Hôm nay,  

Tôi Đi Thi Hoa Hậu Phu Nhân

12/08/200300:00:00(Xem: 171612)
Người viết: NGUYỄN LESLIE
Bài số 3268-863-vb6080803

Tác giả cho biết bà 48 tuổi, đến Mỹ 1981, cư trú tại Pasadena, Nam Cali; Hiện làm Secretary cho Jet Propulsion Laboratory (thuộc về Nasa) từ 1989 đến nay. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cho thấy cách viết rất chân tình, tươi tắn. Ước mong bà sẽ còn tiếp tục viết thêm. Bài viết của bà có lời đề tặng nguyên văn như sau:
“Tặng các bạn thí sinh của đợt thi hoa hậu phu nhân năm 2003 được tổ chức ở vùng Rosemead. Tặng ông xã tôi, ông Nguyễn Hữu Lợi và cũng riêng tặng anh Nguyễn Hữu Thời các em Liên, Phước, Hạnh; mẹ con chị Lan/Thương đã giúp đỡ và ủng hộ tôi thật nhiệt tình.”

Tôi, gần 48 tuổi xấp xỉ đến 50 mà đi thi hoa hậu. Thật khó tin phải không quý vị" Câu chuyện bắt đầu như thế này: Một hôm đang ngồi làm việc ở sở thì có em dâu, Kim Liên gọi:
- Chị Phương ơi, chị đi thi hoa hậu đi.
- Trời đất! Tôi hỏi: "Bữa nay em ở nhà hả""
Số là Liên đang học College. Những lúc rỗi rảnh em thường hay gọi tôi trò chuyện. Hôm nay cũng như thường lệ, em gọi. Tôi tưởng là em đùa để mở đầu câu chuyện cho vui, không ngờ em nói thật. Em tiếp:
- Chị biết không, hôm qua em đi chợ. Khi đi ngang cái Park ở Rosemead có treo tấm biểu ngữ cho biết là chợ Tết sẽ được tổ chức ở đây, chẳng những vậy mà còn có mục thi hoa hậu phu nhân nữa. Tuổi để dự thi là 28 đến 48, chị chỉ gần 48 tuổi thôi còn đủ điều kiện. Hạn chót nộp đơn là hôm nay đó chị gởi đi.
Lời đề nghị quá bất ngờ, vả lại tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc đi thi hoa hậu nên viện lý do là đang bận để từ chối lời khuyến khích của em. Tôi nói:
- Chị đang bận, để chị gọi lại sau em nhé.
Thế rồi tôi quên bẵng đi chuyện thi hoa hậu đó, không ngờ hôm sau em lại gọi nữa.
- Sao chị đã gọi họ chưa" Thật tình tôi không ngờ em lại serious đến thế. Tôi trả lời:
- Hừ! Để chị suy nghĩ đã. Mà thôi. Anh Lợi chửi chị chết, ai đời già rồi còn xí xọn.
- Không, cho vui thôi mà. Chị biết không đây là lần đầu tiên vùng mình mới có chợ Tết. Chị đi thi cho vui. Họ đòi hỏi chỉ mặc áo dài thôi. Chị đã có sẵn áo dài rồi, còn áo dạ hội thì có người bảo trợ, cho mướn chỉ có $30/cái thôi.
- Thế sao em không đi thi"
- Thôi. Em dị lắm, chị dạn dĩ hơn. Em nghĩ là được. Em ủng hộ chị hết mình.
Tôi hơi siêu lòng, và tự nhiên máu xí xọn nổi lên. Tôi nói:
- Để chị thử coi.
- Đây, số phone đây. Em đã ghi rồi. Em mới gọi và họ nói vẫn còn kịp để ghi danh.
- Thì dĩ nhiên. Ai mà ghi danh có mà điên thì có.
Trưa hôm đó như thường lệ, tôi ăn trưa với mấy chị bạn Việt Nam cùng sở. Chúng tôi bàn tán về chợ Tết vùng Rosemead năm nay. Ai cũng phấn khởi hẳn lên. Vì thường thì chúng tôi phải xuống Santa Ana mới có chợ Tết. Đi xa và chỗ đậu xe khó khăn nên khi nghe vùng này có chợ Tết, chúng tôi nôn nức hẳn lên. Tuy nhiên cũng có một chị bĩu môi chê:
- Ối chợ Tết nào mà chẳng vậy, cũng lui tới bán bánh mứt, mà bánh mứt thì ở đâu mà chẳng có.
- Đúng. Nhưng năm nay ngoài những gian hàng bán bánh mứt, thực phẩm và văn nghệ còn có thi hoa hậu phu nhân nữa. Tui sẽ đi coi. Tui dẫn hết sắp nhỏ đi cho vui nữa.
- Uûa, vậy sao" Nếu vậy thì tui cũng đi. Vậy bà nhớ gọi tui. Mình đi chung nhe.
Tôi lắng nghe nhiều hơn là tham dự vì tự nhiên tôi cảm thấy mình có dính líu đến vụ hoa hậu, hoa hoét này. Trong khi đi về lại building nơi tôi làm, tôi thầm nghĩ. Ừ, tại sao mình không ghi danh thi hoa hậu nhỉ. Chẳng vì có mục thi hoa hậu mà sẽ hấp dẫn nhiều người đến xem chợ Tết đó sao" Nếu chợ Tết năm nay thành công thì may ra năm sau còn có triễn vọng được xem thêm nữa chứ. Cũng như ở JPL đầu tháng sáu mỗi năm, chúng tôi đã chẳng có tuần lễ văn hóa đó sao" Tôi đã chẳng tham gia vào hội người Việt ở JPL để mỗi khi tuần lễ Heritage-week chúng tôi đã chẳng hãnh diện góp mặt với những nhóm bạn của các cộng đồng khác để triển lãm tranh ảnh đồ gốm của Việt Nam, hay giới thiệu thực phẩm, y phục của cả ba miền đến với người bản xứ đó sao" Nếu không có sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều bạn khác thì làm sao chúng tôi duy trì sinh hoạt được bấy lâu nay" Tôi thấy rằng bất cứ một công việc gì khi đề xướng ra, nếu có sự tham gia nhiệt tình từ nhiều phía, thì ban tổ chức mới có khích lệ để tiếp tục công việc của họ cho năm tới. Vậy thì sự tham gia của tôi vào cuộc thi hoa hậu phu nhân năm nay cũng là hành động "Góp một bàn tay" vậy. Nghĩ thế tôi làm mạnh dạn gọi ban tổ chức ghi danh, đóng lệ phí. Chiều hôm đó về nhà, vừa thấy ông xã, tôi liền toét miệng cười cầu tài.
- Em đi thi hoa hậu đó. Liên xúi em, thi cho vui thôi.
Tôi làm một tràng như sợ chồng phản đối, rồi hồi hộp chờ phản ứng của anh.
- Thi ở đâu" Chừng nào thi" Con Hạnh có thi không" Vợ chú Phước có thi không"
- Cô Hạnh thì quá tuổi ấn định, còn Liên thì hẹn năm sau, chỉ có em thôi.
Hú vía! Ông xã tôi coi bộ bữa nay vui hay sao mà không nổi "Mad" trước quyết định động trời này của tôi. Và dĩ nhiên là tôi được sự chấp thuận và giúp đỡ của anh.
Lệ phí gởi đi rồi, tôi bỗng thấy lo âu, hồi hộp. Từ đây đến ngày thi còn ba tuần nữa để chuẩn bị. Chương trình gồm có thi mặc áo dài và dạ hội. Chúng tôi phải tập dợt cách đi đứng, nói năng và học điệu vũ múa nón để trình diễn. Hôm họp mặt đầu tiên chồng tôi chở đến văn phòng ban tổ chức và cũng là nơi tập dợt hàng tuần. Chúng tôi đến hơi sớm, và nhờ vậy tôi có thể quan sát quang cảnh chung quanh và có thể thấy được những thí sinh mà cũng có thể sẽ là địch thủ của tôi. Một chiếc xe trờ tới, bước xuống là một phụ nữ dáng điệu cũng rụt rè, ngần ngại, dò xét như tôi hồi nãy. Tôi nghĩ chắc bà này cũng dự thi như mình. Thế là tôi làm một cuộc so sánh âm thầm (hay chị ấy cũng như tôi đang chấm điểm dung nhan tôi vậy). Tôi quan sát chị ta một cách kín đáo. Đó là một phụ nữ tuổi chừng bốn mươi. Chị có nước da trắng mịn, tóc xỏa buông dài trông rất đẹp. Bỗng nhiên tôi đâm lo. Tôi vội tìm những khuyết điểm trên người của chị ta. Tôi tìm xem coi đít bà ấy có lép không" Đít lép mà mặc áo dài dạ hội thì tiêu (lúc này cảm nghĩ tôi về người này không còn thân thiện nữa). À để coi bụng có sát không. Mặc áo dạ hội cũng còn có bụng sát mới đẹp. Bà này hội đủ những điều kiện trên, tôi cảm thấy đây là một địch thủ đáng ngại. Tôi lo lắng và tự an ủi mình: còn phần vấn đáp nữa chi, đâu phải chỉ đẹp là được đâu. Thế là tôi cảm thấy an lòng.
Sau những phút giây chờ đợi, chúng tôi được dẫn vào phòng họp. Một vị trong ban tổ chức thông qua những thể lệ rồi chúng tôi được phát một tờ giấy trong đó list những câu hỏi mà chúng tôi sẽ được hỏi trong đêm thi hoa hậu. Chúng tôi phải chuẩn bị câu trả lời cho tất cả các câu hỏi bởi vì chúng tôi không biết sẽ bốc trúng câu nào. List được chia làm hai phần, phần cho vòng bán kết và phần cho vòng chung kết.
Chúng tôi ai cũng lo âu. Tôi yên lặng lắng nghe và quan sát tỉ mỉ dung nhan các thí sinh của hai chương trình: Hoa hậu các cô tuổi từ 16 đến 26 và Hoa hậu phu nhân các bà từ 28 đến 48. Có thí sinh còn rất trẻ, khoảng tuổi con gái tôi. Phải chi con gái tôi 26 tuổi và chưa lập gia đình để đủ điều kiện hoa hậu hoặc đã có chồng rồi và 28 tuổi để đủ điều kiện thi hoa hậu phu nhân thì giờ đây chắc tôi bớt cô đơn hơn. Tôi buồn bã nghĩ vậy. Ôi có ai hiểu được tâm trạng tôi lúc này. Thật đúng là già mà còn ham vui cho khổ cái thân. Mà giờ đã phóng lao rồi thì đành phải theo lao chứ biết nói gì đây"
Sau đó chúng tôi ra sân tập. Chúng tôi tập từ 9 giờ sáng đến 1 giờ trưa dưới trời nắng chang chang. Ông xã tôi kiên nhẫn đứng chờ. Đến giờ lunch tôi hỏi chồng:
- Anh thấy em múa có được không"
- Cũng được.
- Chừng nào xong"
- Aên xong thì mình có thể về được rồi, nhưng vì em vắng mặt tuần trước nên em muốn ở lại tập thêm một chút nữa.
Và những lần tập dợt sau đó, tôi đều có mặt cả hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Chồng tôi luôn luôn đưa tôi đi và chở tôi về.


Từ đó vào giờ ăn trưa ở sở hay những lúc rảnh rỗi là tôi lo câu trả lời cho những câu hỏi của cuộc thi. Tôi biết rằng cũng như thể lệ thi hoa hậu của nước Mỹ, câu trả lời rất quan trọng, nhiều khi nó quyết định số phận ăn thua của thí sinh, nên tôi rất thận trọng cho câu trả lời của mình. Anh chồng tôi, ông Nguyễn Hữu Thời, khi nghe tin tôi dự thi không những rất khuyến khích mà còn offer giúp đỡ nữa. Tôi cảm thấy mình thật quá may mắn khi được nhà chồng support như vậy.
Khi trả lời xong những câu hỏi, tôi đưa cho ông xã tôi xem và hỏi ý kiến thì anh bảo rằng:
- Em đưa con Hạnh xem nhờ nó giúp cho.
Hạnh là em chồng của tôi, cô tốt nghiệp Đại học văn khoa nên rất giỏi môn Việt Văn. Vì tin tôi đi thi hoa hậu nó bay đi qua nhanh nên nên tôi khỏi phải giải thích khi nói chuyện với Hạnh. Chẳng những vậy mà em còn rất hỗ trợ nữa, em bảo:
- Chị cứ Email cho em, có gì em sẽ giúp cho (và em đã sửa hầu hết những câu trả lời của tôi).
Thời gian này tôi như một thí sinh sắp sửa đi thi tú tài. Ở nhà lúc nào tôi cũng cầm tập giấy, đi đi lại lại học thuộc những câu hỏi và trả lời. Ông xã tôi còn ngồi làm giám khảo (giả bộ) cho tôi thực tập nữa. Ở nhà, trước mặt ông xã tôi mà khi trả lời, tôi nhớ cái này thì quên cái kia, trả lời lung tung hết trơn, không biết khi đứng trước ban giám khảo và khán giả thì tôi sẽ xoay sở như thế nào. Giờ đây tôi mới thấy khâm phục những ca sĩ, kịch sĩ. Ôi họ thật là vĩ đại. Một hôm khi tôi sửa soạn phụ ông xã tôi làm vườn, anh bảo:
- Em lo tập dợt đi. Đã phóng lao rồi, phải theo lao, chớ coi chừng lên đó ú ớ thì kỳ lắm. Còn áo quần đã có chưa" Nếu cần thì phải đi mướn, anh chở đi.
- Về áo dài thì em mặc áo cũ bữa đám cưới con mình, còn áo dạ hội thì tính sau. Có thể em sẽ đi mua.
- Làm sao đó thì làm, để kỳ.
Rồi tới phần văn nghệ. Ôi chúng tôi còn phải thi thố tài năng nữa. Hổm rày mỗi khi lái xe tôi nghe hầu như thuộc lòng một hai bài trong cuộn băng và sẽ định hát bài này. Chồng tôi lại nhắc nhở:
- Em nên hát bài nào có tính cách Việt nam mới có cơ hội thắng được. Đừng hát những bài yêu đương thông thường.
Anh còn nhắc nhở và góp ý cho tôi về cách ăn nói và điệu bộ khi đứng trước khán giả. Tôi nhất nhất nghe lời đề nghị của chồng. Vậy là xong được một phân nửa.
Và cái ngày trọng đại ấy đã đến. Chúng tôi gồm hơn 20 người tập trung ở địa điểm ấn định. Có người đến rất sớm. Chúng tôi thảo luận với nhau về những câu trả lời, tuy nhiên hầu như không ai muốn cho người khác biết câu trả lời của mình. Phút chờ đợi trôi qua trong sự nôn nóng của chúng tôi. Mỗi chúng tôi được cấp một giải ri bang rất đẹp để đeo ngang người cùng với số thứ tự. Tôi là thí sinh mang số 11. Chương trình bắt đầu bằng một màn múa nón do chúng tôi đảm trách. Vì sân khấu quá nhỏ so với số lượng thí sinh của cả hai phần hoa hậu và hoa hậu phu nhân nên có phần chật chội. Tuy nhiên chúng tôi cũng hoàn thành màn vũ và được tán thưởng nhiệt liệt. Sau đó chương trình thi hoa hậu phu nhân bắt đầu. Mọi người thở ra thoải mái: Giờ phút cuối cùng đã đến.
Khi tên tôi được gọi, tôi hồi hộp bước ra. Tôi đi ra phía trước sân khấu nhìn xuống khán giả. Người đến dự đông thật là đông. Tôi rảo mắt hy vọng tìm được một khuôn mặt quen thuộc của người thân nào trong đám khán giả, nhưng tôi không thấy được một ai quen trong cái biển người ấy cả, tuy vậy tôi cũng biết rằng họ có ở đó đang nhìn tôi và đang kỳ vọng ở sự trình diễn của tôi. Chúng tôi phải đi chậm rãi theo điệu nhạc và phải kết thúc đúng lúc khi lời giới thiệu của người điều khiển chương trình chấm dứt. Lần được gọi tên thứ hai, chúng tôi được phép giới thiệu về mình và chúc Tết khán giả, đồng thời thi thố tài năng mình. Tôi đã hát bài Việt nam, VN của Phạm Duy. Phần này nghe nói tôi được tán thưởng nhiệt liệt (lúc đó tôi nào có biết gì, tôi run lắm và chỉ muốn hát lẹ lẹ cho xong).
Đến phần thi mặc áo dạ hội, tôi đã mặc chiếc áo đầm Promp màu đỏ của con gái tôi cùng với nữ trang (giả) lóng lánh cũng mượn của nó. Khi bốc thăm cho vòng đầu tiên, chắc là bán kết" Tôi bóc trúng câu tủ. Tôi mừng quá nói thao thao bất tuyệt câu trả lời đã thuộc như cháo của mình. Tôi nghe có nhiều tiếng vỗ tay, la ó (mà làm sao thiếu người vỗ tay cho được, có ai sung sướng như tôi đi thi hoa hậu mà được bên chồng ủng hộ hết mình, chẳng những toàn bộ bên mình và thằng em út không quên kéo cả băng bạn bè nó từ Santa Ana xuống la hét phụ và còn được hầu như toàn bộ gia đình bên chồng đi coi và cổ động nữa). Khi tất cả chúng tôi đã hoàn thành phần trả lời cho câu hỏi, chúng tôi chờ đợi ban giám khảo tuyên bố kết quả" Trong số hơn 20 thí sinh dự thi, chỉ có 8 thí sinh được chọn cho vòng bán kết. Tôi chắc rằng lúc đó ai ai trong chúng tôi cũng cầu nguyện cho mình được trúng cả. Tôi không nghĩ đến những cố gắng của tôi trong thời gian qua, nhưng tôi nghĩ đến những ngày đi tập dợt mà ông xã tôi luôn luôn kiên nhẫn đứng chờ. Tôi chỉ cầu mong vô được một vòng thôi. Có lẽ Trời Phật nghe được lời cầu xin của tôi. Trời ạ. Tôi là người thứ hai trong số 8 thí sinh trúng tuyển trong vòng bán kết. Tôi mừng quá thở ra nhẹ nhõm. Vậy là tôi khỏe rồi. Ở đây khi gặp nhau người ta thường chào nhau với câu hỏi thông thường "Khỏe không". Câu trả lời dù muốn dù không thì cũng là "Khỏe". Nhưng lúc này thì tôi khỏe thật đó quý vị ạ.
Thừa thắng xông lên, tôi được trúng tuyển luôn vòng thứ hai, có phải là chung kết không" Khi đi thi tôi nào có nghĩ rằng mình sẽ được như thế này. Tôi chỉ mong vào được một vòng là khỏe rồi, vả lại có đến 16 câu hỏi cho vòng bán kết. Lúc bốc thăm cho phần chung kết tôi đã may mắn bóc được một câu trong list của 16 câu hỏi đó. Nhờ vậy tôi đã trả lời được. Khi số thứ tự tôi mang , 11 được đọc lên trong 4 thí sinh trúng tuyển vào vòng chung kết, tôi nghe tiếng la ó và vỗ tay vang dội. Tôi thật sự bàng hoàng. Tôi cúi đầu cảm tạ ban giám khảo. Sau đó chúng tôi được nghỉ "Recess" và phần văn nghệ lại tiếp tục. Khi tôi vô nghỉ trong căn lều vải cạnh sân khấu dành cho những thí sinh dự thi thì chồng và con gái tôi chạy đến chúc mừng:
- Mẹ. Mẹ giỏi ghê.
- Cám ơn con, mẹ nói có được không"
- Dạ, mẹ nói rõ lắm. Người ta vỗ tay quá chừng. Con thấy có bác Thời cũng đi nữa.
- Vậy hả" Thôi mẹ phải trở vô để thay đồ cho kịp.
Sau khi phần văn nghệ tạm ngưng, chúng tôi tranh giải cho phần cuối của cuộc thi. Chỉ còn bốn chúng tôi trên sân khấu. Lúc này tôi thật sự lúng túng và lo lắng. Những câu hỏi của phần hai tôi đã không soạn thảo. Lúc đầu đi thi, tôi chỉ nghĩ là thi cho vui thôi. Những lúc khổ công tập dợt, tôi chỉ cầu mong vô vòng bán kết thôi, tôi đâu có nghĩ rằng tôi sẽ đi xa như thế này. Nội soạn câu trả lời cho 16 câu đầu và học thuộc lòng không thôi cũng đủ ná thở rồi, còn sức đâu mà lo phần thứ hai, nên tôi không chú tâm lắm vào phần này. Tôi tự bào chữa: Phải vô được vòng đầu cái đã chứ. Bây giờ thì tôi ân hận cho sự dễ ngươi của mình. Tôi lúng túng trước câu hỏi mà tôi bóc được và dĩ nhiên là câu trả lời của tôi không xuất sắc. Chỉ có một giải hoa hậu và 2 giải Á Hậu, nên tôi đã bị loại.
Bước xuống sân khấu, người đầu tiên tôi thấy là chồng tôi, anh chạy đến bên tôi an ủi. Rồi nhiều bạn bè bà con đến nữa, nhưng tôi muốn bước thật nhanh để che giọt nước mắt đang chực rơi xuống. Tôi gượng cười nhưng cảm thấy buồn. Chúng tôi bước nhanh qua sân cỏ đến chỗ đậu xe. Trên đường về chúng tôi không nói gì với nhau cả. Có lẽ chồng tôi thông cảm rằng tôi đang buồn. Ừ, thì đi thi cho vui thôi nhưng tới phút cuối tôi cũng mong được trúng. Tối hôm đó chồng tôi choàng tay qua tôi an ủi "Em là hoa hậu của anh được rồi".

Nguyễn Leslie

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,958,503
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.