Hôm nay,  

Tự Do Là Cái Giống Gì?

19/06/200300:00:00(Xem: 182278)
Người viết: PHAN ĐỨC MINH
Bài tham dự số 3231-830-vb50619

Tác giả Phan Đức Minh, 73 tuổi, cựu Thẩm Phán Quốc Gia, Thiếu Tá ngành Quân Pháp Việt Nam Cộng Hòa, Cố vấn pháp luật nghiệp đoàn ký giả Miền Trung Việt Nam, từng đi tù cải tạo trên 12 năm. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1992, ông hiện cư trú tại San Diego và là hội Viên Hội các Nhà Thơ Quốc Tế (Member of the International Society of Poets) đã đoạt 3 giải thưởng xuất sắc về Thi Ca (viết bằng Anh Ngữ) của các Hội Nhà Thơ Hoa Kỳ và Quốc Tế. Sau đây là bài mới nhất ông góp cho Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ.
*

Tình cờ tôi có dịp đọc một tờ báo Mỹ tuy hổng còn mới toanh, nhưng vẫn còn … nóng hổi, lôi trong đống báo linh tinh hầm bà làng, chưa có thì giờ để mà đọc cho hết. Tôi coi hơi kỹ cái trang… tìm hiểu về cảm nghĩ cuả người Mỹ chính hiệu con nai vàng, hay người Mỹ từ thắt lưng trở lên, đại khái như cỡ tôi chẳng hạn, trước những vấn đề có ít nhiều tính cách đặc biệt liên quan đến đời sống kêu bằng… Tâm tư tình cảm cuả người Mỹ.
Trang này dành phần lớn cho mục "Letters to the Editor" trong đó độc giả các nơi cuả tờ báo bầy tỏ ý kiến, cảm nghĩ cuả mình về một sự kiện được coi la øđáng nói trong khoảng thời gian tờ báo ra mắt độc giả.
Bưã nay, trong mục "Letters to the Editor" đó, tôi thấy người ta góp ý, nói lên khá nhiều về sự việc cô học sinh 15 tuổi, MaryKait Durkee, đã từ chối không chịu đứng dậy làm thủ tục chào cờ trước khi bắt đầu 1 ngày học mới, giống như các bạn khác cùng lớp với cô. Tuy người ta không nói huỵch toẹt ra, nhưng khi đọc các bài viết, tôi biết chắc là cô bé này có gốc gác mấy đời, là di dân từ một xứ, trước đây cũng như hiện nay, chẳng đẹp đẽ, tốt lành chi cả ( Có thế, Cha Ông mới bỏ nước mà… di tản chiến thuật đến Hoa Kỳ này chớ). Lý do cuả Cô học sinh này đưa ra là "Không ai có quyền bắt tôi phải tôn trọng, cam kết trung thành với cái đất nước, cái xã hội đầy tội ác, bạo lực như thế này". Những ngươiø có trách nhiệm ở nhà trường yêu cầu cô hãy: một là đứng dậy làm thủ tục chào cờ như các bạn, hai là đi ra ngoài phòng học một cách thoải mái, nếu cô không thích làm như tất cả các bạn cùng lớp (tự do lựa chọn thoải mái nhỉ !) . Cô học sinh nhất định từ chối lời yêu cầu cuả viên chức nhà trường là không đứng dậy, mà cũng chẳng ra ngoài phòng học. Cô cứ nhất định ngồi tại chỗ vì cho là cô có quyền làm như thế. Ai bắt cô làm khác đi là…vi phạm quyền tự do cá nhân được quy định trong Hiến Pháp.
Đó là về phần Cô học sinh 15 tuổi, MaryKait Durkee. Còn gia đình cô thì sao" Xin thưa là gia đình Cô đã… đỡ đầu cho Cô, vận động với Tổ Chức American Civil Liberties Union (ACLU) đại diện cho Cô bé, đi kiện những người có trách nhiệm điều khiển nhà trường đã không biết tôn trọng quyền tự do cá nhân (hay nói nặng một tí là chà đạp lên quyền tự do cá nhân) cuả cô được quy định trong Hiến Pháp, để cho các giới chức có trách nhiệm cuả nhà truờng biết được … thế nào là lễ độ ở cái xã hội mà tự do cá nhân được coi là đáng nể này.
Độc giả các nơi đã bầy tỏ ý kiến cuả họ đối với sự việc trên, mà hầu hết là không chấp nhận thái độ ngang ngược, ích kỷ, vô kỷ luật đó cuả Cô bé.
Một độc giả đang phục vụ trong Không Lực Hoa Kỳ viết: Cô bé chỉ cần đi đến một xứ sở cách căn cứ cuả tôi 40 miles thôi (Bắc Triều Tiên ) là Cô thấy ngay người ta bắt Cô phải tỏ ra kính trọng không những chỉ đối với lá cờ cuả họ, mà Cô còn bắt buộc phải tỏ thái độ tôn kính đối vị lãnh đạo xứ sở cuả họ, và luôn cả với Hệ Thống Tư Tưởng (Ideology System ) cuả đất nước đó. Không ai có quyền bênh vực được Cô một khi Cô hành động trái lại, hay từ chối làm theo điều bắt buộc đó (nghiã là người ta sẽ hành Cô cho nát ra như tương Tầu, bắt cô đi là phải đi, bảo đứng là phải đứng, bảo nằm kềnh ra là phải nằm vv... mà Cô cũng như nguời khác chẳng ai có quyền kêu ca, phản đối, khiếu nại, phàn nàn chi cả) . Đến tuổi thực sự lớn khôn, Cô bé có lẽ sẽ chọn cuộc sống ở một nơi như Bắc Triều Tiên chăng, ở đó cá nhân con người sẽ bị trừng phạt vô cùng nặng nề về cái điều mà cô làm ở đất nước Hoa Kỳ này …
Một độc giả khác viết: Cô MaryKait Durkee hãy làm cho chính Cô và xã hội cuả Cô một việc có ích là dẹp bỏ vụ kiện chẳng ra cái giống gì cả trước Tòa Án, là nơi xưa nay đã đầy ứ những hồ sơ kiện cáo thuộc loại chẳng ra cái giống gì hết trơn. Cô nên biết tôn trọng Luật Pháp vì điều các bạn cô làm là thi hành 1 đạo luật cuả Quốc Hội Tiểu Bang, trong phạm vi Giáo Dục: Học Sinh phải cử hành nghi thức tỏ bầy tinh thần yêu nước trong trường hợp như thế. Hiến Pháp chỉ quy định những nét đại cương, làm kim chỉ nam (Lodestar) cho chính quyền mà thôi. Còn việc thực thi Hiến Pháp trong sinh hoạt quốc gia, trong thực tế xã hội, người ta phải cần đến những đạo luật được Quốc Hội Liên Bang hay Tiểu Bang biểu quyết chấp thuận, và được vị đứng đầu cơ quan Hành Pháp cuả cấp đó ký văn kiện ban hành. Cô là công dân thuộc Tiểu Bang thì Cô bắt buộc phải thi hành Đạo Luật hiện hành cuả Tiểu Bang, trừ phi đạo luật đó bị huỷ bỏ hay ngưng thi hành vì tính cách vi phạm Hiến Pháp.
Một độc giả khác viết: Đứng lên và yên lặng chào cờ chỉ là 1 cái giá thật nhỏ nhoi chúng ta phải trả ra để tưởng nhớ đến những người đã chết cho đất nước này được tồn tại, để tiếc thương cho những đưá trẻ đã không được sinh ra để vui hưởng Tự Do như những công dân khác. Tôi vô cùng thất vọng khi thấy người ta đem những sự việc như thế mà kiện cáo trước Toà Án. Liệu có đất nước nào trên trái đất này lại có cái chuyện như thế hay không "
Một độc giả khác viết " Cô bé nếu thấy cái xã hội này không tốt đẹp như ý cô muốn thì một là Cô nên tìm cách góp công, góp sức làm cho nó tốt đẹp hơn lên. Hai là, nếu Cô không thích làm như vậy thì tốt hơn, Cô nên trở về cái quê hương gốc gác cuả Cô mà sống cho nó thoải mái hơn, khỏi có ai ép buộc Cô phải chào cờ kiểu như thế, mà sẽ được nguời ta bắt phải chào cờ theo cách khác, nếu cô không làm theo thì nguời ta khỏi cần nói năng lôi thôi chi cả (mà chỉ… a lê hấp, bụp! cho Cô một phát là xong việc nhà nuớc, rồi việc chính phủ … vv và vv…)
Người ta … té xỉu khi thấy Cô bé thắng kiện một cách hiên ngang và anh dũng, và Nhà Trường thua nặng. Chuyện khó tin vậy mà có thật. Đúng là bất cứ chuyện gì cũng có thể xẩy ra ở cái xã hội thừa tự do này.


Toà án Mỹ đã cho thấy nhiều vụ xử đặc biệt.Từ vụ xử anh chàng Mỹ đen lái xế ẩu tả bị cớm đánh gây nên cả đám cháy rùng rợn ở Los Angeles năm kia tới vụ anh chàng triệu phú cầu thủ bóng bầu dục được toà tha bổng tội giết cô vợ cũ, báo chí đã tốn biết bao nhiêu giấy mực.
Những vụ án lớn đã vậy, chuyện kiện tụng lai rai còn nhiều chuyện ly kỳ.
Mới đây, một Cụ già nọ, Cụ Bà đã qua đời, con cái có gia đình ở riêng, Cụ ở một cái nhà nhiều phòng, để dư, vừa uổng phí mà cũng buồn. Cụ bèn đăng bào " Dư phòng cho se ". Cụ không cẩn thận nói điều kiện ra sao hết. Vài hôm sau có một cặp trai gái độ tuổi Sinh Viên Đại Học, đến gặp Cụ, xin " se " một phòng. Cụ già cẩn thận "đi một đường Interview" mới biết rằng hai cô cậu bồ bịch với nhau thôi, nhưng ăn ở như vợ chồng thứ thiệt cho...tiện mọi sự ở đời. Cụ già nhà ta mới nói: Lão rất quý cô cậu, coi cô cậu như con cháu của Lão vậy, nhưng rất tiếc là vì lý do tôn giáo, vấn đề lương tâm, đạo đức, Lão không thể cho cô cậu "se" phòng được vì cô cậu chưa phải là vợ chồng mà lại ăn ở với nhau như vợ chồng thứ thiệt 100%".
Nhà của mình, cho " se" hay không là quyền của mình chớ! Ấy vậy mà ít lâu sau Cụ được Tòa Án gửi giấy mời...tới chơi. Sau những thủ tục linh tinh, Ông Chánh Án nói với Cụ già: "Thưa Cụ! Tôi rất kính trọng và khâm phục tinh thần đạo đức của Cụ, nhưng tiếc rằng tôi phải thi hành luật pháp của quốc gia, tôi đành phải phatï Cụ ... 500 Mỹ Kim về cái tội kêu bằng " Kỳ thị - Discrimination". Trời đất quỷ thần ơi! Hết thứ để kỳ thị rồi hay sao , mà lại nhè cụ già lọm khọm này mà phạt Cụ ... 5 bò về cái chuyện như thế !
Vậy thì, nếu Cô bé Mary Kait Durkee không chịu đứng lên chào cờ theo Luật cuả Tiểu Bang, theo lệnh cuả nhà Trường, mà cũng chẳng chịu đi ra ngoài phòng học trong lúc các bạn cùng lớp chào cờ, có thắng kiện, hạ Knock out Ban Giám Đốc nhà trường, thì bà con thiên hạ xin đừng có ai… đau lưng, tức bụng làm chi cho nó tổn thọ.
Nghĩ cho cùng thì trách cứ cô bé cũng chỉ đúng có một phần mà thôi. Thiên hạ nên trách ông Nhà Nước hay Ông Chính Phủ, trách các Ông các Bà ở Quốc Hội, Viện nhà trên và Viện nhà duới thiệt nhiều mới đúng lẽ…
Con nít sinh ra ở cái xứ này, vưà cất tiếng khóc oe oe chào đời là nó đã có vô số quyền Tự Do ở trên đời, theo cái Bill of Rights tức là cái First Amendment cuả Hiến Pháp Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Lớn lên, chúng nó cứ… automatically hiểu rằng chúng nó đang sống với vô số quyền tự do, thế thôi! Đơn giản quá hà! Đi học đi hành từ nhỏ tới lớn, không ai có quyền bắt buộc chúng nó phải học cái này, học cái nọ để hiểu rằng Tự Do là cái giống gì" Tự Do phải được hành sử ra sao" Quyền được hưởng Tự Do liệu có đi kèm theo sự đòi hỏi những trách nhiệm và nghiã vụ (Responsibilities and obligations) gì hay không. Do cái chỗ đó mà rất đông trong chúng cứ cho rằng Tự Do là muốn làm cái gì thì làm, không cần biết đến Luật Pháp, chẳng cần biết đến chuyện con nguời sống trong một xã hội, không có quyền gây khó khăn, thiệt hại cho kẻ khác, không có quyền xâm phạm đến an ninh, trật tự cuả kẻ khác, cũng có quyền được hưởng Tự Do như mình vv…
Thêm một chuyện nữa, mới đây, Báo Chí Mỹ loan tin tùm lum, rồi "Letters to the Editor " tới tấp gửi về Tòa Soạn, tỏ vẻ bất bình, giận dữ ... Thì ra, một phụ nữ di dân, cư trú tại Bang Florida, đâm đơn kiện Ông Chính Phủ về cái tội... bắt bà ta bỏ cái khăn che mặt để chụp hình, dán lên cái bằng lái xe. Điều này theo bà vi phạm đến luật lệ...tôn giáo của Bà.
Có những tờ Báo Mỹ cho vẽ những bức tranh bíếm họa trong đó người phụ nữ gân cổ lên cãi và có cả Ông Luật Sư trổ tài cối để... kiếm chút cháo. Ai mà chẳng biết là: đi kiện thì Bà ta thua là cái chắc! Đúng , Ba Tòa Quan Lớn đã phán " Luật pháp quy định thì phải tuân theo - No exception trong cái vụ này ! Having an easily identifiable photo on a driver's license is a matter of public safety..." Vậy mà ngài Luật Sư nhà ta đã liều mạng cãi là: " Tấm ảnh trên bằng lái xe, với cái khăn che mặt chỉ để lòi 2 con mắt, chẳng ăn nhậu chi đến vấn đề an ninh công cộng cả!”
Ủa me-xừ Luật Sư này học Luật ở đâu vậy hà"
Luật pháp quốc gia, nơi mình xin đến cư trú, tị nạn, tránh độc tài, áp bức, này nọ vv... quy định là bằng lái xe phải có dán cái ảnh chụp theo hình thức qui định đàng hoàng. Mình muốn lấy bằng lái xe thì phải làm như thế. Còn không muốn làm như thế thì... khỏi lấy bằng lái xe. Khỏe re! Đâu có chuyện chi mà phải ...con kiến đi kiện củ khoai cho nó mệt mình và thiên hạ ra nữa.
Báo chí Mỹ lại tùm lum những cái thư loại " Letters to the Editor ", trong đó có những công dân Mỹ chính cống Bà Lang Trọc tức giận viết: "Nhập gia thì phải tùy tục chớ! - When you are in Rome, do as Romans do" cơ mà! Có vị lại giảng bài: Thế khi xin vào cư trú tại đất nước này, hay nhập quốc tịch Mỹ, đã đọc lời tuyên thệ trung thành với Quê Hương mới, tuân theo luật pháp của Hoa Kỳ, sao mà mau quên thế! Có vị lại chỉ cách giải quyết dễ dàng, gọn lẹ là: Nếu không thích luật pháp của đất nước này thì cứ việc tự do, thoải mái trở về cái nơi mình đã chạy trốn, ở đó người phụ nữ ra đường mà không che kín mặt, trừ 2 con mắt, hay không có ngươiø thân trong gia đình đi theo là a-lê hấp! Lãnh đủ thứ hình phạt, có khi kinh khủng, dã man hết chỗ nói nữa ...
Tự Do thật là cao qúy! Nhưng Tự Do, theo luật cuả Trời Đất, cũng phải có hai khiá cạnh, hai mặt, tựa như con dao hai luỡi. Đối với những nguời hiểu nó, hành sử nó một cách đứng đắn thì Tự do là thứ quí báu nhất. Còn với những kẻ không được giáo dục, hướng dẫn, rèn luyện một cách nghiêm khắc để hiểu thế nào là Tự Do, phải hành sử Tự Do như thế nào, trong đời sống cuả một Xã Hội văn minh, tiến bộ, thì hậu quả sự lạm dụng Tự Do sẽ vô cùng tai hại.
Sự việc Cô bé MaryKait Durkee kể trên cho ta thấy rằng : Đời sống với quyền Tự Do rộng rãi,cần đi đôi với việc tăng cường giáo dục về ý nghĩa và trách nhiệm hành xử 1uyền tự do của mỗi người.
Phải giáo dục con người ngay từ lúc tuổi còn thơ, nghiã là còn thuận lợi, có thể giáo dục, hướng dẫn đượïc. Tại sao " - Bởi vì không phải chỉ Phương Đông mới quan niệm là " Tre non dễ uốn - Dậy con từ thuở còn thơ " mà ngay cả đến Phương Tây cũng xác định rằng "Strike while the iron is hot - Train up a child in the way he should go."

Phan Đức Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến