Hôm nay,  

Bên Trời

16/09/200300:00:00(Xem: 176865)
Người viết: HẠO NHIÊN
Bài số 352-890-vb7090903

Tác giả Hạo Nhiên tên thật Nguyễn Tấn Ích, 61 tuổi, hiện cư trú tại San Jose. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông hồi ký “Chị Tôi” chừng mực mà sâu sắc, xúc động. Lần này, bài mới của ông là một chuyện gia đình biến đổi từ Việt Nam tới Mỹ, với thật nhiều tình tiết sống động. Mong tác giả sẽ còn tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
*

Trước khi vào đề, tôi xin gởi đến B. người bạn học thân thiết nhất của tôi lời xin lỗi về bài viết nầy. Tôi không muốn khơi lại nỗi buồn của bạn, nhưng với ý hướng lưu lại những kinh nghiệm cho bạn bè đến sau. Xin chúc mừng bạn đã vượt qua..và đạt thành..
Tác giả

- Tôi đã nói rồi, anh có thể gởi tiền cho mẹ anh, nhưng với con Giang thì không. Ngày anh ra tù, chính nó là người cố gây sự hiềm khích giữa vợ chồng mình mà tôi nào phải người đàn bà trắc nết, hư thân. Mối hận đó suốt đời tôi không quên đâu.
Hoa vừa xếp mớ áo quần mang từ máy sấy lên vừa mè nheo chồng đang ngồi trước computer. Tuần trước, Trường nhận được thư của Mẹ báo cho chàng hay Giang bị bướu trong tử cung. Bác sĩ cho biết đây là loại bướu hiền nhưng tới giai đoạn phải giải phẫu để lớn quá sẽ nguy hiểm.
Giang là em gái út của Trường, ngày 30 tháng 4/75, nàng đang học năm thứ nhất Đại học Sư phạm . Chính quyền Cộng Sản xét lại lý lịch từng sinh viên, Giang bị loại bởi cha là bí thư quận bộ Quốc Dân đảng bị "cách mạng xử lý "ù hồi năm Mậu Thân, anh là sĩ quan "ngụy" đang "học tập cải tạo".
Giang là người yêu của Tùng , một phi công đã từng du học tại Hoa Kỳ. Trận chiến Buôn Mê Thuộc đã lấy mất chân trái Tùng do hỏa lực địch bắn lên, nhưng chiếc trực thăng chở quân tiếp viện do chàng điều khiển đã đáp xuống an toàn.
Sau ba mươi ngày cải tao tại địa phương, Tùng buồn nản, dự định bỏ quê vào Nam, nhất quyết chia xa mối tình. Thà chịu đau khổ còn hơn để mặc cảm tật nguyền dày vò và mở lối cho người yêu chọn lựa một tương lai sáng sủa hơn.
Biết được tâm trạng của Tùng, Giang bèn quyết định làm lễ thành hôn với chàng. Tùng giải thích cặn kẽ về cuộc sống khó khăn trước mắt, về tương lai đen tối của chàng... "Nhưng tình yêu là điểm tựa cho chúng ta vượt qua bao trở lực trên đời". Giang kết luận bài giảng thuyết của Tùng bằng câu nói chắc nịch khiến chàng không còn lay chuyển nổi ý định của nàng.
...Và cuộc sống của vợ chồng Giang tuy khó khăn về vật chất nhưng hạnh phúc tràn đầy. Giang tìm đọc các loại sách hướng dẫn nấu ăn, học cách làm bánh bèo và hỏi thêm kinh nghiệm của mấy bà cụ đã một thời bán loại bánh nầy. Nàng sắm gánh bánh bèo bán dạo. Tùng giúp vợ xay bột, chẻ củi, chiều về nàng đổ bánh đến nửa đêm. Tiền thu nhập đủ chi dùng gạo mắm, thuốc thang cho Mẹ và gởi quà cho anh trong trại tù.
Bố vợ Trường là nhân viên thuộc cơ quan USAID nên được Mỹ di tản cả nhà ra hạm đội trước ngày 30 tháng 4/75. Riêng Hoa, vợ Trường vì vướng bận hai đứa con thơ và chờ tin tức chồng nên lỡ dịp tháp tùng với gia đình.
Ngày miền Nam thất thủ, đơn vị Trường bị địch phục kích trên đường di tản. Chàng và một số thuộc cấp bị VC bắt đẩy vào trại tù. Những năm đầu, Hoa và hai con sống rất chật vật, sau nầy nhờ những thùng quà của cha mẹ bên Mỹ gởi về, nên cuộc sống có phần thoải mái hơn.
Tháng Sáu năm 1978, Hoa gởi hai đứa con, một lên năm, một lên ba cho bà Nội giữ rồi bỏ đi biền biệt. Mẹ Trường vô cùng lúng túng, vừa nóng ruột lo cho con dâu vừa vất vả chăm sóc hai cháu nội còn nhỏ dại. Đúng mười tháng sau, Hoa quay về mang tấm thân tàn tạ. Người ta đồn đãi rằng, Hoa bỏ con theo bồ, nhưng thực tế không đúng như lời dị nghị.
Được gia đình bên Mỹ chu cấp vàng để nàng mua ghe vượt biển. Chuyến đi được chuẩn bị hoàn tất, không ngờ công an gài người và bị hốt trọn ổ. Hoa bị nhốt tù tại nhà lao tỉnh Kiên Giang suốt mười tháng, nhưng tuyệt nhiên nàng không thông báo về quê.
Ngày Trường ra tù, việc ấy lại nổ lớn. Phần Trường thì cảm thông cho vợ, nhưng với Giang, nàng hoàn toàn không chấp nhận hành động bỏ con ra đi một mình của chị dâu. Giang nói thẳng với anh, nàng đánh giá thấp tình mẫu tử của chị Hoa. Chị chỉ nghĩ cho cá nhân mình mà quên cả trách nhiệm đối với chồng con.
*
Thật ra Giang không có ý gây chia rẽ hoặc tạo hiềm khích giữa anh ruột và chị dâu, nhưng vì trực tính, nàng nói thẳng vào vấn đề đã xúc phạm nặng nề đến tự ái của Hoa. Lòng thù hận đứa em chồng bắt nguồn từ đó.
Vợ chồng Trường và hai con đến Mỹ vào năm 1987 theo diện đoàn tụ do cha mẹ vợ bảo lãnh. Để chuẩn bị cho một tương lai vững chắc, Trường quyết định đầu tư vào vốn kiến thức cuả mình. Riêng Hoa lại muốn chồng đi làm dành dụm tiền mua nhà, sắm xe đời mới cho kịp với bạn bè qua trước. Trường biết vợ không bằng lòng nhưng một khi chàng đã quyết thì không có lực nào cản nổi.
Sau năm năm vừa đi làm vừa theo đại học, Trường tốt nghiệp bằng kỹ sư điện toán. Để khuyến khích tài năng đồng thời giữ chân nhân viên, công ty cấp học bỗng cho chàng theo lớp cao học.Vì vậy hiện giờ chàng vẫn còn tiếp tục học, quyết tâm lấy cho xong bằng Master.
Hoa ở nhà, ngày ngày chở con đến trường, giữ thêm hai đứa cháu, con người anh cả. Tiền nong được cha mẹ và anh chị chu cấp, nên Hoa có thói quen tiêu xài không tính toán, dần dà bị nghiện nặng "bệnh shopping". Vào những ngày cuối tuần và ngày lễ, Trường ở nhà học bài, trông con, Hoa rủ bạn đi dạo các cửa hàng bán hạ giá. Tủ áo quần đầy nghẹt những bộ đồ chưa mặc, dép, giày, xách tay, son phấn, nàng mua về chưa kịp dùng lại chạy theo những đợt on sale mới.
Tiền lương của Trường đủ trang trải tiền nhà, tiền bảo hiểm và các loại bill chi phí linh tinh. Ngoài ra, chàng còn phải gởi một ít về cho mẹ hiện sống với đứa cháu đích tôn, con của người anh ruột tử trận. Tiền dành dụm đủ sắm sách vỡ áo quần cho chàng và hai con trong mùa tựu trường. Suốt thời gian qua, gia đình chàng chưa có một chuyến đi chơi xa nào để thưởng ngoạn các thắng cảnh của tân lục địa nầy.
Trường rất tế nhị mỗi lần gởi tiền về cho mẹ. Thông thường, chàng hỏi ý kiến và giao phần quyết định cho vợ, nhất là vào dịp Tết hay ngày giỗ của cha chàng. Hoa rộng rãi trong việc tiêu xài, nhưng lại keo kiệt đối với gia đình bên chồng. Lòng Trường cũng buồn tủi trước tình cảm nhạt nhẽo của vợ, nhưng muốn giữ hòa khí trong gia đình, nhất là trước mặt hai con, chàng không hề tỏ thái độ bực dọc đối với nàng.
Việc giải phẫu bướu trong tử cung của Giang đòi hỏi phải có một số tiền nộp cho bệnh viện, tiền thuốc và tiền biếu xén cho bác sĩ, y tá... Vợ chồng Giang ở thôn quê đào đâu ra số tiền quá lớn để lo liệu. Đã nhiều lần chàng đề cập đến sự khó khăn đó, nhưng lần nào Hoa cũng đều lảng tránh. Sáng nay nhân lúc vui vẻ, Trường trình bày thẳng với vợ :
- Vì sinh mạng của Giang, mình nên gởi về cho nó một số tiền kha khá để kịp thời cứu chữa.
Hoa nhìn Trường bực dọc bảo:
- Nó khôn lanh tài cán thì tự lo liệu lấy, bên nầy dollar không phải giấy tiền, giấy mã mà đốt cúng cô hồn.
Trường nhỏ nhe:
- Em à, mình làm chị phải có chút rộng lượng và từ tâm.
- Tôi không từ tâm với những kẻ ác tâm, Hoa đanh đá.
- Em nói ai ác tâm"
- Tôi nói nó, con Vũ thị Thu Giang, em gái anh .
- Em lầm rồi, con Giang nó hiền lành, thương người nhưng thẳng tính.
Những lời bên vực em gái như khơi thêm nỗi đau ngày nào mà cô em chồng đã buộc tội nàng không nễ nang. Hoa đáp chát ngay:
- Vâng, nó hiền lành đối với thằng anh tối dạ.
-Em nên cẩn thận lời nói.
- Tôi đếch cần cẩn thận với kẻ ngu xuẩn.
- Nầy, cô nói ai ngu xuẩn"
- Tôi nói anh, thằng đàn ông bất lực.
Bóp! chát! Trường dang tay tát vào má Hoa. Cơn giận bùng lên khiến chàng không kiềm chế được.
Hoa trợn trừng mắt nhìn Trường kinh ngạc rồi chụp điện thoại gọi cảnh sát. Nàng bù lu bù loa ôm mặt than khóc. Vừa lúc ấy có tiếng bấm chuông, Trường ra mở cửa, Nhung, em vợ đến thăm. Hoa càng khóc to hơn, cô em ngạc nhiên vội vàng đến bên chị hỏi han, dỗ dành.
Lấy nhau gần hai chục năm, Trường chưa hề lớn tiếng với vợ, nói chi đến hành động vũ phu. Từ ngày Trường được cha mẹ vợ bảo lãnh qua Mỹ, Hoa trở nên hợm hĩnh, xem thường chồng, chạy theo lối sống đua đòi vật chất của xã hội tiêu dùng. Cha mẹ vợ Trường cũng phiền muộn trước sự thay đổi tính nết của con gái mình, nhưng vì thương con nên ông bà cũng không nỡ nặng lời. Ngược lại, gia đình vợ rất quý mến chàng rể bởi tính tình Trường hiền hòa, chịu đựng và cầu tiến.
Với số lương kỹ sư đủ sống nên Hoa nằn nì với chồng hủy bỏ học bổng của công ty cấp. Nàng lấy lý do suốt bao năm liền Trường không ngơi nghỉ, từ sở làm đến trường, về nhà sách vở bù đầu quên cả vợ con.
Cảnh sát đến nhà, Nhung vội vàng ra mở cửa tiếp xúc. Họ cho biết vừa nhận được cú phôn có bạo hành trong gia đình nầy. Nhung nhận mình là người đã gọi và lịch sự xin lỗi, chỉ vì một sự hiểu lầm giữa vợ chồng, nhưng chẳng có gì xảy ra.


Hoa vẫn ấm ức kể lể với Nhung chuyện Trường đòi gởi tiền về Việt Nam hết mẹ rồi tới em, còn vợ nhà thì không ngó ngàng tới...
Là em ruột, Nhung khá rõ tính nết của bà chị nên cảm thông với thái độ vừa rồi của anh rể. Tâm trạng người anh nào lại không lo lắng trước bệnh tình của em gái. Nhung chia xẻ ý nghĩ của mình với chị, khuyên nhủ vài điều rồi ra về. Trường tiễn chân nàng ra khỏi cửa. Cầm tay Trường, Nhung an ủi :
- Thôi đừng buồn nữa, em hiểu anh nhiều, hãy giải hòa với chị đi, chẳng có gì trầm trọng cả.
Năm ngày sau, Hoa nhận được phiếu hồi báo của Giang từ Việt Nam đã ký nhận 500 USD do trung tâm chuyển tiền KP gởi tới. Hoa tức tối trước hành động qua mặt của chồng, nàng vội vàng điện thoại đến sở làm để hỏi chồng cho ra lẽ. Trường tỏ ra rất ngạc nhiên và khẳng quyết không làm việc đó.
Vậy ai đã đứng ra gởi số tiền nầy" Hoa quyết đoán chồng đã lén lút gởi cho em gái còn muốn chối tội. Riêng Trường đặt nghi vấn chỉ có Nhung mới biết chuyện nầy nên bốc điện thoại gọi ngay cô em vợ. Chuông reo mấy lần mà vẫn không người bắt phôn.
Hôm sau vào sở, Trường vừa đặt chân đến phòng làm việc thì điện thoại reo.
- Hello ! anh Trường đó hả" Nhung đây.
- Vâng, anh nghe.
- Em xin lỗi anh đã đường đột gởi tiền về cho Giang mà không xin phép trước.
- Nầy, Nhung đã làm cho chị em hiểu lầm về anh rồi đó. Bà ấy đang giận anh là đã qua mặt bả.
- Ồ, em sẽ giải thích cho chị Hoa rõ.
- Cảm ơn em đã có thiện ý. Anh sẽ gởi check hoàn lại số tiền cho em.
- Không, xin anh vui lòng cho em được một lần giúp Giang, đằng nào thì Giang cũng là bạn học của em hồi còn ở quê nhà. Đừng làm trái ý của em anh nhé. Bộ anh không sợ em giận sao " Nhung cúp phôn, Trường bối rối.
Chàng vẫn gởi chi phiếu 550 đô đến Trung tâm Dược phẩm TB, nơi Nhung đang làm việc từ ngày nàng tốt nghiệp bằng dựơc. Nhung nhận được check liền xé bỏ.
Những bạn đồng "bệnh shopping" lâu ngày rồi cũng chán, nay chuyển sang chơi bài tứ sắc. Họ rủ nhau đến nhà bạn gầy sòng. Từ chỗ bỏ nhà vào ngày cuối tuần, giờ đây thằng con út cũng đã vào đại học, Hoa chỉ còn chở hai đứa con của người anh đến lớp học, rồi lái xe thẳng tới nhà bạn chơi bài đến giờ tan trường mới rời chiếu bạc rướt sắp nhỏ. Cờ bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, Hoa và nhóm bạn kia gần như lún sâu trong đam mê đen đỏ.
Học sinh đã ra về hơn cả tiếng đồng hồ rồi mà Hoa vẫn chưa đến đón hai đứa cháu. Chúng đứng chờ mãi trên sân trường. Cô giáo đã gọi phôn về nhà Hoa mấy lượt nhưng chẳng có ai trả lời. Số phôn dự phòng là của bố mẹ Hoa nhưng ông bà đi dự đám cưới ở tiểu bang khác,vắng nhà đã mấy hôm. Cuối cùng văn phòng trường tìm được số phôn của cha mẹ cháu John và Diana con người anh cả của Hoa hiện là chủ hiêu Pharmacy ở cùng thành phố. Nhận được phôn người anh cả ngạc nhiên vội vàng đến đón con.
Ở sở làm, Trường cũng được điện thoại của cảnh sát gọi mời đến bệnh viện A.B.H. Chẳng biết việc gì đã xảy ra, chàng gọi về nhà không ai bắt phôn, bèn vội vã phóng xe tới nhà thương.
Ông cảnh sát chìa thẻ Driver License hỏi :
- Thưa ông, hình nầy có phải là người trong gia đình ông "
- Thưa vâng, đây là bằng lái xe của vợ tôi.
- Tôi thành thật chia buồn cùng ông... !
Trường hốt hoảng, cắt ngang lời vị cảnh sát :
- Có chuyện gì đã xảy ra cho vợ tôi "
- Vị cảnh sát lịch sự mời Trường theo ông. Cánh cửa nhà xác được mở ra, Trường lạnh toát cả người, đôi chân muốn khuỵu xuống, tim chàng thắt lại. Ông dẫn chàng đến trước dãy hộp chứa xác. Hoa nằm trong ngăn hộp, khuôn mặt trắng bệâch. Nàng mặc bộ áo đầm màu xám nhạt đẫm máu. Trường bàng hoàng nhìn xác vợ. Răng chàng cắn vào môi đến bật máu. Máu chảy từng giọt rơi lấm tấm trên chiếc chemise trắng Trường đang mặc. Chàng đứng bất động như người chết cóng, hàm răng trên cắm sâu vào môi dưới đã trở màu tím sậm.
Người cảnh sát vội vàng dìu Trường ra khỏi khu nhà xác. Chờ cho chàng trở lại bình tĩnh, và y tá sát trùng những dấu răng trên môi chàng xong, ông ta mới tường thuật tai nạn đã xảy ra.
Vào lúc 12 giờ trưa, một vụ cướp tại số nhà 1441 đường Wa. Khi lực lượng cảnh sát đến thì bon cướp đã tẩu thoát. Trong nhà chỉ có bốn người đàn bà Mỹ gốc Việt, một người bị bắn chết, đó là bà Thái thị Hoa, ba người còn lại bị trói tay nhốt trong phòng. Tại phòng khách, những con bài xanh đỏ trắng vàng rơi tung tóe trên nền thảm. Về số tài sản bị mất, cảnh sát đang ghi nhận với chủ gia và sẽ tiếp tục điều tra truy tìm thủ phạm.
Trường quyết định chôn vợ nơi nghĩa địa L.G. vừa gần nhà lại có khu đặc biệt dành riêng cho người Á Đông. Tang quyến có thể xây mộ theo phong tục của dân tộc mình.
Nhung lấy hai tuần lễ Vacation về nhà để gần gũi, an ủi các cháu, giúp anh rể lo tang lễ cho chị mình. Phần Trường thì đầu óc rối tung không còn đủ sáng suốt làm một việc gì . Vì vậy sự có mặt của Nhung và sự tháo vát của nàng đã giúp cho Trường đỡ phần bối rối.
Ngày mở cửa mả, Nhung thức dậy sớm hơn mọi ngày để chuẩn bị mua sắm các lễ vật và nhắc nhở anh rể phải đến mộ đúng giờ. Nàng đưa hai cháu Trung và Trân đến mộ mẹ trứơc lo đặt bày lễ vật sẵn sàng chờ bố và ông bà ngoại đến sau.
Mặc dầu sống ở Mỹ đã mười tám năm, nhưng Nhung khá thông thạo phong tục tập quán của Việt Nam. Nàng thích đọc và nghiên cứu những cổ tục, lễ lạt của đất nước. Nhung trân quý những nghi lễ cổ truyền như Tết Nguyên Đán, Trung Thu, Cúng đình, đám gả cưới, ma chay... Nàng nghĩ, muốn bảo tồn nền văn hóa dân tộc nơi hải ngoại, người Việt tị nạn phải duy trì những cổ tục ấy . Tuy nhiên Nhung lại đả phá mạnh mẽ quan niệm lấy vợ lấy chồng phải coi tuổi có xứng hợp hay không và đặt người phụ nữ trong thế thụ động tình cảm của mình.
Những ngày bận rộn tang lễ đã qua, hai đứa con của Trường vừa trở lại trường đại học. Ngồi trong căn nhà một mình, chàng mới cảm nhận được nỗi trống vắng đến não lòng. Hoa ra đi quá đột ngột khiến cho tâm hồn chàng tê điếng.
Trường không hiểu nguyên nhân nào khiến vợ chàng từ một người đàn bà sống nề nếp lại thay đổi lối sống hào nhoáng, chạy theo những khát vọng tầm thường. Từ ngày qua Mỹ, chàng đã dành hết thời gian để nâng cao kiến thức. Sự đam mê học hỏi lắm lúc chàng quên cả hưởng thụ vật chất thường tình. Trường đã thỏa mãn lòng tự ái của người tỵ nạn trước người bản xứ đầy kiêu ngạo. Chàng tin tưởng tuyệt đối thế hệ con em chúng ta sẽ thành công trên mọi lãnh vực làm rạng danh khối cộng đồng người Việt trên đất nước tạm dung nầy. Đáng lẽ Hoa cũng hãnh diện trước sự thành đạt của chồng, nhưng nàng lại thờ ơ và buồn chán.
Nhung đột ngột mở cửa vào nhà thấy Trường mắt đẫm lệ, ngồi bất động trên chiếc sô-pha giữa phòng khách không đèn, không máy sưởi, âm u lạnh lẽo. Nhung ngậm ngùi, bỗng dưng nước mắt tuôn rơi. Nàng không cầm lòng được trước những phút giây yếu đuối nhất của người đàn ông. Nhung thương tiếc chị mà cũng xót xa cho Trường phải chiïu cảnh cô đơn. Nàng lau nước mắt cho mình và thấm khô những giọt lệ trên má người anh rể.
Để thoát khỏi không khí buồn thảm, Nhung đề nghị chở Trường đi thăm mộ chị.
Giữa cảnh vắng lặng thanh thoát của khu nghĩa địa đầy cây cỏ xanh tươi, Nhung đi bên Trường chợt nghe lòng ấm lại. Từng cơn gió nhẹ thổi bay mái tóc mai, nàng thoảng nghe hương thơm của mùa Xuân đang tới.
Mùa bãi trường đã đến, hai con Trung và Trân ở lại làm công tác thiện nguyện theo chương trình Hè tại đại học. Trường cũng vừa xong lớp Cao học, cuối tuần tới là ngày ra trường. Chàng chán nản chẳng muốn mời ai, chẳng báo cho ai biết. Thay vì là ngày vui lớn, giờ đây trở thành ngày buồn thảm nhất đời Trường. Mảnh bằng Master không còn là niềm hãnh diện mà là nỗi khắc khoải khôn nguôi.
Với chiếc áo màu đen cùng chiếc mũ học vị, chàng bước lên khán đài khi tên Vũ Đình Trường được xướng lên. Niềm cô quạnh hiện rõ trên khuôn mặt người đàn ông bốn mươi lăm tuổi đời. Nếu nỗi bất hạnh không đến với chàng thì niềm vui nầy sẽ vút cao theo rừng mũ tung lên trời cùng tiếng hò reo tưng bừng sau lời tuyên bố lễ mãn khóa chấm dứt.
Trường băng qua dãy ghế hướng về cổng sân vận động. Vài bạn học với vòng hoa trên cổ hớn hở bên người thân, bắt tay chúc mừng chàng. Lòng Trường nguội lạnh dẫu cái nắng ngày hè như thiêu đốt cỏ cây. Chàng lầm lũi bước đi, chợt có tiếng gọi tên mình từ bên góc khán đài. Trường đứng lại hướng mắt về phía có tiếng kêu, chờ đợi.
Lách mình qua đám người đang đi ngược chiều, Nhung chạy đến bên Trường trịnh trọng trao bó hoa hồng :
- Em chúc mừng anh, nàng vừa nói vừa mỉm cười nhìn vào mắt Trường và phát hiện những gịot lệ long lanh còn đọng trong khóe mắt chàng. Niềm xúc cảm dâng trào, bất chợt, Nhung áp mặt vào ngực Trường khóc nức nở. Nước mắt của lòng mến phục và nước mắt của tình yêu thầm kín làm ướt đẫm ngực áo chàng. Trường khe khẻ đặt tay trên vai Nhung ngỏ lời cảm ơn, rồi hai người dìu nhau ra ngoài cổng sân vận động. Một làn gió mát thổi về làm lao xao hàng cây bách diệp.
-
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,036,167
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến