Hôm nay,  

Hắn

29/09/200300:00:00(Xem: 171339)
Người viết: ANTHONY NGUYEN
Bài số 363-901-vb6260903

Tác giả Anthony Nguyen cho biết về tiểu sử: 35 tuổi, hiện cư trú tại Anaheim; Nghề Nghiệp: Quality Control Supervisor at Conesys corp., Tustin facility. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn "paperless society".Sau đây là truyện ngắn thứ hai của ông. Mong bạn Nguyễn sẽ còn tiếp tục viết.
*

Tám giờ sáng, tách cà phê của hắn còn chưa nguội thì chuyện gì phải đến, đã đến. Hắn ngồi thừ người trong văn phòng đọc đi đọc lại nhu khong tin vao chinh mat minh mấy hàng chữ email của payroll manager Jose, ngắn gọn và lạnh lùng: " I need a list of 30 in your department before noon so I can prepare the final checks today!". Kể từ sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 9 ở NewYork, công ty Aerospace nơi hắn làm đã từ từ giảm đi số lượng đơn đặt hàng một cách đáng kể mà các khách hàng chính là Boeing, Raytheon, Lockeed Martin,... đã và đang sa thải công nhân của chính họ để có thể tiếp tục tồn tại trong thương trường. Hắn cũng đã dự liệu trước tình huống này nhưng không ngờ nó lại đến mau như vậy và số người lại quá nhiều hơn hắn nghĩ.
Làm sao để sa thải 30 người trong cùng một ngày mà hắn vẫn có thể ra về một cách an toàn là cả một vấn đề. Hắn nhìn đồng hồ, bây giờ đã là 10 giờ 20 phút, cần phải có một quyết định dứt khoát và nhân đạo nhất. Hắn in ra một bản danh sách những công nhân làm dưới quyền, cây bút chì đen của hắn nhanh chóng đánh dấu những tên xấu số. Đầu tiên là những kẻ độc thân không trách nhiệm vợ con, sau đó là tuổi trẻ nhanh nhẹn mà hắn nghĩ có thể nhanh chóng tìm được một công việc khác dễ dàng, sau hết trong bảng tử thần của hắn mới là những người kém tay nghề hoặc không kinh nghiệm. Liếc sơ qua danh sách, có độ khoảng 25% là Việt Nam, còn lại là giống dân Latino mà đa số là di dân bất hợp pháp từ Mễ Tây Cơ sang. Hắn thở dài, lạy chúa vì trong những người này đã không có người nào gốc Đức như hắn để cho hắn phải khó xử.
Hắn thầm chửi rủa bố vợ của hắn, lão Vaulter cũng người Đức, đồng thời là ông chủ lớn với 60% cổ phần trong toàn bộ công ty đa quốc gia chuyên sản xuất và cung cấp các linh kiện điện tử cho ngành hàng không dân dụng và quốc phòng Mỹ. Lão Vaulter là người quyết định sa thải nhân công trong bộ phận sản xuất nhưng kẻ chịu oán hận thay lão lại là đứa con rể này. Có lẽ đây cũng là một trong những đòn thù của lão ta kể từ khi hắn đề đơn ly dị với con gái lão dù hai người đã có hai mặt con. Lúc đó hắn vẫn còn chễm chệ trên chiếc ghế phó chủ tịch Operation Vice President, chỉ dưới quyền lão Vaulter và con trai ruột của lão vốn là CEO của công ty.
Chỉ trong vòng một năm kể từ sau cái ngày hắn làm cái quyết định sai lầm đó, hắn từ từ tuột dốc trên nấc thang danh vọng lẫn tiền tài. Bây giờ hắn chỉ là một quản lý quèn trong một phân xưởng machine shop với độ 50 nhân công, tiền lương của hắn đã bị cắt giảm đi phân nửa. Đau khổ hơn thế là mỗi một check lương của hắn đã bị sở thuế lập tức khấu trừ 56% thẳng vào tài khoản của vợ hắn để chu cấp cho vợ và hai đứa con chưa đến tuổi thành niên theo luật ly di hiện hành của California.
Đúng 2 giờ 30 buổi chiều, 5 người công nhân đầu tiên được gọi vào văn phòng của hắn, vẻ ngạc nhiên và có chút hồi hộp như rạng rỡ vì họ nghĩ họ đang được duyệt xét lên lương. Những người bên ngoài cũng xì xào tò mò không kém và nhìn 5 người được gọi một cách ganh tị. Hắn quan sát 5 người một cách tội nghiệp. Dù vốn sẵn bản tính lạnh lùng sắt đá, trực diện, của dòng máu Đức, hắn cũng có chút do dự không biết phải bắt đầu với họ bằng những lời lẽ như thế nào. Trong đầu hắn đã có chuẩn bị những lời lẽ khách sáo, úp mở như những tay quản đốc khác vẫn dùng khi sa thải người như là downsizing, company restructure, reorganization,... những từ ngữ hắn vẫn thích dùng nhất là "career advancement opportunity". Vậy mà bây giờ, nhìn những khuôn mặt vô tư lự của những kẻ di dân hiền lành với vốn liếng tiếng Anh chỉ đủ để chào hỏi yes no làm cho hắn không cách nào hoa mỹ được. Hắn quyết định có lẽ tốt nhất là giải quyết vụ việc thật nhanh gọn và thẳng thừng. Bởi vì dù muốn hay không, chuyện vẫn phải xảy ra.
Ba giờ rưỡi chiều, chiếc cell phone của hắn réo rắt một bản nhạc tình "dòng sông xanh" mà hắn vẫn luôn huýt sáo, nhưng cú gọi lại làm cho mặt hắn méo xẹo như con mèo ướt. Người thợ sửa xe báo cho hắn biết cần phải tốn $2000 để sửa lại bộ phận radiator rò rỉ cùng với giàn đồng bên dưới đã quá cũ kỹ đối với chiếc Mercedes đời 86 của hắn. Khốn nạn cho cái dòng máu tự hào dân tộc quá đáng của người Đức đã làm hắn luôn luyến tiếc chiếc Mercedes đánh dấu một thời vàng son và hắn không muốn thay chiếc nào khác dù nó đã quá mục nát. Nhưng mỗi khi sửa thì nó luôn ngốn của hắn đến mấy tờ check lương chứ không ít. Mà bây giờ cho dù hắn muốn đổi một chiếc xe rẻ tiền như Hyndai của Nam Hàn chẳng hạn thì hắn cũng không đào đâu ra tiền khi mà trong tài khoản nhà băng của hắn chỉ vỏn vẹn có vài trăm đồng.


Năm người đầu tiên vừa ra khỏi văn phòng của hắn, mếu máo với tờ check lương cuối cùng trong tay thì mọi người bên ngoài đã hiểu chuyện gì sẽ xảy đến với họ. Họ nhốn nháo khi năm người kế tiếp được gọi vào, họ không biết trong danh sách của hắn có bao nhiêu người và ai sẽ phải ra đi trong số 50 nhân công. Mọi công việc uể oải gần như tê liệt. Hắn vẫn cố giữ nét lạnh lùng phát những tờ check sa thải cho đám công nhân tội nghiệp, nói như máy những lời xoa dịu, cảm ơn sáo rỗng giả dối. Mọi người bắt đầu nhìn hắn với một thái độ sợ hãi lẫn căm ghét. Họ có biết đâu trong lúc hắn nói chuyện, thâm tâm hắn vẫn phải nghĩ cách xoay sở năn nỉ người chủ Auto shop để hắn được trả góp hàng tháng số tiền sửa xe 2000 đồng ấy. Vì hắn không thể đi nhờ xe người khác mãi, mà nếu không có xe thi hắn sẽ lập tức bi mất việc. Bản thân hắn không có gì để mất và thậm chí trở thành kẻ vô gia cư thất thểu ngòai đường phố cũng không sao. Nhưng còn hai đứa con của hắn có lẽ là lý do duy nhất mà hắn vẫn còn muốn tồn tại trên cõi đời này. Đặc biệt hắn không thể hủy hoại tương lai của Sophia, đứa con gái đầu lòng năm nay tuy mới 15 tuổi nhưng sắc đẹp của cô đã khiến cho công ty người mẫu bảo trợ bởi Disneyland để ý và tuyển chọn theo học lớp người mẫu ở Hollywood. Hắn vẫn không ngừng suy nghĩ mà vẫn chưa dám cầm điện thoại lên vì hắn rất sợ bị từ chối cho trả góp. Nếu bị từ chối, ngày mai hắn sẽ không có xe đi làm và hắn sẽ có rất nhiều phiền phức...
Vào khoảng 4 giờ cùng ngày, Vaulter Junior, đứa con ruột của "cha vợ" hắn gọi điện thoại cho hắn hối thúc hắn ký vào văn kiện cho phép sử dụng một loại Stycast dùng để chế tạo những connector điện dùng trong bộ phận động cơ tiềm thủy đỉnh của quân đội Hoa Kỳ. Hắn thừa biết loại vật liệu rẻ tiền này sẽ mềm đi dưới sức nóng 600 độ F của những ngọn lửa hàn khi ráp nối và do đó sẽ không chịu nổi sức ép của nước khi tàu lặn mười ngàn bộ dưới đáy đại dương. Cả tuần lễ nay hắn cứ do dự mãi để cân nhắc giữa sinh mạng có thể bị nguy hiểm của những thuỷ thủ đoàn và chính cuộc sống, chén cơm của gia đình hắn. Gia đình Vaulter vốn chỉ biết có tiền và sẵn sàng làm mọi việc để thêm lợi nhuận. Hắn cũng biết giờ đây chỉ có hai con đường lựa chọn: một là nghỉ việc, hoặc là ký vào văn bản ấy để chịu mọi trách nhiệm với FBI nếu lỡ có chuyện xảy ra sau này. Có lẽ Vaulter đã không muốn cho hắn một vị trí nào trong công ty này nữa. Kiện công ty ư " Hắn tự mỉm cười với một thoáng ngây thơ của chính mình, chắc chắn hắn sẽ bị sa thải ngay trước khi hắn có thể làm được điều đó.
Và hắn đã không ký, Hắn tin tưởng chúa sẽ không bỏ rơi hắn khi hắn chỉ làm theo lương tâm và không thẹn với lòng.
Sáu giờ, California vào mùa thu đêm dài hơn ngày, trời sụp tối rất là nhanh. Hắn nhờ một đồng nghiệp đưa hắn ra autoshop để lấy xe vì ông chủ shop không cho hắn trả góp. Hắn quyết định đem xe về nhà. Ngày mai hắn sẽ xin nghỉ bệnh một ngày, cố gắng tự sửa lấy hệ thống rò rỉ chết tiệt với hy vọng có thể kéo dài thêm vài ngày nữa để hắn có thể tìm cách vay mượn 2000 đồng. Đổ đầy bình radiator với nước lạnh, hắn nhẫn nại lết chiếc Mercedes về nhà trước khi hệ thống xy lanh bốc khói vì overheat. Trong cuộc đời hắn chưa bao giờ lại bị xuống tinh thần đến mức ấy. Chỉ cần nhớ lại những gương mặt hằn học của những gã bị sa thải, những tức tưởi buồn rầu của các phụ nữ hồi chiều trong văn phòng là đủ để hắn tìm say trong men bia rượu. Hắn văng tục vu vơ, ước gì xe hắn không bị hư trong lúc này để có thể tạt vào một quán liquor xách về một lố Bohemia giải sầu cho quên cuộc đời khốn nạn.
Bảy giờ, đường phố cảng Long Beach vắng ngắt đến rợn người. Hắn vừa rẽ vào một con phố nhỏ sắp sửa đến khu chung cư tồi tàn của hắn thì chợt hai ánh đèn pha rọi thẳng vào kính chiếu hậu làm hắn hoa mắt. Hai chiếc mô tô vừa vượt lên đầu xe của hắn với một tia nhìn sắc bén từ sau chiếc nón bảo hộ trùm kín khuôn mặt của hai thanh niên là hắn nhận thức ngay chuyện gì đang xảy ra. Với bản năng tự vệ và dày dạn kinh nghiệm của một kẻ từng là chủ quán bar trong 10 năm phục vụ quân đội Mỹ ở San Diego, hắn thừa sức đối phó với hai gã choai choai này chỉ với khẩu colt defender 35 caliper nhỏ xíu mà hắn vẫn luôn để trong cốp xe. Nhưng không hiểu sao hắn vẫn ngoan ngoãn dừng xe, im lặng và bình thản chờ đợi. Trong tich tac, hắn hầu như quên hẳn Sophia va Scott hai đứa con thân yêu của hắn. Phía trước, hai họng súng hãm thanh đen ngòm chĩa thẳng vào đầu hắn qua tấm cửa kiếng. Hắn nhắm mắt chờ đợi giây phút giải thoát. Nhưng một giây, hai giây, rồi ba giây trôi qua, hắn chỉ nghe tiếng rồ ga của hai chiếc mô tô mất hút vào bóng đêm. Hắn lại văng tục, cuộc đời chó má làm sao, khi mà ngay cả mấy tên cướp cạn cũng chê hắn. Có phải Chúa đã khước từ hắn"

Anthony Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,555,855
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến