Hôm nay,  

Greenville, Sc, Quê Hương Của Các Cháu Tôi

05/07/200300:00:00(Xem: 137557)
Người viết: SAO NAM
Bài tham dự số 3244-842-vb50703

Tác giả tên thật Trần Ngọc Bình, bút hiệu Sao Nam, cựu sĩ quan QLVNCH. Nghề nghiệp tại Việt Nam: Dạy Anh ngữ trước 75 và sau khi đi cải tạo về. Định cư tại Mỹ theo diện HO 6 chuyển qua diện ODP. hiện cư trú tại Grênville, tiểu bang South Carolina. nghề nghiệp: Machine Operator. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông rất chừng mực mà duyên dáng. Mong ông sẽ tiếp tục viết thêm.
*

Sống ở Greenville, SC một thời gian điều làm tôi ngạc nhiên nhất là sự bình thản của người dân tỉnh này: họ lái xe rất "đầm" không chặn, không ép, không giành đường, nếu người lái xe có lỡ bộ họ sẵn sàng nhường một cách lịch sự, dễ mến với nụ cười tươi nở trên môi và một cái ngoắc tay ra hiệu cứ tiếp tục.
Greenville SC là một tỉnh miền cao nguyên của bang South Carolina khí hậu rõ ràng là có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Về mùa xuân, khi lái xe đi làm hay đi chơi, dọc đường thỉnh thoảng các bạn sẽ thấy những cụm mai vàng nở rộ, mọc hoang cũng có, do người trồng cũng có, khoe màu vàng tươi dưới ánh nắng lung linh, chào đón các bạn trong không khí lành mạnh của miền cao nguyên. Cây mai xứ lạnh khác hẳn cây mai miền nhiệt đới vì nếu tôi không lầm thì hình như cây mai Mỹ bông nhiều cánh hơn cây mai Việt Nam, vì thế nên bông mai của Mỹ nhỏ hơn bông mai Việt Nam vì nhỏ hơn, nên mai Mỹ có nhiều bông hơn. Nhưng mai nào cũng vậy, mai Mỹ hay mai Việt cũng đều báo hiệu một mùa xuân đang đến và như thầm nhắc nhủ chúng ta hãy thưởng thức vẻ đẹp của mai và nói chung vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến, và mỗi năm chỉ có một lần mà thôi và lần nào cũng vậy mỗi lần hoa nở lại có một vẻ đẹp khác năm trước. Cùng với hoa mai còn nhiều loại hoa khác nữa, mai đặc biệt có những cây hoa mà tôi vì không rành nên không biết gọi là gì là hoa hay là lá, vì khi tới mùa xuân những cây này ra những lá màu trắng rồi dần dần chuyển sang mùa hồng, sau đó mới chuyển qua màu xanh của lá cây. Luôn luôn trên đường lái xe bạn sẽ thấy lúc là loại hoa này, lúc lại là loại hoa khác, loại nào cũng như mỉm cười chào đón các bạn, trước sự đổi thay khí hậu của miền cao nguyên.
Tới mùa hè, vì đây là miền Đông của lục địa Mỹ, nên mặt trời mọc rất sớm lối 6 giờ sáng đã thấy trời mờ mờ rồi. Khi bạn mở cửa ra phía ngoài để đón ánh sáng ban mai, cùng với ánh sáng là tiếng chim hót, đủ loại chim ríu rít trên các cành cây chuyền bay nhảy từ cành này sang cành khác. Những loại chim mà bạn không cần nuôi, nhưng chúng vẫn không ngại ngùng mà ban cho bạn những tiếng ríu rít tuyệt vời. Vì là miền cao, nên ao hồ không thiếu, bạn muốn đi câu cùng với đi đi tắm thì đã có hồ của nhà máy điện nguyên tử sẵn sàng chào đón bạn với làn nước mát và những con cá tuyệt vời dành cho bạn nào muốn đi câu.
Khi mùa thu tới là bạn biết liền, những cơn gió se lạnh vào buổi sáng khi bạn mở cửa bước ra khỏi nhà thì ô kìa trước mắt bạn là một bức tranh tuyệt vời muôn màu rực rỡ. Cả một rừng lá đang chuyển mình để đón mùa đông tới, thôi thì muôn sắc đỏ, vàng, tím, nâu mà họa sĩ thiên nhiên đã tô điểm sẵn tự bao giờ. Có lẽ nếu tôi không lầm thì phải sống ở miền cao nguyên này thì mới thấy hết được vẻ đẹp hùng vĩ của tạo hóa. Nếu các bạn có thì giờ thì xin các bạn hạy làm một chuyến du lịch đến Greenville, SC để thưởng thức cảnh đẹp nơi đây, vào mùa thu.
Khi mùa thu dần dần chuyển sang mùa đông thì lâu lâu lại thấy từng đàn ngỗng trời bay đổi vùng đi tìm nơi nắng ấm, hiện trên nền trời xanh biếc. Thỉnh thoảng như để thúc giục các thành viên trong đàn, chúng lại kêu lên trong khi vẫn tiếp tục bay không mỏi cánh vì hành trình còn xa.


Đến mùa đông thì trời lạnh, đôi khi rất lạnh và lạnh nhất là vào tháng giêng, tháng hai. Trời lạnh là điều dĩ nhiên vì ở đâu mùa đông mà không lạnh chỉ có lạnh nhiều hay ít mà thôi, nhưng đặc biệt ở đây có mùa đông thì có tuyết có mùa thì không, nhưng nếu tuyết có rơi thì cũng chỉ rơi trong vòng hai, ba tiếng đồng hồ rồi ngưng. Những bông tuyết nhè nhẹ phất phơ trong gió lạnh, tuyết rơi một cách hồn nhiên cả một bầu trời đầy những bông tuyết lả tả bay. Tuyết là niềm vui của các em bé, nếu tuyết không là niềm vui thì ô kìa tại sao các em lại nhảy tung tăng giơ bàn tay nhỏ xíu, xinh xắn đón những bông tuyết trắng mịn đáp xuống bàn tay chào đón của các em. Chỉ có lạ một điều là ở Việt Nam ta là xứ nhiệt đới chẳng bao giờ có tuyết (ngoại trừ Sapa, nếu tôi không lầm) cả thế nhưng chúng ta vẫn có những tên như Cẩm Tuyết, Tuyết Nhung, Bạch Tuyếtàthì ra, các vị làm cha mẹ ở Việt Nam ta, khi đặt tên cho các con của mình đã mang cả một bầu trời thơ mộng, mang cả thiên nhiên thể hiện lên niềm yêu dấu của mình là đứa con yêu dấu, mong ước các con mình là một trong những nét đẹp của hóa công.
Nói đến thiên nhiên, đến địa danh mà không bàn đến con người thì e rằng có sự thiếu sót. Vâng, đúng vậy con người mới làm chúa tể, có cảnh thì phải có người. Vậy, tôi xin quý vị cho tôi đề cặp đến "người ngoài" trước hết vì đó là phép lịch sự và sau đó là "người trong" là các cháu của tôi có phải như vậy mới là đúng không thưa quý vị. Ngày tôi mới đến làm việc tại hãng công việc tôi phải phụ trách là đẩy những cái "Buggies" chứa lối 20 cái mền còn "mở miệng" đến máy may cho các bà, các cô Việt Nam có, Mỹ trắng có, Mễ có để may kín chỗ "mở miệng" lại. Công việc này, người Việt mình làm ở đây gọi là "may miệng". Đến đây xin quý vị cho tôi mở một dấu ngoặc để nói về cách làm mền nơi hãng tôi đang làm hồi đó. Thường thì để làm một cái mền, thì phải có một cái gọi là "bag" tức là cái vỏ của cái mền. Cái vỏ mền này sẽ được may kín ba phía, sau khi được khâu cắt chuyển qua, còn chỉ chừa một phía, để cho người thợ khác "nhồi gòn" vào. Tiếng Anh gọi là "Stuffer" sau đó, những "buggies" mền này sẽ được đẩy tới khâu "may miệng" để may kín miệng lại rồi sau đó các chiếc mền này được chuyển qua khâu "Guilt" để chạy những hoa văn hình tam giác, hình bầu dụcà.đã được lập trình "set" sẵn qua hệ thống computer. Đến đây, tôi xin kể hầu quý vị một câu chuyện bên lề liên quan đến khâu "may miệng". Số là nơi tôi làm có hai chị em cô ca sĩ nọ bây giờ đã thành danh và rất nổi tiếng rồi, cũng làm trong khâu "may miệng" sau khi được mời đi thử giọng cũng ở một trung tâm băng nhạc và video rất có uy tín khi trở về hai cô lại trở lại đi làm như thường trong khi chờ đợi kết quả. Một bà bạn đến chơi hỏi mẹ hai cô nàng là hai cháu đi hát về bây giờ làm việc gì, rất tự nhiên bà mẹ trả lời, vì đây là sự thật, hai cháu đi "may miệng" ngạc nhiên vô cùng bà bạn hỏi lại hai cháu đi hát thử giọng làm sao đến nỗi phải đi "may miệng" lại thế.
Bây giờ tôi xin trở lại để nói chuyện về "người trong" cho đầy đủ lệ bộ. Khi chúng tôi từ Cali qua đây, lúc đó con gái tôi đang có bầu đứa con đầu lòng. Bây giờ con gái tôi đã có hai con và sắp sửa có đứa thứ ba, các cháu của tôi đều được nói theo lối người Việt mình "chôn nhau cắt rốn" ở đây nói là "chôn nhau" chứ sự thực thì bệnh viện ở bên Mỹ không có thói quen trao nhau của em bé mới sinh cho thân nhân để về nhà mang chôn, nhưng cứ theo phong tục của ta thì nơi sanh đẻ được gọi là quê quán, cũng như tôi được sanh ra ở Hà Nội thì quê quán tôi là Hà Nội vậy. Vì thế, các cháu của tôi là người Mỹ (theo luật pháp Mỹ) nhưng là Mỹ gốc Việt, tôi tin rằng chúng sẽ rất hãnh diện mà nghĩ rằng chúng là công dân Mỹ nhưng mang dòng máu rồng tiên trong huyết quản, trong tâm tư.
Đểõ kết thúc bài này, tôi xin hầu quý vị một câu chuyện giả tưởng như sau. Vào năm 2070 trong một chuyến du khảo tìm về cội nguồn, một phái đoàn học sinh Mỹ gốc Việt bay về Việt Nam để thăm lại quê cũ của cha ông. Trước khi lên đường các em được đông đảo hệ thống truyền thông ở Cali phỏng vấn. Một bé gái xinh xắn khi được hỏi em đã học tiếng Việt với ai thì em trả lời với ông ngoại vì ông ngoài là người gốc Hà Nội nên em nói giọng của người Hà Nội. Ngoài ra em còn cho biết, em có học tiếng Việt qua băng video và học giọng nói của hai cụ MC, NNN và NCKD nữa.
Đến đây xin quý vị cho tôi dừng bút và xin hẹn quý vị vào bài tới.

Sao Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,389,244
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến