Hôm nay,  

Bố Con Tôi Và Con Chim Sẻ

05/07/200300:00:00(Xem: 141814)
Người viết: LÊ HIỀN
Bài tham dự số 3244-842-vb50703

Lê Hiền là tác giả đã được trao tặng giải thưởng đặc biệt với nhiều bài viết về nước Mỹ xuất sắc. Ông hiện cư trú và làm công việc kỹ sư điện cho một hãng Mỹ tại Irvine. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Trời vào xuân, cuối tháng 4 không khí ấm áp làm cho con người cảm thấy sảng khoái hơn. Mưa ngâu Cali cũng vừa đi qua, ngày dài ra và đêm bắt đầu thu ngắn lại. Đi ra đường vào ban ngày người ta có thể mặc độc chiếc áo sơ mi tản bộ ra công viên để vui với hoa cỏ và chim chóc. Hàng cây dọc hai bên đường trong khu xóm hoa trăng nở rộ, xen lẫn vài cây đào điểm những bông hoa đỏ.
Hai cha con bữa nay cuối tuần rảnh rỗi dự định cắt tỉa "cây lá me" tôi không biết gọi cây này tiếng Việt là gì bởi vì không thấy trồng ở Việt Nam, loại cây này có lá giống như lá me, nhỏ và xanh mọc quanh năm, hoa của cây không nở thành nụ mà là những trái đỏ nhỏ như hạt cây sim. Chỉ cần một cơn gió lớn mạnh thổi như "gió Santa Ana" hoa và lá xanh rơi rụng đầy sân.
Hai cha con cắt tỉa từ cành thấp lên cao, đến gần một chảng cây cao và to, thằng con tôi la lớn.
- Bố cẩn thận có một tổ chim trên cành.
- Hình như có một quả trứng, mà con chim mẹ đâu rồi.
- Hồi nãy con chim mẹ bị động đã bay đi rồi.
- Cẩn thận đừng động đến tổ chim.
Tôi và thằng con cắt tỉa những nhánh cây, để chừa lại một số cành có nhiều lá cây rậm rạp che tổ chim cho khỏi nắng. Thằng con muốn có con chim non để nuôi, tôi nhắc lại việc nuôi hai con chim ngũ sắc, chúng ăn rất nhiều và phá phách cũng thật hung tợn, khiến cả nhà phải dọn dẹp suốt ngày cuối cùng phải đem hai con chim cho một người quen. Chả là, dì nó nhà có cặp chim ngũ sắc đẻ rất nhiều trứng, nên có rất nhiều chim con, chúng lớn nhanh như thổi chỉ vài tháng thôi, phần đem bán phần đem cho cũng mệt mỏi vì lũ chim phá phách này, dì nó cũng chịu khó bỏ cặp chim vào lồng rồi nhét vào trong cái hộp giấy vuông gởi bằng máy bay nhân tiện dì xuống Cali chơi. Những ngày đầu còn thích thú đi ra Petco mua đồ ăn chim, sau đó thì kêu hót phá phách không chịu được. Treo ở bên ngoài thì sợ các chú mèo thăm viếng, còn bỏ ở phòng chơi chịu không nổi hai chú chim. Petco là hệ thống cửa hàng bày bán các con vật từ chim, chuột, rùa con, thằn lằn, thỏ, sóc, mèo con, chó con vvàđồng thời bán các loại đồ ăn và những chuồng cho các con vật này. Nghe tôi nhắc lại chuyện nuôi chim cũ thằng con mới chịu không bắt chim vào nhà nuôi.
Tiếng chim rêu ríu rít vào mỗi buổi sáng khi ánh nắng bắt đầu rọi chiếu chan hòa khu sân đằng trước nhà, thằng con ngẩng đầu lên ngó vào tổ chim trên cây trước sân nhà. Như thói quen thường ngày mỗi lần đi học nó thường hay lắng nghe tiếng chim kêu và nhìn vào tổ chim. Nó đã nhìn thấy bên trong tổ chim có một cái trứng chim, điều này khiến nó có nhiều thắc mắc và hay để ý đến hơn. Nó nhớ lại từ mấy tháng trước thường có cặp chim sẻ bay lượn chung quanh cây rượt đuổi kêu chíu chit, chui vào những nhành cây rậm rạp rồi bay vụt ra ngoài. Sau đó chỉ còn một con chim ở lại trên cây lâu lâu tha về vài cọng cỏ khô, nó không ngờ những lần tha về như vậy lâu dần kết thành một cái tổ nhỏ. Nếu không trèo lên cây cắt tỉa nó cũng không biết là trên lùm cây rậm lại có được một cái tổ chim xinh xắn.
Cành cây đã được bố con tôi cắt tỉa khá nhiều, nhờ thoáng lá cây nên dạo này nó đã thấy rõ cái tổ, nó hay thấy con chim mẹ nằm trong cái thế giống như ấp trứng mà nó thường thấy trên chương trình truyền hình về đời sống loài chim.
- Bộ chắc con chim mẹ đang ấp trứng.
- Ừ chắc vậy bố thấy cái thế nó nằm từ sáng đến tối chắc nó đang ấp trứng.
- Chừng nào thì trứng nở, mà tại sao chim mẹ phải nằm như vậy hả bố.
- Thì có lẽ chừng 10 ngày chim sẻ nở, chim mẹ phải nằm như vậy để dùng hơi nóng thân thể truyền qua trứng cho mau nở con.


Không phải đợi lâu lắm sau đó nó nghe tiếng chim kêu không phải là một con mà tới hai con, một tiếng lớn, một tiếng hơi nhỏ của chim non. Nó thấy chim mẹ đi đâu đó một hồi lâu quay trở lại với chiếc mỏ quặp một vật gì hình như đồ ăn, chim mẹ bỏ mồi ăn xuống tổ chim rồi mớm từng chút một cho chim con.
Vào buổi sáng hôm đó nghe tiếng chim kêu thất thanh, nó chạy ra sân thấy một con mèo đang vờn một vật gì đen đen trong bụi rậm, nhìn kỹ hình như là một con chim, nó lấy cây gậy đánh baseball đuổi con mèo và đến gần coi hóa ra là con chim sẻ chưa đủ lông cánh, con chim muốn bay lên, lên trên không được một gang tay nó lại té cái bạch. Nó ôm con chim trong tay chạy vào nhà la lớn lên.
- Bố có con chim con chắc bị rớt trên cây xuống. Có con mèo đen vờn tính chộp, con đã đuổi con mèo đi rồi.
- Coi chừng nó bị hơi tay con sẽ bệnh đó, mau kiếm cái hộp bỏ con chim vào.
Nó chạy ra garage một lát đi vào bưng cái hộp giấy nhỏ, nó để con chim nằm trong đó, có lẽ nó sợ con chim lạnh nên bảo hai đứa em ra vườn kiếm mấy cỏ khô để trải thành cái nệm cho nó nằm.
- Con chim chắc lạnh nếu để nằm chơ vơ trong hộp hả bố"
- Thì nó cũng giống con thôi cần có nệm để nằm cho ấm và êm.
Nó nâng niu con chim cả ngày, hết cho ăn lại cho uống nước, trước khi đi ngủ nó cẩn thận phủ tấm khăn bao trùm hộp giấy để giữ hơi ấm cho chim con, cẩn thận hơn nó mang vào phòng để gần giường ngủ. Sáng đi học nó nơm nớp trông ngóng mau hết giờ để về cho chim ăn, chắc chim buồn lắm vì không có ai ở nhà. Vừa về đến nhà là nó chạy thẳng đến hộp đựng chim, nâng niu con chim trên tay. Trông nó có vẻ ủ rũ thế này chắc vì xa mẹ chăng.
- Tại sao con chim nó ủ rũ vậy"
- Chắc vì chim phải xa mẹ nên buồn đó.
- Vậy con đem chim trở lại tổ nghe bố.
- Có lẽ con phải làm vậy chứ nếu không nó nhớ mẹ đến chết đó.
Hai anh em đứa nhỏ hàng xóm bên kia nhà chạy qua chơi thấy con chim, nói giỡn.
- Bác cho con chim đem về nuôi.
- Không được đâu cháu con chim nó cần có mẹ nó chăm sóc.
Tôi kể cho mấy đứa nhỏ nghe khi hồi tôi còn nhỏ bên Việt Nam có thằng bạn chuyên bắt chim sẻ đem bán. Có một lần nó rủ tôi đi coi bắt chim ở vùng rừng cao su Phú Thọ gần ngã tư Bảy Hiền, ở trong khu rừng này có cánh đồng trống rất nhiều chim sẻ bay tụ về đây. Dụng cụ bắt chim là hai cái lưới hình chữ nhật, chiều rộng 1 mét chiều dài khoảng 2 mét, một sợi dây dài để kéo bay lưới được luồn tuốt ra xa tới tận gốc cây vừa để tránh nắng gay gắt và để chim khỏi nhìn thấy bóng người, mồi là một con chim sẻ khác một chân bị buột vào lưới. Đợi cho có chừng hơn vài con chim đậu trên lưới thằng bạn giật mạnh một cái hai cái lưới úp vào nhau nhốt bầy chim lại. Mấy đứa nhỏ lắng nghe có vẻ thích thú và lạ lùng về lối bắt chim.
- Chim ở Việt Nam có lớn bằng chim sẻ ở Mỹ không, hả bố"
- Ờ có lẽ chim sẻ ở Mỹ hay Việt nam đều lớn bằng nhau, và có màu nâu.
Buổi sáng ngày kế đó thấy con chim mẹ lâu lâu bay từ đâu về cất tiếng kêu gọi con, nhìn lại con chim con nằm ủ rũ, nó nghĩ phải đem trả đứa con lại cho mẹ nó. Quyết định như thế, ngày hôm sau chờ con chim mẹ bỏ đi nó nhờ bố giữ chiếc thang rồi leo lên đặt nhẹ chim con vào tổ chim rồi lặng lẽ leo xuống.
Chẳng bao lâu sau nó nghe tiếng chim mẹ ríu rít vui mừng, nó chạy ra thấy chim mẹ đang dùng mỏ mớm cho con ăn. Tiếng kêu quấn quít vui mừng của chim mẹ như muốn nói lời xin lỗi với con, ngày hôm đó vô tình đi kiếm thức ăn hơi lâu nên chim con lỡ rơi xuống đất hồi nào không biết. Chim mẹ dùng cái mỏ dụi vào mình con có lẽ tự hứa sẽ không bao giờ để việc mất con xảy ra nữa, chim mẹ phải có bổn phận nuôi nấng chim con khôn lớn và bảo vệ chim khỏi những cạm bẫy của những ngày chưa đủ lông cánh. Nhìn cảnh hai con chim lại nhìn đến thằng con trai hy vọng nó sẽ không bị những cạm bẫy quyến rũ của cuộc đời đang chờ trực trước mắt, cuộc đời không thể đoán trước được.
Thằng con tôi sau đó đi mua "nhà chim" dựng ngay ở trước sân nhà, làm mái che cho các con chim sẻ, nó thấy thích thú khi thấy từng cặp chim sẻ bay vào căn nhà chim. Khu vườn sinh động hẳn ra, đất lành chim đậu.

Lê Hiền
Mùa hè 2003

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,389,244
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến