Hôm nay,  

8 Giờ Đầu Trên Đất Mỹ

26/05/200300:00:00(Xem: 200258)
Người viết: DUY NHÂN
Bài tham dự số 3197-795-vb30506

Duy Nhân là tác giả đã được trao tặng giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2002 và hiện vẫn tiếp tục viết thêm. Ông sinh năm 1947, cựu chuyên viên Ngân Hàng Quốc Gia, cựu thiếu uý QLVNCH. Nghề nghiệp tại Mỹ: assembler, hiện cư trú tại Chicago. Sau đây là bài viết mới của ông.
+

Chiếc phản lực cơ 747 của hãng hàng không Eva nhẹ nhàng đáp xuống phi trường San Francisco đúng 12 giờ trưa ngày 29/7/1997.Thế là tôi và gia đình đã tới Mỹ sau hơn 10 năm chờ đợi thủ tục bảo lãnh của em vợ tôi.
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan và nhập cảnh, chúng tôi đến chỗ nhận hành lý thì em tôi cũng vừa tới, thật đúng giờ. Xa nhau gần hai mươi năm, em tôi giờ cao lớn, trắng và mập, tôi nhìn không ra, nếu nó không cười, để lộ hai đồng tiền trên má. Chúng tôi nhìn nhau, cảm động, không ai nói được lời nào. Một lúc sau, em tôi lên tiếng :
-Anh chị và các cháu ngồi phi cơ có mệt không"
Tôi nói:
-Khỏe lắm.
Vợ tôi nói với hai con:
-Cậu Bảy con đó. Chào cậu đi con.
Hai đứa con tôi cùng nói, gần như một lượt:
-Con là Minh. Còn con là Tâm. Xin chào cậu Bảy.
Cuộc hội ngộ diễn ra ngắn ngủi, không hề có nước mắt. Mọi người cùng nhau khuân hành lý chất gọn trên chiếc Mini an của em tôi, rồi chúng tôi rờI phi trường.
Trên đường về nhà, em tôi lái xe trên xa lộ, có lúc vượt qua những khu rừng, có lúc đi ngang qua công viên. Mỗi nơi, đều gây cho tôi một ấn tượng kỳ thú. Chúng tôi thật sự choáng ngợp trên những xa lộ hai chäiều có nhiều làn xe (lane) thênh thang, thẳng tắp. Xe chạy êm quá. Tôi có cảm tưởng trên xa lộ không hề có một hạt cát, hạt bụi khả dĩ làm chậm tôc độ của xe. Kim đồng hồ không bao giờ xuống dưới vạch 100 miles. Trong lòng, tôi thầm phục em tôi. Mới ngày nào còn là một học sinh ngơ ngác ở một trường làng nhỏ xíu tên gọi Ông Văn ở Mỹ Tho, chưa biết chạy xe đạp. Vậy mà, giờ đây nó là một tiến sĩ dược khoa, lái xe như bay trên xa lộ một cách bình thản, tự tin. Tâm phục em tôi bao nhiêu,tôi thấy càng cảm kích nước Mỹ bấy nhiêu. Chỉ có ở nước Mỹ, em tôi mới được như ngày nay. Nếu như lúc 12 tuổI, em tôi không can đảm một mình vượt biên mà cứ sống ở Việt Nam thì bây giò sẽ ra sao"
Hai bên xa lộ là những building, nhà lầu cao tầng, những kiến trúc nguy nga, tráng lệ, lúc nào cũng chan hòa ánh sáng. Điều nầy không làm tôi chóa mắt. Từ lâu, tôi đã biết Mỹ là một nước văn minh, hiện đại.
Khi đến những khu rừng thì em tôi chạy chậm lại. Lúc nầy, cảm giác của tôi là êm đềm và thơ mộng vì xe đang chạy giữa một rừng thu rực rỡ. Ngồi trong xe, đưa mắt nhìn về phía trước, cảnh vật hiện ra như một bức tranh vớI những mảng màu vàng, nâu và đỏ sậm trên những thân cây thẳng tắp như thước kẻ. Bức tranh như biết di động, xô nhau chạy về phía chúng tôi. Tôi nhìn rõ những con chim đang thản nhiên đùa giỡn trên cành. Thỉnh thoảng những chiếc lá bên đường lại bay lên, lấp lánh như đàn bướm vàng tung tăng trong nắng. Bỗng nhiên vợ tôi vỗ nhẹ vào vai tôi, nói:
-Trông kìa!
Tôi nhìn ra cửa xe: một con nai đang ngơ ngác, đứng nhìn. Em tôi giải thích, đây không phải là rừng nguyên sinh mà là rừng trồng gọi là reserve forest, để tạo môi trường, sinh thái. Dân chúng thường tới đây cắm trại. Thú rừng được bảo vệ kỹ, nó không biết sợ người. Tôi đề nghị em tôi dừng xe lại cho tôi quan sát, chiêm ngưỡng vẻ đẹp tưởng chừng như chỉ có trong thơ của Lưu trọng Lư:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
Giờ, tôi có thể nói được là những họa sĩ tài ba nhất, những thội sĩ có tâm hồn nhất, cũng không thể nào với cây cọ hoặc ngòi bút mà diễn tả được hết vẻ đẹp của thäiên nhiên.Còn tôi, với máy ảnh, tôi có thể ghi lại hình ảnh nầy. Tôi lấy máy ra, và bấm.
Ra khỏi những khu rừng thì thành phố nơi em tôi ở hiện ra rực rỡ với muôn hoa đang thời kỳ nở rộ. Tôi như bị tràn ngập và ngây ngất bởi lay ơn, thược dược, cúc, vạn thọ, hồng và các loài hoa lạ của các nước Âu châu. Nhưng tôi vẫn thích nhất là hồng. Bông nào cũng to gần bằng cái chén, với đủ sắc màu: đỏ, vàng, cam, xanh, lam, trắng, tím. Người ta trồng hoa khắp nơi. Trước nhà, vỉa hè, công viên, cây xăng, cửa hàng, quán ăn, công sở, kể cả thành cầu... Không ngờ người Mỹ lại yêu hoa đến thế! Từ lâu, tôi vẫn có quan niệm, những người yêu hoa bao giờ cũng là những người có tâm hồn cao thượng.
Khi xe qua công viên, tôi để ý thấy có những vòi nước nhỏ chảy liên tục. Tôi thắc mắc hỏi em tôi là có phải người ta quên tắt nó không. Em tôi nói, không phải đâu. Những vòi nước đó dành cho chäim chóc các nơi đến uống. Thế là tôi hiểu thêm một khía cạnh nữa ở người Mỹ. Tôi vẫn biết họ thường quan tâm, với tư cách là một cường quốc có trách nhiệm giải quyết những vấn đề lớn lao của thế giới như chiến tranh, khủng bố, thiên tai, nghèo đói, bệnh tật, nhân quyền v.. v.. Vậy mà, họ vẫn không quên việc nước uống của chim! Họ sợ nó chết khát! Tôi đâu biết người Mỹ chu đáo như vậy.
Một ý nghĩ khác chợt đến.Tôi hỏi em tôi “Chắc là người Mỹ yêu thú vật lắm, phải không"” Em tôi cười và nói, không biết thật hay đùa:
-Ở Mỹ nầy người ta xếp hạng, thứ nhất, trẻ con, thứ hai, phụ nữ, thứ ba thú vật rồi mới đến hoa lá và đàn ông cuối cùng.
Câu trả lờI của em tôi cũng vui vui nhưng lại gieo cho tôi một thắc mắc khác là tại sao đàn ông ở Mỹ lại bị xếp cuối cùng, sau cả hoa lá, cỏ cây. Lần nầy, tôi không hỏi em tôi nữa. Tôi nghĩ, ở lâu thì biết, lo gì.
Trước khi về nhà, em tôi ghé trạm đổ xăng. Lại một điều mới lạ nữa. Tôi không thấy ai ra đổ xăng cho em tôi, mà nó tự cầm vòi đổ lấy một mình như là chủ vậy. Khi đổ xong, em tôi lấy receipt ngay tại chỗ rồi lên xe chạy đi.Tôi thắc mắc hỏi:
-Sao không thấy em trả tiền"
Em tôi nói:
-Trả rồi, ngay tại cây xăng bằng cách gạt thẻ debit card. Thẻ nầy do ngân hàng nơi em mở tài khoản cấp. Cuối tháng, tài khoản em sẽ được trừ đúng số tiền ghi trên receipt. Ngoài debit card, em còn có thẻ credit card, gọu là thẻ tín dụng, do cơ quan cho mượn tiền cấp. Nền kinh tế Mỹ sở dĩ phát triển như ngày nay một phần cũng nhờ cho sử dụng rộng rải thẻ tín dụng. Ai ở Mỹ cũng có thẻ nầy. Rồi đây anh chị cũng có. Mọi viêc chi tiêu, mua sắm đều bằng thẻ. Do đó, ít khi em phải mang theo tiền mặt.
Thật là khoa học. Tôi nghĩ thầm. Em tôi hỏi:
-Việt Nam có dùng phương tiện chi trả nầy không "
Tôi nói:
-Ít lắm.Vì ở Việt Nam người ta thường sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Người ta dùng nó để buôn lậu, áp phe, kinh doanh trái ngành nghề, thua lỗ thì còn đâu trả ngân hàng. Không kể người ta cố tình lừa đảo. Cán bộ tín dụng cấu kết với người vay, rút tiền ngân hàng. Nợ vay trở thành nợ tồn đọng, tiến đến nợ khó đòi, thực chất là nợ không thể đòi, có nghĩa là mất vốn, cuối cùng là phá sản. Nếu credit card được phát hành rộng rải như ở Mỹ thì nền kinh tế Việt Nam chỉ đi tới rối loạn thôi. Một nước giàu có, văn minh khác với nước nghèo khổ, lạc hậu là ở chỗ đó.
-Ở Mỹ này, nhiều tổ chức tín dụng cho mình vay cả trăm ngàn không cần thế chấp, họ cũng không cần biết mình là ai. Chỉ tiếp xúc nhau qua giấy tờ, rồi họ gửi cho mình một thẻ nhựa bằng ba ngón tay, thế là xong.
Một trăm ngàn đô la! Tôi tính nhẩm là một tỉ năm trăm triệu bạc Việt Nam. Không tưởng tượng được. Ở Việt Nam muốn vay một triệu phải đính kèm cả chục chứng từ, ký bao nhiêu loại giấy tờ, phải ra công chứng, xác minh tới, xác minh lui, nhiều lúc phải hối lộ. Rốt cuộc,người đi vay và ngân hàng cho vay, không ai thấy hiệu quả gì cả. Ngành ngân hàng, nơi tôi làm việc cả chục năm nay là như vậy. Tôi nói:
-Nghe em kể thật là lý thú. Nếu có điều kiện chắc là anh sẽ học và làm ngân hàng trở lại để tìm hiểu xem tại sao người Mỹ họ làm được như vậy.
Khi về tới nhà, em tôi hướng dẫn mọi người mang hành lý vào phòng riêng của từng người mà em tôi đã sắp xếp sẵn. Chỗ nào để quần áo, chỗ nào để đồ đạc thật gọn gàng, ngăn nắp. Gia đình tôi ai cũng bất ngờ trước căn nhà to, đẹp của em tôi. Các con tôi thì đi hết phòng nầy đến phòng khác, ngắm nghía, sờ mó các trang bị trong nhà. Vợ tôi thì ra sân hết ngắm nhìn, dạo quanh sân cỏ xanh rờn, lại mân mê những bông hoa xinh đẹp. Tôi ngồi trong nhà nói chuyện với em. Nó nói, nhà nầy mua cách đây 5 năm giá 300,000 đồng, trả trước 30,000. Mỗi tháng trả lãi và một phần vốn vay ngân hàng. Bây giờ nhà nầy tăng giá gấp đôi.
Khi chúng tôi soạn đồ đạc, để vào vị trí mới xong, em tôi nói:
-Bây giờ là 3 giờ. Anh chị và hai cháu nghỉ ngơi, tắm rửa đến 4 giờ, ta sẽ ra khu phố Tàu dùng cơm. Xong, ra vịnh San Francisco chơi. Ở đó, có cây cầu Golden Gate nổi tiếng kỳ quan thế giới. Sáng mai, em sẽ đưa cả nhà ra cơ quan INS làm thẻ an sinh xã hội và các giấy tờ cần thiết khác. Nếu còn sớm, thì đi khám sức khỏe để hai cháu Minh, Tâm vào trường kịp năm học mới.
Khội em tôi nói xong thì con gái tôi lên tiếng:
-Cậu Bảy sắp xếp sao giống lập trình của máy tính quá.
Em tôi nói:
-Ở đây thì giờ quý lắm con ơi. Làm việc gì cũng phải có chương trình, kế hoạch. Vậy mà nhiều lúc mình không chạy kịp thời gian. Ngày mai ra phố, con sẽ thấy, trên đường đi làm, người ta phải tranh thủ, vừa đọc báo, vừa uống cà phê.
Tôi lại nhớ tới Việt Nam, quê hương thân yêu, khốn khổ. Cả nước cứ tà tà, chờ cuối tháng lĩnh lương chết đói. Người lao động thì quần quật suốt ngày vẫn không đủ ăn.
Nơi chúng tôi đến dùng cơm có tên là China Buffet.Tôi quan sát thấy bên trong, người ta ngồi dày đặc. Tại quày tiếp tân, người ta xếp hàng dài. Chúng tôi cùng đến nối đuôi: Em tôi đứng trước, kế đến là hai đứa con, vợ tôi, và tôi, sau cùng. Trong khi chờ đến lượt mua vé, em tôi nói chuyện vớI các con tôi:
-Các con thấy xếp hàng có vui không" Ở Mỹ đi đâu cũng xếp hàng. Cửa hàng, quán ăn, bưu điện, nhà ga, phố trường, rạp hát, trường học.. v.. v.. Chỗ nào có trên một người thì người ta tự động xếp hàng.


Con gái tôi:
-Còn ở Việt Nam, chỗ nào đông người là chỗ đó chen lấn, ồn ào, mất trật tự. Bọn lưu manh thường hay trà trộn vào chỗ đông người để giựt dây chuyền, đồng hồ, nếu mình sơ hở. Nó giựt rồi chuyền sang cho đứa kế bên, là xong.
-Vậy là các con đã biết thế nào là người văn minh,thế nào là kẻ khốn cùng rồi đó. Tôi nói.
Chúng tôi chờ khoảng 15 phút thì được nhân viên hướng dẫn đến bàn trống. Khi mọI người ngồi vào ghế, em tôi nói- Ở đây có đủ thứ tôm cua, thịt cá, trái cây thức uống... Ai muốn dùng bao nhộiêu, cứ tự nhiên, nhưng nhớ đừng bỏ bịch đem về.
Con trai tôi hỏi:
- Vậy thì mình ngồi hoài, được hôn, cậu Bảy"
-Được chứ, miễn bụng con có đủ sức chứa.
Vợ tôi nhắc mọi người tranh thủ lấy thức ăn. Nhớ là mình còn đi nữa đó. Em tôi không hiểu tranh thủ là gì, nên hỏi. Con gái tôi nhanh nhẩu đáp:
-Tranh thủ, khẩn trương là từ của Việt Cộng, nghĩa là nhanh, là lẹ. Mẹ con làm chung với họ,nói thét rồi quen.
Em tôi nói:
-Vậy mà cậu tưởng tranh là tranh giành và thủ là thủ lợi. Tranh thủ là tranh giành với người khác để thủ lợi cho riêng mình.
Mọi người cùng cười. Tôi nói thêm, ở Việt Nam, trong nhiều trường hơp, hoàn cảnh, chữ tranh thủ cũng có ý nghĩa như cậu Bảy nói.
Trong lúc mọi người đang ăn, em tôi nói:
- Ở đây người ta sợ nhất là mập. Và căn bệnh nguy hộiểm nhất là căn bệnh béo phì, căn bệnh của nhà giàu. Anh chị và các cháu ra đường sẽ thấy có nhiều người mập ba, bốn trăm pound, đi không muốn nổi. Thật là tội.
Con gái tôi:
- Ở Việt Nam, người ta thường nói, nghèo là cái tội. Giờ qua đây con mới nghe cậu Bảy nói, giàu mập cũng là tội, thật là lạ. Ở Việt Nam, ai cũng ốm nhom, muốn mập không được. Sao cái gì Việt Nam và Mỹ cũng khác nhau vậy cậu Bảy" Không những khác mà còn trái ngược nhau 180 đ nữa.
Em tôi:
- Con mớI đến nước Mỹ có mấy tiếng đồng hồ mà có nhận xét rất bén nhạy. Mỹ và Việt Nam có nhiều điều trái ngược nhau lắm. Thí dụ ở đây, cá, thịt thì rẻ hơn rau muống, ở Việt Nam người ta rất sợ mang nợ, còn ở đây, người có nhiều nợ là những người giàu và có uy tín, ở đây, xe hơi nhiều hơn xe gắn máy và xe đạp. Còn nhiều điều khác lắm. Rồi thì con sẽ hiểu. Thí dụ, vài ngày nữa Tâm vào học lớp 9, high school, không những được miễn phí mà nhà trường còn cho ăn sáng, ăn trưa, giảm vé xe bus. Còn Minh vào college thì chính phủ liên bang và tiểu bang cấp cho nhiều thứ tiền, không những đủ chi phí cho việc học mà còn dư, có thể gửi về giúp thân nhân ở Việt Nam nữa.
Con trai tôi:
-Vậy mà thầy con nói chế độ Xã hội chủ nghĩa cái gì cũng tốt, còn Tư bản Mỹ cái gì cũng xấu xa, tồi tệ hết.
Em tôi:
-Bây giờ thì con thấy mọi thứ đều khác với tuyên truyền phải không. Thực tế bao giờ cũng là kết luận chính xác nhất, và là bài học giá trị nhất.
Khi mọi người ăn uống xong ra xe, thì có “sự cố.” Em tôi không khởi động được máy xe. Khi em tôi giở cái hood lên thì một người Mỹ cũng vừa chạy xe tới, nói 'May I help you"'. Không hiểu em tôi nói gì, tôi thấy người Mỹ cũng giở hood xe ông ta lên rồi dùng sợi cable, hai đầu có hai cái kẹp, kẹp vào hai cực âm, dương của hai bình acquy. Khi em tôi khởi động thì máy nổ. Em tôi cám ơn người Mỹ. Ông chỉ cười, nói 'Have a nice day' rồi đi. Em tôi nói ,bình điện xe bị yếu, nhờ câu bình, gọi là jump start. Người Mỹ tốt lắm. Khi nào mình cần, họ sẵn sàng giúp đỡ. Anh chị và các cháu sẽ luôn luôn nghe họ nói, May I help you, khi họ cảm thấy mình cần họ giúp. Minh và Tâm có thấy không ,sau khi giúp mình, họ không quên chúc mình một ngày tốt đẹp nữa.
Con gái tôi nóI:
-Được sống với người văn minh thật là thú vị.
Sau khi dùng bữa ở China Buffet, ai cũng cảm thấy thoải mái, hưng phấn đi tiếp ra Vùng Vịnh, theo kế hoạch của em tôi. Trên đường đi, tôi thấy nhiều lần em tôi dừng xe lại ở những ngã tư rồi mới đi tiếp, mặc dầu không có đèn giao thông, cũng không có police. Tôi thắc mắc hỏi, thì em tôi nói:
-Các nơi đó không có đèn giao thông nhưng có bảng stop sign bên phải giao lộ. Mọi xe tới đó đều phải dừng lại nhường ưu tiên cho xe đến trước. Mặc dầu không có xe nào, mình cũng phải dừng lại. Đó là luật. Mặc dầu không có police, mình cũng không vượt qua. Đó là thói quen tự trọng và tinh thần tự giác của người Mỹ.
Tôi nghĩ đến tình hình Việt Nam mà không nói ra, sợ em tôi cười. Ở Việt Nam, dầu là đèn đỏ, nếu không có cảnh sát thì xe đạp, xe gắn máy, và xe hơi tranh nhau vượt qua, bất chấp các xe từ hướng đèn xanh lao tới. Thật là kinh hoàng.
Khi tới bờ Vịnh, em tôi gửi xe và chúng tôi đi bộ lên cầu.Tôi hết sức ngỡ ngàng khi gặp người Mỹ họ chào tôi trên đường phố 'hellow,how are you doing'. Em tôi lại một phen giải thích: Người Mỹ là vậy, khi gặp nhau, không kể lạ quen, họ ân cần chào hỏi mình một cách vui vẻ và lịch sự. Tôi nhớ ngày xưa, khi còn học trường làng, thày dạy, mỗi khi ra đường, gặp người lớn, phải ngả mũ, cúi chào. Thế hệ con tôi bây giờ đâu có ai dạy cho chúng điều nầy. Giờ tiếp xúc trực tiếp với văn hóa Mỹ, cả cha, con đều bối rối.
Khi mọi người lên hết trên cầu, em tôi tới, đứng giữa mọI người, nói như một hướng dẫn viên du lịch:
-Chúng ta đang đứng trên một trong những kỳ quan hiện đại của nước Mỹ và thế giớI: cầu Golden Gate. Golden Gate là một hành lang đường biển nối liền từ bờ biển Thái Bình Dương vào vịnh San Francisco dài 3 miles, rộng 1 mile... Năm 1846, thuyền trưởng John C Fremont đã đặt tên cho hành lang nầy là Chrysoplae, đồng nghĩa với Golden Gate để kỷ niệm một hải cảng có tên tương tự ở Istanbul. Từ năm 1872, người ta đã nghĩ tớI việc bắt một chiếc cầu vượt Golden Gate Strait đi vào vùng Vịnh. Kỹ sư trưởng Joseph Baerman Strauss đã đầu tư nghiên cứu, vẽ kiểu, trình kế hoạch cụ thể vào năm 1921.Đến ngày 5/1/1933 thì khởI công xây dựng. Ngày thứ năm, 27/5/1937 cầu được khánh thành. Cầu nầy được treo trên hai sợi dây cáp chính dài 7659 feet, đường kính mỗi sợi 36,5 inches, bao gồm 27,572 sợi cáp nhỏ bện lại, có chiều dài đủ để bao quanh hơn ba vòng trái đất ở đường xích đạo. Cầu nặng 887,000 tấn, dài 8981 fêet, rộng 90 feet, mỗI bên có lối đi cho người đi b rng 10,5 fêet. Hai tháp đỡ dây cáp vươn cao 746 feet. Mỗi tháp đỡ có khối lượng kiến trúc tương đương với một tòa nhà chọc trời 100 tầng. MỗI năm có khoảng 41 triệu du khách qua lại trên cầu. Tốc đ ộ xe qua cầu hạn chế 45 miles. Người dân vùng Vịnh cũng như mọi người Mỹ đều hãnh diện về chiếc cầu treo dài nhất thế giới của họ.
Nói tớI đây, em tôi ngưng lại, hỏi hai đứa con tôi:
-Các con có biết vì sao nước Mỹ mới hình thành hơn hai trăm năm nay mà đã trở thành một quốc gia văn minh như ngày nay không"
Không đợI con tôi trả lời, em tôi nói:
- Là nhờ nước Mỹ có nhiều người giỏi, có đầu óc, dám nghĩ tới những điều vĩ đại như kỹ sư Joseph Baerman Strauss. Tiếc thay, ông lại qua đời chỉ một năm sau khi hoàn thành chiếc cầu. Bức tượng ông được dựng bên cầu, có khắc những dòng chữ :
1870- Joseph B Strauss-1938
The man who built the Bridge
Here at the Golden Gate is the
Eternal Rainbow that he conceived
And set to form, a promise indeed
That the race of man shall
Endure unto the Ages
Cầu Golden Gate có sức quyến rũ đặc biệt đối vớI mọi người bình thường như chúng ta đã đành, nó cũng là nơi hấp dẫn đối với những người muốn đi tìm cái chết nữa. Hơn bất cứ nơi nào trên đất Mỹ, mỗI năm có khoản 300 người về đây tự tử. Có thể họ là những kẻ lãng mạn, muốn gieo mình từ độ cao 220 feet xuống mặt biển Thái Bình Dương êm đềm, thơ mộng.
Vợ tôi từ lâu im lặng, giờ mới nghe Bà thì thầm trong miệng:
-Lay chúa tôi...
Bây giờ đã hơn 7 giờ. Mặt trời đã lặn từ lâu, nhưng bầu trời vùng Vịnh vẫn còn rất sáng. Trong muôn ngàn ánh đèn vàng rực rỡ,chiếc cầu Golden Gate, màu đỏ sậm càng nổi bật trong làn sương mù mờ ảo, với tất cả dáng vẻ sống động và huy hoàng của nó. Đàn hải âu trắng muốt không biết từ đâu bay đến lững lờ, lượn vòng trên không như những chiếc máy bay tí hon. Khi thì bay là là sát mặt biển, khi thì vút lên cao, rồi vòng lại đậu trên thành cầu. Không bỏ lỡ cơ hội, tôi lấy máy ảnh, bấm thật nhiều. Hy vọng sẽ có nhiều bức ảnh đẹp, đầy ấn tượng của ngày đầu trên đất Mỹ.
Trên đường lái xe về nhà, em tôi hỏi:
-Sao, anh chị và các cháu thấy nước Mỹ thế nào "
Con gái tôi nói là rất thích tính lịch sự, vui vẻ và lòng tốt của người Mỹ. Ngoài ra, nó nói muốn học dược như cậu Bảy. Con trai tôi, có lẽ được nhìn thấy cầu Golden Gate thích quá nên nói rất khâm phục nền khoa học, kỹ thuật và văn minh của nước Mỹ, nó nói sẽ trở thành kỹ sư xây dựng trong tương lai. Vợ tôi nói là rất thích hoa và thích người Mỹ ở tính cách nầy, kể cả lòng yêu thương súc vật nữa. Còn tôi thì, với tư cách một nhiếp ảnh gia không chuyên, có lẽ tôi thích nhất là phong cảnh đẹp vừa nên thơ, hữu tình, vừa huy hoàng, rực rỡ của nước Mỹ.
Em tôi nói:
-Minh, Tâm còn nhỏ mà có nhận xét rất tốt, nói lên được ước muốn, nguyện vọng của mình, cậu Bảy rất thích. Các con cần phải nhớ, không phải ở Mỹ mọi thứ đều tốt. Phong tục tập quán ở Mỹ có nhiều điều không thích hợp vơiI văn hóa Á đông của người Việt mình. Các quan niệm về Tự do, hạnh phúc, hôn nhân, tình yêu, tiền bạc, cũng như về thành công của xã hội văn minh vật chất ở nước Mỹ nầy có nhiều điều khác với truyền thống văn hóa có tinh nhân bản, đạo đức của người Việt mình. Cho nên các con cần phải thận trọng và cảnh giác. Tuy nhiên, có rất nhiều người Việt đã thành công trên đất Mỹ nầy. Cậu Bảy tin rằng Minh, Tâm cũng sẽ thành công thôi, nếu biết cố gắng, và biết nắm bắt cơ hội để vươn lên. Tương lai vẫn còn ở phía trước. Dầu sao, các con chỉ mới sống ở Mỹ có 8 tiếng đồng hồ.

Duy Nhân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,980,701
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến