Hôm nay,  

Làm Waiter Ở Little Saigon

10/06/200300:00:00(Xem: 161076)
Người viết: KHẢI TRẦN & TÀI TẠ
Bài tham dự số 3224-822-vb20609

Hai tác giả, cư trú tại Garden Grove, lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, đã kể về công việc và hoàn cảnh những người làm waitẹr trong một nhà hàng tại Little Saigon. Sau đây là lời tác giả: “Khải Trần và Tài Tạ là những thanh niên trẻ khỏe ở độ tuổi 36, đã đến Mỹ gần một thập niên trước đây. Với độ tuổi dở dang, thiếu nghề nghiệp chuyên môn, phần vì cuộc sống cấp bách nên chọn nghề waiter, chạy bàn để kiếm sống qua ngày. Tên trong bài viết là tên thật của chính hai đồng tác giả. Người viết bài này còn biết được những đau đớn và mất mát còn lớn hơn thế nữa, của những bạn waiter khác. Rất mong được sự góp ý của các bạn cùng nghề.”
*

Chiếc máy bay nhỏ, chở gia đình tôi gồm 6 người, từ từ hạ cánh một cách an toàn ở phi trường John Wayne sau cuộc hành trình mệt mỏi. Từ Tân Sơn Nhất chúng tôi đáp máy bay Việt Nam Airline đi Kimpo (Đại Hàn). Sau nhiều giờ chờ đợi, gia đình tôi lại đáp chuyến bay khác của United Airline về San Francisco. Ở lại đó sau thủ tục hải quan của Hoa Kỳ, chúng tôi lại đáp về John Wayne đúng 4:30pm ngày 04/03/1994.
Sau khi gặp lại những người thân là dì dượng và các em, mừng mừng tủi tủi… gia đình tôi được đưa về nhà riêng của bà dì tại Quận Cam. Giờ đây gia đình tôi ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm, vì đã qua các thủ tục ở Việt Nam, rồi sơ vấn, phỏng vấn, khám sức khỏe… mà ai ra đi cũng nơm nớp lo âu để hoàn tất.
Trời Cali lành lạnh trong tiết tháng ba, xe cộ đậu đâu vào đấy theo hàng theo lối…đúng là một xã hội dân chủ, công bằng và pháp trị… mà tôi đã đọc được trong sách khi còn ở VN. Trời về chiều xe cộ càng đông, xa lộ như mắc cửi mà tôi tự nghĩ rằng không biết đến bao giờ mình mới lái xe được như vậy.
Thời gian trôi thật mau, nỗi nhớ gia đình anh chị em còn ở lại Việt Nam, nhất là vợ và con tôi, người mà tôi đã đem lòng yêu thương hết mực và kết quả của cuộc tình ấy là chúng tôi có với nhau một đứa con gái (không hôn thú) mà khi tôi rời VN mới vừa tròn bốn tháng tuổi.
Sau khi hoàn tất các thủ tục để xin trợ cấp xã hội chúng tôi được tám tháng và đi học ESL trên đường Harbor-Garden Grove. Ngày ngày mấy cha con tôi đi bộ từ nhà tới trường khoảng hai miles, để được học gọi là ngôn ngữ thứ hai, với sự trợ giúp của cơ quan thiện nguyện USCC. Thời gian trôi mau, tám tháng trợ cấp lại gần hết, cuối cùng tôi lại nhờ hội USCC giới thiệu việc làm với đồng lương tối thiểu.
Vào năm 1994, kinh tế Mỹ có phần xuống dốc, tôi bị lay off sau khi làm được 5 tháng. Thất nghiệp, hết trợ cấp… thật là gian nan cho tôi và gia đình, bao nhiêu hóa đơn gas, điện, nước và tiền nhà phải chi trả và rồi còn tiền gởi về cho vợ con ở Việt nam, cuộc sống ở Mỹ bắt đầu thật là khó. Sau những nỗ lực tìm việc, không kết quả, cuối cùng tôi đọc được một dòng quảng cáo trên một tờ báo Việt ngữ: “Nhà hàng cần người…L/L X... số phone Y, tôi vội vàng gọi ngay và làm hẹn để gặp bà chủ vào sáng hôm sau.”
Tiếp tôi là một phụ nữ tầm thước, tóc thưa, ra dáng bà chủ… khoảng 50 ngoài. Thoạt nhìn cũng đoán được bà là người Hoa sống ở Chợ Lớn. Với lối nói tiếng Việt lờ lợ không rõ, ba bảo tôi:
“Nị làm 12 tiếng, từ 11 giờ sáng đến 11 giờ đêm, 6 ngày một tuần, tiền lương một tháng 900 đồng, tiền tip là của ngộ, đụng tới là bị đuổi liền.“
Tôi tối sầm mặt lại, khi còn ở VN đọc sách báo thấy ở những nước văn minh, người hầu bàn được một thứ tiền của thực khách để lại ở bàn mà trước đây tôi biết được là tiền boa, mà theo tiếng Mỹ gọi là tips. Hình ảnh vợ con và gia đình lại hiện ra trong tâm trí tôi, tôi không còn một sự chọn lựa nào khác, buộc tôi phải làm, để duy trì sự sống còn đối với gia đình, nhất là đối với vợ con của tôi, đang còn chịu nhiều thiếu thốn ở Việt Nam.
Với kiến thức tính nhẩm sẵn có tôi tính: 12 tiếng mỗi ngày, 6 ngày một tuần, mà lại lãnh lương tháng, như vậy một tháng không phải là 72x4, mà phải cộng thêm cho 2-3 ngày của tháng 30 & 31, đã vậy mà không có bất cứ một benefit gì như là vacation, sick day…chứ đừng nói gì đến over time sau 8 tiếng, còn những ngày nghỉ Holidays và thứ bảy, chủ nhật thì hoàn toàn không được off vào những ngày lễ đó. Tóm lại tôi không được hưởng bất cứ quyền lợi gì của bộ luật lao động Mỹ đưa ra, giống như tôi đã từng làm ở hãng Mỹ trước đây… nhưng trong tình thế gọi là "chữa cháy" tôi đành nhận lời và bắt đầu công việc vào sáng ngày hôm sau với ý nghĩ, tại sao có những chuyện bất công như thế ngay trong lòng nước Mỹ.


Ngày tháng dần trôi, vẫn với công việc thường ngày của một người chạy bàn, lấy order, bưng rồi dọn bàn, mỗi ngày 12 tiếng. Trong thời gian làm việc, tôi mới biết được rằng nhà hàng mà mình đang làm là một nhà hàng với tên gọi quen thuộc của nhiều người, từ hồi trước năm 75 mà qua đây nổi tiếng với món canh chua và cá kho tộ dân tộc của dân miền Nam.
Cũng trong thời gian này, tôi được biết những người làm với tôi đã bị đuổi vì cái tội chôm tiền tip. Tôi nghĩ tiền đó đâu phải của bà chủ, vậy mà bà tham lam đã làm mất đi cái vẻ đẹp truyền thống của người Mỹ, ý nghĩa trong sáng của tiền tips.
Một thời gian sau, đã đến lúc tôi có thẻ xanh, nôn nóng về thăm vợ và con, tôi làm một chuyến về Việt Nam vào tháng 3/96 trở lại trắng tay rồi lại rơi vào vòng lẩn quẩn là làm nghề chạy bàn mà trước đây mình đã nghĩ là chỉ "chữa cháy" mà thôi. Nên chỉ có những người mới xin vào làm buổi sáng thì ban tối đã bỏ chạy mà không cần quay lại để lãnh tiền lương cho những giờ mà mình đã làm.
Rồi một hôm, tôi nhớ là năm 99 lại có một người mới xin vào làm, hắn tên T, sau này tôi mới biết được T cũng là con một sĩ quan cùng cấp bậc với bố tôi, lại cùng một binh chủng lực lượng đặc biệt, mà trước đây bố tôi và bố hắn đã từng quen biết nhau từ những năm 1962. T là người mà tôi sau này hai đứa tâm đầu ý hợp và giúp nhau chia xẻ những buồn vui và nổi khó trong công việc.
Rồi việc gì đến nó sẽ đến. Vào tháng 5/2002, tất cả những nhân viên tại nhà hàng, dù đang làm hay đã bị đuổi, đều nhận được một bức thư được gởi tới từ Sở lao động gọi là worker questionnaire. Với những câu hỏi được yêu cầu là phải trả lời cho đúng về những giờ giấc làm việc, lương bổng như thế nào và quyền lợi của người làm công và cả tiền tip đã bị bà chủ lấy đi ra sao…
Theo chúng tôi biết, hầu hết những người làm đều trả lời sai sự thật, vì lý do tế nhị, tôi không tiện nói ra đây, lại có người còn đưa lại bức thư cho bà chủ, nhờ bà trả lời dùm và gởi lại cho sở lao động. Riêng tôi và T cùng ba anh em nữa, năm đứa cùng nhau quyết định là mình trả lời bức thư này sao cho thật chính xác, đúng với sự thật những gì mà mình đang làm… Bởi vì quan niệm rằng, với government chúng tôi không bao giờ dám nói dối, cho dù chúng tôi có bề gì đi nữa. Vả lại đây là cơ hội tốt nhất để nói lên những bất công, những thiệt thòi từ bấy lâu mà lẽ ra không thể có ở một xã hội văn minh vào bậc nhất trên thế giới…
Với một quan niệm rằng, thôi thì nghề nào cũng là nghề, ông bà mình ngày xưa đã nói "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" đó sao, chỉ mong sao mình nhận đủ tiền tip, với đúng cái nghĩa đen của nó, bổ sung thêm cho những đồng lương còm cõi của mình. Nhưng bà chủ đâu dễ gì chịu buông tha một cách dễ dàng như vậy, vì cái luật tiền Tip của bà đã có từ 20 năm nay cơ mà.
Mãi cho đến ngày 24/4 vừa qua, là một “ngày lịch sử” của nhà hàng mà tôi làm, vì từ trước đến nay nó chưa từng xảy ra bao giờ. Sau những lần anh em chúng tôi đi lên đi xuống để khiếu nại vì cách lấy tiền tip của bà chủ vẫn "vũ như cẩn" thì anh em chạy bàn chúng tôi mới được hưởng đầy đủ tiền tip, những gì mà khách hàng đã bỏ lại trên bàn qua cách phục vụ lịch thiệp của chúng tôi.Ttrong đó cũng không thiếu trường hợp những waiter làm quá đáng, chẳng hạn cố nài nỉ, ép khách ăn cho bằng được một con cua hay một con tôm hùm, với giá không phải là rẻ so với những nhà hàng seafood trong vùng, vì bà chủ có cách khuyến mãi thật đặc biệt "thưởng 1 đồng cho một con cua và một đồng rưỡi cho một con tôm hùm bán được".
Nhưng không may cho tôi và T, chỉ hơn 2 tuần sau, kể từ cái ngày lịch sử đó, cho những thằng thích đấu tranh, bây giờ thì 2 thằng tôi biết "tránh đâu" cho cái sự bị bà chủ đuổi của mình. Giờ đây, tôi cảm thấy bị hụt hẫng, không ngờ ở Mỹ cũng có tình trạng trù dập nhân công, đối với những người nhân công thấp cổ bé miệng, muốn kêu cứu cho sự công bằng của xã hội.
Bây giờ thì chúng tôi, hai thằng lại đi tìm việc làm, nhưng biết tìm đâu ra, để không phải lâm vào cảnh "Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa".

Khải Trần & Tài Tạ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,357,880
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến