Hôm nay,  

Lá Thư Từ Mỹ

13/08/200300:00:00(Xem: 127881)
Người viết: DƯƠNG MINH TRI TÚC
Bài số 3269-864-vb7090803

Cháu Dương Minh Tri Túc là người viết về nước Mỹ trẻ tuổi nhất: sinh năm 1992, chỉ mới 11 tuổi, hiện sống với gia đình ở Philadelphia-PA, đang học lớp 4. Bài viết của cháu là một lá thư gửi cho bạn ở Việt Nam, lời lẽ và nội dung rất dễ thương.

Philadelphia, cuối Đông 8/3/2003
Bạn thân mến,
Thấm thoắt mà đã 4 năm ta chia tay cũng là khoảng thời gian gia đình tôi định cư ở Mỹ. Những kỷ niệm vui, buồn, lo âu… lẫn lộn chắc bạn cũng nóng lòng muốn nghe tôi kể phải không"'
Tháng 3/99, gia đình tôi đến Washington D.C tôi học lớp 1 vài tháng.
Năm tháng sau, chúng tôi dọn đến Philadelphia và hiện giờ tôi đang học lớp 4. Tôi thích chơi hơn học nhất là mùa Đông, chơi tuyết, tha hồ làm snowman hay gì cũng được! Mẹ thì cứ bảo học tiếng Việt làm Toán xong mới được chơi game cuối tuần.
Rồi nhiều biến cố xảy đến gây đau buồn cho nước Mỹ, trong tôi bấy giờ lo âu, nhút nhát lẫn lộn. Có lúc tôi không nói được một câu tiếng Anh để giúp cha mẹ khi đi làm giấy tờ… Và sau đó, tất nhiên mẹ lại buồn về tôi không ít! Bạn ạ, tôi nhớ rất kỹ những lời người dạy tôi từng ngày, từng đêm ví dụ như:
- Nước Mỹ là nơi rất tốt để ta sinh sống vì có "Tự do thực sự".
- Được vậy, là do thời gian lâu dài trước đây những người Mỹ chính gốc, những di dân đi trước đã gầy dựng gian khổ. Họ là những tấm gương sáng về sự dũng cảm để xây dựng tương lai tốt đẹp cho đời sau hưởng…


- Muốn thành Bác sĩ, Kỹ sư chỉ cần chịu khó học hành đỗ đạt là được không phải con ông lớn hay nhà giàu có…(ở Mỹ có nhiều sắc dân đã thành đạt).
- Một người lao động bình thường nếu biết tiết kiệm có thể mua được nhà, xe hơi (trong khi ở Pháp, Nhật thì người dân muốn điều đó không dễ).
- Có những trợ cấp về học hành, thuốc men, thực phẩm cho trẻ em, người lớn, người già yếu bệnh tật.
Cho nên, ta vui với cái vui của nước Mỹ, ta thấy bị mất mát khi nước Mỹ bị mất mát. Kẻ thù phá hoại nước Mỹ chỉ là nhỏ rồi chúng cũng sẽ bị trừng trị thôi. Vì thế "Sự học hôm nay là tương lai sau này" của con! (ý nói tôi may mắn hơn các trẻ khác ở Việt Nam, hơn cha mẹ vì người lớn tuổi không học được nhiều).
Bạn mến,
Mẹ dạy tôi nhiều điều quá. Ít ra nó cũng vô đầu tôi phần nào! Mong cho những người bạn trẻ thiếu may mắn trên thế giới dần dần rồi sẽ được sự giúp đỡ, được cắp sách đến trường như tôi, như bạn. Bạn có đồng ý không" Viết cho tôi hãy nói nhiều về bạn, về quê hương Việt Nam của chúng ta nhé!
Thư khá dài trước khi ngừng bút, tôi chúc sức khỏe đến gia đình bạn và bạn ạ, hơn bao giờ hết tôi cảm thấy rất hãnh diện để nói lên lời này mãi mãi "Xin cảm ơn cha mẹ, cảm ơn nước Mỹ đã chắp cho tôi một đôi cánh tương lai."
Thân ái chào bạn

Dương Minh Tri Túc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,116,377
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến