Hôm nay,  

Cám Ơn Kaiser

20/08/200300:00:00(Xem: 154948)
Người viết: LÊ NGỌC
Bài số 331-870-vb8170803

Tác giả Lê Ngọc cho biết ông nguyên là dân quận 3, Sàigòn. Đến Mỹ tháng 6 năm 2000 theo diện bảo lãnh. Đang làm nghề chăm sóc người lớn tuổi tại Santa Clara County. Hiện cư trú tại 755 E Capitol Ave F.203, Milpitas, California 95035. Là độc giả Việt Báo từ tháng 7 năm 2000. Và sau đây là bài viết đầu tiên của ông.
*
Richard T, chủ nhân cơ xưởng sữa chữa auto ABC đã vật lộn với chiếc xe của tôi gần cả ngày thứ bảy. Chiếc Corolla DX 95, dĩ nhiên còn chạy được, nhưng rờ chỗ nào cũng có chút trục trặc kỹ thuật - T. nói. Tôi cũng giống như chiếc xe Toyota tội nghiệp đang nằm trước mặt.
Hồi còn ở Việt Nam, gần hai mươi mấy năm vật lộn với cuộc sống cực nhục, vậy mà chỉ qua loa nhức đầu đau bụng. Sang được Mỹ, năm đầu tiên bác sĩ medical cho biết kết quả khám sức khỏe tổng quát: . gan . thận bình thường .. và huyết áp hơi cao.
Nhưng có một điều tôi giấu kín trong buổi hỏi đáp với bác sĩ, đó là một mảnh kim loại của trái đạn hoả tiển cầm tay B.40, đã ghim vào phía sau vai trái của tôi. Nhớ lại trận đụng độ tháng 2/72 .. một tiếng nổ chớp sáng loà, tôi và anh bạn bị hơi nóng úp chụp quật ngã xuống đất. Trong mùi thuốc súng ngẹt thở, tôi cố nhìn xuống chổ bị thương, đầu gối trái bị mảnh đạn xé toạt thấu xương, vùng vai bên trái ê ẩm, máu dưới chân, máu trên vai.
Ngày bị xuất viện với chiếc nạng trên tay, tôi nghiến răng bỏ lại những đau đớn phía sau. Tôi nhớ có hỏi vị bác sĩ trưởng khoa về sự nhoi nhói bên vai. Nụ cười như dọa bổng nở trên môi người thầy thuốc:"Anh muốn bị liệt nửa thân người hay sao" Nó ở đấy thì cứ để nó nằm yên.". Tôi tưởng tượng cái mảnh thép màu olive ấy chắc nằm giữa những sợi dây thần kinh. Ai sẽ gắp nó ra cho tôi đây. Hồi nhỏ, chỉ cây dầm nhỏ vướng trong ngón tay đã làm cho tôi khóc cả đêm. Bây giờ, thời gian bao lâu mới có thể giúp tôi làm bạn với vật lạ trong người. Biết làm sao - tôi tự an ủi - không chỉ mình tôi, hàng ngàn chiến hữu còn mang cả một đầu đạn nhọn trong người mà có gì đâu.
Nhưng cứ mỗi mùa lạnh đến, gần như phần thân thể bên trái của tôi bị tê dại. Mỗi mùa lại thêm nhiều cơn đau, cái đau như bị ai đó đánh vào lưng vào vai bằng vật nặng. Đau đớn kéo dài hàng tháng rồi bớt, rồi lập đi lập lại làm cái đầu của tôi cũng bị mất thăng bằng theo. Chịu không nổi tôi đành phải mang căn bệnh chín tháng vui ba tháng buồn ra vào bệnh viện Nguyễn Tri Phương, quận 5, Sàigòn nhiều lần. Cuối cùng, tôi được quý bác sĩ giải phóng hội chẩn theo tiêu chuẩn bảo hiểm y tế. Tôi nghe được một loạt vấn đề được quý vị mặc blouse trắng đưa ra: thuốc, tay nghề, tốn kém, rủi ro ... Tôi được cấp toa mua thuốc giảm đau và chờ, chờ hoài. Cuối cùng tôi cũng biết ra, dường như chẳng bậc "từ mẫu chế độ mới" nào chịu hoặc dám cầm dao mổ lách vào thớ thịt của thằng lính chế độ cũ để mang vật gây bệnh ra.
Ít lâu sau khi sang định cư tại Mỹ, tôi được Kaiser sắp xếp gặp Bác sĩ Jennifer U. Doan về tình trạng cao huyết áp. Ở Mỹ tôi không thấy môn Công Dân Giáo Dục. Nhưng một ý nghĩ thoáng trong tôi, chắc ở đại học U.C Davis, California và Eastern Virginia Medical School, Norfolk Virginia, những nơi Bác sĩ Jennifer U. Doan tốt nghiệp chắc có môn marketing dành cho các sinh viên khoa y. Ở Bác sĩ Doan, bên cạnh tài năng là phong thái của một người phụ nữ đẹp: duyên dáng, nhả nhặn .. Những người bạn của tôi cũng có những nhận xét về người bác sỉ nầy như thế. Tôi thấy, Kaiser thật khéo chọn thầy thuốc. Tôi được Bác sĩ Jennifer U. Doan theo dõi điều trị tận tình. Bệnh tình tôi thuyên giảm rồi sức khoẻ dần trở lại. Tôi vẫn được gặp Bác sĩ U. Doan theo định kỳ. Ở môi trường sống mới, chỉ riêng mục bảo hiểm y tế, tôi cảm thấy mình thật sự là người may mắn.
Hồi còn đi học, có ai đó kể cho tôi nghe về một phụ nữ vô gia cư nằm hấp hối bên bãi rác đúng lúc Mẹ Theresa đi qua. Phút cuối cùng trong cuộc đời đầy ắp đau khổ, con người bất hạnh ấy được chính tay Mẹ Theresa lau sạch thân thể, mặc quần áo sạch .. và ôm vào lòng an ủi bằng những giọt nước mắt. Người sắp chết thở ra với nụ cười như gió thoảng.. Tôi đã sống như một con vật suốt cả đời. Giờ nầy tôi mới được đối xử như một con người. Tôi nhớ mãi câu chuyện đơn giản nhưng giàu tình người. Nhìn lại mình, sau nhiều năm bị kẹt lại dưới chế độ Cộng Sản, buộc phải trãi qua nhiều đày đọa ức chế .. tôi bây giờ bắt đầu được quyền sống như một con người.
Hồi ức trong tôi về những khuôn mặt và cách làm việc của các bác sĩ giải phóng, những khuôn mặt và cách làm việc của các bác sĩ 30 tháng 4: lạnh lùng và ban ơn, đa phần chữa bệnh theo điều kiện. Vì thế sau nầy, tôi cắn răng không cho phép mình được bệnh (trừ những năm lao động tập trung) để khỏi phải gặp quý bác sĩ hay y tá, khỏi tốn thì giờ, khỏi bị tốn kém kéo dài, khỏi phải tủi thân! Nhiều năm trôi qua, suy nghĩ đau đớn đó đã trở thành hội chứng trong đầu.
Trong khi đó, cái mảnh kim loại nhỏ, có lẽ nhỏ hơn 1/3 hạt gạo, không mời vẫn nằm trong vai trái của tôi. Nó theo tôi sang Mỹ. Hai mùa Đông trước, có lẽ nhờ bận ơi là bận trước một loạt vấn đề của cuộc sống trên đất mới mà các cơn đau tạm tha tôi. Tôi có nghe trên vai cộm cộm thay vì nhoi nhói. Từ lâu tôi không dám vói tay ra sau để sờ vào vết thương kín miệng đó.


Mùa đông năm nay ở California, cả vùng vai bên trái bị ê ẩm trở lại. Như những người Việt Nam can đảm ở quê nhà, tôi tự tìm thuốc chữa đau cho mình. Những viên Edvil, Tylenol .. rồi heating pad, cooling therapy .. rồi thuốc dán các loại .. nhưng cái đau mỗi ngày vẫn tăng nhịp theo chiếc hàn thử biểu đang xuống độ.
Trong thư Kaiser giới thiệu, Bác sĩ Jennifer U. Doan là bác sĩ chính của tôi. Lẽ ra tôi đã phải nói ra điều tôi phải nói ngay từ lần đầu tiên gặp vị bác sĩ khả ái đó. Lúc nầy, đau lắm, thế mà tôi lại cứ lưỡng lự trong việc gọi điện thoại xin cái hẹn gặp Bác sĩ U. Doan. Chìu cái tâm lý quái ác lạ lùng ấy, tôi đành ôm vai chờ cho đến kỳ hẹn thường lệ.
Tôi tưởng sau khi thu hết can đảm nói ra chuyện cái vai trái thì sẽ bị phiền trách. Nhưng Bác sĩ Jennifer U. Doan vẫn nhẹ nhàng nói: "Phải lấy cục bướu ấy ra. Có thể nó còn là cái gì khác. Mổ nhanh lắm.". Nghe Bác sĩ Doan nói, xem ra chẳng có gì là quan trọng. Lần đầu tiên tôi thấy yên tâm. Bác sĩ Doan còn ân cần dặn thêm: "Khoảng hai tuần nữa anh sẽ nhận được thư mời của Ban Phẩu Thuật.".
Cầm hồ sơ y khoa của tôi do Bác sĩ Jennifer U Doan chuyển đến, Bác sĩ Jemmy C. Hwang nói:" Chỉ là một cục bướu mỡ. Không phải là ung thư hay gì khác. Tôi sẽ mổ cho anh. Sẽ gây mê nhẹ nếu cần thiết. Điều quan tâm là bị chảy máu nhưng theo tôi khả năng nầy sẽ không xảy ra."
Bác sĩ Hwang giải thích thêm một số điều cần biết với giọng nói thật lạc quan. Đích thân vị bác sĩ trẻ tuổi hướng dẩn tôi đến phòng ghi danh làm thủ tục. Tiển tôi ra cửa Bác sĩ Hwang nói, tuần tới tôi sẽ được gặp lại anh.
Nhìn lại hai tuần qua, mọi chuyện diển ra thật bình thản. Tất cả những xao động trong tôi dường như được hai vị bác sĩ trẻ làm lắng đọng. Tôi như chiếc xe bị trục trặc kỹ thuật, nhưng ở đây, những người thợ giỏi định ra bệnh dễ dàng nên sẽ sửa xe không khó. Hồi giải phẩu đầu gối trái tôi ở tình trạng mê man. Tỉnh dậy đau khắp người. Tôi bị ói mửa, vật vã sau khi liều thuốc mê trong người giản ra. Giờ đây tôi cũng hình dung Bác sĩ Hwang và các phụ tá sẽ làm cho tôi mê đi .. nhưng khi tỉnh dậy là được giải thoát. Không biết có đau không đây. Tôi nghe nhiều bạn bè nói, ở Mỹ mổ không cần khâu chỉ, chỉ dán băng keo đặc biệt lên vết mổ là xong. Mong là như vậy.
Cô y tá Cathy chỉ cho tôi cách mặc quần áo, đội mũ và mang giầy nhập viện. Tôi nằm trên chiếc băng ca di động. Chai nước biển treo phía cao bên trái. Cathy cầm ống dẫn có đầu kim nhọn từ từ cắm nhẹ vào mạch cổ tay trái của tôi. Tôi nín thở, nhắm mắt, nhưng vẫn nhận cảm giác về sự chuẩn bị của người y tá có giọng nói thật dịu dàng. Tỉ mỉ qua từng động tác kèm theo sự giải thích. Chuyển tôi cho Katy, người y tá của phòng mổ, Cathy nói rằng cô sẽ gặp lại tôi khoảng một giờ sau. Katy di chuyển tôi đến thang máy. Phòng mổ ở trên lầu hai. Dọc theo hành lang của phòng chuẩn bị, nhiều bệnh nhân khác cũng quần áo mũ giày như tôi đang chờ. Ai cũng nhìn theo. Nhiều tiếng good luck bay về hướng tôi.
John, chuyên viên phụ phẩu thuật, và Katy dọn cho tôi kiểu nằm sấp. John sắp xếp máy đo huyết áp bủa giây xuống ngực xuống tay chân tôi. John hỏi tôi là người ở quốc gia nào" Việt Nam. Tôi có biết quê hương anh - John nói - quyết định xin phẩu thuật của tôi rất đúng đắn. Anh sẽ được thoải mái sau khi cục bướu được lấy ra. Katy cho tôi hay, tôi sẽ được gây tê, nghĩa là tôi sẽ không ngủ mà thức. Cô nói ông Hwang rất mát tay nên tôi sẽ không cảm thấy chút đau đớn nào trong suốt ca mổ.
Bác sĩ Hwang bước vào chào mọi người. Oâng cúi xuống nói nhỏ với tôi": Thuốc giảm đau có nhiều, nếu hơi đau một chút xin anh cho biết để Katy tăng lượng thuốc tê.". John choàng lên người tôi từng tấm drap ấm. Một khoảng trống được dành riêng trên điểm mổ. Hình như Katy đã cắm mũi kim tê vào. Bàn tay mang găng của Bác sĩ Hwang như lần lần nhè nhẹ trên vai tôi. Tôi nghe như có tiếng rạch tiếng cắt. Tôi cố lắng nghe, cố tưởng tượng xem Bác sĩ Hwang đang làm gì trên lưng tôi. Vai tôi lì lì không có chút cảm giác. Thật khó tả cảm giác lúc ấy. Trong lúc Bác sĩ Hwang và hai phụ tá đang bận rộn với vết đau của tôi, tôi nằm úp mặt yên tỉnh. Tiếng Katy hỏi từng chặp:" Oâng Lê có khoẻ không" Oâng Lê cảm thấy như thế nào" Tốt, cám ơn cô. Có lúc tôi nghe tiếng John trả lời dùm: Anh ấy khoẻ. Phải không nào anh Lê. Thỉnh thoảng câu hỏi của Bác sĩ Hwang xen vào:" Anh bình thường chứ" Có đau xin nói cho tôi biết.". Đúng là một ca mổ bình thường. Mọi người vừa làm việc vừa nói chuyện với nhau. Tôi càng yên lòng. Tôi tin chắc rằng chút nữa là xong chút nữa những cơn đau hàng năm sẽ được biến mất. Nằm đấy tôi nhớ lại lời bạn bè khen bác sĩ ở Mỹ rất giỏi, y khoa của Mỹ đứng đầu thế giới. Một thoáng nhanh trong đầu, tôi đã được hưởng những cái giỏi đó mà không hề bị chút phân biệt.
Tôi nhớ mãi nét mặt nhân hậu của Bác sĩ Jennifer U. Doan. Tôi nhớ mãi nụ cười tươi và ánh mắt long lanh sau cặp kiếng trắng của Bác sĩ Jemmy C. Hwang. Tôi nhớ cái bắt tay của John và Katy:" Anh là một bệnh nhân tốt.". Tôi nhớ mãi sự căn dặn của Cathy về giờ giấc uống thuốc, về cái hẹn với Bác sĩ Hwang sau 15 ngày .. Họ thật chu đáo. Giờ đây, kỹ niệm từ phòng định bệnh đến ca mổ, dường như đã trở thành cái thế giới nhỏ bé trong lòng tôi; trong đó, tôi nhớ mãi những con người tận tụy đầy lương tâm chức nghiệp của Kaiser đã giúp cho tôi trở lại với đời sống mà tôi từng ao ước.

Lê Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến