Hôm nay,  

Con Đường Trung Đạo

16/08/200300:00:00(Xem: 152686)
Người viết: Anthony Nguyen
Bài số 329-868-vb6150803

Tác giả Anthony Nguyen cho biết về tiểu sử: 35 tuổi, hiện cư trú tại Anaheim; Nghề Nghiệp: Quality Control Supervisor at Conesys corp., Tustin facility. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn "paperless society".Sau đây là truyện ngắn thứ hai của ông. Mong bạn Nguyễn sẽ còn tiếp tục viết.
*
Thư viện đại học Long Beach, California vào một chiều cuối xuân năm 2002.
Mùa hè sắp đến làm cho ban ngày kéo dài hơn ban đêm . Tôi uể oải gấp quyển tập lại, nhìn đồng hồ, kim chỉ đã hơn bảy giờ tối mà trời vẫn còn đầy ắp nắng mặt trời . Mỗi lần tôi có một bài homework khó nghĩ là tôi rất dễ bị phân tán bởi những cảnh xung quanh . Nhất là chỗ tôi ngồi học lại gần bên cửa sổ ngó ra khuôn viên trường, vô tình hay hữu ý ngắm những nữ sinh viên gọn gàng trong những bộ suit màu đen, hối hả bước để chuyển lớp cho kịp giờ, kéo theo sau cả một vali sách, trông giống như những tiếp viên hàng không mang theo hành lý chuẩn bị lên máy bay vậy .
Phòng học của thư viện thật yên tĩnh đến nỗi có thể nghe được tiếng ngáy của ai đó trong góc phòng, hoặc tiếng ăn những bịch snack vội vã, lén lút của các sinh viên cho qua bữa tối trong khi vẫn cắm đầu vào sách, vì phòng này không cho mang thức ăn vào . Tôi vừa định quay lại với bài toán hắc ám của mình thì đằng sau có một giọng tiếng Việt quen thuộc vang lên :
- Xin lỗi ... có phải anh là anh Khang "
Tôi quay phắt lại nhìn một thanh niên hơi ốm và đen, vẻ hiền từ trong một bộ áo nâu của tì kheo nhà phật .
- Xin lỗi anh là ...
Tôi ngừng lại vài giây, rồi không ngạc nhiên vì bồ đồ tu hành của anh, vì ở các trường đại học ở Cali này, các vị tu hành các tôn giáo đi học ở các ngành chuyên môn khác là chuyện rất bình thường, nhưng hết sức ngạc nhiên vì nhận ra anh chính là chú tiểu Tuệ Tĩnh ngày nào ở việt Nam mà tôi đã biết từ thưở nhỏ - wow- tôi la lên làm cho mọi người xung quanh phải giật mình quay lại - anh Tĩnh đó hả, thiệt là trái đất tròn quá phải không "
Thế rồi chúng tôi tay bắt mặt mừng, kéo nhau ra phòng cafeteria nói chuyện để không làm phiền những người xung quanh . Đã hơn mười năm không gặp lại, chúng tôi tha hồ kể lại những kỷ niệm thơ ấu của mình, khi mà tôi hãy còn bận quần xà lỏn mỗi tuần đều đạp chiếc xe đạp mini lon ton lên nhà chùa để xay bột về cho bà ngoại tôi làm bánh ít trần đem bán . Khi đó anh Tĩnh lo về việc xay bột trong chùa, tôi và anh lại học chung những năm phổ thông nên dễ dàng trở nên đôi bạn thân .
Anh Tĩnh chỉ vào quyển sách dày cộm của tôi:

- Anh cũng đang học lớp Math History 410 đó hả " mùa này tôi cũng học lớp đó nhưng vào giờ buổi sáng và thêm một lớp Buddhism, phải mà gặp anh trước, tôi đã xin chuyển sang học chung với anh cho vui rồi . Sao anh học lớp này có thích không "
Tôi như được gãi đúng vào chỗ ngứa:
- Trời, cái lớp gì mà khó quá, hai ông tác giả John Fauvel và Jeremy Gray này cứ giữ nguyên ngôn ngữ toán học của thế kỷ mười bảy làm cho mình đọc phải suy đoán gần chết mà vẫn không hiểu họ muốn nói gì .
- Hà hà - anh Tĩnh cười xoà - nếu không thì sao gọi là math history chứ " nhưng mà anh đang bị bí chỗ nào đó "
Tôi lập tức không bỏ lỡ cơ hội, vì tôi biết anh ngày xưa là một cây toán xuất sắc với khả năng "giác ngộ" cao hơn tôi nhiều về cả toán học lẫn phật học . Hơn nữa, chỉ còn một tuần nữa là đến ngày thuyết trình của tôi mà tôi vẫn chưa thể type được chữ nào . Tôi bèn lật sang chương mười hai, phần sự nghiệp của Sir Isaac Newton (1642-1727), nhà tóan học vật lý vĩ đại của thế kỷ mười bảy, người cùng một lúc với Leibniz (1646-1716), đã phát minh ra khái niệm đạo hàm và vi phân
- Bên anh đã học đến phần này chưa, khi mà Newton cố gắng tìm ra quy luật trong mối quan hệ giữa đạo hàm và tích phân , ông ta đã sử dụng lý thuyết tịnh tiến trong hình học như là một công cụ kiểu "mượn dao thái thịt " mà chưa hề chứng minh rõ ràng sự tồn tại hay không tồn tại của nó, chỗ này thật là khó hiểu quá anh Tĩnh à .
- Anh muốn nói đến "the O method" phải không " đó chẳng qua là một đoạn thẳng PQ, khi P và Q cùng tiến về một điểm N nào đó, thi O sẽ dần dần bằng zero, nhưng cái chỗ huyền diệu của nó là O không phải là zero, chỉ "approaching" mà thôi . Do đó, trong phần chứng minh của Newton, ông đã có thể giản ước "O" bằng cách chia hai vế của đẳng thức cho "O" vì "O" khác zero, nhưng mặt khác, ông lại có thể thoải mái loại bỏ đi các đơn thức có chứa "O" vì "O" quá nhỏ, không đáng kể, coi như bằng zero .


- Đó anh thấy không, cái chỗ huyền diệu mà anh vừa nói đó chính là cái thắt gút không tháo gỡ được của tôi . Bởi vì, nói một cách khác, những nhà toán học hiện đại ngày nay vẫn còn chút nghi ngờ về cái ký hiệu dy/dx khi mà dx là một số lượng rất nhỏ , nhỏ hơn cả sự tưởng tượng của con người . Nếu như một ngày nào đó, người ta phát hiện ra có gì không ổn trong chứng minh của Newton về lý thuyết đạo hàm Fluxional Calculus, thì chắc đó là ngày tận thế, vì tất cả những thành quả khoa học dựa trên nền tảng toán học, đặc biệt là tích phân và đạo hàm trong ngành giải tích, có phải đã bị đảo lộn hết không"
- Ừ thì đó cũng là "possibility" - anh Tĩnh gật gù vẻ thích thú- giống như hồi Galilei Galileo phát hiện ra trái đất tròn chứ không vuông như người ta nghĩ, người ta đã vô cùng giận dữ khi đó là sự thật . Con người đúng là evil mà ... Nhưng mà anh phải công nhận với tôi rằng hiện mọi chứng minh toán học dựa trên căn bản đạo hàm trước giờ đều đúng và có thể ứng dụng được trong đời sống, như vậy Newton đã không có sai, chỉ là tôi cảm thấy ông ta lúc bấy giờ cũng không chứng minh được hoàn toàn là mình đúng trong cái "the O method" của ông.
- Nhưng mà anh này, tuần tới là tôi phải trình bày trước lớp về vấn đề quy" quái này, nếu có người hỏi sâu như thế thì tôi làm sao trả lời đây "
Anh Tĩnh trầm ngâm một lúc, rồi nói một cách tự tin như đang thuyết pháp cho tôi vậy:
- Thật ra đức phật Thích Ca mấy ngàn năm trước, trong bốn mươi chín ngày ngồi thiền dưới cây bồ đề, đã nghiệm ra chỗ gút mắt của anh rồi . Anh còn nhớ không trong kinh pháp hoa có câu "sắc tức thị không, không tức thị sắc", trong cái "có" có cái "không", trong cái "không" có cái "có" . Muốn tránh mọi phiền não trong đời thường, mình phải biết đi theo con đường trung đạo mà đức phật đã chỉ ra, cả hai khái niệm "không" và "có" đều rơi vào sự cực đoan mà ngài muốn tránh vì cả hai đều đưa chúng ta vào nghiệp tái sinh, chỉ có con đường trung đạo mới có thể đưa mình đến niết bàn
- Nhưng mà hình như anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi đó " - Tôi gãi đầu vẻ bối rối.
- Cũng như vậy thôi - anh Tĩnh phì cười trước cái vẻ ngây ngô của tôi - tại sao anh lại phải quan tâm đến vấn đề tồn tại hay không tồn tại của dy/dx hay là đoạn thẳng "O", khi mà nó thực sự "work" và giúp anh đạt được điều mà anh muốn đạt. Có lẽ ngày xưa Newton cũng có những suy tư như thế nhưng ông ta đã phải bỏ qua vì thực sự nó không quan trọng nữa . Vấn đề cốt lõi ở đây là phải biết khi nào "O" tồn tại để mình có thể đơn giản hai vế của đẳng thức cho "O", khi nào mình phải chấp nhận sự không tồn tại của "O" để mình có thể bỏ qua những đơn thức chứa "O" .
Phải mất vài phút suy nghĩ, tôi mới nghiệm ra hết những gì anh Tĩnh nói, nhưng tôi đã thấy nhẹ nhõm trong lòng và không còn lo âu về vấn đề thuyết trình nữa .
Chúng tôi ra khỏi quán cafeteria của thư viện thì cũng đã gần mười giờ khuya . Một nhóm nhân viên Security Officers của trường vẫn còn tụ tập trước cửa thư viện để hộ tống an toàn những nữ sinh viên học khuya ra bãi đậu xe vì đi bộ từ thư viện đến bãi đậu xe cũng phải hết gần hai mươi phút . Thường thì họ không chú ý đến những tay đực rựa như chúng tôi nhưng có lẽ vì hơi khuya quá hoặc là vì bộ áo tu hành của anh Tĩnh có vẻ ngộ nghĩnh nên một trong số người họ đón chúng tôi và hỏi xem chúng tôi có cần escort hay không . Tôi cười, cảm ơn và từ chối vì mấy khi chúng tôi mới gặp được nhau, chuyện trò vẫn còn chưa hết nên thời gian đi bộ cũng chỉ là ngắn lắm thôi .
Trước khi chia tay, anh Tĩnh như sực nhớ ra điều gì, hỏi tôi một cách tò mò :
- Nè, tôi thì tu hành nên không nói gì, nhưng anh thì có vẻ như là còn độc thân đó, vậy chứ đã có cô nào chưa, bữa nào giới thiệu cho biết coi "
- Không phải anh đã dạy tôi sao - Tôi mỉm cười đầy vẻ bí hiểm - có hay không có đều không quan trọng đó mà ! tôi vẫn cố gắng đi theo con đường trung đạo của đức phật đây .
Nói rồi chúng tôi cười lớn chia tay ai đi đường nấy, anh Tĩnh khuất dần trong bóng tối. Tôi ngồi vào xe, trong lòng chợt nhớ đến một người, tự hỏi với mình rằng, thật ra người ấy của tôi có hay là không có"

Anthony Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,612,717
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến