc làm, có tiền mua nhà mua xe và ngườI ta thấy mình hiện hữu trong xã hội. Mất việc mất cuả không ai biết mình là gì.
Hai ngườI im lặng. Tiếng nhạc từ cặp loa kê hai bên sân khấu vang lên một bài tình ca quen thuộc mà Nhân đã được nghe từ thời còn trẻ. Để có chuyện, anh quay sang hỏi Mai:
- Hình như bài ca này của ông nhạc sĩ X. thì phải" Lâu lắm rồi tôi mới được nghe lại.
Mai gật đầu:
- Đúng vậy anh. Ông này mới mất cách đây không lâu. Mấy ông nhạc sĩ cùng thời cứ kéo nhau đi hết.
- Uả, vậy sao!
- Anh có vẻ ngạc nhiên.
- Tin ông chết làm tôi ngạc nhiên không ít. Mấy năm liền không thấy ông lên vidéo tự vỗ ngực cưỡi cổ nền âm nhạc Việt, tôi tưởng ông đã chết lâu rồi.
Lần đầu tiên Nhân thấy đôi mắt Mai sáng lên một cách tinh nghịch:
- Anh có vẻ cay cú cuộc đời quá nhỉ"
- Tôi rất thật. Tôi chỉ là một ngưởi ngoài cuộc . Văn nghệ vớI tôi không có duyên nên không có cái đam mê đến đ ộthích người này ghét người kia. Từ tài năng tớI thành danh phaỉ đi qua may mắn và cơ hội. Tôi nghĩ tới ông Y. bạn ông ta, nếu cũng cơ hội như vậy không biết đã sáng danh tới mức nào. Những kẻ nổi tiếng nghĩ rằng họ được người khác ngưỡng mộ nhưng họ biết đâu đó chỉ là sự pha trộn giữa ghen tương và tò mò đầy ác ý.
Vưà lúc ấy, cu Bi chỉ tay lên sân khấu la lớn:
- Nhân ơi! Cô dâu bị ai đánh vậy"
Hai người hướng về sân khấu, cô dâu và chú rể đã xuất hiện. Mai bụm miệng dấu tiếng cười. Nhân không biết trả lời cu Bi làm sao. Cách phục sức của cô dâu, robe voan cắt không đều theo trường phái Bất Cân Xứng với thật nhiều tua mà không cái nào giống cái nào, cộng vớI quầng mắt tô xanh thẫm, nhìn từ xa không khác nhân vật nữ trong cuốn phim phóng tác từ truyện Những Người Cùng Khổ của văn hào Victor Hugo mà Nhân coi trên ti-vi mấy hôm trước.
Nhân lắc đầu nhìn cu Bi. Ông thần này muốn phang lúc nào là phang không nể một ai, lại toàn những vấn đề nhạy cảm. Trước khi rờI nhà, cu Bi cũng đã làm một mẻ vớI bộ tóc cuả bà. Khi bà vưà mới chuẩn bị xong sửa soạn đi ra, cu Bi hỏi liền bà ơi sao tóc bà hết trắng rồi vậy. Bà nhuộm tóc đó mà. Sao bà nhuộm tóc vậy bà. Để cho trẻ trung chút xíu con, mình đi dự đám cướI mà con. Taị sao bà lại muốn trẻ vậy bà ... cứ tra khảo đến khi bà gắt biểu im mới thôi, dù trong lòng còn ấm ức.
Mai cườI với cu Bi:
- Đó là mốt đó cu Bi. Mà sao cu Bi kêu ba bằng tên vậy"
- Bi nghe bác Duyên nói bên này ngườI trong nhà gọi tên nhau cho thân mật.
Mai bật cườI thành tiếng:
- Bộ cu Bi thân với ba lắm hả"
- Cu Bi thân với bà nhất, sau đó mớI tới ba, thằng bé kể lể.
Nhân nhìn cu Bi, muốn chạy trốn ngây thơ trong cặp mắt sáng của thằng bé mà không được. Ở đây chưa lâu mà cu cậu đã thay đổi nhiều. Mạnh dạn phát biểu, hồn nhiên phá phách thể như đã biết thế giớI này từ lâu lắm.
Tiệc cướI tiếp tục trong ồn ào xô bồ và sắc màu như biết bao tiệc cướI khác, chừng như âm thanh náo nhộiệt và màu sắc tươi thắm có hộiệu lực đẩy xa buồn phộiền và làm con ngườI tươi vui hơn, lạc quan hơn, dù chỉ trong chốc lát.
Trời nóng, phòng đầy mùi nước hoa và mồ hôi người. Nhân nhờ mẹ coi giúp cu Bi để ra ngoài hứng gió. Bên hông phòng hội là một khoảnh vườn có những lối đi nhỏ trồng hoa hồng đủ màu,hoa cúc vàng và một vài loài hoa khác mà Nhân không biết. Nhân tìm một băng ghế ngồi nhìn ra đường. Ở đây anh có thể nghe thấy tiếng nhạc cuả chiếc xe bán kem lưu động, những khúc nhạc đầu của bản La vie en rose. Trong vòng tay nhân tình, đời tươi màu hồng thắm; nhưng hoa chóng tàn như khoảnh khắc một bài hát, chỉ còn lại gai đâm và cuộc đời sẽ ngả màu quan tái...


Nhân chống tay ngang hông hít một hơi dài thật khoan khoái, thấy lòng thanh thản. Tương lai dù có ra sao anh cũng sẽ cố sức phấn đãu để cho cu Bi có một tương lai tốt đẹp hơn và cũng phần nào đền bù lại quá khứ đã quá thờ ơ trong việc lo lắng vật chất cho con. Nhân thấy mình có lỗi với cu Bi thật nhiều. Đứa trẻ con sót lại làm Nhân gạt bỏ tự ái và bi quan để nhìn thế giới với một con mắt mới. Cu Bi đã dạy Nhân thấy rằng cuộc đời còn ý nghiã, còn những điều đáng ao ước. Con người có cả khối lý do để ghét, để giận, để phẫn nộ, để đập phá, để bỏ đi nhưng thật ít lý do để ở lại, để sống cùng.
Cảm thấy có người tới sau lưng, Nhân quay lại. Mai vưà đi tới vừa nói:
- Mai có việc phải về sớm. Thôi chào anh Nhân.
Mai định dợm bước nhưng nghĩ sao lại dừng lại. Nàng ngập ngừng:
- Hôm nào rảnh anh nhớ mang cháu tới chơi. Má của Mai thích con nít lắm! Rất tiếc là Mai không thể cho bà một đưá cháu để ẵm cho vui. Mai không thể có con nưã sau lần mổ khi sanh đứa con đầu lòng. Cháu chết khi vừa mới lọt lòng mẹ... thôi, Mai về.
Nhân cất tiếng chào lại. Nhìn bóng Mai khuất sau khung cửa sắt và hoà vào những bóng người lố nhố ngoài đường, anh nghĩ tới câu nói của chị Duyên tả bàn mình là của những người số lẻ và thấy lòng dâng lên một nỗi buồn khó tả ... Chẳng lẽ cuộc đời toàn những dở dang và tan vỡ" Cuộc đời như một trò đu bay mà cuộc sống vật chất làm ta mau đuối sức, dễ tut tay lộn nhào...
Chị Duyên như một nhà đạo diễn lành nghề giải thích:
''Như vậy là cô Mai chịu giúp rồi đó, mình có thể tính tới. Quan trọng là trong nghi thức ký giá thú ở nhà hành chánh quận phải làm sao cho tự nhiên để họ khỏi nghi ngờ. Ở đây những năm sau này, số người ngoại quốc từ những nước thứ ba sang rồi làm hôn thú với người có quốc tịch để được ở lại tăng vọt nên chính quyền bắt đầu kiểm soát chặt chẽ; thậm chí họ còn ra luật cho phép viên chức h tịch có quyền từ chối cử hành nghội thức ký hôn thú nếu thấy có điều khả nghội. Họ mà nghi ngờ rồi thì phiền toái lắm, cảnh sát điều tra theo dõi xem hai người có ở với nhau thật sự không. Có nhiều điểm phải sửa soạn cho kỹ. Trước hết là khách của hai gia đình, chị sẽ nhờ một số bạn bè tới dự cho đông đảo. Kế đến là cái vụ hôn. Để chị giải thích: ở đây sau màn đeo nhẫn và tuyên bố hai người làm vợ chồng chính thức trước pháp luật, ông chủ sự sẽ mời cô dâu chú rể hôn nhau. Thói thường ở bên này, ông chủ sự chưa dứt lời, chúng nó đã rịt lấy nhau hôn lấy hôn để; còn đám mình, tuy là giả nhưng em cũng phải hôn nhẹ má Mai một cái cho tự nhiên. Đóng kịch một chút cho được việc mình. Sau đó chị sẽ mang vài bộ quần aó cuả em qua để trong tủ áo quần cuả Mai rồi thỉnh thoảng em tới nhà cô ấy chơi. Phố Mai ở đông đúc, người ra kẻ vào chẳng ai để ý ai. Khi nào em có giấy cư trú chính thức là coi như xong. Trong lúc chờ đợi nên bắt đầu kiếm việc gì đó để dành tiền mà trả nợ. Làm để trả nợ là một khởi đầu tốt ở bên này đó! ''
Nhân đi làm. Cùng chỗ với chị Duyên và Mai. Lau chùi văn phòng sau giờ làm việc. Người giữ chỗ này bị tai nạn phaỉ nghỉ làm một thời gian dài, chị Duyên hỏi Nhân có chộiụ làm thế trong vòng vài tháng không, Nhân gật đầu không do dự. Trước đây khái niệm của anh về tiền bạc khá mù mờ vì không thật sự lo lắng kinh tế gia đình. Nhân để nỗi lo ấy cho ngườI khác: mẹ khi còn thanh niên và sau khi ly dị, vợ khi anh và Ngọc còn ở vớI nhau; công việc và bổn phận của anh là đi làm, lương cuối tháng đem về cho mẹ hay vợ; thộiếu bao nhộiêu Nhân không màng vì lúc nào cũng tin tưởng vào tài xoay sở cuả những ngườI ấy. Được cái anh cũng dễ sống có sao ăn vậy có gì mặc nấy, không thắc mắc chẳng so đo. Khi Ngọc bỏ đi anh mớI thấy hụt hẫng, cái hụt hẫng của một ngườI trèo thang bị mất một bậc ngang. Cơ hội đó làm Nhân thật sự nhìn vào cuộc sống kinh tế gia đình, hiểu được nỗi lo của mẹ và anh mớI nhận thức được động cơ làm con người đi tới như ngườI đứng bên này hầm xe lửa thấy đầu toa xe lửa từ từ hiện rõ trong sương sớm. Tiền. Tiền ăn, uống, mặc; tiền đóng học, mua sách vở đồ chơi cho cu Bi; tiền điện nước, thuê nhà ... và thấy mình có lỗI phần nào trong việc ra đi của Ngọc.
Qua đây khái niệm ấy càng rõ nét hơn. Đoàn tàu lửa hiện rõ nguyên hình và rú lên hồi còi hối thúc. Nhân chỉ có một mình để nhảy lên toa xe lửa vật chất ấy. Anh phải nhảy, vì anh, vì cu Bi.
Nhân làm dưới sự điều hành cuả Mai. Ngày đầu tiên tới nhận việc, Mai hỏi anh không thấy ngại phải làm một công việc tay chân. Nhân trả lời nếu còn ở VN có lẽ tôi từ chối mặc dù không chắc chắn lắm; nhưng ở đây phaỉ thực tế, quan trọng là sống còn và cho cu Bi có đủ điều kiện sống như những đưá trẻ khác. Phải bắt đầu ở đâu đó. Tôi rút được khá nhiều bài học sau lần đổ vỡ cuả mình. Tôi nghe nói cô Mai trước đây cũng bắt đầu như vậy mà. Bây giờ cô làm manager, vậy tôi cũng còn hội vọng lắm chứ! Mai chỉ cườI và hướng dẫn Nhân những việc phải làm. Công việc không khó. Trong tuần sau giờ công sở Nhân tới thu rác tất cả các văn phòng và bỏ vào kho chứa; sau đó lau chùi cầu thang, lối đi và nhà vệ sinh. Thứ bảy ghé nhà Mai lấy chìà khoá mở cửa sở làm và hút bụi từ sáng tớI chộiều; chủ nhật được nghỉ. Mấy ngày đầu sợ làm không kịp Nhân chạy đôn đáo rạc cẳng nhưng khi làm quen rồi anh tự tổ chức việc nào trước việc nào sau nên không phải chạy nữa mà công việc vẫn chạy đều. Sau đó là thói quen, anh làm như một cái máy mà không suy nghĩ gì, lại còn có dịp xem xét cách tổ chức chung của công ty và nhận thấy hệ thống an toàn phòng máy vi tính cần được nâng cao. Những người chủ bỏ không biết bao nhiêu tiền thiết kế những vi chương bảo vệ nội mạng như Bức Tường Lửa và hệ thống chống đột nhập mạng từ bên ngoài nhưng lại lơ là phần an toàn bên trong: với một chìà khoá chính, Nhân có thể vào phòng máy và làm tất cả nhữg gì anh muốn!
*
Nhân tớI nhà Mai lấy chià khoá mở cửa chỗ làm. Hôm nay thứ bảy. Chuyến xe điện tới nhà Mai vắng tanh. Trên xe ngoài bác tài, chỉ có Nhân và một đôi tình nhân trẻ dựa trên vai nhau ngủ vùi thật hồn nhiên, cái hồn nhiên cuả những kẻ sinh ra ở một đất nước dư thưà vật chất và quá đủ tự do. Không gian thinh lặng đôi khi bị quấy rầy bởi tiếng rù rì phát ra từ máy điện đàm đặt bên cạnh tài xế mà Nhân nghe tiếng được tiếng không.
Trời đã sang thu. Hàng cây trên đường đầy lá vàng. Sương mù giăng nhẹ trong không gian phủ lấy những mái nhà ngói đỏ lúc ẩn lúc hiện làm Nhân nhớ đến những cuốn phộim ngoại quốc mà anh đã xem thuả thộiếu thờI cùng với niềm khao khát được đi du học như một vài ngườI bạn mà Nhân quen biết.
Bây giờ Nhân ngồi đây, trên chuyến xe điện này, ngắm cảnh muà thu trong một tình huống hoàn toàn trái ngược. Nhân bật cườI một mình.
Nhân nhấn chuông. Tiếng chuông ngân dài trong hành lang khu chung cư vắng lặng. Sáng thứ bảy vẫn còn ngủ vùi sau một tuần làm việc mệt nhọc, tất bật vớI những lo toan của cuộc sống hằng ngày.
NgườI ra mở cửa cho Nhân là mẹ của Mai. Bà lộ vẻ mừng rỡ khi thấy Nhân vì có người nói chuyện:
- Chào cậu Nhân, vào ngồi chờ một chút. Mai nó bị bịnh mấy hôm rày không đi làm được.
- Cháu có nghe chị Duyên nói. Cô Mai đỡ chưa bác"
- Mấy hôm rồi bác cạo gió, cho ăn cháo nên hôm nay đã đỡ; giờ lại thêm cái máy vi tính nó trục trặc sao đó, đang lo.
Ròi bà thở dài:
- Cái xứ gì đụng đâu cũng thấy máy!
Tới nhà Mai mấy lần, Nhân trở thành người bạn tâm sự cuả bà cụ quá cô đơn thiếu người trò truyện. Nhân thấy mình số lẻ, mà bà cụ còn lẻ loi hơn, đi qua đi lại trong căn hộ, lặng lẽ như một cái bóng. Niềm vui duy nhất là cuối tuần đi Chuà hàn huyên cùng những cụ bà đồng cảnh. ''Nhưng riết rồi cũng chán vì đi đâu cũng nghe than: nào con cháu không chộiụ nghe lời như ở VN, nào cô đơn không ai chăm sóc, nào nhớ quê hương, nào mình mẩy đau nhức ... Bà Tám đô-la mới qua than thằng con rể mắt xanh mũi lỏ sáng nào cũng bắt uống một ly sữa, một ly nước cam và hai lát bánh mì trét mứt trái cây, ngán và tức muốn ói mà không dám cãi lại... Đã buồn nghe mấy bả than càng thêm rầu thúi ruột.''
Qua bà cụ, Nhân biết thêm về cuộc hôn nhân trước đây của Mai. Sau khi đưá con đầu lòng mất đi và biết Mai không thể có con được nữa, người chồng cũ rất buồn, thường đi sớm về trễ và ít ở nhà cuối tuần. Dần dà ông quen vớI một ngườI đàn bà khác, có con vớI bà ta và ly dị vớI Mai. Nhưng trước đó cũng không quên chuyển hết số tiền hai người dành dụm qua trương mục riêng, số tiền hai người dự tính sẽ mua căn nhà nhỏ sau khi có con. ''Đó là lý do tại sao nó muốn có tiền mua nhà vì ở chung cư này đã chật chội lại bất an, mấy chú nghiện xì-ke ma túy cứ chờ ngườI ta đi làm là cạy cửa lẻn vào khiêng đồ, thậm chí còn đánh đập cắt tai xẻo mũi ngườI ta để đòi tiền nưã chứ!''
Bà ngừng lại vì Mai xuất hiện nơi ngưỡng cửa, nét mặt còn xanh xao.
Nhân ân cần:
- Cô Mai đỡ chưa" Tôi tới lấy chìà khoá cửa của hãng để hút bụi.
- Mấy hôm nay nghỉ ở nhà bây giờ thấy khoẻ nhiều. Nhưng Mai lại đang lo chuyện khác.
- Chuyện gì vậy cô Mai"
- Thứ hai này Mai phaỉ nộp bản tường trình cho ông chủ mà tới nay cũng chưa xong, cái máy computer cứ chạy một hồi là đứng lại, phaỉ tắt đi mở lại, mất hết những gì đang đánh.
- Đâu để tôi coi thử. Tôi cũng sửa máy thường xuyên cho chị Duyên, không chừng có thể giúp được cô.
Nhân vào phòng ngủ của Mai. Căn phòng sắp xếp ngăn nắp. Trên bàn ngủ là một khung hình nhỏ của người nữ sinh tóc dài thật trẻ. Nhân ngồi xuống chộiếc ghế còn ấm hơi người. Anh bật máy lên và xem xét. Mai đứng sau lưng. Nhân có thể nghe tiếng thở của Mai sau gáy. Nhân đề nghị tháo vài phần mềm mà anh nghĩ không được cài đúng cách làm ảnh hưởng đến cái máy. Nhân quay lại hỏi Mai có chịu cho anh thử không. Mai nói không biết gì về máy, anh cứ làm xem sao. Nhân làm và cái máy có vẻ không đứng lại nữa. Mai lộ vẻ mừng rỡ, nàng đặt nhẹ tay lên vai Nhân và nói:
- May quá! Nhờ có anh giúp chứ không Mai chẳng biết tính sao. Thôi để Mai trả tiền công sửa máy cho anh.
Nhân cười:
- Có gì đâu cô Mai. Giúp qua giúp lại mà. Với lại cô trả vậy là hơi sớm, phải chờ coi cái máy có còn ngưng chạy hay không. Nhiều khi tôi vưà ra khỏi cửa là nó hư lại rồi.
Nhân đứng lên. Thân thể Mai thật gần. Chiếc giường trống trải chờ đợi và Mai tay cầm chìà khoá cũng đứng lặng yên chờ đợi, bộ ngực phập phồng theo hơi thở ấm áp. Cơ thể đàn ông của Nhân nhen nhúm một ước ao...
Nhân thở hắt ra, đưa tay sửa gọng kiếng, phá tan bầu yên lặng bằng câu ''Thôi để tôi đi làm cho kịp giờ '' rồi cầm chìà khóa Mai đưa, chào hai ngườI đàn bà rồi bước ra.
*
Ngày quan trọng cuả đời Nhân. Theo quí anh cán bộ Cộng Sản mà bây giờ cụm từ ''Cộng Sản'' chỉ là cái xác không hồn thì đây là một "bước ngoặt" lịch sử đưa Nhân vào một con đường khác.
Tất cả hẹn nhau trước toà hành chánh nơi cử hành nghi thức ký hôn thú. Ngoài gia đình Nhân đông đủ số lẻ, chị Duyên còn kéo thêm được năm người bạn tới dự cho xôm tụ. Cu Bi hôm nay xúng xính trong bộ đồ mới: áo sơ-mi trắng, cổ thắt nơ bươm bướm đỏ thắm; ngoài mặc thêm chộiếc áo veste đuôi quạ mà các nhạc sư thường mặc khi trình tấu giao hưởng. Cu cậu chạy lăng xăng và bắt đầu chất vấn bà nội:
- Hôm nay ba Nhân lấy cô Mai hả bà"
- Phaỉ đó con.
- Vậy cô Mai sẽ thành má ghẻ cuả con có đúng không"
- Đúng. Nhưng mà má được rồi, cổ đâu có ghẻ lở gì đâu mà kêu má ghẻ!
- Vậy con kêu cô Mai bằng má nghen"
- Con ra hỏi cô Mai đi, cổ tới rồi kià!
Mai từ bãi đậu xe đi lại. Vẫn bộ tailleur xanh nhạt cuả lần tiệc cưới người bạn hôm nào nhưng trang điểm tươi thắm hơn. Còn Nhân là bộ veste đen mua ở tiệm bán quần áo may sẵn với chị Duyên. ''Nhớ giữ lại cái phiếu tính tiền để mai mang trả lấy tiền lại, coi như mượn mặc đỡ hai ba giờ!'', Nhân cười thầm nghĩ lại lời dặn dò cuả chị Duyên.
Chị Duyên đưa cho Mai bó hoa ''cầm cho đúng điệu cô dâu'' chị Duyên cười. ''Nếu vậy phải để anh Nhân đưa cho đúng điệu cô dâu chú rể!'', Mai cười đáp lại. Chị Duyên đưa bó hoa cho Nhân ''làm phận sự đi chú rể''. Nhân đưa tay sửa gọng kiếng, cầm bó hoa đưa cho Mai. Anh khuỳnh cánh tay cho Mai vịn, mọi người theo nhau vào phòng lễ tân. Chị Duyên còn không quên nhắc nhỏ ''Nhớ cái vụ hôn nhe, làm sao cho càng tự nhiên càng tốt!''
Đại sảnh thật tráng lệ. Nhân có cảm tưởng đang bước vào phòng đại lễ cuả một lâu đài cổ và thế giới của những vua chúa Tây Phương. Trên trần là hình những thiên thần nhỏ khăn quấn ngang thân đang bay lượn giữa những đám mây ngũ sắc gợi lại những bức tranh của Michael Ange. Giữa trần treo một chùm đèn thật lớn kết hợp bằng những thỏi pha-lê nhiều cạnh phản ánh đèn vàng ấm áp lên những bức tranh sơn dầu gắn chung quanh tường. Giữa sàn là lối đi trải thảm nhung đỏ hướng về bục gỗ nơi có chộiếc bàn gõ nâu vây quanh bởi những chộiếc ghế nhung cùng màu dành cho cô dâu chú rể và nhân chứng. Hai bên lối đi sắp sẵn nhiều hàng ghế dành cho quan khách. Sau lưng chiếc bàn gõ nâu là quốc kỳ và đại kỳ của thành phố. Nếu là một đám cưới bình thường thì long trọng biết bao. Rất tiếc... nhưng... tôi phải sống, Nhân nghĩ thầm.
Viên chức hộ tịch bước vào và bắt đầu nghội thức ký hôn thú. Ông nêu danh Nhân và Mai cùng hai người nhân chứng, chị Duyên làm chứng bên Mai; còn bên cạnh Nhân là anh bạn thương gia mà hôm trước làm đám cưới với cô vợ Trung Hoa son trẻ. Nhân bỗng thấy hồi hộp, không phaỉ vì đang lợi dụng pháp luật, đìều đó anh bất chấp. Đây là cái hồi hộp cuả một kẻ đứng trước một cuộc phiêu lưu mới, không biết may rủi ra sao. Nhân liếc qua Mai, thấy nét mặt thản nhiên của nàng mà thầm phục trong lòng.
Viên chức hộ tịch bước vào và bắt đầu nghội thức ký hôn thú. Ông nêu danh Nhân và Mai cùng hai người nhân chứng, chị Duyên làm chứng bên Mai; còn bên cạnh Nhân là anh bạn thương gia mà hôm trước làm đám cưới với cô vợ Trung Hoa son trẻ. Nhân bỗng thấy hồi hộp, không phaỉ vì đang lợi dụng pháp luật, đìều đó anh bất chấp. Đây là cái hồi hộp cuả một kẻ đứng trước một cuộc phiêu lưu mới, không biết may rủi ra sao. Nhân liếc qua Mai, thấy nét mặt thản nhiên của nàng mà thầm phục trong lòng.
Viên chức hộ tịch đọc bộ luật hôn nhân cho hai người nghe, chồng phaỉ có bổn phẫn với vợ con, vợ phải có bổn phận với chồng con rồi kêu tên Nhân hỏi có nhận Mai làm vợ không, Nhân trả lời ''có''; ông quay sang Mai hỏi có nhận Nhân làm chồng không, Mai gật đầu ''có''. Ông tuyên bố kể từ giờ hai người là vợ chồng trrước pháp luật. Trao cuốn sổ gia đình cho Nhân ông mỉm cười "bây giờ quí vị có thể trao nhau nụ hôn."
Lấy vẻ thật tự nhiên, đưa tay sửa gọng kiếng, Nhân cúi xuống định hôn nhẹ vào má Mai nhưng Mai đã quay qua để môi hai người chạm vào nhau và nàng vít cổ Nhân xuống thật chặt...

Tim Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến