Hôm nay,  

'paperless Society'

05/08/200300:00:00(Xem: 147282)
Người viết: Anthony Nguyen
Bài số 3263-859-vb7 20803

Bút hiệu của tác giả Anthony Nguyen là tên thật. Ông cho biết về tiểu sử: 35 tuổi, hiện cư trú tại Anaheim; Nghề Nghiệp: Quality Control Supervisor at Conesys corp., Tustin facility. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một truyện ngắn xuất sắc về niềm tự hào của những người Mỹ tin vào một xã hội kỹ thuật cao: xã hội không xài giấy, "paperless society". Mong bạn Nguyễn sẽ còn tiếp tục viết.
*

Mỗi sáng lão Dan thức dậy đều đặn khoảng ba giờ sáng, thậm chí trước khi chiếc đồng hồ báo thức reng, mà chính lão cũng vô hình chung trở thành chiếc đồng hồ sống đánh thức những con quạ trên cây palm khi lão làm thủ tục "three miles". Lão hay khoe với mọi người về "thủ tục three miles" tức là sáng nào cũng phải đi bộ ba dặm trước khi tắm rửa đi làm.
Tuy đã quá bảy mươi tuổi, râu tóc đều đã bạc và đến tuổi về hưu, nhưng lão vẫn làm việc cật lực như một thanh niên sung sức. Nhìn từ một góc độ nào đó, lão Dan vẫn còn phong độ của một thời trai tráng, ắt hẳn lão phải là một thanh niên cường tráng, vạm vỡ lắm khi còn trẻ.
Ba giờ bốn mươi lăm sáng, làm vệ sinh cá nhân xong, lão vội thay quần áo. Chiếc cà vạt vẫn còn treo lủng lẳng trên cổ, lão một tay mở tủ lạnh lấy theo gói babycarrot mà vợ đã chuẩn bị sẵn tối qua, tay kia bấm chiếc remote control để mở chiếc cửa garage xe tự động, đồng thời bấm luôn chiếc remote xe SUV Expedition 2003 bóng loáng để mở khóa và đề máy xe cùng một lúc. Lão luôn để ý từng động tác hằng ngày đó và tránh để có những động tác thừa thải phí thời giờ vô ích. Mang giầy xong, lão không quên hôn vợ vẫn còn đang ngủ say trước khi đi làm, vợ lão thi ngược lại, không phải thuộc loại "morning bird" như lão nên ngày nào cũng dậy muộn hơn lão ít nhất là ba giờ đồng hồ sau.
Bốn giờ, xe lão đã bon bon trên xa lo.ä Dù từ nhà lão đến chỗ làm chỉ độ hai mươi phút lái xe, nhưng lão vẫn thích đi làm sớm, để tránh ô nhiễm, và không bị kẹt xe. Lão có thể vừa lái xe, vừa cạo râu với chiếc máy cạo chạy bằng pin một cách thích thú trong khi có thể nghe tin tức buổi sáng cùng một lúc. Vừa đậu xe vào parking của công ty, lão mở ngay chiếc palm top , xem lich trình hôm này có những việc gi quan trọng. Lão đã già, bộ nhớ không còn sáng suốt như thời còn trẻ, việc gì cũng phải ghi vào cái bộ óc nhân tạo này quan trọng không kém gì cái máy trợ tim đối với một người bệnh nhân bị teo van tim như lão, lão cảm thấy mình không còn hoàn toàn là con người của tạo hoá nữa.
Bốn giờ rưỡi sáng, còn quá sớm để làm việc trong công ty vì mọi người bắt đầu làm việc lúc sáu giờ, một số lại bắt đầu lúc tám giờ, nhưng lão vào sớm để duyệt lại một đống email chiều qua mà lão vẫn còn chưa có thời giờ xem xét và giải quyết. Nhưng quan trọng hơn cả là lão phải vào yahoo để theo dõi thị trường chứng khoáng. Trong mười bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày làm việc trong văn phòng, lão hầu như dùng hết phân nữa thời gian để chơi cổ phiếu. Lão cũng không thuộc loại chuyên nghiệp, chơi rất ít, rất thận trọng và khôn ngoan. Mỗi ngày chỉ cần lão kiếm được vài trăm đô la là lão mãn nguyện lắm rồi, và hầu như tháng nào lão cũng chỉ lời , dù không nhiều, chứ không thua sạch túi bao giờ như những tay có máu cờ bạc và "thừa thông thái" khác.
Duyệt lại hàng chục email gửi tới chỉ trong một đêm, loại bỏ những thông tin không quan trọng thuộc loại "FYI", lão Dan chú ý đến một email quan trọng từ bộ quốc phòng Hoa Kỳ nói về đơn đặt hàng sắp tới cho những bình xăng externally disposable dùng trong các chiến đấu cơ A-4 SKYHAWK II do công ty của lão, Aerospace corp, sản xuất. Đây sẽ là một vấn đề nhức đầu trong ngày của lão vì một trong những bộ phận quan trọng chế tạo bình xăng, the dog-bone connectors, mà Aerospace đang đặt hàng từ những đối tác khác vẫn chưa đạt được chất lượng cần thiết. Lão lập tức tổ chức cuộc họp khẩn cấp trên cả hai mạng intranet và internet, bao gồm các giám đốc phân xưởng sản xuất, vật tư, Kỹ sư, Kiểm tra chất lượng, maketing trong và ngoài công ty, và không quên copy cho các nhân vật liên quan ở các suppliers và bộ quốc phòng về nội dung kế hoạch của cuộc họp.
Tám giờ rưỡi sáng, cuộc họp diễn ra rất đúng giờ như dự định, âm thầm nhưng căng thẳng vì tính chất phức tạp của nó. Mọi người trong cuộc đều ở xa nhau nên họ sử dụng tối đa email và phone để truyền đạt thông tin cũng như những thảo luận để đưa ra một kế hoạch giải pháp chung cho đề án. Trong lúc theo dõi ý kiến đóng góp của mọi người, lão vẫn không rời mắt khỏi đồ thị trên màn hình chứng khoáng với chỉ số Nasdad đang lên cao dần, báo hiệu một ngày sáng sủa cho những tay chơi cổ phiếu. Thỉnh thoảng lão vẫn phải dành it phút để trả lời email của những nhân viên dưới quyền để giải quyết những lặt vặt đây đó trong công ty.
Mười một giờ bốn mươi lăm, hôm nay lão đi ăn trưa sớm hơn thường lệ mười lăm phút, có lẽ là để tự thưởng cho mình sau nhiều giờ họp căng thẳng và nhức đầu Hơn nữa vợ lão vừa mới gọi để nhắc nhở hắn mua quà sinh nhật cho John, đứa cháu nội của lão, vào cuối tuần này vừa mới hết tuổi high school và chuẩn bị năm tới lên đại học. Có lẽ lão sẽ tạt vào Microcenter để xem có gì có thể mua được cho nó. Để tiết kiệm thời gian, lão quyết định ghé vào tiệm Burgerking ở góc đường thay vì ăn ở nhà hàng Chinese Food như thường lệ. Có rất nhiều tiệm fastfood ở đây nhưng Burgerking vẫn hợp khẩu vị với lão nhất. Xe lão đi vào con đường drive through của tiệm, dừng lại trước tấm bảng menu thật lớn với khẩu hiệu mới được trưng bày: "we don 't cook until you order". Một giọng nữ trong trẻo vang ra từ chiếc loa gắn ngầm đằng sau chiếc bảng :


- May I help you sir "
- A combo # 4, the ultimate with blue cheese, ... small fries... and a large coke, please.
Lão nói không suy nghĩ như đã thành thói quen với món ăn nhanh quen thuộc của lão ngoại trừ món khoai tây chiên Kể từ khi người Pháp từ chối giúp đỡ và thậm chí chống đối Mỹ đưa quân sang Iraq, người ta không còn gọi món khoai tây chiên là French fries nữa mà chỉ đơn giản là "fries", mặc dù "french fries" nghe nói có nguồn gốc từ Bỉ chứ không dính dáng gì đến Pháp quốc cả. Nhưng như vậy cũng tốt, đỡ phải dài dòng ... lão suy nghĩ bâng quơ và mỉm cười trước cái tật hà tiện lời nói của mình. Xe lão trờ bánh đến cửa sổ kế tiếp, chừng ba phút sau, một nhân viên nữ người Mexico tươi cười trong bộ đồng phục đỏ thò đầu ra đưa cho lão gói thức ăn. Tuy không phải là lần đầu tiên, nhưng lần nào lão cũng phục cách làm việc nhanh gọn và chính xác ở đây.
Chiếc palm top chợt nhắc nhở cho lão phải có cuộc họp với khách hàng bằng điện thoại lúc một giờ trưa làm cho lão phải thay đổi kế hoạch đi shopping ở Microcenter. Nhưng mà không sao, lão chép miệng, dù sao thì lão vẫn có thể đặt hàng qua ebay. Trong đầu lão đã có sẵn món quà cho đứa cháu nội thân yêu , đó là chiếc máy chụp hình digital camera của Sony vừa mới ra lò chỉ nhỏ trong lòng bàn tay mà độ phân giải rất cao, lão chỉ vừa tình cờ thấy được nó trên quảng cáo của yahoo sáng nay.
Ba giờ chiều, ngoại trừ vài mươi phút ăn đi mua thức ăn trưa, lão đã tự nhốt mình trong văn phòng khá nhiều giờ, mệt mỏi với những email, cú điện thoại, những shopping và những cuộc họp conference room trong thế giới ảo. lão Dan kiếm cách đi dạo một vòng trong khu vực sản xuất như một vị tướng lãnh thị sát chiến trường, hỏi những người công nhân vài câu lấy lệ như chỉ để chắc chắn rằng lão vẫn còn sống trong một thế giới thực của những con người bằng da bằng thịt.
Năm giờ, dường như mọi người trong công ty đã lục đục ra về, và như thường lệ lão vẫn là người sau cùng rời khỏi công ty Nhưng lão vẫn còn một việc phải làm trong cái agenda của lão hôm nay. Đó là phải thanh toán hết những hoá đơn trong tháng. Để tiện dụng, lão đã dùng duy nhất một thẻ credit card của American Express để chi trả tất cả các hoá đơn điện, nước, phone, shopping, xăng vân vân và vân vân.
Lão cố gắng hoàn tất việc chuyển tiền trả nợ thật nhanh để có thể ra về, trốn thoát được cái màn hình computer được giờ nào hay giờ ấy. Mọi người nói lão không có được cuộc sống thực sự của một con người , có lẽ chưa bao giờ lão thấm thía câu nói chế giễu đó như ngày hôm nay. Nhưng lão cũng rất tự hào với chính bản thân lão vì dù đã quá bảy mươi, lão vẫn còn theo kịp đà phát triển của nền văn minh nhân loại đang trên con đường tiến tới một xã hội mà người Mỹ gọi là "paperless society". Dần dà con người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào các electron điện tử và thoát ly khỏi những vật liệu từ gỗ để cho rừng có thể xanh tươi hơn.
Lão hớp một ngụm trà lipton, khoan khoái nghĩ đến một câu chuyện khoa học viễn tưởng nào đó trong xã hội "paperless society" mà lão đang theo đuổi. Lão thích chí duyệt lại những sinh hoạt của lão trong ngày để xem còn những gì có thể trở nên "paperless" trong khi đi vào rest room để xả bầu tâm sự già nua ... À, đúng rồi , trong cái restroom này lão hãy còn dùng đến cuộn giấy vệ sinh trong khi có lần lão du lịch sang Osaka Nhật Bản, lão đã từng thấy kiểu tolet xịt nước trong khách sạn Kansai thật là hoàn hảo khiến người ta vẫn giữ được vệ sinh rất sạch sẽ mà không cần đến giấy. Nghĩ đến đó lão bèn ghi thêm trong danh sách những việc ngày mai cần làm trong cái palm top của lão để đặt mua một cái tolet xịt nước ấy.
Uể oải vươn vai, lão vừa ngáp vừa sắp xếp mọi thứ định đi về, nhưng chợt nhớ lại ngày mai là thứ bảy, lão bèn nán lại thêm chút nữa để còn phải đắng ký lớp web-design mùa hè vì ngày hôm nay là thời hạn cuối cùng để đăng ký lớp bằng hệ thống phone trả lời tự động "Dù gì thì ngày mai cũng được xả hơi rồi sao không nán lại thêm một chút chứ" lão thầm nghĩ. Một cảm giác mệt mỏi bất thường chợt thoáng qua trong con người lão, cái cảm giác của tuổi già thực sự mà lâu nay lão vẫn luôn kiên trì chiến đấu và chiến thắng. Lão nhất định không thể già, lão nhất định phải đăng ký cho bằng được lớp web design vì trong tương lai gần, lão phải biến lớp học đêm 2 buổi hàng tuần cho những quality managers do lão đích thân giảng dạy trở thành lớp đầu tiên thực hiện trên mạng internet, đồng thời điều hành một đề án xây dựng một thư viện trên mạng "electronic library" vốn cũng là mục tiêu hàng đầu của tổ chức American Society of Quality mà lão là thành viên trong ban quản trị.
Chín giờ tối, người ta nghe tiếng còi hụ inh ỏi của những chiếc xe cứu thương hối hả lao đến công ty. Bà vợ lão Dan cũng có mặt, mếu máo khi người nhân viên cấp cứu làm dấu thánh giá trên người lão vì đã quá trễ. Người công nhân làm vệ sinh trong công ty đã phát hiện lão bất tỉnh trong một cơn đau tim đột ngột, đầu gục trên bàn phím như một người ngủ say sau những giờ căng thẳng mệt mỏi. Gương mặt lão vẫn hằn lên vẻ đau đớn của những cơn đau nhói quặn thắt trong hơi thở, và những uất ức khi phải chịu thua tử thần vì thể xác đã đến lúc phân kỳ trong khi vẫn còn một giấc mơ chưa thành , giấc mơ góp sức xây dựng một thực thể "paperless society" đầy tự hào của dân hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và của toàn thể nhân loại.

Anthony Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,254,874
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến