Hôm nay,  

“lester, Em Se Đợi, Đợi Mãi”

02/09/200300:00:00(Xem: 151867)
Người viết: NGỌC TRƯƠNG
Bài số 341-880-vb6290803

Lần đầu Viết Về Nước Mỹ, Ngọc Trương, cư trú tại San Diego, gửi tới hai bài viết về cùng một chuyện tình. Theo bài viết, nhân vật xựng tôi chỉ mới 17 tuổi, cùng gia đình tới Mỹ mới được 3 năm, và vừa “ra trường với danh hiệu Valecdictorian”. Hai bài viết của cô được biên tập lại thành một và mang chung tựa đề mới trích từ ý ưởng kết thúc. Mong Ngọc Trương sẽ còn tiếp tục việt thêm và bổ túc ít dòng tiểu sử..
*

Năm nay là năm thứ ba gia đình tôi định cư tại Hoa Kỳ, một đất nước mà biết bao người hằng mơ ước được đặt chân đến.
Sau bao nhiêu năm tù tội, cha tôi đã không từ bỏ ước mơ ấy và ba năm trước đây, ước mơ được thực hiện. Gia đình tôi gồm ba người, ba, tôi và đứa em nhỏ đã đặt chân trên mảnh đất thần tiên này. Điều duy nhất ba tôi ân hận là mẹ tôi đã không thể tận mắt nhìn thấy chúng tôi ra đi để thực hiện ước mơ cho mẹ. Chúng tôi đã xa rời mẹ, xa rời quê hương nơi tôi đã sinh ra và lớn lên trong những ngày tháng thanh bình, nơi có hàng dừa xanh thẳm, có dòng sông hàng ngày bơi lội.
Tưởng rằng khi đến Hoa Kỳ thì mọi khó khăn sẽ qua đi, nhưng tôi đã lầm. Trong suốt ba năm qua, gia đình tôi lại đương đầu với không biết bao nhiêu khó khăn, trắc trơ.û
Sau một năm làm việc tại một hãng thuốc lớn ở California, ba tôi được chẩn đoán là bị viêm gan C. Ba không thể đi làm được mà chúng tôi còn nhỏ, đứa thì mười bốn và đứa thì mười hai. Ở cái tuổi như vậy, tiếng Anh mới chỉ biết "yes" và "no", làm sao chúng tôi có thể giúp ba được. Ba rất lo lắng cho cuộc sống của chúng tôi nên mặc dầu mang bệnh nhưng vẫn thường đi lượm từng lon soda, từng chai plastic ở những thùng rác hôi thúi để bán nuôi chúng tôi cho đến lúc này. Đôi khi ba còn bị mọi người khinh khi nhưng ba tôi chẳng để ý. Ba chỉ hy vọng chúng tôi học thật giỏi để có một cuộc sống tốt hơn bây giờ.
Ngày mới tới Mỹ, trường học đối với tôi như một nhà tù đầy cực hình. Hàng ngày đi học tôi thường bị tụi bạn chọc phá vì không rành tiếng Anh. Ở trường tuy cũng có những học sinh Việt Nam nhưng chính bọn họ còn nhìn tôi bằng con mắt kỳ thị hơn cảø những người Mỹ trắng, Mỹ đen hay Mễ nữa là khác. Ngày đầu tiên tôi cắp sách đến trường, thấy cô bạn Việt nam học cùng lớp rất mừng. Tôi cứ hy vọng cô ta sẽ giúp đỡ cho tôi khi tôi không hiểu những từ trong sách ghi. Cô ta không giúp thì đã đành, mà còn hợp tác với những học sinh Việt Nam khác để biến tôi thành một trò cười cho họ. Tôi còn nhớ lần đó trước khi cô Oswald đưa test cho chúng tôi mấy ngày để học. Tôi chẳng biết cô Oswald nói gì thì cô bạn Việt Nam lại thông dịch rằng: "Chúng ta chẳng cần học cho bài test gì cả trong tuần tới". Tôi cứ tưởng là thật nên rất mừng vì tôi có thể dùng thời gian đó để học cho những môn học khác. Tôi rất là bất ngờ khi bước vào lớp lịch sử hôm thứ hai, cô Oswald lại phát bài test ra. Tôi chẳng biết gì về những câu hỏi trong đó và thế là tôi bị một điểm F mà từ trước đến giờ trong đời học sinh tôi chưa từng có. Còn cô bạn Việt Nam và những học sinh khác dĩ nhiên là có một show diễn rất là thích thú. Từ lần đó trở đi tôi chẳng nhờ một người bạn Việt Nam nào trong trường giúp đỡ cả vì tôi đã lãnh một bài học đáng đời.
Cũng từ đó tôi đã quen Lester Newton, một anh bạn người Mỹ trắng rất thật thà và chân thành giúp đỡ tôi về mọi mặt. Anh thường giúp tôi học thêm anh ngữ sau giờ tan trường tại thư viện. Chúng tôi trở thành bạn từ đấy. Chính anh đã mang đến cho tôi một tia sáng hy vọng. Tôi rất cảm kích tấm lòng của anh ấy.
Trong những ngày có anh Lester đã dẫn tôi đi rất nhiều nơi. Chúng tôi cùng nhau thăm đủ các thắng cảnh như San Diego Zoo, Nature Park, Balboa Park, Sea World, Disney Land, Soak City, Mission Beach, Dog Beach…. Khi tôi còn nhỏ thường hay mơ ước sẽ được gặp công chúa Bạch Tuyết, bảy chú lìn, nàng tiên cá, cô bé Lọ Lem, người đẹp và hoàng tử Hổ, anh chàng Tazan… Nhờ có Lester, tôi mới thật sự hiểu tại sao mọi người nói đây là xứ sở thần tiên, mới tận mắt thấy được Disney Land, nơi tôi thường mơ ước và cứ tưởng chỉ có trong trí tưởng tượng mà thôi.
Chúng tôi cũng đã cùng nhau đến những bãi biển thật tuyệt vời. Bãi biển Mission ở California này thật êm ả, trữ tình, màu nước thật xanh thẳm và huyền bí.
Ngoài các thắng cảnh, Lester cũng đã đưa tôi về thăm Newton Farm, trang trại của gia đình anh. Chúng tôi đã được cùng nhau hưởng những ngày tháng thật hạnh phúc bên nhau. Tình cảm anh trao cho tôi càng ngày càng sâu đậm. Thời gian ở bên anh, tôi lúc nào cũng như con chim nhỏ tung tăng, hạnh phúc. Tôi và anh ta đặt lời hứa sẽ học thật giỏi để ra trường với danh hiệu Valedictorian hay Salutatorian. Tôi cứ hy vọng ngày ra trường thật mau để chúng tôi mang danh dự cho gia đình.
Tôi đã tưởng cuộc đời từ đây sẽ tốt đẹp như một giấc mơ. Nhưng thêm một lần nữa, Thượng đế lại cho tôi một sự bất ngờ, như sét đánh. Lester cho tôi biết anh bị một căn bệnh mà khoa học hiện nay gọi al Leukemia (bệnh bạch cầu). Cơ hội của Lester bình phục như là ngàn cân treo sợi tóc. Tôi rất đau lòng khi biết chuyện này bởi vì từ khi quen nhau đến giờ anh ta chưa bao giờ tiết lộ cho tôi nghe về nó cả. Khi tôi hỏi anh ta tại sao giữ lại cái bí mật này thì anh ta cho tôi biết anh không muốn cảm thấy cô đơn và không muốn mọi người coi anh như là con siêu virus. Anh đã từng trải qua những thời gian bị khinh biệt, chế ngạo. Khi bạn của anh phát hiện anh mang bệnh này, tất cả đều xa cách lần lần và cuộc đời của anh đã thay đổi từ đấy. Anh thường tự hỏi là tại sao anh lại là người phải bị trừng phạt như vậy. Cả ba và mẹ anh đều qua đời bởi căn bệnh này, người thân duy nhất là ông nội, ông rất lớn tuổi.
Tôi rất lo lắng về căn bệnh của Lester. Hằng đêm tôi thường cầu nguyện cho anh bình phục nhưng có thể lời cầu xin của tôi đã không đủ lớn để Thượng đế nghe nên Lester đã ra đi và để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp ở cuối cuộc đời ngắn ngủi của anh ta.
Tôi vẫn còn nhớ ngày cuối cùng tôi tiễn Lester Newton lên đường về nơi an nghỉ, cõi yên bình cuối cùng. Thời tiết rất lạnh và có nhiều lá vàng rơi rụng theo từng cơn gió thu. Những đóa hoa hồng đỏ rực rỡ sớm sẽ được an nghỉ cùng Lester trong lòng đất yên bình này. Tôi đứng nhìn Lester lần cuối mà lòng đau như cắt. Gương mặt anh chứa đầy yêu thương, từ bi như một thiên thần. Mái tóc màu nâu nhạt và ánh mắt màu xanh lá cây, cùng đôi môi lúc nào cũng mang đến nụ cười hạnh phúc cho mọi người sẽ chôn giấu mãi trong thâm tâm tôi. Tôi ngồi cạnh cổ quan tài đen bóng và hôn anh lần cuối. Lester, anh đã đến được nơi an bình, còn em thì sẽ không biết bao giờ mới gặp lại được anh. Em sẽ đến. Tôi không biết Lester có nghe được lời nói từ đáy lòng của tôi hay không.
Sau ngày Lester Newton ra đi hai tuần, tôi nhận được bức thư của anh viết cho tôi trước khi bước vào giấc ngủ nghìn thu. Đây là bức thư quan trọng nhất đời tôi:

San Diego Feb 20, 2001
Dearest Honey,
Hôm nay anh viết thư này vì anh biết rằng mình sẽ không còn có cơ hội để viết. Tay chân anh đều mệt mỏi cả và đầu óc không minh mẫn như xưa. Anh biết anh đã hứa là sẽ cố gắng lành bệnh và dẫn em đi nhiều nơi để thăm các thắng cảnh Mỹ, nhưng anh sợ rằng anh không thể thực hiện được lời hứa của mình. Anh xin lỗi em.


Những ngày tháng bên em là những ngày hạnh phúc nhất đời anh. Em là sức mạnh đã mang đến cho anh tình yêu và sức sống. Anh còn nhớ lần đầu tiên gặp em nơi thư viện. Em rất cô đơn và lạnh nhạt. Anh muốn làm quen với em ngay ngày đầu nhưng vì sợ bị từ chối nên lúc nào cũng lén nhìn và đi sau lưng em. Có lẽ thượng đế đã thương tình nên cho mình cơ hội được làm quen. Khi quen em anh mới biết em là một người hoàn toàn khắc hẳn với bề ngoài. Em rất là friendly và hiếu khách khác hẳn những người bạn mà anh đã từng quen biết. Thời gian ở bên em thật là ngắn ngủi.
Anh còn nhớ em đã từng kể và hy vọng sẽ gặp được những nhân vật trong truyện thần thoại. Anh tin chắc Disneyland đã thực hiện ước mơ cho em vì trong đời anh, anh chưa từng thấy em vui như ngày đó. Những ngày hè nóng chúng ta thường đi câu cá bên bờ sông. Em đã chụp rất nhiều cảnh đẹp để lưu niệm, em là một người rất yêu thiên nhiên. Anh rất muốn đưa em đi tất cả những nơi mà mình đã dự định, nhưng thời gian không cho phép anh.
Em có biết không ngày tháng vui vẻ nhất đời anh là ở Newton Farm. Anh chưa hề dẫn người bạn nào đến đó. Em là người đầu tiên vì em là người anh yêu nhất và cũng là người cuối cùng anh trao tình yêu. Những ngày ở trên núi đã ôn lại kỷ niệm của đời anh. Khi còn nhỏ, anh thường cưỡi những con ngựa mạnh mẽ đùa vui bên gia đình. Nhưng rồi ba mẹ đã ra đi để lại mình anh cùng ông nội Tim sống gắn bó bên nhau. Đó là những ngày bi thảm nhất đời anh. Sau khi phát hiện anh cùng chung căn bệnh mà ba mẹ đã bị, anh rất là buồn. Bên cạnh nỗi buồn anh cũng vui vì sau khi chết đi sẽ trùng phùng với ba mẹ. Nhưng từ khi quen em, anh mới biết mạng sống thật quý báu biết bao. Anh không muốn có kết quả như ba mẹ. Anh thường cầu mong thượng đế hãy ban cho anh sự sống mới. Như em thường nói hy vọng là sẽ có một chìa khóa đa năng có thể mở được lối đi mới. Anh đã đặt hy vọng vào lần đầu trị liệu và đã thành công, lần thứ hai đã thất bại, nhưng anh không hề nản lòng, lần thứ ba cũng lại thất bại lần thứ tư thì không còn cơ hội nữa, nhưng anh cứ tin tưởng là sẽ có một miracle nào đó giúp anh như trong chuyện cổ tích… anh cứ giữ hy vọng và hy vọng chẳng hề đến với anh lần nữa đến ngày cuối của cuộc đời.
Khi em nhận thư này thì anh không còn tồn tại ở trần thế này nữa. Anh xin em đừng buồn và đừng khóc nhiều vì sự ra đi của anh. Anh sẽ gặp được ba mẹ ở một nơi gọi là Shangrila. Một thành phố lâu đời và nơi đó chỉ có hòa bình tình yêu, không có chiến tranh, bệnh tật hay chết chóc. Đó là một thiên đàng của trần thế này…. đừng lo gì về anh cả. Trái lại, anh lại lo lắng nhiều về em. Anh tin chắc em sẽ đau khổ nhiều về sự ra đi của anh, nhưng hãy nghe anh đừng khóc nhiều hãy đứng lên và bắt đầu một cuộc đời mới. Cuộc sống lúc nào cũng chuyển động thay đổi không có lúc nào cũng giống nhau nên cơ hội để làm việc gì mình muốn làm rất quan trọng. Nó qua rồi và sẽ không cho em một cơ hội nữa. Hãy đứng lên và bắt lấy cơ hội ngàn vàng. Anh đã vận dụng cơ hội cuối cùng để mang đến hạnh phúc cho chúng ta. Kỷ niệm chúng ta bên nhau sẽ không bao giờ nhoà tan trong trí nhớ anh dù kiếp này hay nhiều kiếp luân hồi mai sau.
Tình yêu không giới hạn bởi thời gian, không gian hay tuổi tác. It is the highest expression of human emotion. Quen được em, yêu em là tia sáng của mạng sống anh. Biết được em yêu anh đã cho anh một tia hy vọng của sự sống. Xin em đừng khóc vì anh. Anh đã tìm được sự bình an. Anh đã có một nơi yên bình bên dòng sông ngoài kia của thời gian và anh sẽ đợi em mãi mãi. Khi chúng ta gặp mặt nhau lần nữa anh cũng sẽ nhận ra em ngay mặc dầu em khi đó em đã trở thành một người rất già. Anh vẫn nhận ra em bởi vì trái tim của anh lúc nào cũng ở trong em. Hãy bảo trọng và grow old và đến bên anh khi thiên thần gọi tên em.
Yêu em nhiều
Lester Newton
PS: Anh xin lỗi em vì đã không thực hiện được lời hứa của mình. Chìa khóa này như một món quà anh tặng em để ôn lại những kỷ niệm xưa ở Newton Camp và đây là bài thơ anh thích nhất vì nó đã nói lên rất chính xác tình cảm anh trao em. Hãy đọc nó mỗi khi em nhớ anh. Anh lúc nào cũng ở bên em và bảo vệ em suốt cả cuộc đời này.

How Do I love Thee
by Elizabeth Burrett

How do I love Thee" Let me count the ways
I love Thee to the depth and breath and height
My soul can reach, when feeling out of sight.
For the ends of Being and ideal Grace
I love Thee to the level of everydays
Mostly quiet need, by sun and candlelight
I love Thee purely, as they turn from Praise
I love Thee with the passion put to use
In my old grief and with my childhood's faith
I love Thee with a love I seemed to lose
With my last saint
I love Thee with the breaths, smiles, and tears of all my life!
And, if God choose, I shall but love Thee better after death.

Lá thư và chìa khóa kỷ niệm cho tới nay vẫn nằm êm lặng trong cái hộp pha lê mà Lester đã tặng tôi nhân dịp mùa lễ tình nhân năm ngoái.
Lá thư và chìa khoá kỷ niệm ấy cũng đã theo tôi về thăm lại Newton Farm.
Đây là nơi tôi và Lester đã đến vào mùa thu năm ngoái. Cảnh vật như cũ nhưng người xưa không còn.
Trở lại khi không còn Lester, tôi đã đứng ngỡ ngàng nhìn hàng cây xanh đang chuyển sang màu vàng chuẩn bị cho mùa thu lại đến. Bên ngoài gió thổi hiu hiu, lành lạnh làm mát cả khu nhà rộng lớn. Tôi đã soi mình lẻ loi bên mặt hồ gợn sóng êm đềm như một tấm gương lớn. Tôi cũng đã một mình thăm lại căn phòng ngủ rộng lớn. Vẫn còn đó, những tia nắng mai soi vào làm sống động lại căn phòng và như chờ đợi, hy vọng người chủ nhân của nó sẽ trở lại vào một ngày nào đó. Ngày ấy không bao giờ có nữa.
Năm nay tôi ra trường với danh hiệu Valecdictorian như đã từng hứa với Lester và bản thân tôi. Theo lẽ ngày ra trường tất cả đều vui vẻ nhưng tôi vẫn ngẩn ngơ tìm kiếm. Tôi cứ cho rằng anh ta đang đứng chờ tôi ở một nơi nào đó trong Golden Hall nhìn và chúc phúc cho tôi. Tôi tìm mãi tìm mãi hình bóng của anh trong buổi lễ ra trường. Tôi không muốn chấp nhận sự thật đau buồn và không dám đương đầu với tương lai khi anh ấy không còn bên tôi.
Ngay sau ngày ra trường, một mình tôi trở lại vùng biển xưa.
Cảnh hoàng hôn trên biển thật là đẹp, màu hồng rực rỡ của mặt trời về chiều soi rọi trên mặt biển xanh thẳm lấp lánh như những viên kim cương vô giá, kim cương của hồi ức dĩ vãng xa xưa. Những tảng mây chiều ung dung, thanh thản lướt theo nàng. Gió vui đùa như chưa muốn về nhà. Tiếng sóng du dương tạo thành một khúc nhạc buồn vô tận. Lòng tôi lại xao động nhớ lại những ngày chúng tôi vui đùa trên biển xanh với bãi cát trắng mịn màng. Tiếng sóng vẫn du dương như bao giờ. Tiếng gió thì thầm bên tai như an ủi tôi điều gì.
Cũng tại nơi đây, hai năm trước chúng tôi đã đến để ngắm cảnh hoàng hôn. Bây giờ cảnh vật còn đây nhưng anh không còn nữa. Có thể ở nơi xa kia, ngoài biển cả mênh mông, Lester Newton đang thong dong tự tại cùng gió cùng sóng. Có thể anh đã tìm được hạnh phúc ở nơi vĩnh cửu.
Lester đã hứa trong lá thư một ngày nào đó anh cũng sẽ nhận ra tôi khi thiên thần gọi tên. Tôi biết ngày ấy còn xa lắm.
"Lester, em sẽ đợi. Đợi mãi. Đợi ngày mà chúng ta trùng phùng".

NGỌC TRƯƠNG

Ý kiến bạn đọc
06/09/201817:41:52
Khách
chuyện rất cãm động
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,268,905
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến