Hôm nay,  

Hồn Văn

02/09/200300:00:00(Xem: 132762)
Người viết: TỬ NGÔN
Bài số 340-879-vb5270803

Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ bằng 2 bài viết, tác giả chỉ cho biết "mới 28 tuổi". Bài viết thứ nhất mang tựa “Hắn” đã được phổ biến. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong Tử Ngôn sẽ bổ túc phần tiểu sử sơ lược và địa chỉ liên lạc.

Muốn cầm viết nhưng rồi lại lưỡng lự biết viết gì, khi số phận đã định. Gã chán nản quăng bút vào góc bàn, rút điếu thuốc ra, đưa lên môi ngậm hờ. Trong cái thế giới văn chương, ngày trước là nơi trú ẩn của gã; nhưng bây giờ, gã đang mất hồn, có viết cũng chẳng ra.
Ngồi dựa thân ghế, gã nghe điện thoại reo mà không bắt, chắc gã biết cô bạn nhỏ đang gọi gã hỏi thăm như mọi ngày. Lạ thật, gã già rồi, thế mà không hiểu sao cô nhỏ này lại đeo dính như sam. Gã có chạy cũng không thoát bàn tay của cô. Chẳng hiểu cô hiểu được gì ở gã mà lại theo sát đến thế. Tấm thân tàn phế, đầu óc mụ mẫm này thuộc về thân xác gã mà gã còn không hiểu gã đang muốn gì, định làm gì. Thế mà hay cho cô ả, cứ khăng khăng nói ả biết gã muốn gì, cần gì . Nực cười cho cái thứ tình dị hợm gã ban phát hờ hững cho, vậy mà còn hơn keo dán, dán dính cô ả với gã.
Phone reo gã cứ mặc, ngồi thả dòng khói vào không trung một cách lơ đãng bất cần. Có lẽ cô ả cũng tự ái, nên thôi không gọi gã nữa. Gã muốn thong đong một mình không muốn phiền ai, thời gian cứ thế mà trôi ...
*
Ngày còn trẻ gã nhiều khí huyết lắm chứ, cũng săn sái trong mọi lĩnh vực, thơ văn đến súng đạn Cái tuổi trẻ non dại đầy nhiệt huyết của gã để lại lắm vết sẹo đau lòng . Như thời vừa giải phóng, gã trong lớp thanh niên có học, tư tưởng cởi mở, không chịu bị kèm kẹp dưới cái lớp mặt nạ giả của tụi cộng sản con. Gã đã lên rừng gia nhập chiến khu hòng lật lại thế cờ đã chết của Cộng Hoà. Ấy, gã hăm hở xách ba lô, đang đêm lén lút với vài ba thằng bạn cùng chí khí, vượt suối băng rừng tìm đồng đội ; có biết đâu khi đến nơi, cái chiến khu mà gã mơ tưởng chỉ là một cái bẫy của con cáo già mang "họ Lê, họ Mác". Chúng không hành hạ gì gã, chẳng bắt bớ đánh đập gì cho cam. Chỉ duy có một điều, tự do và cơm áo của gã đang có bị hạn chế. Hằng ngày gã cùng lũ bạn nai tơ phải rị mọ hằng trăm trang sách của Stalin, Lenin, các "tư tưởng vĩ đại" "chính minh" của các bật quan thầy cộng sản. Cơm ăn vài hột, muối bửa có bửa không. Gã cùng lũ bạn theo năm tháng dưới kiểu đàn áp tinh thần công khai trắng trợn ấy, đã dần mụ đi. Chí khí mất, tinh thần suy sụp, thân gã trở thành một tên phế binh, tàn binh không hơn không kém. "Thấy chưa," bật quan thầy Cộng Sản đã nói với ga : "Các anh ngu dại theo Mỹ đi, để bây giờ thân hình tàn tệ như ma có ai ngó đến !" Tráo trở, du côn, chúng nói ngược không thua gì phường buôn thúng bán buôn ở chợ trời, dân lưu manh chánh hiệu .Gã chịu thua lũ người rừng " Cẩu khí"; chịu nhục mất nước, lầm lũi trốn như một con chó cụp đuôi, sau khi được phán: " Đã thấm nhuần tư tưởng của Bác, từ nay phải biết quay đầu về phục vụ con dân một cách sốt sắng nhé!". Gã bỏ nước, trong tủi hận, cái khí sung mãn của tuổi thanh niên bị sóng Đại Dương cuốn trôi về nơi cát bụi nào rồi.
Sang thế giới văn minh, gã không dám tự hào mình là một thằng đàn ông chánh hiệu. Gã sống phẳng lặng như con đường nhỏ thời sơ co.å Không ai để ý đến, cũng không ai màng đến việc gã thành công hay thất bại. Ấy vậy mà ... gã vẩn bị đời hành hạ, trù quyến.

Gã yêu Gã đã không còn là một thằng con trai nông nổi nửa, thế nhưng đụng đến đàn bà là gã luống cuống không biết đối phó thế nào.
Người yêu đầu tiên gã gặp lại chơi khăm gã, nàng có chồng, mà bảo rằng chưa. Đến khi gã đến hỏi cưới mới lòi ra sự thật. Gã bị đời nguyền rủa: Rù quyến vợ người ta, chia ly gia đình kẻ khác. Gã hoang mang, hối hận, tự đấm ngực kêu mình thằng mù. Rồi gã bỏ đi xứ khác lập nghiệp. Mười năm sau gã gặp lại cô nàng. Vẫn nhan sắc như xưa nhưng đã là bà mẹ một thân nuôi con. Cô nàng vẫn khăng khăng nói "Vẩn yêu gã như ngày nào." Thế là gã có vợ, không cưới xin, không hôn thú. Gã sống với nàng cho qua thời gian và cho bõ hận ngày xưa bị rủa oan.


Chừng vài tháng sau, gã thật lòng thố lộ cho vợ biết "gã không yêu, chỉ lấy cho bõ ghét, nhưng giờ bị dằn vặt gã đành phải chia tay thôi, xin nàng tha lỗi" Cô nàng không nói, vẩn để gã đi, như thể biết rằng gã đi vài bữa nửa tháng sẽ trở về.
Quả đúng như vậy, gã đi chỉ non tuần là lại mò về, lần này không phải gã yêu mà chỉ vì trách nhiệm. Gã đã để lại trong bụng nàng một giọt máu tinh khôi không tội lỗi. Gã trở về chịu trách nhiệm làm cha và để cô vợ cười đắc ý. Gã bỗng hiểu thêm, (mà đáng lẽ tuổi đời gã như thế, gã phải nên hiểu từ sớm ) đừng dại dột lôi thôi với đàn bà.
Gã có vợ, đời sống phiêu bạt của gã trụ lại, gã cố tỏ ra yêu vợ, trìu vợ, nhưng cái lí ở đời, "Ngựa quen đường cũ" thời nào cũng đúng. Vợ gã đẹp, nhan sắc lại lẳng lơ. Nên đàn ông theo đâu phải là chuyện khó, gã không màng đến chuyện đó, ghen rồi thì sao" Gã làm bộ như gã yêu lắm, thế mà có được gì đâu, nên gã không ghen, chỉ ngậm cười cho qua cái định số đã viết sẵn trong lá tử vi cha gã bốc cho.
Gã cần cù làm ăn, tiền gã không ham, nhưng gã muốn con có đời sống an nhàn sau này, nên gã nai lưng làm việc, tốn công học hành cho tương lai đứa con nhỏ. Cô nàng vợ gã vẩn nhởn nha tay quơ tay quào, thầm thì dấu ái những câu nói gã nghe như vịt nghe sấm; tuy vậy mà gã cũng có đến hai cục con con cách nhau bốn năm. Rồi gã ngưng hẳn.
Gã sống lại cái thời trai tráng bị kìm kẹp dưới những ngôi nhà lá của núi rừng Tây Nguyên, chịu nhồi sọ những thứ ngôn ngữ lý luận bát nháo của các quan thầy Cộng Sản. Gã vật vờ vất vưởng, rày đây mai đó, cốt sao cho qua ngày, cho có tiền nuôi hai con và mụ vợ đẹp chưng diện như công chúa.
Mười năm thoáng cái đến bên ngạch cửa. Tóc gã lấm chấm bạc. Nhìn gã cũng phong trần ghê gớm, nhưng gã có phong trần đến đâu, có dày dặn sương gió thế nào cũng không khỏi qua tay của đàn bà.
Gã bị vợ hành, bỏ không xong, lấy không đặng, thân gã như con kiến leo phải cành đa, leo nhằm cành cụt leo ra leo vào! Gã trở về với vợ, cho hai con chút thể diện làm con, khỏi bị mẹ ruột chúng hành hạ quấy rối bằng những câu mắng chó chửi mèo vô lí, ngang ngược như cua. Gã về, và theo lẽ thường, theo cái tính yếu mềm của gã, gã lại dan díu với cô nàng không tình cảm không chủ định, như câu " lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy". Gã lại thêm con, vợ gã được nguyên gia tài gã khổ công xây dựng trong mười năm nay. Đứa nhỏ ra đời là lúc gã biết, thân gã tàn thật rồi, hồn gã nát tan hoang. Gã chính ra là một cái bóng vất vưởng như một thứ ma trơi lây lấy không ai nhận làm thân nhân để cúng bái cầu tự.
Gã bỏ mặc thế giới tình yêu, quyết một lòng tu cho dứt nợ hồng trần. Nào có dễ như gã muốn, càng muốn tu, gã càng như con cá dưới nước bị bắt lên bờ, nằm dẫy đành đạch một cách đau đớn, mà không ai thương tưởng. Gã vẩn lặn lội muốn tu, mà đường tình duyên của gã trớ trêu, trong lúc gã muốn tu thì gã lại gặp cô nhỏ. Cô nhỏ cũng miệng lưỡi, xảo trá không thua gì vợ gã, cũng dối quanh dối co, cũng làm gã mê muội chìm đắm; để rồi cuối cùng sự thựccho gã biết cô nhỏ không ngây thơ ngoan hiền như gã tưởng. Nhưng một điều cô nhỏ khăng khăng đó là " Yêu gã thật lòng!". Câu này gã nghe quen quá, hằng ngày vợ gã vẩn nói như thếø. Vậy mà đã có lúc gã cứ ngỡ chính gã đưa cô nhỏ vào tình thế đau thương; Gã đang định dằn vặt gã. Nào ngờ bên kia đầu dây....
*
Ngơ ngẩn, buồn buồn, cô bé bỏ chiếc điện thoại xuống, nhìn hoài dòng chữ đã ghi số điện thoại, lòng nghi hoặc không biết mình đã gọi đúng hay sai số. Sao phone reo mà không ai bắt, chẳng lẽ khuya con người ta cũng phải đi làm"
Bồn chồn, cô nhỏ lại bốc phone, bấm số rồi thờ thẫn ngồi nghe tiếng phone reo liên tục bên kia đầu dây. Trời ngoài kia, đen tối âm u. Nhìn lâu cứ như đang nhìn vào một tấm thảm nhung đã cũ, không còn sức lóng lánh...
Và rồi, những tiếng nấc nghẹn ngào vang lên trong thanh vắng ...

Tử Ngôn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,065,653
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến