Hôm nay,  

Vì Ai Rẽ Thuý Chia Loan

17/06/200300:00:00(Xem: 182087)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG
Bài tham dự số 3229-828-vb20616

Tác giả Bùi Xuân Đáng 75 tuổi, cư trú tại Orange County, đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết giá trị. Mỗi bài viết của ông, từ chuyện câu cá, rau trái trồng lan... đều thể hiện những kinh nghiệm và hiểu biết chu đáo. Bài mới của ông lần này là một truyện ngắn về những ngộ nhận giữa bố mẹ chồng mới được bảo lãnh sang Mỹ dành cho con trai và nàng dâu. Câu chuyện được kể cho thấy sự hiểu biết cảm thông hiếm thấy của một tác giả cao niên dành cho lớp con cháu.
+

Anh ạ! chúng ta nên nhường cái phòng mát tơ này cho bố mẹ, anh và em ngủ ở trong phòng nhỏ được rồi. Anh đi làm, em đi học suốt ngày cần gì phòng lớn. Bố mẹ đã nhiều năm cực khổ, hãy để cho các cụ sống thoải mái một chút.
Thành cảm động muốn rơi nước mắt, chàng không ngờ Loan lại tế nhị, chu đáo và tốt bụng đến như vậy.
Loan và chàng gặp nhau trong cảnh ngộ eo le của trại tỵ nạn Pulo Bidong. Chàng đến trước nàng 3 tháng. Một buổi sáng khi nghe tin báo có thuyền tỵ nạn tới, cũng như phần đông mọi người, chàng chạy ra xem có thân nhân hay là người quen đến chăng. Chiếc thuyền mới đến cũ nát, ọp ẹp chỉ dài chừng 7-8 thước mà chứa trên 50 người. Những người trên thuyền đều mệt lả vì chuyến hải hành quá dài đầy sóng gió và 2 lần gặp hải tặc. Thành cùng các thanh niên khác xuống thuyền dìu dắt những người lên bờ. Khi mọi người lên gần hết, Thành nghe tiếng rên rỉ yếu ớt ở phía cuối thuyền, chàng thấy một người đàn bà gầy gò, đôi vai xương xẩu nằm kẹt ở khoảng gần tay lái. Vội đỡ người đàn bà giậy , nhưng không đó là một thiếu nữ còn trẻ, mắt nhắm nghiền, môi sưng vều ra. Chắc thiếu nước uống lâu ngày, làn da ở môi tróc ra từng mảng lớn, người thiếu nữ buớc đi không nổi chàng phải cõng mới mang lên khỏi thuyền.
Vài tuần sau, chàng gặp lại nàng ở văn phòng trại khi nàng đến khai lý lịch. Cảnh ngộ nàng thực đáng thương, cha đi cải tạo, mẹ và chị em nàng bị đuổi ra khỏi nhà và phải đi vùng kinh tế mới. Chưa quen lao động lại thiếu ăn thiếu mặc, chịu đói rét không nổi, mẹ nàng ngả bệnh và từ giã cõi trần. Sau khi chôn mẹ ở bìa rừng, nàng dẫn đứa em nhỏ dại về thành phố, sống nhờ bà con thân thuộc lay lắt qua ngày. Tiếp theo nàng đuợc tin người cha cũng bỏ mình ở trại cải tạo tại miền Bắc xa xôi. Khi mọi người ào ạt vượt biên ra đi, nàng đem số nữ trang còn lại để đổi lấy chuyến đi hãi hùng này. Thuyền bị bão mất phương hướng, lương thực cạn dần, tội nghiệp đứa em nhỏ đói ăn khát nước đã qua đời và thây bị ném xuống biển. Mưa bão liên miên và bị cướp hai lần, nhưng bọn cướp hãy còn chút nhân tính, lấy hết vàng bạc nhưng lại cho thức ăn, nước uống và chỉ đường đến đây. Chàng và Loan quen nhau từ đó và đổi sang tình yêu sau nhiều lần trò chuyện.
Loan đuợc Vân, người chị em con dì làm đơn bảo lãnh. Vợ chồng Vân, Vũ đang sống với đứa con trai kháu khỉnh ngộ nghĩnh tại San Jose. Cùng chung cảnh ngộ vượt biển một mình, đã hiểu rõ tình cảnh thân gái cô đơn tại trại tỵ nạn, Vân khuyên Loan nên kết hôn tại trại để dễ dàng bảo lãnh cho Thành, do đó chàng và nàng đã làm hôn thú tại trại.
Đến San Jose vào cuối mùa đông, vợ chồng Vân đã dành cho Loan và Thành 1 phòng trong dãy chung cư. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của vợ chồng Vân và như đã bàn tính từ trong trại. Loan làm công cho tiệm ăn Carl Junior từ sáng sớm đến mãi gần tối mới về. Thành cắp sách đi học vì chàng biết rằng chỉ có học, hai người mới có tương lai sáng sủa được. Vân và Vũ cũng vậy, nhưng Vũ sáng đi làm, tối đi học. Vài năm sau Loan đổi sang sau đó chuyển sang nối ráp trong hãng sản xuất đồ điện tử và tối đi học thêm. Nhiều khi thấy vợ quá vất vả Thành cũng muốn theo bước chân Vũ nhưng Loan gạt đi, nói rằng họ chưa có con nên cần dốc hết tâm trí vào việc học. Trời chẳng phụ lòng người thiện tâm thiện chí, chẳng bao lâu Thành tốt nghiệp kỹ sư điện tử và kiếm được việc tốt gần nhà.
Đúng theo kế hoạch dự định, Loan nghỉ việc, trở lại trường. Thành nhủ thầm rằng mình tốt số, nếu không có Loan đời chàng sẽ đi đến đâu. Không thân nhân, chỉ nhờ bạn bè giúp đỡ nay đã công thành danh toại. Thành lại hài lòng hơn cả vì những năm còn đi học, chính Loan đã thay chàng viết thơ thăm hỏi, gửi quà về cho cha mẹ và 2 em chàng. Đọc những lời lẽ thân thương, những thùng quà đầy ý nghĩa gói ghém ân tình mà chàng dưng dưng nước mắt. Gần đây, Loan lại thúc dục chàng làm giấy bảo lãnh gia đình chàng sang đoàn tụ. Chính Loan đã theo dõi hồ sơ, bổ túc giấy tờ vì chàng bận lo thi cử bận lo đi làm , nên Loan đã thay chàng chu toàn mọi việc. Loan bàn với Thành :
Chẳng gì anh cũng là kỹ sư, chúng ta nên mua căn nhà để cho cha mẹ sang đây được hưởng tiện nghi và nở mày nở mặt với họ hàng bên nhà và đồng hương bên này. Cha mẹ em chẳng may mất sớm, em trở thành đứa con không mẹ không cha, không anh em ruột thịt. Gia đình anh từ nay sẽ là mái ấm cho em nương tựa.
Thành ôm vợ vào lòng và thực tình cảm động vì lời lẽ chân thành của nàng. Từ ngày cắp sách đi học, chàng đã quen để mặc Loan lo toan mọi chuyện, vì Loan quá chu đáo tính toán dâu ra đó. Hơn nữa tiền tài hiện có là do Loan kiếm ra và dành dụm được. Chàng chỉ là người vừa mới chân uớt chân ráo bước vào cuộc đời nhà xe được mấy tháng nay. Mua nhà xong, thấy Loan còn đi chiếc xe cũ kỹ, chàng nghĩ đến công lao khó nhọc của vợ nên mua chiếc xe mới tặng nàng. Loan ngoài miệng kêu quá tốn phí nhưng trong lòng hả dạ, được chồng biết nghĩ đến mình. Mọi việc tiến triển như dự tính, ông bà giáo Cảnh và hai cô con gái sẽ sang vào chiều thứ tư tuần tới.
Ông giáo Cảnh hơi ngạc nhiên vì chỉ có người con trai ra đón và thưa rằng Loan đang bận kỳ thi. Tuy nhiên ông quên ngay vì hình ảnh đầu tiên của nước Mỹ đã làm ông choáng váng. Nhà cửa nguy nga tráng lệ, xe cộ như mắc cửi, đường xá ngang dọc chằng chịt, bất luận cái gì cũng rộng lớn khác lạ, dù rằng trước kia ông đã thấy trên màn ảnh nhưng ông không ngờ lại quá hiện đại như vậy. Về đến nhà, ông bà giáo cũng hài lòng vì nhà cửa khang trang gọn gàng ngăn nắp, phía sau lại có vườn cây tuy trơ trụi, nhưng lo gì ông sẽ biến thành vườn rau tươi tốt trong một thời gian ngắn .Ngồi trên chiếc ghế bành lớn quá khổ trong phòng khách, ông giáo đưa mắt nhìn chiếc Ti Vi đồ sộ , nhâm nhi chai bia ướp lạnh, cái thú mà ông đã mất hẳn từ ngày miền Nam đổi chủ . Bà giáo còn đẹp lòng gấp bội khi Thành dẫn bà vào chiếc phòng ngủ lớn có riêng cầu tiêu nhà tắm . Bà bước vào khu bếp rộng rãi gần bằng gian nhà bà ở. Mở chiếc tủ lạnh, bà hài lòng vì thấy ngăn trên một con gà, miếng thịt heo khá lớn và các ngăn khác đầy ắp những thức ăn bà không rõ tên đựng trong các hộp giấy, hộp nhựa đủ mầu đủ cỡ. Bà ước lượng có lẽ phải ăn cả tuần cũng không hết. Như sực nhớ đến chuyện gì quan trọng bà ghé miệng hỏi Thành, chàng tươi cười mở cánh cửa tủ chỉ cho bà một bao gạo khá lớn và mấy chai nước mắm. Vục tay vào trong bao, bà giáo cầm nắm gạo hỏi Thành là gạo gì. Chưa kịp trả lời bà đã cầm chai nước mắm, mở nút và đưa lên mũi ngửi tỏ vẻ hài lòng. Hai cô em gái, Hiền và Hậu cũng vui chẳng kém, mỗi cô một chiếc giường nhỏ ở phòng bên cạnh khỏi cần ngủ chung trên chiếc giường chật hẹp ngày nào. Hai cô nhún nhún và ngả mình nằm dài trên chiếc nệm êm ái.


Thành mời cha mẹ và hai em ra ngoài ăn cơm tiệm , nhưng bà giáo hơi nhức đầu và còn choáng váng sau mười mấy giờ trên máy bay nên muốn ăn qua loa ở nhà. Dù mệt ông bà giáo cũng không muốn vào phòng nằm nghỉ, ông bà ngồi ở phòng khách hỏi chuyện Thành đang cùng hai cô em gái làm cơm. Bà lấy làm lạ xem chừng như Thành rất sành sỏi trong việc bếp núc. Chàng chỉ bảo hai cô em cách mở bếp cũng như cho biết đường, muối, nước mắm ở chỗ nào. Ngay cả việc nấu nướng chàng đã làm cho hai cô em ngạc nhiên vì xưa kia chàng không bao giờ vào bếp , dù rằng chỉ đun ấm nước sôi cũng còn lóng ngóng, mà nay lại quá rành nghề. Hiền hỏi :
- Sao anh dạo này quá đảm đang giỏi dắn quá! biết sào nấu nữa chứ.
- Anh cái gì mà chẳng biết : nấu cơm, giặt quần áo, lau chùi phòng tắm, cầu tiêu cái gì anh cũng được làm hết.
- Thế chị ấy làm gì"
- Chị ấy đang bận học thi.
Ông giáo hoàn toàn kinh ngạc, còn bà giáo phật ý ra mặt. Cậu con cầu tự của bà từ xưa chỉ có việc ăn rồi đi học không phải nhúng tay bất cứ chuyện gì trong nhà dù chỉ là phủi bụi, bà tức tối hỏi :
- Nó học gì và thi cái gì mà để chồng nấu bếp, giặt đồ"
Biết mẹ không hài lòng, Thành vội vàng giải thích, nhưng ông bà và hai cô con gái đều cho rằng vợ chàng làm biếng và bắt nạt chồng phải hầu hạ.
Bữa cơm tuy ngon miệng và dù rằng Thành cố lái câu chuyện sang đề tài khác nhưng mọi người đều muốn biết rõ về Loan cho nên gần như một cuộc thẩm vấn khéo léo. 7.30 có tiếng chuông ở cửa reo vang thánh thót, Thành vội chạy ra mở cửa. Loan tươi cười bước vào, tay mang hộp bánh, tay mang sách vở. Thành đỡ hộp bánh cho vợ hỏi :
- Sao em về trễ vậy"
Loan không trả lời, vội tiến tới chào cha mẹ chồng :
- Thưa Bố mẹ và hai cô có mệt hay không" Con phải ở lại học thi rồi ra thư viện mượn sách, xong rồi đi mua bánh, cho nên bây giờ mới về được.
Quay sang chồng cô nói :
- Sao anh không mời bố mẹ va hai cô đi ăn ở ngoài như em đã dặn mà lại ăn ở nhà" Hôm nay anh làm món gì" Sao có con gà trong tủ lạnh mà anh không làm"
Thành lấy thêm bát đũa cho Loan rồi âu yếm bảo :
- Em ăn cơm đi, con gà còn cứng ngắc như đá chờ đến bao giờ, hai cô này lại đói bụng và kêu nhiều thức ăn quá rồi. Thôi để anh cắt bánh mời bố mẹ.
Hiền vội đỡ con dao trong tay anh, tấm tắc khen chiếc bánh quá đẹp trên có giòng : Mừng Ngày Đoàn Tụ mầu đỏ trên nền mầu vàng nhạt, chung quanh chạy đường viền vàng thẫm có những bông hoa hồng bằng kem đủ mầu. Nàng thành thật nói với chị dâu :
- Chị mua bánh ở đâu mà to mà đẹp như vậy, chỉ nhìn cũng đủ no rồi, em không muốn cắt cái bánh quá đẹp như vậy, uổng phí quá!
- Nếu em thích, chi sẽ mua tặng mỗi cô một chiếc để đầu giường! Bây giờ chị xin phép cha mẹ và hai cô, chị phải ăn cho xong rồi học bài cho kỳ thi sắp tới.
Nói xong Loan cắm cúi ăn vội ăn vàng và đứng lên vào phòng đóng cửa lại. Thành và hai em thu dọn bàn rồi ra rửa bát. Nhìn cậu con quý tử lau bàn, rửa bát, bà giáo thấy xót xa trong lòng. Ông giáo trầm ngâm không nói vì chai rượu chát, mấy con tôm chiên và miếng bánh thơm ngon, những thứ mà ông đã hầu như quên lãng trong hai chục năm làm cho ông ngà ngà say. Ông bảo mọi người đi ngủ và vừa lên giường nằm ông đã ngáy to như sấm. Bà giáo suy nghĩ mông lung rồi cũng thiếp đi. Riêng Hiền và Hậu, hai cô bàn tính những ngày hoa mộng sắp tới.
Sáng hôm sau cả nhà tỉnh giấc vì mùi cà phê và mùi trứng thơm lừng. Loan mời cha mẹ ngồi vào bàn ăn, nhưng tay vẫn còn cầm cuốn sách và tay kia ly cà phê. Ông bà giáo chưa kịp hỏi han, cô con dâu đã vội vã xin phép đi học. Thành kêu hai cô em mang chén đĩa cho cha mẹ xong rôì cũng đi làm, sau khi dặn cô em có đồ ăn trưa trong tủ lạnh vì đến chiều anh mới về. Ăn xong bữa điểm tâm quá thịnh soạn nào sữa, nào trứng, nào dăm bông, xúc xích, ông bà giáo và hai cô con gái có hàng trăm câu hỏi trong đầu. Họ nghĩ rằng Thành là kỹ sư luơng lậu chắc hẳn phải nhiều, tại sao người vợ không ở nhà lo cơm nước mà lại đi học làm gì.
Những ngày kế tiếp là những ngày đầy nghi vấn thắc mắc. Mặc dầu Thành và Loan hết lời giải thích về đời sống bên này dù có cao sang nhưng đầy bất trắc, cho nên vợ chồng đều phải đi làm mới bảo đảm. Mà muốn có công việc tốt phải học một nghề chuyên môn. Chàng kể lại những ngày mới đến, Loan phải đi làm vất vả cực nhọc đến tối khuya mới về và tằn tiện đủ thứ mới đủ giúp chàng ăn học, và bây giờ là lúc chàng phải lo cho nàng. Nhưng mọi người không chịu hiểu mà cứ suy đoán theo lối bên nhà. Lương kỹ sư mấy ngàn một tháng ăn tiêu gì cho hết. Mua nhà, mua xe phải trả tiền mặt, làm gì có chuyện mua trả góp.. . .
Theo kế hoạch dự định, Thành muốn hai em cùng cha mẹ đón xe bus đi học Anh ngữ vài tháng cho quen phong tục, đường đất, sau đó hai cô sẽ đến truờng học tiếp. Điều chàng lo ngại nhất là cha mẹ ở nhà một mình, ngoại ngữ lại không biết. Bà giáo tính nhát nhúa ít khi ra ngoài, còn ông giáo tính nết thủ cựu, cố chấp lại không muốn phải đương đầu với sự khó khăn. Sau một hồi bàn bạc tính toán,ông bà giáo nghĩ rằng nếu Loan nghỉ học ở nhà thì tiện lợi đủ điều. Thứ nhất có người nấu nướng và trông coi việc nhà, thứ hai ông bà lúc nào cũng có người ở nhà hoặc đưa ông bà đi đây đi đó. Hiền và Hậu cũng có sự tính toán riêng, hai cô mơ ước chiếc xe bóng loáng như của chị dâu. Ông bà giáo mấy lần nhắc khéo Thành nên mua xe cho hai em đi học. Mặc dầu Thành giải thích là muốn mua xe phải thi viết và thi lái rồi mới có bằng rồi lại còn bảo hiểm đủ thứ, hơn nữa chàng còn nợ tiền mua xe cho Loan. Ông giáo nói mát :
- Anh thương vợ cũng nên thương hại hai em, chúng nó khổ sở lâu rồi cũng nên mua cho nó chiếc xe mới cho bằng chị bằng em chứ !
Khi nghe Thành giãi bầy, nhà này xe này và cả cái bằng của chàng cũng nhờ Loan mà có. Vì trường học khá xa nhà vả lại đàn bà con gái không biết máy móc, nên Loan cần có xe tốt. Ông bà giáo đã không thông cảm lại càng bất bình cho là Thành yêu quý vợ hơn em.
Chuyện bất hòa nẩy sinh từ đó, Loan đi học về len lén vào phòng không dám giáp mặt cha mẹ chồng. Bà giáo tha hồ nói bóng nói gió, hai cô em lại hùa theo cha mẹ đem đủ mọi chuyện chất vấn ông anh. Loan nhiều khi hối hận đã thúc dục chồng bảo lãnh gia đình qua. Nàng biết rõ rằng, nếu bỏ học đời nàng và tương lai của vợ chồng nàng sẽ không còn gì bảo đảm. Thành vì bên tình bên hiếu nát ruột không biết giải quyết cách nào, bên nào cũng nặng, cha mẹ có công ơn sinh thành dưỡng dục. Bên Loan tình sâu, nghĩa nặng. Chàng không thể bảo Loan bỏ học, mà cũng không sao giải thích trình bầy cho cha mẹ hài lòng. Không khí trong gia đình ngột ngạt khó thở, ông bà giáo Cảnh lầm lì không nói. Thành không biết giải quyết sao cho ổn thỏa.
Hôm Loan tốt nghiệp , ông bà và hai cô em gái viện cớ không được khỏe nên không đến dự. Một tuần lễ sau Loan kiếm được việc làm cách nhà hơn 2 giờ lái xe, đường đi nhiều khi bị kẹt , về nhà lại phải lo việc cơm nước . Nàng đành phải thuê một căn phòng nhỏ để tiện đi làm. Thế là những chuyện to nhỏ, dị nghị đến tai Thành, nào là Loan đã bị hải tặc, nào là Loan đã có tình ý khác nên cốù ý xa chồng. Chàng không biết xử trí ra sao đành nhờ người bạn cuả ông giáo đến nói với cha mẹ. Ông giáo chẳng những không nghe lại còn bảo:
- Anh sang đây lâu ngày nên đã Mỹ hóa rồi, nên anh còn nối giáo cho giặc. Nền nếp bên nhà, chúng ta cần phải giữ chứ . Ai đời vợ một kỹ sư mà còn phải đi làm để bố mẹ chồng nấu bếp !
Một năm sau Thành và Loan ly dị, căn nhà đang ở phải bán đi để trả nợ ngân hàng vì cả Thành và Loan đều không đủ sức cáng đáng. Thành buồn bã gần như mất trí và bị đuổi sở. Ôâng bà giáo Cảnh, một dôi khi cũng ân hận đã làm lỡ dở đời người con mà ông bà yêu quý nhưng ăn năn thì sự đã rồi.

Bùi Xuân Đáng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,955
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.