Hôm nay,  

Đàn Ông Đi Chợ

27/09/200300:00:00(Xem: 173092)
Người viết: TỐNG CHÍ LINH
Bài số 362-900-vb5050903

Tác giả cho biết ông 58 tuổi, đã về hưu, hiện cư trú tại tiểu bang Minnesota, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ về những đề tài đặc biệt của người Việt tại Mỹ, trong số này có bài mang tựa đề "Đàn Ông Bế Con". Lần này, chỉ riêng tựa đề “Đàn Ông Đi Chợ” đã nói lên một tình huống khác thường trong đời sống gia đình. Điều đáng quí nhất là tình huống này được làm và được kể bằng hiểu biết và thông cảm hiếm có.
*

Tôi vừa bị lay-off cách đây gần hai tuần, chưa thấy tờ check trợ cấp thất nghiệp gửi tới để xem mặt mũi nó ra làm sao, muốn biết được bao nhiêu tiền để khoe với vợ con, tỏ ra rằng mình cũng ngon lành như ai. Có một đều tôi tin là tiền trợ cấp ít hơn tiền đi làm.
Thấy chồng bị thất nghiệp, bà xã tôi tỏ ra lo lắng, nét mặt không được vui khi nghĩ đến những chi tiêu trong gia đình mà phần lớn chi phí là do tiền chồng làm được, còn tiền lương của nàng chỉ đủ chi dùng son phấn, áo quần và những lặt vặt khác.
Đối với tôi, lay-off là niềm vui tràn trề và dịp may quí hóa nhất vào lúc mùa đông giá lạnh đang về trên vùng trời bắc Mỹ này. Đã 28 mùa tuyết đi qua kể từ khi đến đây, tôi nhớ lại những lúc lái xe đi làm trên xa lộ đầy tuyết phủ, đường trơn, gió bão mịt mù không gian trắng xóa, tôi thu mình trong chiếc xe "định mệnh" mặc cho nó lăn bánh trên đường, khi về đến nhà mới biết mình bình an. Nghĩ lại mà ê chề ớn lạnh cả tim gan.
Ngoài trời tuyết đang rơi, hai thằng boys dược nghỉ học đang đùa nghịch chơi trò ném tuyết với trẻ hàng xóm. Nhìn chúng xây hang làm nhà, vui đùa ngoài trời tôi cũng muốn ra sân xúc tuyết lối đi, làm sạch drive-way như những người chung quanh đang làm.
Quần áo mùa đông mặc vào tôi cảm thấy giống phi hành gia lên cung trăng thăm chị hằng, để khi ra ngoài trời chống lại giá lạnh có khi lên đến 15 độ trừ (15 độ dưới 0 độ), đó là chưa kể độ gió (độ windchill) đôi lúc lên đến trên 30 độ trừ, mà ở xứ lạnh con người thường chịu được chẳng khác nào thổ dân Eskimo tân bên vùng Alaska.
Tôi trở vào nhà thay xong quần áo, uống nước trà cho ấm bụng, bật đài TV theo dõi thời tiết thì bà đầm tôi từ hãng làm việc gọi về, giọng nàng ơi ới nghe đến mà phát bực:
-Anh ơi, nhớ ủi tuyết lối đi cho con ra ngoài khỏi té, ủi luôn driveway dùm em.
-Xong rồi.
-Nấu cho em một nồi cơm, nhớ vo gạo cho thật kỹ dừng đổ nước nhiều, gạo con nai không cần nhiều nước, đem vĩ thịt gà trong frozen ra ngoài cho tan đá để chiều nay em về kho thịt."
-OK. còn gì nữa không cưng"
-Chừng đó thôi hà ni (honey), khi về nhà mình sẽ nói chuyện.
Lần đầu tiên trong đời, tôi ngọt ngào với bà xã qua máy điện thoại, tỏ một thái độ lịch sự nịnh đầm bất ngờ. Tôi được nàng đáp lại bằng tiếng đường mật honey, một lời lẽ cũng rất hiếm có khi vợ chồng chúng tôi trò chuyện với nhau. Chắc nàng chưa hiểu ra lời người xưa dạy :"mật ngọt chết ruồi "để đo lường được sự thay đổi về cách xưng hô trong gia đình. Tôi hiểu tính tình nàng như bao nhiêu phụ nữ khác ưa dịu ngọt, khi đàn bà được nâng niu chìu chuộng thì vấn đề gì cũng tốt đẹp. Hoàn cảnh của tôi đang bị thất nghiệp mà cứ đóng vai trò "ông vua" trong gia đình thì không ổn, nhất quyết lấy tinh thần ôn hòa để gia đạo được an vui .
Sau bữa cơm chiều, bà xã tôi khen thức ăn ngon, nấu cơm vừa, luộc rau muống vừa chín tới (luộc rau muống là kinh nghiệm của tôi). Tôi biết lời khen là sự đưa đẩy vào một vấn đề khác mà bà xã thường áp dụng với chồng con. Nàng khá thành công thuyết phục những ai nàng cảm thấy nhờ được. Tôi định vào phòng trong gọi điện thoại nói chuyện bâng quơ với bạn bè thân quen thì bà xã tôi bàn chuyện từ đây nhờ tôi lo việc nội trợ và kiêm luôn việc chợ búa;lý do hãng xưởng đang bận, đi làm 10 tiếng một ngày, làm nhiều overtime thêm tiền để chi tiêu trong gia đình. Tôi nhìn nàng mà chạnh lòng, nàng đang "take over" công việc "vợ chúa chồng tôi"một cách tự nhiên mà không cần bàn giao. Tôi xét mình mà xót thương thân phận kiếp người tỵ nạn, chuyện đời lên voi xuống chó là một lẽ công bằng của Thượng Đế dành cho loài người. Hôm sau tôi miễn cưỡng chấp nhận công tác của "bà chủ nhà" chia việc cho chồng. Công việc nội trợ thì không mấy lo, duy chỉ việc đi chợ là tôi ghét cay ghét đắng vì đã trải qua bao phen theo vợ đi chợ, tôi đẩy xe (cart) theo nàng;nàng đi đâu tôi có mặt tại đó để nếu mua gì thì chú "cu-ly" này sẵn sàng xe cộ cho nàng bỏ vào. Việc lái xe trong tiệm thực phẩm cũng là vấn đề khi qua đám đông. Tôi nhớ một lần bị mụ Mỹ đen mắng vốn "đồ khùng" (stupid) chỉ vì tôi đẩy xe đụng phải xe bà ta mà không nói sorry. Bà xã tôi còn chê trách tôi thiếu lịch sự . Sự thật thì tôi không tệ như vợ nói, nhưng vì xe tôi đã đụng nhiều người mà khi xin lỗi họ cứ làm thinh thì nói làm gì cho mệt.
Nhà tôi cách chợ chừng 5 miles, tuần một lần tôi lái xe đi chợ một mình. Tiền bạc được bà xã phát 50 đô xét ra không đủ mua thức ăn cho 4 người trong gia đình. Hai thằng con trai tuổi đang lớn chúng ăn như tằm ăn dâu, bà đầm không chịu đai ẹt (diet) cứ để mặc sức tròn trịa, còn tôi thì cũng cần cất dấu vài đồng để mua thuốc lá, fish smoke nhậu với bia đó là chưa dám nghĩ đến loại rượu cognac Napoleon hay Rémy Martin đắt tiền. Mỗi lần có tiệc tùng thì vấn đề thức ăn lại tốn kém hơn. Công việc đi chợ cũng đòi hỏi phải tính toán, biết tiết kiệm bằng cách cất giữ những coupons từ báo chợ, hay báo quảng cáo hàng ngày. Bà xã tôi rất tỉ mỉ và chịu khó góp nhặt những thứ này được một bao đầy, dặn tôi mỗi lần đi chợ cần gì thì cứ lấy coupons để tiết kiệm: Kemps chocolate skim milk Ệ gallon 99 xu tiết kiệm được 1đồng 10 xu. Boneless skinless chicken breasts $1. 99/pound tiết kiệm dược $1. 00 một pound. Fresh California Peaches Nectarines Plums 99 xu /pound v. v., tôi không tìm được coupons thuốc lá vì đó là thứ xa xí phẩm.
Trong chợ cũng có nhiều đàn ông như tôi, thỉnh thoảng có vài người VN đi chợ, họ nói to tiếng Việt rất tự nhiên; việc đẩy xe qua lại đã thành thạo, muốn đi tìm mua vật gì thì đã có bảng hướng dẫn chỉ từng quày hàng. Sữa nước ngọt, thịt, trái cây, rau cỏ, bánh ngọt, muối tiêu hành tỏi ớt&cả chuc thứ mà người Việt nhớ thuộc lòng không cần ghi vào giấy tờ như dân bản xứ. Có những thứ không cần coupons mà vẫn mua giá rẻ như chuối, tăm xỉa răng, bắp trái-Coupons chỉ có lợi nếu mua nhiều thực phẩm, còn tôi chỉ chi vài chục bạc thì vấn đề tiết kiệm chẳng thấm vào đâu.


Tôi đang đi đến quày hàng café thì gặp lại bà Mỹ đen lần trước từ xa đi tới, lần này mụ đi với ông Mỹ đen to lớn, khi đến gần mụ nhìn tôi bằng cặp mắt sáng quắc như muốn gây chuyện. Tôi vội nhìn đi chỗ khác, tránh những phiền toái có thể xảy ra. Thình lình mụ đến trước mặt tôi chào "Hi!" với nụ cười xã giao rồi bỏ đi, tôi không hiểu tại sao bà ta lại có thái độ thân thiện như thế hay là bà biết tôi đang lo sợ chăng "; tôi lấy lại bình sinh, thở nhẹ rồi vội vàng bước đi. -Nhớ lại vụ người da đen bạo động tại Los Angles năm 1992, không hiểu tại sao khi tôi nhìn họ trong lòng cảm nỗi lo âu, nói ra sợ hiểu lầm phạm tội kỳ thi. Đành rằng họ cũng có kẻ thiện người ác như bao nhiêu dân tộc khác. - Còn vài món nữa cần mua là xong nhưng tôi không giữ được nét bình tĩnh sau khi găp bà đầm đen, chính vì vậy mà có những thứ không cần thiết tôi cũng lấy bỏ vào xe cho nhiều, không nghĩ đến sự tiêu pha quá tiêu chuẩn tiền bạc. Đàn ông khi đi mua sắm thường ít suy nghĩ đắn đo, họ thích vật gì thì cứ tự nhiên cầm bỏ vào xe rồi tính tiền. Bà đầm tôi hay mỉa mai đàn ông:
Đàn bà đi chợ mua rau
Đàn ông di chợ làm giàu con buôn.
Đi đến chỗ tính tiền tôi phải sắp hàng dài, trước mặt và sau lưng tôi xe nào cũng đầy nhóc thực phẩm, trung bình chi tiêu của mỗi người đi chợ trên 100 đô, còn tôi khoảng năm chục bạc. Bà đầm già đứng sau tôi bảo :
-Mày ít hàng thì đến chỗ Express tính tiền cho mau.
Tôi không trả lời giả vờ như không hiểu. nhiều khi ú ớ mà được việc, nhờ vậy tôi đứng lì trong hàng nên chẳng bao lâu chỉ còn hai người nữa là đến phiên tôi.
Cashier là một bà đầm tuổi trung niên tên Linda lịch sự chào tôi, bà hỏi những coupons để bớt tiền, tôi tìm khắp nơi trong túi áo quần nhưng không thấy, nhớ lại trước khi đi chợ tôi đã cẩn thận đem theo. Linda đưa receipt tổng cộng thành tiền là 59 đồng 77 xu. Tôi đã tiêu quá số tiền vợ phát là 50 đô còn 10 đồng tiền vốn trộm bớt được mỗi lần đi chợ tôi cũng xài luôn, nghĩ đến mua tờ báo 50 xu về đọc cũng không còn đủ, vì tôi chỉ còn 23 xu trong túi. Bình thường khi có tiền tôi nghênh ngang đó đây, lần này tôi cúi mặt đi về nhà.
Bãi đậu xe nhộn nhịp người qua lại, tuyết trên sân còn nhầy nhụa ướt át. Tôi vất vả lắm mới chất mọi thứ lên xe thì gặp vợ chồng anh Năm, một đồng nghiệp cũng bị lay off đang đi chợ, họ mời tôi đi uống café cách đó không xa. Xứ lạnh này mà uống càfé thì quá tuyệt vời. Tôi chối từ viện cớ về nhà có việc cần, chứ thực ra trong túi tôi không có một đồng trinh, chẳng lẽ họ trả tiền mà mình không bỏ tiền tip thì coi sao được, tốt hơn tùy cơ thích ứng, tôi đành thất lễ với bạn.
Trở về nhà chưa được 10 phút thì vợ cũng về đến nhà. Nàng bước vào cửa với dáng điệu hân hoan như kẻ chiến thắng một trận chiến. Tôi hỏi cho có câu hỏi:
-Sao em được về sớm, có gì vui thế"
-Xếp cho nghỉ sớm 2 tiếng để về rủ anh đi chợ VN. Anh mua được những gì" Cho em coi receipt. Mấy ông đàn ông đi chợ không chịu coi mình mua gì để khiếu nại tại chỗ, mà có biết cũng mặc kệ, cơ hội cho cashiers họ tính tiền ăn gian.
Nàng cầm biên nhận coi cẩn thận rồi lấy hộp sữa bò và mấy cookies ra khỏi túi giấy hỏi:
-Ái tầm (items) này không cần thiết mua làm gì cho phí.
-Gặp bà kia thì còn nhớ gì nữa!
-Bà nào"
-Thì con mẹ Mỹ đen hôm trước nó nói anh xì tiu pịt (stupit) chứ còn ai nữa.
-Kệ bà nó chứ có gì mà nhát như thỏ, anh chỉ có ăn hiếp vợ con mà thôi.
-Anh chẳng sợ thằng tây nào cả, nhưng dĩ hòa vi quí cho xong.
Hai vợ chồng chúng tôi "đấu lý" với nhau rồi cũng thôi. Những lý sự xảy ra chốc lát trong gia đình này, đến nỗi hai thằng boys khi nghe ba má to tiếng là chúng bỏ đi.
Từ nhà đến chợ VN lái xe gần 40 phút mà sao hôm nay thấy gần hơn mọi khi, thì ra cũng dễ hiểu thôi vì tôi không phải nấu cơm, vợ cho đi ăn cơm tiệm với lý do nàng được tăng lương thêm 50 xu một giờ. Nàng ngồi trong xe kể chuyện cho tôi nghe: từ công dân Mỹ trắng, Mỹ đen, đến người Mễ người Việt không ai làm được công việc của nàng, chỉ có nàng là number one nên xếp lớn tăng lương.
-Em làm công việc gì" Tôi hỏi.
-Chỉ chửi và gây lộn với những đứa lười. Những hàng khó làm, chúng nó dồn cho em, thấy em làm được và không lên tiếng thì chúng cứ đà mà làm tới. Em nổi tiết chửi cho chúng nó một trận, xếp lớn xếp bé đến dàn xếp, sẵn miệng đuổi tà, em làm giữ. Kết quả : mấy đứa lười không thích em nữa, tình nguyện dổi đi chỗ khác, hoặc bị ông cai tìm việc khác cho làm.
Thế rồi, xếp gửi tới nơi em làm 5 người Mễ, đa số không thành thạo công việc, em hướng dẫn cho họ. Người Mễ rất chịu khó siêng năng, chẳng bao lâu hàng hóa dược khách hàng order nhiều. Xếp lớn ban khen, thỉnh thoảng hãng đặt nhà hàng cho ăn uống free . Em được chỉ định làm group leader và dược tăng lương. Nàng nói xong thì cười đắc ý.
-Em không sợ bị họ ghét và trả thù sao"
-Không, em là đàn bà sợ gì, lại có uy tín với xếp. Đứa nào đụng đến em là "go to Hell".
Tôi nghe nàng kể chuyện mà đầu óc như mất thăng bằng, tự vấn chuyện đời: "lạ nhỉ, anh cùi không sợ chết; thằng chột mắt làm vua trong thế giới người mù". Nhưng rồi cũng nghĩ mà phục nàng dám thi gan với sóng gió. Kinh nghiệm bản thân tôi biết nhiều về nhóm thợ làm việc với nhau trong hãng xưởng: có những tên lưu manh kỳ thị, ức hiếp, nịnh bợ với xếp để làm hại bạn đồng nghiệp của mình khi biết họ trở ngại ngôn ngữ, nhịn nhục chịu đựng. Đối với loại người này, kẻ thiệt thòi cần tỏ thái độ phản đối những bất công là đều hợp lý và được kính nể.
Đối với tôi, nhờ vợ hướng dẫn nghề mới như được bước vào thương trường tự do, bây giờ đi chợ cũng là đi du lịch đó đây: chợ Mỹ, chợ Việt, chợ Tàu, chợ Lào. . Phi, được nhìn đủ mọi sinh hoạt, được thấy đủ hết các sắc nhân, được nghe nhiều ngôn ngữ, học hỏi nhiều về mặt phải, bề trái, đen trắng giữa người buôn và người mua:Lối dụ khách hàng của lái buôn "mua một hộp bánh cookies $5 được biếu một hộp"hoặc "3 bịch frozen vegetables chỉ có $2". Cách nói ngọt ngào câu khách của các cô các bà tại các chợ VN:"hàng mới về ngon và rẻ mời mua", quá quen thuộc với tôi. Đàn ông đi chợ dễ bị lôi cuốn vào nghệ thuật câu khách bùi tai của phụ nữ.
Trong các loại chợ tôi thích nhất là chợ trời vào mùa hè có nhiều hàng vừa tươi vừa rẻ, tha hồ mà trả giá, người mua tự do đi lại thoải mái, người bán vui vẻ chào đón khách. Cảm thấy đói bụng khách hàng cứ đến quầy bán thức ăn lo cho bao tử. Những cảnh sinh hoạt này gần giống cảnh chợ búa ngoài trời nơi quê nhà, sự khác biệt nếu có, thì ở VN phụ nữ đi chợ nhiều hơn nam giới.
Nỗi buồn quanh năm của tôi là đi chợ với vợ mua quần áo. Cứ thấy nàng bước vào gian hàng nào đang "on sale" là như nàng tìm gặp kho vàng bất tận. Nàng bận rộn tìm tòi dủ loại vải, từ kích thước, màu mè đến thời trang hợp với gầy mập, trẻ già. Đến mỗi quầy hàng nàng đứng ngắm, tay vuốt ve áo quần có khi 15 phút chưa xong. Tính trung bình nàng ở trong tiệm khoảng hai tiếng đồng hồ. Tính kiên nhẫn của tôi không được bền, thường thì tôi vào rạp xi-nê coi phim trong Mall cho qua giờ, khi xuất chiếu đã xong, tôi di tìm nàng thì nàng vẫn còn trong tiệm áo quần.
Lãnh trách nhiệm đi chợ, bản tính tôi thay đổi gần giống tính vợ tôi:cũng biết tiết kiệm, cũng xử dụng coupons, cũng chọn lưa thức ăn tươi ngon khi mua v. v. . Những ngại ngùng buổi chợ đầu tiên chỉ là thứ mạc cảm không giúp gì được cho tôi trong cuộc sống tha hương. Ngày nay dấn thân vào công việc nội trợ, tôi cảm thấy cần thông cảm với nàng hơn.

Tống Chí Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến