Hôm nay,  

Nguời Đồng Tính Trên Đất Mỹ

18/05/200300:00:00(Xem: 21027)
Người viết: CHU TẤT TIẾN
Bài tham dự số 3206-804-vb70517

Tác giả Chu Tất Tiến là một nhà báo quen biết trong sinh hoạt truyền thông Việt ngữ tại Nam California. Ông hiện là một chuyên viên thuộc Bộ Phát Triển Nhân Dụng, truớc đây đã từng dậy học tại Học Khu Tustin. Tác giả cho biết bài viết này dựa trên những thông tin thu nhận đuợc trong thời gian còn theo học chuơng trình Giáo Khoa Sư Phạm (Teaching Credential) dành cho các thầy, cô giáo Trung Học tại Cal State University Long Beach và những kinh nghiệm riêng trong các sinh hoạt với giới trẻ. Mục đích để giúp các các bậc cha mẹ và thân nhân cuả những nguời Đồng Tính chia sẻ đuợc những ưu tư và khó khăn cuả những nguời Đồng Tính này, từ đó, cùng sinh hoạt hạnh phúc bên nhau trong một xã hội mà Tự Do Cá Nhân đuợc tôn trọng triệt để. *

Ngày thứ Năm mùng 3 tháng 4 vưà qua, nhật báo Việt Báo đăng tin tài tử "Leslie Cheung 46 tuổi, cũng là đạo diễn và ca sĩ nổi tiếng đã nhẩy ra cưả sổ một khách sạn cao tầng đêm thứ ba, để lại thư tuyệt mạng nói là có đau khổ không chịu nổi." Bản tin còn nói thêm là Cheung nổi tiếng về vai đồng tính luyến ái ở phim "Farawell my Concubine" và vai này phản ảnh gần giống đời ông. Vưà đọc tin xong, độc giả có thể nghĩ ngay đến một thảm kịch cuả sự đồng tính luyến ái "gay" giữa hai nguời đàn ông xẩy ra khi tình yêu đến chỗ không thể giải quyết đuợc giữa những xung khắc cuả tập quán thiên nhiên, xã hội, đạo đức, và tự do cá nhân. Cũng trong tờ báo cùng ngày, lại có tin một ông đồng tính ở Texas làm đơn xin ly dị với "nguời tình nam" cuả mình bị toà bác đơn vì lý do, ở đấy không chấp nhận cho đồng tính lấy nhau thì làm sao giải quýêt ly dị giữa hai nguời đồng tính"
Sự kiện này có thể làm cho nhiêù nguời hồi tuởng lại khi còn ở Việt Nam, nghe nói "Pê đê", "Lại cái", hay "Bà Bóng" là những thành phần kỳ lạ, "không giống ai", vì những nguời này thuờng trang phục khác thuờng, đàn ông ăn mặc đồ bộ (đồ ngủ cuả đàn bà) giả làm phụ nữ, phấn son đầy mặt, cột tóc hay uốn tóc, đi xàng qua xàng lại, hai tay vung vẩy. Những năm 80, phong trào "pê đê" tung hoành đến nỗi tổ chức thành những ban nhạc tự goị là "Ban Nhạc Pê Đê" như "Ban Nhạc Pê đê Hồng Hạnh", "Ban Nhạc Pê Đê Mỹ Phuợng" đi hát đám ma, đám cuới! Nguyên một băng mặc đồ bộ bóng nhẫy, hồng hồng xanh xanh, nhẩy nhót bên cạnh quan tài, hay bầy một cái chiếu ra giữa ngõ hẻm, rồi gẩy đàn, hát đủ thứ "bà rằng bà rí", hết tân nhạc thì sang cổ nhạc, hát đàng hoàng xong lại hát diễu, sửa lời linh tinh, làm cho bà con đang buồn vì nguời thân mất đi, lại bò ra cuời suốt đêm, hết khóc.
Có một điều cần nói là rất nhiều nguời ta lầm tuởng rằng những nguời này là "gay" hay "lesbian", những nguời đồng tính. Điều này không đúng vì hai nhóm nguời này hoàn toàn khác nhau. Những nguời bị gọi là "lại cái" kể trên là những anh thanh niên nhiêù nữ tính, nên tự biến bề ngoài thành con gái để chơi chung với những nguời cùng ý thích. Rất hiếm nguời có tiền để đổi giống như bên Thái Lan, cho nên một thời gian nào mà mấy cậu "lại cái" này gặp nguời con gái nào dễ tính, chịu chơi mà lấy làm chồng thì cũng trở lại nguyên hình là đàn ông, rồi lấy vợ đẻ con như thuờng, trừ nguời nào ... tự "thiến" đi thì hết cơ hội.
Còn ở Mỹ, những nguời "đồng tính", (gọi là "gay" với đàn ông, "lesbian" với đàn bà), lại là những nguời bề ngoài rất bình thuờng, đàn ông vẫn là đàn ông, đàn bà vẫn trang phục phụ nữ, không có gì khác lạ, chỉ có điều là thích ở với nguời cùng giống với mình. Có nguời đang có chồng đàng hoàng bỗng bỏ con cái mà đi ở với nguời đàn bà khác. Truờng hợp này, nếu bỏ bê con cái mà đi ở riêng với "tình nhân" thì Tòa án ở Mỹ có thể phạt nguời mẹ đó khá nặng. Đôi khi bắt nguời mẹ đó phải trả tiền "child support" cho những đưá con mà mình đã bỏ. Truờng hợp khác, có nguời đã từng có vợ con, bất ngờ lại đâm chán đàn bà, mà "yêu" một nguời đàn ông khác. Những truờng hợp này, hiện nay, xẩy ra chung quanh chúng ta rất thuờng sau một thời gian dài tranh luận gay gắt.
Truớc đây chừng vài năm, nguời đồng tính còn bị kỳ thị nặng nề, đang có công việc làm, nếu bị phát giác là đồng tính thì "đi chỗ khác chơi" ngay. Nhiều truờng hợp bị trêu chọc, bị đánh đập, và đôi khi bị giết chết. Chỉ gần đây, vấn đề đồng tính mới đuợc coi như một vấn đề xã hội bình thuờng, không còn bị kỳ thị trong công việc, trong học đuờng nữa, nếu không tự tiết lộ ra làm ảnh huởng đến nguời khác. Luật mới cấm phân biệt, kỳ thị nguời đồng tính, và nhiều nơi cho phép làm đám cuới tập thể gồm nhiều trăm cặp những nguời đồng tính. Nhiều nơi lại còn ủng hộ việc cho phép đuợc huởng ưu đãi cuả chế độ "vợ chồng" trên căn bản thuế vụ. Ngoài ra, nếu ai kỳ thị nguời đồng tính mà đuổi việc, đánh đập, trù dập, hay làm thiệt hại cho nguời đồng tính sẽ bị toà án hỏi thăm, và tùy truờng hợp mà chủ nhân hay nguời gây hại đó bị phạt rất nặng. Do đó, mà vấn đề đồng tính đã đuợc coi như một vấn đề bình thuờng cuả xả hội, không còn có sự dè bỉu, chê trách công khai nữa. Một vài phim ảnh đã đưa việc này lên cả những phim dành cho trẻ em, cho chiếu cảnh hai tay đàn ông hôn nhau (phim Big Daddy). Dĩ nhiên, thực tế, bên cạnh đó, cũng còn những nguời nhìn cảnh này cảm thấy ghê sợ, bỏ đi, có nguời cảm thấy buồn nôn, rùng mình, hay tỏ thái độ kỳ thị này khác (phim Big Daddy). Vẫn thỉnh thoảng có vụ đánh đập những nguời đồng tính. (Truớc đây có một ông Việt nam vì lảng vảng đến bãi biển cuả những tay đồng tính đã bị những nguời kỳ thị đánh gần chết.) Nhiều kẻ đồng tính cảm thấy mặc cảm, lẻ loi, khi bị những nguời khác quay mặt đi, không thèm nói chuyện, tuy văn phòng hội cuả những kẻ đồng tính đã đuợc cả những ứng viên Tổng thống đến thăm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy đây là một hiện tuợng xã hội cuả thế kỷ mới cần đuợc lưu tâm để nâng đỡ, hay để chữa trị, nếu có truờng hợp cần chữa trị. Như ở Việt Nam, hiện tuợng này bị dư luận cấm đoán không đuợc bộc lộ ở chổ công khai, nên lại lén lút gây ra nhiều thảm cảnh. Nhiều cặp đồng tính phải tự tử vì bị cha mẹ và họ hàng lên án kịch liệt. Trong khi đó, vì bị bị ảnh huởng xấu, vài nguời đàn ông đồng tính trở thành bệnh hoạn về tính dục, thuần tuý xác thịt, không có nhu cầu tình cảm nào. Vài gã lên cơn cứ phải lần mò trong các rạp hát, tìm con trai mới lớn mà dụ dỗ làm bậy. Có kẻ lại khủng hoảng đến nỗi đi xe buýt cũng cố lách tới chỗ có con trai mà sờ soạng nham nhở, khiến mấy anh thanh niên trẻ bị mò bậy, phải kinh hãi bỏ chaỵ, tá hoả tam tinh. Hiện nay, tình trạng này lại trổ ra một huớng khác. Nhiều Tây ba lô, chuyên đi dụ dỗ trẻ nam để làm tình. Các em, vì nghèo khổ quá, không có con đuờng nào khác kiếm tiền nên liều thân đi làm để mang tiền về cho gia đình, hay để sống còn qua ngày. (Ở Việt Nam, họ gọi những đưá trẻ này bằng danh từ "bọn Tứ Đê", nghiã là "Đĩ Đực Đứng Đuờng"!) Thật là ai oán!
Trở lại bên Mỹ, vì đuợc xã hội che chở, nên mức độ ảnh huởng đến nguời chung quanh không có là bao. Những nguời "gay" hay "lesbian" vẫn đi làm bình thuờng, có nguời có điạ vị rất cao trong chính truờng (tới Thuợng Nghị Sĩ), hay trong quân đội (tới cấp Tuớng), chỉ cần đừng tiết lộ ra thì khó sống yên, thể nào cũng bị chọc ghẹo, ngấm ngầm bị đuổi, hay bị lảng tránh, thì sẽ phải ra đi. Nguời đồng tính có thể xin con nuôi, và làm thủ tục kết hôn và nuôi con như một gia đình bình thuờng. Và, nguời Việt-Nam-di-tản "gay" không phải là ít. "Lesbian" Việt Nam thì ít thấy, hay có mà không tiết lộ, nên không nghe xì xầm, chỉ có một vài lần, mấy thanh niên "gay" Việt Nam đi biểu tình, kéo biểu ngữ tỉnh queo, yêu cầu đối xử bình đẳng.
Thật ra, "gay" hay "lesbian" cũng chẳng có gì là rối loạn xã hội, và đáng bị lên án. Họ chỉ tự hy sinh cái hạnh phúc cuả yêu đuơng lãng mạn nam nữ thôi. Họ không cần có con cái, nghĩa là theo chủ nghĩa cá nhân tối đa, không cần truyền giống, không cần đóng góp cho xã hội một nhân sự nào nữa cả. Nếu so sánh với những nguời theo chủ nghĩa cá nhân huởng lạc khác, họ cũng không có chi xấu hơn. Nhiều nguời sống đúng theo giống cuả mình còn ác độc ghê gớm hơn nguời đồng tính gấp bội. Chỉ có điều là cha me,ï họ hàng cuả họ thất vọng và lo lắng. Bởi vì làm nguời đồng tính mãi thì sẽ bị cô lập rất mạnh, một khi ai cũng biết mình là nguời đồng tính. Hơn nữa, vì không có con, khi về già, họ sẽ còn cô đơn hơn nữa. Bệnh hoạn sẽ không ai chăm sóc, cần một ly nuớc, một chén cháo, một lời hỏi thăm cũng không có. Nếu có nhà, sẽ sống trong một căn nhà vắng lạnh. Nếu ở nursing home, sẽ phải chờ có ai đi qua thì mới có thể xin một ly nuớc. Không ai đến thăm, không ai chia xẻ, những ngày cuối đời sẽ là chuỗi dài đau khỗ. Ngoài những yếu tố đó, còn môí nguy là bệnh AID, hay bị nhiễm vi khuẩn HIV. Theo nhiều thống kê, số nguời bị AID cao hơn trong số nguời đồng tính. (Dĩ nhiên, không phải cứ đồng tính là mắc bệnh AID). Tại lớp học về Y Tế thuờng thức cuả chuơng trình "Teaching Credential" hay là học trình Giáo Khoa Sư Phạm cuả truờng Cal State Long Beach, giáo sư có mời ba nguời đồng tính cả nam và nữ đến nói chuyện, và một trong ba nguời đến nói chuyện thì có một nguời bị bệnh AID. Theo như chính nguời bị bệnh cho biết, muốn chích một mũi thuốc chữa bệnh là "hai chục ngàn đô la" một cho một nguời mới mắc, chưa kể những chi phí nhà thuơng khác. Vì những lý do đó và rất nhiều lý do cá nhân khác, mà cha mẹ nào có con đồng tính thì những năm tháng đầu tiên đau khổ vô cùng. Một ông là huấn luyện viên Base Ball mấy chục năm, cả nhà đều là những thể tháo gia, đến lớp kể rằng gia đình ông đang hạnh phúc, bất ngờ có thằng con cho biết là mình đồng tính, hai vợ chồng ông khóc hết cả năm. Mãi đến hai năm sau, khi thằng con ra truờng, đi làm đều, hai vợ chồng mới hết khóc, và còn đưa mẹ già, tức là bà ngoại thằng nhỏ, đến thăm nó ở tại hội "gay" và khám phá thấy rằng lực luợng đó cũng khá đông. Bà ngoại thì thầm: "Oèo! bà không ngờ rằng số nguời "gay" lại nhiều như thế này!"


Theo một số bác sĩ và nhiều nhà tâm lý, thì đa số bệnh đồng tính là do bẩm sinh. Tuy nhiên, thự c tế cho thấy là nếu nhận xét kỹ thì trong một cặp đồng tính bao giờ cũng có một kẻ mạnh và một kẻ yếu đuối. Kẻ mạnh bất kể là đàn ông hay đàn bà thuờng ăn nói mạnh bạo, cuơng quyết, có thể lông lá và cao lớn, giống như vai chồng. Kẻ yếu kia, có thể là là đàn ông, nhưng ăn nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, giống vai một bà vợ. Với cặp "lesbian", bà "đồng tính" đóng vai chồng luôn ra lệnh, chỉ huy, trong khi ở cặp "gay" kia, ông đóng vai "vợ" lại rất nhu mì, dù cho là Mỹ chăng nữa. Nguời viết đã từng chứng kiến nhiều cặp đồng tính nam, nguời Mỹ, một bên thì ẻo lả, hồng hào như con gaí, trong khi anh kia thì thực là đàn ông. Các cặp đồng tính nữ khác thì luôn có một cô mảnh mai, dễ thuơng hết sức, nguợc lại nguời đàn bà kia thì nhanh nhẹn, mạnh bạo, cứng rắn vô cùng. Hồi còn làm việc trên Los, tác giả có dịp gặp rất nhìêu cặp đồng tính, trong một cặp Lesbian kia có một cô nhỏ nhẹ y như một thiếu nữ Việt mới lớn. Cô này, tình cờ sao đó, lại có cảm tình ngay với tác giả từ lần gặp đầu tiên. Từ đó, cô cứ lén đến gặp và dần dần thổ lộ tâm sự là .... "I Love You!" rồi rủ đi ra ngoài, ăn tối! Tác giả chới với, không biết nói sao, cứ từ chối khéo, cô ta nhịn không đuợc, nắm ngay tay tác giả để lên ngực mình và cứ câu "I Love You!" nói hoài. Đang khi đó, thì cô "chồng" bắt gặp, lên cơn ghen, kéo cô "vợ" kia về và cấm cản.... Từ đó, không thấy cặp Lesbian kia đến chỗ làm việc nữa. Chắc là bị "cô chồng" kia ghen quá, giữ riệt ở nhà luôn!
Dưạ vào câu chuyện thực tế đó cùng nhiều truờng hợp khác, chúng ta có thể thấy hiện tuợng "gay" hay "lesbian" cũng chỉ là một hiện tuợng xã hội như những hiện tuợng xã hội khác, có nhiều đặc tính như các truờng hợp bất thuờng cuả xã hội khác, mà chúng ta phải chấp nhận. Do đó, với những gia đình Việt di tản, một khi gặp phải con cháu mình có hiện tuợng đồng tính thì phải tìm phuơng pháp đối xử thích hợp sao cho "con mình vẫn là con mình", dù chúng có thay đổi đến thế nào chăng nữa. Các cụ nói: "nuớc mắt chẩy xuôi, không bao giờ chẩy nguợc", có dụng ý là cho đến muôn đời, tình thuơng cha mẹ vẫn bao la, con cái có làm cho trái tim đau xót, thì cũng vẫn tuôn đổ tình yêu cho chúng. Có như thế, chúng ta mới có thể tạo hạnh phúc ngay trên những điều mà chúng ta cho rằng "bất hạnh" đuợc. Và có như thế, chúng ta mới có thể áp dụng những phương pháp sau đây để đối xử với những đứa con bất ngờ trở thành đồng tính, dù "gay" hay "lesbian":
1-Lắng nghe và chia xẻ: Dĩ nhiên, một khi vưà khám phá thấy con mình trở thành đồng tính, lập tức trái tim cha mẹ đau nhói, nhiều bà mẹ yếu đuối có thể bất tỉnh. Thuờng thì khóc lóc, than thở, vật mình vật mẩy, nghiến răng, đổ thưà số phận, trách Trời, óan Chuá. Một số ông bố gầm gừ, la hét, hăm dọa. Số ít thì xử dụng vũ lực, thuợng cẳng tay, hạ cẳng chân. Đa phần thì chán nản, sau khi khuyên can không đuợc thì bỏ mặc con, coi như "không hề đẻ ra đứa con bất hiếu, bất hạnh như thế!" Vài nguời đau khổ nhưng vẫn cố lặng câm khi đưá con lặng lẽ ra khỏi nhà. Tất cả thái độ như thế đưa đến cùng một kết luận: "mất con!" Bởi vì một khi đã quyết định trở thành đồng tính, đã mê muội vì ái tình rồi, thì những suy nghĩ thông thuờng đều bị gạt bỏ. Không còn nhớ đến những ngày xưa thơ ấu, nằm trong lòng mẹ, hay leo lên vai bố nữa. Không còn nghĩ đến mối tình nào lớn hơn tình yêu đôi lưá nữa. Chẳng cần tuơng lai xa vời, không thèm lý đến tôn giáo. Vậy, thì thái độ chống đối cuả bố mẹ nhất định chỉ gặp một bức tuờng đá, khi đến độ lạnh quá, thì tan vỡ. Do đó, nếu thuơng con thì phải làm nguợc lại, thay vì la mắng con, nên yên lặng lắng nghe con trình bầy. Thay vì giận dỗi, nên làm bạn với đưá trẻ, và điều tốt nhất là chia xẻ với con "nỗi mừng vui, niềm hạnh phúc" mà con mình diễn tả cho mình nghe, mặc dầu nghĩ rằng chuớng tai, gai mắt. Đưá con đuợc dịp thổ lộ, sẽ có thể trút hết tâm sự, sẽ nói cho mình biết là tại sao con lại trở thành đồng tính. Các cụ đã nói: "Lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vưà lòng nhau" và "lời nói, đọi máu, lời nói, gói vàng", nói năng dịu dàng thì sẽ có cảm thông; trong khi chửi rủa, mắng mỏ, chỉ làm hoàn cảnh thêm tệ hại. Nghệ thuật lắng nghe và chia xẻ giữa bố mẹ và con cái là một nghệ thuật rất khó. Hàng triệu gia đình ở chung với con caí hàng bao nhiêu năm mà không bao giờ có sự cảm thông! Chỉ có ra lệnh và tuân lệnh, cãi cọ, hoặc yên lặng cho qua chuyện. Hãy làm bạn với con cái thay vì làm lãnh tụ cuả gia đình hoặc nguợc lại, làm nô lệ cuả con caí. Cả hai thái cực đều dẫn đến đau khổ. Truớc 1973, khi còn làm việc tại Quân Truờng Sĩ Quan Thủ Đức, tác giả đã phải làm công tác điêù tra việc một anh Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức tự tử. Anh đã yêu một nguời bạn trai, bị gia đình phản đối dữ dội, các em gái chống đối, bố mẹ la mắng, không ai tìm hiểu nguyên nhân, chỉ dồn anh vào chân tuờng. Khi hết phép cuối tuần, lên đến Truờng, vì ăn mặc chểnh mảng, lại bị Sĩ quan Cán Bộ phạt, anh thấy không còn con đuờng nào khác hơn dùng súng M16 tự bắn vào bụng mình. Đến khi chôn cất anh, nguời Sĩ Quan Cán Bộ lại bị cô em gái nhẩy lên tát tai, cho rằng vì nguời này mà anh mình tự sát! Sau này, mở nhật ký cuả anh, mới thấy anh đã tự dằn vặt mình nhiều năm, muốn có một ai giúp đỡ, gỡ mối tình này giúp anh, nhưng không có ai hiểu anh cả. Anh đã tìm cách tình nguyện đi lính để quên mối tình kia, nhưng không nổi. Cái chết cuả anh phải đến khi anh đã cô đơn vô cùng.
2-Suy nghĩ lại và tự mình sửa chữa những sai sót trong cách giáo dục: Nhiều ông bố vũ phu hay cằn nhằn mẹ, hay nguợc đãi mẹ có thể làm cho đưá con gái ớn lạnh đàn ông. Nghĩ đến đàn ông là các cháu gái đó rùng mình, nên chỉ có thể tìm thấy tình yêu ở cô bạn gái khác. Nhiều bà mẹ dữ như chằng tinh, gấu ngưạ, chuyên môn bắt nạt chồng, làm thằng con trai hễ nghĩ đến đàn bà là nổi gai ốc. Nhiều chuyện lục đục trong gia đình xẩy ra hoài hoài, giữa anh, chị, em, giữa bố mẹ và con cái cũng làm cho đưá con nhiều suy tư không muốn nghĩ đến chuyện lập gia đình. Có bà mẹ vì thích con gái, mà lại chỉ có toàn con trai, nên dồn hết tình thuơng vào đưá út coi nó như con gái, từ ăn mặc, đến sinh hoạt, nói năng, làm cho đứa bé lúc nào cũng nhậy cảm, yếu đuối. Lớn lên, thiếu niên đó lại cần một nguời bạn để che chở, dần dần thành ra đồng tính lúc nào không hay. Nguợc lại, bà có toàn con gái lại thích biến một đưá nào đó thành con trai, bắt hớt tóc cao, mặc quần áo ngắn, hay đuà giỡn với con như con trai.. dần dần đuá con gái đó có đặc tính nam nhiều hơn nữ. Khi gặp một cô gái khác thì thích ra tay che chở, bảo vệ, lâu ngày lâu tháng, tình bạn biến thành tình yêu. Nhiều truờng hợp chỉ vì gần gũi nhau quá nhiều mà thành "nghiện" nhau. Nguời viết, hồi còn học nội trú, có một anh bạn râu ria, mạnh bạo, rất hợp tính. Hai đưá hai đi chơi với nhau, anh ta thích dỡn cợt, gọi nguời viết bằng "cô" và thích ôm vai, nắm tay dung dăng dung dẻ. Tuổi trẻ, nên nguời viết cũng cuời cợt, đuà giỡn, nhưng khi thấy anh bạn kia dần dần "mê muôị" quá, và bạn bè cũng diễu cợt, nên nguời viết phải cảnh cáo anh ta và từ từ chấm dưt những thái độ thân thiện quá trớn. Anh bạn mới đầu buồn bã, trách móc dữ dội. May sao, mà hết niên học, mỗi đưá mỗi nơi, sau này nghe nói anh ta lấy vợ. Nhưng gặp nhau lại, anh vẫn còn giận vì đã lơ là với anh! Bởi vậy, nếu gia đình không thể giải quyết đuợc, phải tìm một Cố vấn tâm lý để trò chuyện với con, hầu tìm ra nguyên nhân.
3-Thay đổi môi truờng sống: Một khi muốn đưá con đã say mê tình yêu mà mình cho rằng "không lành mạnh" đó trở lại đời sống bình thuờng thì phải dứt bỏ những cơ hội, những căn nguyên gây ra chuyện đó. Phải cuơng quyết bỏ tính cằn nhằn vợ, phải dứt tính la mắng chồng, phải thay đổi hoàn toàn môi truờng mà trong đó, đuá con mình đã sống một cách không lành mạnh, mà cách hay nhất là di chuyển đến một nơi mới xa lạ, để cho con mình sẽ tập làm quen với môi truờng mới mà quên dần kỷ niệm xưa đi. Cần hy sinh với con cái trong truờng hợp này tối đa, cho con thấy mình hy sinh vì con, thì con cái sẽ hy sinh lại. Đang làm "dóp" thơm, đang thoải mái đếm tiền, du lịch vung vít, nhưng vì con, chấp nhận đi xa, kiếm việc nhỏ, nhưng đuợc ở gần con, thì con sẽ thích gần mình hơn gần "bạn". Gia đình nên tạo cơ hội đi chơi chung, ra bãi biển, nuớng "barbecue", hay đi câu cá...Một điều rất quan trọng lại cần đuợc lưu ý là có những đưá trẻ từ khi sinh ra đã có "gen" đồng tính rồi, thì không thể sửa chữa gì đuợc, chỉ còn chấp nhận mà thôi. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng họ sinh ra như thế đó " they're born that way!" Truờng hợp này thì phải coi như "Trời" đã định, thì tuỳ theo hoàn cảnh mà đối xử với con. Trên hết, vẫn là tình thuơng, coi như con bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo, không tự chữa đuợc, thì phải săn sóc con suốt đời, hoặc tới đâu hay tới đó.
4-Chữa bệnh tại trung tâm điều trị: Nhiều truờng hợp không nên gọi là "đồng tính" , vì chỉ là một loaị bệnh họan. Có những nguời vẫn có thể lấy vợ, lấy chồng bình thuờng nhưng đồng thời lại thích làm chuyện sinh lý khác thuờng để thoả mãn thú tính mà thôi, không có tình yêu, tình thuơng gì. Có những tay đàn ông mà gặp thanh niên là xà đến, tỏ ngay cử chỉ tầm bâỵ ra, muốn đuợc "make love" lập tức. Đi xe buýt công cộng hay vào rạp hát cũng có thể gặp những con nguời này, chỉ lợi dụng cơ hôị là mò mẫm lung tung; nguợc lại, có những phụ nữ gặp bất cứ phụ nữ nào cũng đều gạ ngay ái tình. Hiện nay, ở Việt Nam, tình trạng này xẩy ra nhiều, nhất là trong giới Tây Ba lô, những kẻ chỉ muốn thoả mãn ái tính bệnh hoạn qua hình thức "ăn bánh, trả tiền" với những thanh niên hư hỏng. Đôi khi lại dùng phuơng pháp lưà gạt, hay dụ dỗ bằng tiền bạc, nếu gặp những trẻ vị thành niên nghèo khổ, cần tiền để sinh sống. Những nguời này, không thể kể họ vào nhũng truờng hợp tâm lý bất thuờng trên, mà phải coi họ như những kẻ phạm tật xấu xa, cần phải sửa chữa bằng biện pháp mạnh. Gia đình phải đưa tới ngay những nơi chữa trị tâm sinh lý, không thể tự chữa ở nhà đuợc, vì không ai có đủ kinh nghiệm về việc này. Nếu cần, phải dùng thuốc kềm hãm tính dục, và áp dụng những phuơng pháp có tính cách cưỡng bức mới mong bớt bệnh đuợc. Phải chữa bệnh thật sớm, nếu không, có thể có ngày mà những bệnh nhân này vi phạm luật "giao cấu với trẻ vị thành niên" thì phải đưa vào "khám đuờng" cho bóc lịch nhiều năm. Ở đây cũng là một môi truờng kinh hoàng, nhiều tội phạm chuyên hiếp dâm nguời đồng tính, nạn nhân bị hiếp sống chết thế nào thì không ai biết, vì không có dữ liệu, nhưng qua những nguời đã từng ở tù ra, thì hiện tuợng này xẩy ra rất thuờng trong những khám hình sự nặng.
Tóm lại, hiện tuợng "gay" và "lesbian", không phải là một tội phạm dữ dằn như giết nguời, cuớp bóc, chỉ là một phản ứng xã hội, không chịu tuân theo luật thiên nhiên mà thôi, nên nếu lỡ xâỷ ra trong gia đình, cũng không nên làm um xùm, hoặc phản ứng dữ dội, đến để mất con, mất chaú. Nên áp dụng "Tình thuơng yêu" tối đa với những con trẻ lỡ mắc căn bệnh tâm lý trên, tìm hiểu chúng, tha thứ cho chúng nếu chúng không làm cho mình vui lòng. Trên hết, cần coi lại mình, kiểm lại cách sinh hoạt, giáo dục trong gia đình mà sửa chữa. Như vậy, mới mong thấy hạnh phúc trở lại.
Chu tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,968
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.