Hôm nay,  

Con Voi, Con Kiến, Con Người

30/08/200300:00:00(Xem: 145233)
Người viết: THU THẢO
Bài số 339-878-vb4270803

Tác giả tên thật là Xuân Thu Đặng, hiện cư trú tại Hawaii, nghề nghiệp được ghi là chủ một tiệm may nhỏ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà là một lá thư gửi người bạn gái được mô tả là một "super woman", ôn lại những hồi ức đầy biến đổi của hai chị em từng cùng nhau mở một bar rượu thời chiến tranh Việt Nam. Sau đây là bài viết mới của bà với tựa đề được đặt lại theo nội dung chuyện kể.
*
Xin các bạn cho tôi được kể và bàn luận chút chút về “những điều trông thấy” quanh đời sống chúng ta, từ con voi, con kiến tới con người.
Voi là con vậti to lớn nhất, có con nặng đến 2000 Kg, 3000kg lận, gấp 30, 40 lần sức nặng của một người đàn ông to lớn (người Á Châu) vậy mà nó chỉ sống nhờ vào cây cỏ, trái cây mà thôi, những thứ này có đủ chất bổ nuôi cơ thể quá to lớn của nó không" Nó không biết ăn thịt. Chắc ông trời biết rằng nếu cho nó biết thưởng thức mùi vị của thịt thì tất cả các thú trong rừng khó mà "sinh tồn" mà còn cả đến con người nữa, có thể sẽ bị chúng "tiêu diệt" luôn.
Tánh voi không dữ tợn bằng cọp, beo, sư tử. Nó cũng biết nghe lời, tập luyện cho nó làm trò hay cưỡi, thường các gánh xiếc có voi. Nhưng khi nó nổi "Trận lôi đình" thì cũng ghê gớm lắm "cây ngã đá tan".
Cách đây độ 5, 6 năm có một gánh xiệc rất nổi tiếng sang Hawaii biểu diễn, có một lần con voi nổi chứng không chịu ra sân khấu, chắc vì mệt mỏi (hôm đó biểu diễn 2 xuất vì chủ nhật) người điều khiển cứ thúc giục đủ cách. Thình lình nó nổi giận đùng đùng, quật người đó chết ngay. Những người khác chạy ra cố kềm giữ không được lại bị nó quật lại gần chết (mới đầu khán giả tưởng đó là phần biểu diễn của voi). Sẵn đó nó chạy tung ra đường đạp nhàu lên các khán giả đang xem làm một số bị thương nặng. Cuối cùng cảnh sát phải giết con voi to lớn ấy.
Còn bạn có bao giờ chú ý đến loại côn trùng nhỏ nhoi nhất lớn chỉ bằng đầu mũi kim may" Chúng ta thường thấy những đàn kiến tí teo, bò tứ tung đâu cũng có, nhất là trong bếp gần món ăn, chúng nhiều vô số, giết hoài, còn hoài, chúng nối đuôi nhau bu vào thức ăn. Chẳng biết chúng ở đâu" Sanh sản nơi nào, mà đâu cũng bò tới. Bạn có nghĩ đến với tấm thân bé tí như vậy thì bộ tiêu hóa, mắt, mũi, môi, miệng, chân cẳng nằm chỗ nào" Cơ quan sanh sản ở đâu" Mà sao nó nở ra nhiều trứng mà nở ra con hàng hà sa số vậy" Nó có ăn vào thì phải thải ra giống đồng loại lớn hơn nó như: kiến lửa, kiến hôi, kiến vàng….
Tôi đã bàn tới con voi, con kiến, bây giờ xin bàn chuyện tính tình con người.
Hồi còn bé tôi từng sống trong xóm lao động nghèo khổ, có ông Tám mỗi lần đánh cậu con trai thì trói cậu lại đánh như "ăn cướp, khảo của" độ 14 tuổi, cậu bỏ nhà đi hoang. Ai cũng tưởng cậu hư hỏng đi luôn nhưng độ 6, 7 sau cậu lại trở về nuôi dưỡng ông cha. Ai cũng ngạc nhiên và khen ngợi. Có lẽ cậu nghĩ vì nhờ người cha đánh đập mà cậu ra đời mới thấy nhiều người còn đối xử tệ hơn nữa chăng" Hay nhờ bỏ đi mà cậu mới học được cái hay cái lạ ở đời, biết cách làm ăn nên mang ơn cha mới trở về phụng dưỡng"
Hàng xóm tôi thời ấy còn bác Trân người nghiêm nghị, chịu khó làm lụng để lo cho hai cậu con trai học hành. Bác cũng chịu khó dạy con theo "Lễ, nghĩa, trí, tín" vậy mà chỉ có cậu em là chịu khó ăn học, còn anh cả bỏ nhà đi lang thang sau thành dân bụi đời!
Dì Tâm có đến 6 con, chồng chết bất ngờ, 3 đứa con chịu thương, chộiụ khó đi bán đậu phọng rang, đánh giày, lượm lon vv… để kiếm tiền đem về cho mẹ nuôi ba em nhỏ dại.
Còn gia đình chị Hương cha mẹ chuyên nghề đỏ đen bài bạc, 5 đứa con nheo nhóc, chẳng học hành gì, đứa lớn cõng đứa bé. Thế mà sau này 3 người cũng làm ăn sống được, còn 2 đứa thì nối nghiệp cha mẹ "cờ gian, bạc lận".
Tôi cũng có người bà con xa, sinh ra một bé gái không bình thường. Đứa bé chỉ biết ăn và khóc từng chập. Khi biết nói thì nói ngọng và không biết đặt thành câu, nên khó nhọc lắm mới biết nó đòi hỏi gì. Dường như mọi người trong nhà đều xem đó là một bất hạnh lớn lao, ít ai để ý đến nó. Lúc nó lên 5 tuổi. Năm 72 trong nhà có đại tang bà nội chết. Lúc tất cả mọi người trong nhà đang ôm nấp quan tài khóc để thảm thiết thì bỗng nhiên nó từ trong buồng đi ra và nói lớn: "Bà nội đi về trời rồi…đừng khóc nữa". Câu nói của nó làm cho ai cũng ngạc nhiên vì không ngờ rằng đứa bé đó lại có thể nghĩ ra được những lời ấy. Do đó mọi người bớt khóc và ôm nó vào lòng. Gia đình nó sau đó sống rất đầm ấm, ai cũng yêu thương nó. Năm 1975 gia đình được đi sang sống ở tiểu bang Kansas, tại Kansas City, bây giờ nó cũng biết chữ, tính toán nói cũng khá hơn xưa và đi làm cho tiệm "hamburger Mc Donald", tiền bao nhiêu kiếm được đưa hết cho cha mẹ. Nó thật hiếu thảo và vui vẻ, dễ thương. Trong chỗ làm ai cũng mến nó.
Sống trên đất Mỹ ngày nay, tôi còn được nghe, được đọc, được thấy nhiều trường hợp lạ lùng hơn về tính tình con người.


Cách đây không lâu có xảy ra một chuyện hi hữu vô cùng: Có một anh trông rất bình thường đứng ra nhìn nhận tội lỗi rằng chính anh đã giết chết 12 người phụ nữ đủ loại tuổi. Anh còn mô tả là sau khi anh hãm hiếp và dùng đôi vớ nylon dài của chính nạn nhân siết cổ họ cho đến chết. Vẻ mặt anh trông hiền từ chứ không dữ dằn, vậy mà khi anh khai và diễn lại trông thành thạo lắm. Nhưng khi khảo sát, kiểm chứng các tang vật ở hiện trường và thí nghiệm các điều tra viên mới phát giác ra anh không phải là thủ phạm các vụ sát nhân dã man này. Và tội ác tương tự vẫn được xảy ra trong lúc anh đang bị điều tra trong tù. Sau cùng anh mới thú thật rằng vì quá ham nổi tiếng được báo chí nhắc nhởø đến tên tuổi, hình ảnh được lên vô tuyến truyền hình khắp nơi mà anh mới khai vậy.
Thường người ta vì ham danh lợi, tiền bạc, của cải họ mới làm điều bất chính, mưu kế có khội giết người. Đằng này chỉ vì có tánh ham nổi tiếng mà anh chẳng kể chội đến mạng sống, tiếng xấu xa muôn đời hay ngồi ghế điện đi đời. Chắc ông trời cho anh tánh đó từ ban sơ nên anh mới có thể ra "thú tội" một cách dễ dàng mà không cần suy xét, anh làm cho những người quen thân biết anh phải rụng rời, không ngờ nổi. Cũng may mắn cho anh "Phước ông cha, bà cố giải để lại" anh được sanh trên đất Mỹ. Nếu anh sanh ra ở nước kém mở mang, không văn minh thì chánh quyền chẳng cần xem xét gì, đã mang ngay anh đi câu sấu, chặt đầu hay treo cổ, còn gì là đời
Cũng lại ở Mỹ này có hai anh em nhà kia vì quá tham lam tiền bạc, hung bạo đến nổi phải giết chết cả cha lẫn mẹ. Ra tòa mặt mày tỉnh queo, không có vẻ gì hối hận. Ơû trong tù cũng thảnh thơi chơi thị trường chứng khoán, kiếm được cũng khá tiền, các nàng kiều nữ cũng mê tít hai chàng và cách đây không lâu một chàng đã cưới vợ, dù chàng ngồi tù, nàng ở ngoài tự do. Luật lệ của nước Mỹ quá tự do, nhiều lúc quá trớn đến đỗi tù nhân cũng có quyền lợi, nhờ mấy ông luật sư giỏi tìm kẻ hở của luật mà giúp các thân chủ của họ. Chỉ lạ một điều là các nàng kiều nữ mê hai chàng này mà không sợ gì cả. Họ không nghĩ rằng chính cha mẹ của chúng mà chúng không nghĩ đến công lao "dưỡng dục, sanh thành" "mang nặng đẻ đau" nở đành đoạn giết chết dễ dàng, thì các nàng hai anh này coi ra gì" Biết đâu sẽ có lúc làm "vật tế thần" cho chàng.
Gần đây, có cô tài tử rất xinh đẹp, trẻ trung nổi tiếng là Winoma Ruder ở Hollywood, đã bị bắt vì tội ăn cắp quần áo đẹp trong những cửa hàng ở Hollywood.
Tôi chẳng biết những tánh hung bạo, tham lam này do ông trời sanh ra hay là do hoàn cảnh xã hội. Dù sao, ngay trong đời sống hàng ngày quanh chúng ta vẫn không thiếu những chuyện tốt đẹp.
Tôi đã chứng kiến ở khu chợ Tàu ở Honolulu này có một anh tên Nghĩa ăn mặc rất sạch sẽ đàng hoàng. Từ khoảng 10 năm nay, hàng ngày anh thường đi vòng vòng khắp mọi nơi chịu khó tìm kiếm, góp nhặt tất những rác rến, tàn thuốc, ly, lon không vv…anh cẩn thận gói ghém bỏ vào bao nylon cột chắc lại đem bỏ vô thùng rác công cộng gần đấy. Nếu ai cố ý nhìn kỹ sẽ thấy anh dùng cả bao nylon nhỏ tròng vô tay trước rồi mới lượm rác để không làm dơ bàn tay anh. Miệng anh ca hát rất hay và hùng hồn những bản về quê hương như: Hận đồ bàn, Bên bờ Đại dương, Dựng một mùa hoa, Nương chiều, Trường Làng tôi…. anh cũng biết thổi kèn Harmonica rất rành.
Có vài lần tôi nói chuyện với anh, anh bảo anh có nghề chạm gỗ rất đẹp, anh kể về các loại cây đẹp, anh nói cả về nhà khoa học không gian, các nhà bác học rất lưu loát. Tôi rất ngạc nhiên và phục anh. Mặt anh trông thông minh và sáng sủa. Thế mà ở chợ Tàu này, người Việt thường bảo là anh bị "bệnh tâm thần, khùng điên" không ai chơi với anh, nhưng có người cho tôi biết anh nói tiếng Mỹ lưu loát lắm vì anh đã từng học ở đại học "University of Hawaii".
Có một hôm tôi cùng một bà bạn người Mỹ lớn tuổi đi bộ ngang qua gặp lúc anh vừa lượm rác vừa thổi kèn, bà rất ngạc nhiên hỏi tôi "Người lượm rác đó là ai vậy"" Tôi đáp "Ở đây ai cũng bảo anh đó là một người Việt Nam khùng "Crazy". Bà chưng hửng bảo: "Nếu khùng thì làm sao biết thổi kèn tuyệt diệu đến thế" Và còn biết làm sạch thành phố như lời của chánh phủ thường khuyên trên vô tuyến truyền hình "Please keep Hawaii clean". Chắc tôi phải viết thư cho ông thị trưởng tặng cho người này một bằng "ban khen". Bà nói một vẻ kính phục và bà còn thêm "Như tôi đây cả đời chỉ "ăn không ngồi rồi" chẳng làm gì lợi ích, bây giờ tôi ăn năn thì đã muộn.

Cũng như tài tử nổi tiếng Sly-Stallone hồi bé bị nói ngọng nghịu khó khăn vậy mà bây giờ anh thường đóng vai chánh 15, 20 triệu cho một phim, nếu để ý nghe kỹ, giọng anh nghe ồ ồ cứng lắm, không thanh và bình thường mấy.
Ở đây, tôi cũng có quen một cậu trông hiền lành nhưng bị tật bẩm sinh, hai chân đều bị cong, bàn chân không đều đặn, đi đứng khó khăn, hai tay cung lại trong mỗi bước, vậy mà vẫn có công ăn việc làm ngồi phòng giấy đàng hoàng từ hơn 20 năm nay. Và cậu ta cũng cưới một cô vợ dễ thương, đẹp đẽ sống hạnh phúc.
Những con mối nhỏ nhoi, tí tẹo không ra gì, thế mà chúng có thể gậm nhấm làm sập cả căn nhà to lớn. Những hạt cát tí ti, trùng trùng, điệp điệp tạo thành những bãi biển ngút ngàn, những đồi cát trắng xóa, nên thơ.ï Hạt muối không có giá trị gì về mặt vật chất trong đời sống chúng ta, thế nhưng nếu không có nó thì cuộc sống sẽ vô vị biết bao.
Theo tôi nghĩ những gì trong cõi đời này dù lớn hay nhỏ ở trước mắt chúng ta đều có tầm quan trọng không nhiều thì ít.
Thu Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến