Hôm nay,  

Bạn Tôi

01/07/200300:00:00(Xem: 141068)
Người viết: NGUYỄN HOÀNG NGÔN
Bài tham dự số 3241-839-vb20630

Tác giả Nguyễn Hoàng Ngôn, sanh năm 1958, tỵ nạn ở Arizona từ năm 1983, đã có một số bài tham dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết “hiện nghề linh tinh, và đang tập sự viết truyện ngắn. Xin mời độc giả ủng hộ tìm đọc truyện ký "Kỷ Niệm Nghèo". Tác giả thành thật cám ơn.” Sau đây là bài viết mới của ông.
*

Tôi đến Mỹ vào khoảng năm 1983, không may mắn như những người khác nơi tôi ở rất ít người Việt định cư. Vùng sa mạc Arizona khô cằn nắng cháy thiếu bước chân người Việt hoang vu. Tôi được hội từ thiện thu xếp ở chung với ba người bạn trai độc thân.
Ở đây rất ít người Việt nên buồn và cô đơn. Nơi này rất hiếm con gái và con gái ở đây cũng chì lắm mới ở vùng này. Vì thế, chúng tôi hay tìm đến những người mới đến để làm quen. Thời ấy có cái lạ gặp nhau thăm hỏi, chuyện sôi động nhất là chuyện cựu quân nhân, cựu quân nhân gây nhiều chú ý trong cộng đồng, nhóm cựu quân nhân hay đến mời hội họp và kêu gọi đóng góp ít nhiều cho quê hương. Nhiều người nhân cơ hội ấy cũng nhận mình là cựu quân nhân, để có đề tài đến thăm và làm quen.
Thời gian mỏi mòn rồi cũng qua, người vượt biên, tị nạn ngày một đông hơn, ước vọng phục hồi quê hương chỉ còn là giấc mơ trôi qua hết năm này đến năm khác. Mọi người tạm để chuyện yêu nước lắng dịu lo chạy theo cuộc đời mới, học hỏi, làm việc. Dần dần cũng không mấy ai buồn kể chuyện, hay vỗ ngực cho mình là cựu quân nhân, dù là cựu quân nhân thứ thiệt.
Thỉnh thoảng tôi với anh bạn tôi vẫn tiếp tục đến thăm người mới đến. Anh bạn tôi bắt đầu đổi chuyến thuật mới, gặp ai anh cũng thao thao khe khoang mình đã từng ở ngục tù cộng sản. Rồi những mẩu chuyện tù cộng sản cũng trở nên nhàm chán, không hấp dẫn nổi mấy cô bạn gái lúc bấy giờ. Chúng tôi bắt đầu làm ra tiền, say mê cần cù với công việc. Làm có tiền anh bạn tôi bắt đầu mua vàng đeo đầy người, nhìn anh ấy đeo vàng nhiều lúc tôi cứ ngỡ nhầm anh ấy đang đeo cồng, cộng dây chuyền anh ấy đang đeo trên cổ nặng như muốn làm anh ấy lùn thêm. Vàng ở Mỹ này chỉ là vật trang sức rẻ tiền, nhiều cửa hàng người ta bán thành cuộn, không qúy báu và hiếm hoi như ở quê hương mình .Do đó, vàng cũng không làm hấp dẫn mấy phái nữ ở đây.
Nhiều lúc buồn chúng tôi hay kể lại chuyện quê nhà. Con gái Việt Nam thời xưa lại thích yêu những anh chàng sinh viên nghèo chăm học, hiền hậu, trung thực, và ít nói. Trong khi con gái bây giờ chỉ thích những thằng hùng hổ, mạnh bạo, láo lia, có địa vị và có tiền. Sống ở đây mà lo cậm cụi làm ăn, không giao thiệp với bên ngoài, thì già đi sớm và ở giá.
Nghe nói thế thằng bạn tôi liền cậm cụi làm việc ngày đêm. Dành dụm ít lâu bạn tôi mua chiếc xe mới láng tong, chiều tan sở về là bạn tôi đảo xe đây đó vài vòng trước khi về nhà tìm giấc ngủ lấy sức để ngày mai có sức để cày. Nhiều lúc tôi nhìn bạn tôi thấy buồn cười và thương hại, nhưng không dám nói ra. Vì chiếc xe càng đẹp lộng lẫy bao nhiêu, thì nó lại càng làm cho anh bạn tôi xấu xí và cù lần bấy nhiêu. Đúng là xấu xí làm chuyện để ý. Bạn tôi nhỏ người, ốm, đen, lùn, hô, tóc đứng thưa, dáng một người đàn bà không đẹp gái, khó nhìn, lái chiếc xe mui trần mầu đỏ rực, vừa lái xe, vừa nói điện thoại cầm tay, mà lại nói tiếng Việt ồn ào, giữa cái phố đầy tóc vàng, hiếm hoi dân Việt. Cái điện thoại mà suốt ngày không ai gọi, chỉ gọi duy nhất trong suốt đoạn đường lái xe. Vậy rồi mỗi tháng anh vẫn phải đóng đều 40 đồng .
Xe đẹp, vàng vòng vẫn chưa đủ chinh phục cho giới nữ hài lòng. Họ trò chuyện miễn cưỡng mỗi lần anh đến thăm, lúc nhởn nhơ lúc lả lơi, lúc hơiø hợt, lúc cúp thật lâu không thấy mặt. Không ai hiểu nổi tư tưởng, tâm hồn họ. Anh bạn tôi nghỉ rằng có lẻ tại còn sống chung với chúng tôi nên trở ngại chuyện hẹn hò. Anh âm thầm làm việc nhiều hơn, đầu tắt, mặt tối. Tôi lại nghĩ anh đang đeo đuổi ước mơ của chính anh, bận rộn chuyện tương lai, chuyện yêu đương, vật chất và đời sống, đó là tuỳ sở thích của mỗi người. Thỉnh thoảng tôi có hỏi anh ấy đi đâu suốt cả ngày thì anh ấy bảo lo làm ăn, lo chuyện tương lai, lo cho gia đình, bận rộn nhiều chuyện và có hẹn với em.


Bỗng một hôm anh bạn tôi tuyên bố, vì hoàn cảnh anh phải ra riêng xin anh em hiểu cho và đừng buồn. Anh đã mua căn nhà mới và sẽ lập gia đình trong tương lai. Tin đến thật ngạc nhiên và bất ngờ. Chúng tôi mừng vui khen ngợi ca tụng anh ấy, tưởng lù khù nào ngờ lại quá hay. Vậy là vì hoàn cảnh anh bạn tôi phải ra đi, căn nhà mất đi một thằng, bỗng trở nên buồn chán một cách lạ lùng, thiếu đề tài để nói, thiếu đề tài để cười. Nhiều lúc tôi nghĩ, cũng nên bon chen như anh ấy cuộc sống thú vị hơn, tại sao cứ mãi âm thầm buông mình theo công việc cũng buồn chán, nhưng khổ có nổi tôi qúa nhút nhát .
Một hôm anh bạn mời chúng tôi đến nhà ăn tân gia. Nhà thịnh soạn đẹp đẽ trang trí rất tốn kém. Bạn bè đến tham dự thật nhiều, buổi tiệc vui vẻ và hài lòng mọi người. Riêng anh bạn tôi vẩn đượm nét buồn trên khuông mặt. Chia tay mỗi người ra về, tôi ở lại phụ anh ấy dọn dẹp và tâm sự. Anh bạn thở dài buồn chán.
- Mầy thấy không, tao đã chạy đua, làm với hết sức tao, hết khả năng, vậy mà trong lòng tao, bỗng dưng cũng thấy buồn buồn như còn thiếu thốn cái gì đó khó tả.
Tôi an ủi:
- Tại mày lo xa tham vọng quá cao, nhìn lại chúng tao coi, mày đã hơn hẳn chúng tao quá nhiều, mày còn muốn gì nữa.
- Vâng, nhưng mày thấy không, như buổi tiệc hôm nay mọi người rất hài lòng, riêng tao thì lại thấy buồn buồn trống rỗng cái gì đó. Con Mai là con nhỏ tao đang si. Mày thấy không, cứ ngỡ nó đến đây nó sẽ khen ngợi sự thành công của tao. Nhưng thật sự tao thấy nó vui sướng được có dịp gặp đủ nhân tài, tha hồ cho nó so sánh, chẵng buồn nghỉ đến tao.
- Ôi mày lo gì tình yêu không thể đến vội vàng, vật chất cũng không làm tình yêu phải ngã lòng trong khi họ có trăm ngàn chọn lựa. Tuy nhiên tình yêu không thể kết luận qua hình thức bên ngoài, nó có chiều sâu bí ẩn trong tâm hồn, thật khó tả và khó có thể ngờ được .
Chia tay thằng bạn tôi ra về lang thang một mình trên phố, nhớ lại căn nhà rộng lớn, lại ở một mình sẽ làm cho bạn tôi thấy cô đơn nhiều hơn. Sau cuộc vui mỗi người trở về bên mái ấm riêng tư của chính họ, mỗi người gói ghém cuộc vui mang theo về với chính họ. Bỏ lại thằng bạn tôi ngồi lại một mình, nhìn đồ đạc ngổng ngang im lặng, làm nó cảm thấy cô đơn và bơ vơ hơn lúc nào hết. Tội nghiệp cho thằng bạn tôi, miệt mài đam mê xây cái ảo tưởng cho ai đó, mà quên đi nhìn lại mình, cũng không biết mình đang muốn gì , tìm gì, thích gì, và cũng không rõ người khác đang muốn gì ở anh .
Bóng đêm rã rượi, gió lạnh đôi bờ vai, nhìn tận góc trời xa, những vì sao nhỏ lẻ loi thụp ló dưới bầu trời đen nghịch. Tôi nghỉ vớ vẩn lại những ngày còn ở quê nhà, tuổi vừa đôi mươi tôi nghèo lắm, lại thêm tội trốn nghĩa vụ quân sự. Tôi sống mòn như con mèo hoang bên xó nhỏ cuộc đời, ban ngày tôi tìm một han hốc nào đó, nằm chờ đêm lên. Cứ cơn nắng chiều lang thang buồn bã bỏ đi, phố lác đác lên đèn. Tôi lạc loài mon men ra phố, thiếu thốn, thèm khát, tủi hờn, bơ vơ hơn bao giờ hết, vậy mà sức sống trong tôi lúc ấy rất khao khát và mãnh liệt vô cùng. Không như bây giờ tôi có đầy đủ mọi thứ, thì lại ngao ngán thẫn thờ .Ngày xưa trốn tránh thèm khát tự do, tôi cho rằng không gì bằng có tự do trên đời này. Tôi thèm khát được đi đứng, được làm việc, được sống bình dị như mọi người chỉ vậy thôi, tại sao đời tôi qúa cai nghiệt. Tôi khao khát được tung tăng khắp nơi trên mảnh đất quê hương. Còn bây giờ ở đây tôi có đủ mọi tự do, thì cái tự do ở đây không hạp với chính mình.
Đứng giữa một rừng người, chung quanh tôi chỉ toàn những khuôn mặt xa lạ, càng đi xa càng thấy mình lạc lõng nhiều thêm, những nơi này khác hẳn những nơi tôi thích thú có được tự do. Tình yêu ở đây cũng thế. Giá như ngày xưa tôi chi cần được nắm tay hoặc hôn lên môi người yêu, tôi thấy sung sướng vô ngần. Con gái ở Việt Nam nhút nhát, nhìn đôi mắt họ thẹn thùng, nhìn cử chỉ họ e lệ, tôi cũng đoán được họ đang yêu mình. Còn ở đây, khó có ai đóan được tâm hồn họ, tư tưởng ho, họ đang yêu hay đang ghét, họ đang vui hay đang dối lòng.

Nguyễn Hoàng Ngôn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến