Hôm nay,  

Ông ThẦy Gypsy

03/06/200300:00:00(Xem: 124091)
Người viết: Trương Ngọc Bảo Xuân
Bài tham dự số 3219-817-vb80601

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles thuộc tiểu bang California. Sau đây là bài viết mới nhất của bà vói về tình yêu, niềm vui trước tuổi về hựu, được dành cho ngày Valentine.
*

Lời người viết: Chuyện nầy viết ra cũng như ghi lại một kỷ niệm, một kinh nghiệm chia sẻ cũng quí bạn, không có ngụ ý làm hại thanh danh của ai. Tuy nhiên tôi xin đổi tên nhân vật trong chuyện...

Khoảng mười lăm mười sáu năm về trước, chị Hai có đi coi bói một lần.
Thấy quảng cáo trong báo ông thầy nầy học bùa Gypsy có tài coi vận mạng đoán tương lai thần sầu quỷ khốc, nghĩ là Gypsy chắc cũng giống như người Chà Và, chị liền cầm cái địa chỉ đi tìm thầy.
Bữa đó, đón xe bus tới đường số một ở Westminster, gần thư viện Việt nam bây giờ đó. Tới nơi, đi lên lầu hai là tới phòng ông thầy Gypsy.
Tại sao biết bao nhiêu người quảng cáo hổng chọn ai lại chọn thầy Gypsy" chỉ vì chị Hai gốc gác ở Châu Đốc, ngang Tân Châu ấy mà.
Hồi nhỏ thường nghe đồn dân Chà Và có bùa có ngải linh thiêng lắm. Bây giờ lòng bối rối chị hi vọng gặp được ông thầy giỏi coi số phần chị sẽ ra sao.
Tưởng lầm.
Khi mở cửa bước vô gặp ông thầy đả ngồi sẵn đó. Ông đâu có nét nào là Ấn Độ Chà Và" Ông nói rặt tiếng miền Nam, người Việt chánh cống.
Sau khi chào hỏi xong xuôi ông mời chị vô phòng trong.
Phòng trống lỏng chỉ có cái bàn hai cái ghế và trên tường có treo cái khung hình.
Ông thầy hỏi:
- Cô đạo gì"
Chị Hai hơi lúng túng, ngó quanh quất, trả lời:
- Dạ chắc là đạo Phật. Tui ít đi chùa nhưng tui có bàn thờ ông bà ở nhà thì chắc là theo đạo Phật.
Ông thầy nói:
- Vậy cô ngồi xuống đây. Cô nhìn vô cái khung hình đó đi. Tập trung hết tư tưởng vô cái hình đó mới linh.
Chị Hai nhìn lên, lấy làm lạ.
Cái hình treo trên tường. Chỉ là cái khung trống. Bên trong là giấy trắng tinh. Có hình gì đâu mà biểu mình dòm. Chị Hai hỏi:
- Ủa. Đâu có thấy gì đâu thầy.
Ông thầy cười:
- Bởi vậy tôi mới biểu cô tập trung tư tưởng. Nhìn cho kỷ đi.
Vậy là chị Hai ngồi nghinh cái khung hình.
Chị ráng sức tập trung. Bỏ hết những chuyện phiền muộn. Chị phải ráng đặt lòng tin tưởng vô ông thầy mới được chớ chẳng lẽ bỏ thì giờ và tiền bạc tới đây không gặp kết quả gì sao"
Chị ngồi đó nghinh cái khung hình trắng.
Cả buổi.
Ông thầy chợt lên tiếng:
- Sao. Cô thấy gì nghe gì"
Chị Hai trả lời:
- Dạ, nãy giờ tui ráng tập trung tư tưởng vô tấm hình tui có thấy gì đâu"
Ông thầy nói:
- Cô hãy nghĩ tới Phật đi. Ngồi chút nữa đi.
Chị Hai nghỉ " ờ, phải cho mình biết tập trung về điều gì mới được chớ"
Rồi cả buổi nữa.
Một hơi ông thầy hỏi:
- Cô thấy chữ"
Chị Hai trả lời:
- Có thấy gì đâu thầy.
Ông thầy nói:
- Phật đó. Phật ngay trước mặt đó, hổng thấy sao"
Chị Hai cứ một mực lắc đầu:
- Tui có thấy ai đâu thầy.
Ông thầy hỏi:
- À. Hay là... bữa nay cô có sạch sẽ không"
Chị Hai mắc cỡ trả lời rụt rè:
- Dạ, chữ tới ngày dơ mình....
Ông thầy nói:
- Thôi được rồi. Cô cầu chuyện gì" Bỏ vô dĩa đi.


Chị Hai hỏi:
- Dạ bỏ bao nhiêu thầy"
Ông thầy trả lời:
- Tùy hỉ. Cầu Phật không có giá. Phật mà giá cả gì. Tùy hỉ cô.
Chị Hai càng nhí nhí trong họng:
- Dạ thiệt tình tui hổng có tiền nhiều. ( vừa nói chị vừa móc túi lấy ra năm đô đặt vô dĩa)
Ông thầy hỏi:
- Ủa, vậy chớ cô không phải là chủ tiệm hả" Thôi bữa nay kể như cái vía của cô mạnh quá. Phật thua vía mạnh của cô rồi. Thôi cô hẹn cho ngày khác trở lại cúng, tôi cầu Phật giúp cô. Tôi có đủ thứ bùa. Buà làm ăn, bùa tình yêu, bùa kêu người về, bùa hộ mệnh...
Chị Hai bối rối, lí nhí nói:
- Dạ, thiệt tình tui hổng có tiền. Bữa nay tui tới xin hỏi thầy coi giùm coi chừng nào tui có việc làm. Tui ở tiểu bang xa tới không thân nhân không người quen, tui thất nghiệp mấy tháng nay xin chỗ nào cũng hổng được thầy có bùa gì giúp tui khi đi phỏng vấn mở miệng ra cho người ta có cảm tình người ta cho tui việc làm, thầy. Thầy có bùa xin việc làm hông thầy"
Ông thầy nói:
- Hẹn ngày khác đi. Tôi đã nói ngày nay Phật thua vía cô Phật ngay trước mặt tôi thấy mà cô không thấy thì làm sao coi cho cô được. Ngày khác cô đem một mâm trái cây tới đây cúng Phật trước rồi tôi giúp cho.
Chị Hai hỏi:
- Vậy mâm trái cây loại gì thầy"
Ông thầy nói:
- Thì mâm ngủ quả, mãng cầu, dừa tươi, xoài, đu đủ, thơm đó. Tôi làm phước coi cho cô không lấy tiền đâu, Phật mà đâu có giá. Khi nào ai cầu chuyện làm ăn tôi coi giá ít nhứt là hai trăm, còn cô cầu xin việc làm tôi chỉ làm phước thôi.
À. Đừng quên thêm xấp lụa màu vàng hai thướt để quàng lên vai Phật cô nhé.
Tai nghe ông thầy kể mấy món trái cây trong bụng chị Hai làm toán cộng toán nhơn. Trời, mấy thứ trái cây nầy mắc thấy mồ, ( thời một ngàn chín trăm tám mươi mấy, trái cây như mãng cầu, dừa tươi toàn hàng nhập cảng không hà, đâu có dội chợ, rẻ như bây giờ ). Chẳng lẽ mua mỗi thứ một trái" mà mua mỗi thứ hai trái cho đều đặn, mâm trái cây ít nhứt cũng cỡ năm sáu chục bạc! xấp lụa hai thướt tệ lắm cũng thêm mười mấy đô nữa!
Vừa nói ông thầy vừa đứng dậy. Chị Hai cũng đứng dậy tiếc rẻ. Nghĩ bụng chắc tại mình chỉ bỏ lên dĩa có có năm đô ông thầy chê ít hổng chịu coi cho chị chớ gì"
Tuy quê trong bụng chị cũng ráng nài:
- Vậy chớ thầy hổng có bùa ăn nói cho tui xài thử sao thầy "
Ông thầy xẵng giọng, bớt kiên nhẫn, trả lời:
- Tôi đã nói rỏ cho chị nghe rồi. Bữa nay kể như Phật thua vía của chị có coi cũng không linh đâu. Chị về đi hẹn lại ngày khác.
Chị Hai về, ngày nào cũng coi báo và kiếm được việc làm. Một thời gian sau hổng thấy ông thầy Gypsi đâu nữa. Chắc ông thầy đem tấm khung hình trắng qua xứ khác làm ăn.
Gần đây chị thấy trên TiVi Mỹ có mấy chương trình gọi hồn, nhân vật cầu hồn là người Mỹ, khán giả Mỹ, nói chuyện với hồn người chết, khán giả cầu hồn khóc lóc thảm thiết tin tưởng lắm.
Lại có những chương trình bói bài coi vận mệnh bằng điện thoại nữa.
Bên cạnh những ông thầy bà cô giả mạo để làm tiền những tâm hồn nhẹ dạ dễ tin còn có nhiều bậc thầy bà nghiên cứu khoa học tử vi rất đứng đắn.
Thật hay giả cũng do mình định liệu, nếu mình biết chuyện nào đáng tin và chuyện nào không nên tin hão huyền.
Tới bây giờ, chị cũng hổng biết hôm đó có thiệt là Phật hiện ngay trước mặt chị mà vì vía chị mạnh quá chị hổng thấy gì hết"

Tháng giêng ngày 5, năm 2003
Trương Ngọc Bảo Xuân.
Ghi chú:
Gypsy: dân tộc du mục, hay kiếm sống bằng nghề coi bói.

Ý kiến bạn đọc
23/03/202300:46:42
Khách
<a href=https://priligy.skin>pastillas priligy en mexico</a> PMID 3356761
08/06/201900:25:42
Khách
may phước cho chị Hai kg có nhiều tiền , cả buổi ngồi xem khung hình tốn hết $5
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến