Hôm nay,  

Ông Sếp Của Tôi

09/08/200300:00:00(Xem: 133376)
Người viết: ĐỖ MINH HUỆ
Bài số 3266-862-vb4060803

Tác giả Huệ Minh Đỗ, 44 tuổi, tới Mỹ theo diện ODP, hiện cư trú tại Anaheim, nam Cali, công việc: Assembly. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà.
*

Hợp tan, tan hợp là lẽ thường tình ở đời. Ngay lúc này, tôi đang mang tâm trạng của người sắp xa rời những gì mình yêu mến, những gì mình không muốn "tan". Vậy mà nó vẫn cứ tan, tan một cách chậm chạp: Hãng tôi đóng cửa. Một cái chết đã được báo trước khi nhân sự ngày càng thưa dần. 5 năm làm việc, ít nhiều kỷ niệm, vui cũng có mà buồn cũng có, nhưng cái đáng buồn nhất là sự chia tay với "sếp".
Tôi đến Mỹ theo diện ODP do ông nội của hai cháu bảo lãnh, còn 2 tháng nữa là được tròn 8 năm. Khi gia đình tôi được đoàn tụ với ông thì 9 tháng sau ông mất, chỉ ba tháng đầu là vui vẻ sau đó ông nhập viện. Suốt thời gian nằm viện con cái thay nhau chăm sóc ông cho đến phút cuối (bà thì đã đi trước ông lâu rồi). Vì là diện ODP nên chúng tôi phải tự túc, thế là số tiền dành dụm đem theo đã tan dần theo 9 tháng. Tuy tiền đã cạn nhưng tôi rất vui vì nghĩ rằng đã lo cho cha mình trọn vẹn. Chữ hiếu đã tròn, giờ thì phải đối đầu với cuộc sống.
Cũng nhờ có chút vốn liếng anh văn nên tuy tuổi gần 40 mà ông xã tôi cũng tìm được việc làm liền. Anh làm cho một hãng điện tử của Nhật, còn tôi thì phải đi học ESL và coi sóc con cái nhà cửa.
Tối tối khi ngồi ăn cơm ông xã tôi hay kể chuyện trong hãng cho tôi nghe để tôi có khái niệm về đời sống assembly ở bên Mỹ. Nào là "sau này nếu lỡ em có đi làm assembly thì phải nhớ là làm đúng việc, làm đúng giờ chứ đừng tà tà theo kiểu câu giờ ở VN là mất Job" hoặc "Nếu hãng em có người Việt nhiều thì phải cẩn thận lời ăn tiếng nói, đừng quá tin người mà tỷ tê tâm sự có ngày hối hận không kịp, nghe ai nói thì cứ nghe nhưng đừng tin họ…." Còn tiếp: "Thấy có phe đảng thì đứng ngoài, trung lập là tối ưu nhất."
Rồi anh kể là không hiểu sao Việt Nam với nhau mà không bênh vực nhau mà chỉ chờ cơ hội để đạp nhau mà tiến lên, thấy chán. Như sáng nay trong hãng anh có 2 người trước là bạn bè với nhau vậy mà vì chút quyền lợi chơi nhau thẳng tay, một người bị đuổi và một người lên chức lại làm xếp của anh, khổ rồi.
Hàng ngày cứ nghe chuyện hãng xưởng của ông xã mà tôi cũng nản, tối đến ông xã tôi lại xách cặp đi học thêm nghề, may ra kiếm được việc khác. Trông ảnh già hẳn. Nhìn anh tôi xót xa, đi học ESL mà cứ nghĩ đến việc đi tìm Job để có thể san bớt gánh nặng cho anh. Tiếng Mỹ thì lõm bõm, xe cộ thì chỉ có một chiếc tàm tạm mà thôi. Tôi thử đọc báo và kiếm được một việc mà nó phù hợp với tôi lúc đó, chỉ làm 3-4 tiếng buổi sáng, họ chỉ cần có thế thôi. Sáng sáng tôi đèo đứa nhỏ đến trường (thằng nhỏ cũng được 8 tuổi và thằng lớn 14 tuổi nên có thể coi em được rồi) rồi tôi đạp xe thẳng tới chỗ làm cũng mất khoảng 20 phút đạp xe.
Công việc tôi lảnh là thứ việc linh tinh, đủ thứ nhưng chỉ tóm gọn một chữ "housekeeper" là có thể hiểu được tôi làm gì. Nhưng không những là đi chợ, quét dọn, nấu cơm….mà còn phải theo dõi cả ông chủ: Mỗi khi giặt đồ, phải để ý có vết son nào dính trên áo, có mùi nước hoa nào lạ không (bà chủ đã cho tôi ngửi mùi nước hoa của bà đang dùng và bảo chỉ dùng một mùi đó thôi, nếu ngửi thấy mùi khác thì phải báo cho bà, dọn cơm trưa ông ăn qua loa hay ăn ngon bụng.
Chả là hai ông bà làm nghề xây cất và sửa chữa nhà nên bà thì cứ trong phòng bận phone, tiếp khách, tính toán giá cả còn ông thì sáng ra sắp xếp công việc cho thợ và dùng cơm trưa khoảng 11 giờ là đi luôn đến tối mới về nên hai ông bà ít khi dùng cơm chung với nhau nên tôi được bà chủ giao thêm nhiệm vụ đặc biệt, thế mới khổ. Thấy công việc này ngoài lề nhưng khó xử cho tôi nếu làm lâu ngày nên cuối tuần tôi lại ráng đi học lớp căn bản điện tử ở trung tâm cộng đồng VN để hy vọng thay đổi việc làm.
Sau khi học xong, hội cộng đồng cũng giới thiệu việc làm, giới thiệu Agency, hội cũng tận tình chỉ dạy cho những người đi tìm việc cách điền đơn xin việc, cách trả lời khi được phỏng vấn ….
Thường thì các hãng may cần người nhiều hơn các hãng điện tử, chỉ cần biết đạp máy, xử dụng máy công nghiệp 1 kim thành thạo là có thể kiếm được, còn các hãng điện tử đôi khi đòi hỏi phải có kinh nghiệm về hàn thì có việc liền, chưa có chút kinh nghiệm gì, lính mới tò te thì chịu khó mỗi tuần dạo qua hội không sớm thì muộn cũng sẽ có hãng chấp nhận tân binh như tôi, nên tôi quyết định giã từ cái Job mà "được lòng bà thì mất lòng ông, nói láo không xong mà nói thật cũng chết".
Trong lúc tìm việc tôi cũng thử theo mọi người đi may nón, lương trả theo giờ và sau 3 tháng là có benefit đầy đủ nhưng kẹt một điều là làm từ 5 giờ sáng đến 1 giờ 30 chiều khi hàng nhiều thì sẽ làm sớm hơn nữa. Tôi cũng đi làm và mỗi chiều thứ 3 hoặc thứ 5 cũng ghé ngang cộng đồng để tìm job mà mình muốn.


Rồi thì cơ hội cũng đến với tôi, qua Agency có 1 hãng điện tử cần người mà không cần kinh nghiệm, sẽ training cho mình từ từ. Khi có được một tờ giấy hẹn trong tay tôi không sao dằn được sự hồi hộp, lo sợ đủ thứ, không biết mình có nghe được tiếng Mỹ để mà trả lời (dầu là những câu hỏi thông thường: Về gia đình, địa chỉ hay số phone của mình). Tôi chuẩn bị thật kỹ về mấy con số nhà, số phone, số zip code để nhỡ có bị hỏi không phải nhẩm chuyển từ số Việt qua số Mỹ (rõ khổ) và tôi cũng không quên cầu nguyện. Trước khi đi, ông xã tôi dặn dò đủ thứ y như dặn con trước lúc đi thi.
Đến hãng, trước khi đẩy cửa bước vào tôi cố hít 1 hơi thật sâu để tạo sự bình tỉnh cho mình, nhìn thấy một bà Mỹ to ngồi sau bàn cao để tiếp khách khi đến liên hệ với hãng tự nhiên tôi khớp ngay. Tôi thấy mình như thằng bé tí hon đứng trước mặt người khổng lồ mà thuở bé tôi say sưa nghe mẹ kể, người tôi bắt đầu lấm tấm mồ hôi dầu là hơi lạnh trùm đầy gian phòng. Cũng may bà ta cười và chào hỏi tôi trước, tôi nói lý do tôi đến và được bà ta bảo ngồi chờ. Năm phút trôi qua, có một bóng người thấp thoáng xuất hiện sau cửa kính. “Trời ơi! Đầu đen.” Tôi kêu thầm trong bụng vì theo kinh nghiệm của những người đã xin việc nhiều lần. Họ bảo: khi thi lái xem, thi nail, xin trợ cấp xã hội hoặc xin việc mà gặp người Việt mình kể như hy vọng đậu chỉ còn 50%.
Anh ta sấp sỉ ngoài 30, dáng dấp phải nói là hơi thấp người (nhưng vẫn cao hơn tôi) gương mặt thì hơi khắc khổ kèm theo bộ ria trông cũng hơi sờ sợ. Vậy mà khi anh tươi cười chào tôi và hỏi tôi bằng tiếng Việt. dù chỉ vài ba câu, mọi sự dè dặt, sợ hãi trong lòng tôi đã tan biến. Tôi trả lời những gì anh hỏi và tôi cũng thật sự trình bày với anh là hiện tại tôi cũng có việc làm chỉ ngặt là quá sớm, tôi muốn tìm một công việc bắt đầu là 8 giờ am để tôi có thể đưa con đến trường rồi mới đi làm.
Anh nghe và dẫn tôi xuống xưởng để xem qua cho biết. Hãng nhỏ, chỉ có 2 nhân viên đang làm dưới kho. Anh giới thiệu tôi với 2 người đó: 1 người tuổi ngoài 50 và 1 cô trông rất trẻ độ chừng gần 30.
Thế là tôi bắt đầu bước vào lãnh vực assembly, và anh trở thành “ong sếp” của tôi. Tôi học từ con số 0 từ không biết đọc tên những đồ parts đơn giản như: cable, AC Adapter vv…cho đến không biết cầm cái diskette để bỏ vào máy computer (bỏ ngược mới chết chứ). Vậy mà mọi việc cũng từ từ nhập vào trong bộ nhớ tồi tệ của tôi và cứ thế làm và học hỏi trong 5 năm tôi đã có một ít vốn liếng trong việc làm và hãng cũng bắt đầu nở dần ra, số lượng nhân công có lúc tăng lên 40 người, làm overtime cho đến khuya. Những lúc đó mới thấy sức làm việc của anh thật khủng khiếp: Nhanh nhẹn không một động tác nào thừa cả, xui xẻo cho ai làm chung với anh, 3 người làm hết mình mà vẫn không bằng anh. Khi cần check hàng, anh phóng lên mấy kiện hàng cứ y như sóc chuyền cành.
Ở anh có cái thần của người lãnh đạo, không cần tỏ uy quyền bằng cách la lối người này hay lớn tiếng với người khác, anh chỉ dùng lời nói bình thường mà sắp xếp công việc cho mọi người, cứ như dòng thác từ đầu nguồn chảy xuống, liên tục, mọi người làm việc hăng hái mà không cảm thấy mệt, nghe radio, nghe nhạc thoải mái (trừ những lúc có phái đoàn của khách hàng đến thăm). Suốt ngày tháng tư đen thì nghe những bài hùng ca của Việt Dzũng & Nguyệt Ánh hát thật là hay, đến tháng 12 thì nhạc giáng sinh liên tục, một không khí tưng bừng náo nức chào đón Chúa hài đồng, mỗi người đều vui theo điệu nhạc, hăng hái làm việc. Qua tháng giêng thì nhạc Xuân réo rắt, nhắc nhở mùa Xuân đã về, 1 cái Tết xa quê hương nhưng vẫn chứa chan niềm vui: Chào hỏi nhau ân cần trong ngày mồng một Tết, dẫm lên những tấm nylon bubble thay cho tiếng pháo kèm theo những bao lì xì đo đỏ lấy hên đầu năm. Ai ai cũng cảm động và nhủ rằng sẽ không bao giờ quên được.
Ở đây không có phe nhóm, mọi người cùng chung nhau làm việc như một đại gia đình. Mỗi sáng thứ sáu là có free donut & coffee hoặc trong tháng có sinh nhật của ai thì người đó tự động mua bánh đãi ăn sáng, đôi khi hùn hạp mua vé số, mua hột vịt lộn rồi đem nồi, đem bếp điện luộc trứng mà ăn. Trời mùa hè nóng nực thì đem đậu, đường vào hãng nấu chè.
Nhắc đến đây thì những gương mặt của các chú các cô hay 2 cô bé sinh đôi làm chung với tôi chợt hiện ra tới tấp. Còn đâu nữa ngày Tết, cũng bánh chưng xanh cùng những bao lì xì, những câu chúc Tết lủng lẳng trên cành mai, bây giờ chỉ là ký ức. Có những lúc rảnh rổi, nói chuyện cùng anh mới biết anh cũng từng là hướng đạo sinh trước 75 (hèn chi tháo vát quá chừng). Anh rất bình dân sẵn sàng giúp đỡ mọi người, những kinh nghiệm sống trên đất Mỹ mà anh đã trải qua, anh chỉ vẽ cho chúng tôi để tránh bị vấp ngã như anh, đỡ hao tốn và lãng phí thời gian.
Không riêng gì cá nhân tôi khi viết những gì về anh, những ai đã từng làm việc chung với anh đều có một nhận xét giống như tôi. Từ chú Nhân, chú Tuệ, chú Phương, chú Mỹ vv…còn nhiều người nữa, ai cũng quý mến con người của anh. Năm nay tôi sắp hết làm việc chung với anh nên tôi cảm thấy thoải mái khi viết về anh và tôi cũng nói với ông xã tôi rằng: "Anh đừng có quơ đũa cả nắm. Chỉ tại số anh đen thôi nên mới gặp người xấu chứ em đã gặp được một ông sếp thật tuyệt vời". Và ông xã tôi cũng công nhận lời nói của tôi là đúng sau khi đã tiếp xúc với “sếp” của tôi.

Đỗ Minh Huệ

Ý kiến bạn đọc
15/04/201803:12:27
Khách
Xin chào quý vị, tôi tên là Đỗ minh Huệ có viết 1 bài văn gởi cho mục “ Viết về nước Mỹ” với tựa bài : ÔNG SẾP CỦA TÔI . Bài được đăng báo 09/08/2003 và có ghi là giải thường Việt Báo nhưng tôi không biết . Thời gian qua lâu đến hôm nay ông sếp của tôi( mà tôi viết về ông) vừa mới qua đời nên tôi đọc lại bài văn của mình trên báo online thì mới biết có giải . Xin hỏi về mặt tinh thần cho vui thôi chứ không có yếu nào khác . Xin cảm ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,386,352
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến