Hôm nay,  

Ngọn Cờ Vàng

17/05/200300:00:00(Xem: 208369)
Người viết: HẢI TRIỀU
Bài tham dự số 3205-803-vb60515

Tác giả Hải Triều Lại Thế Lãng cư trú và làm việc tại tiểu bang Vermont, là tác giả có số lượng bài viết nhiều nhất và liên tục hưởng ứng, hỗ trợ phong trào viết về nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của ông.
*

Cách nay không lâu tôi có công việc phải đến sở bưu điện. Sau khi lái xe vào chỗ đậu bên lề đường, tôi tắt máy và mở cửa định bước ra. Bỗng tôi khựng lại khi nhìn lên chiếc xe đậu phía trước mặt và chú ý đến một vật vô cùng quen thuộc. Đó là một lá cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ của người Việt quốc gia. Lá cờ nhỏ có kích thước khoảng 20cm x 10cm được dán trên tấm kính sau của chiếc xe.
Tôi đã từng thấy trên xe của người Mỹ dán nhiều biểu hiệu khác nhau nhưng tôi chưa từng thấy trên xe của ai có dán cờ vàng ba sọc đỏ mà lại được dán một cách trịnh trọng ở ngay chính giữa của tấm kính. Tự nhiên trong lòng tôi rộn lên một niềm vui giống như niềm vui tôi đã có trước đây khi nghe tin ngọn cờ vàng lại được ngạo nghễ tung bay trong ngày quân đội VNCH tái chiếm cổ thành Quảng Trị từ trong tay cộng quân.
Tôi ngồi sững trong xe, mắt đăm đăm nhìn vào lá cờ nhỏ xíu mà liên tưởng đến những buổi chào cờ rất cảm động khi tôi còn đi học hay là những buổi chào quốc kỳ đầy trang nghiêm trong những ngày đại lễ khi miền Nam Việt Nam chưa rơi vào tay cộng sản. Bên tai tôi còn văng vẳng lời kêu gọi thiết tha trong bài quốc ca "Công dân ơi! mau hiến thân dưới cờ. Công dân ơi! mau làm cho cõi bờ. Thoát cơn tàn phá ... ".
Ngay lúc đó tôi thấy một người đàn ông Mỹ trạc tuổi 50 bước đến bên chiếc xe. Ông mở cửa, ngồi vào ghế và lái chiếc xe đi trước sự ngơ ngác của tôi. Chiếc xe đã rời chỗ đậu đi được một quãng nhưng mắt tôi vẫn dõi theo lá cờ thân thương cho đến khi không còn nhìn thấy nữa.
Chỉ đến lúc đó tôi mới như người vừa tỉnh mộng và cảm thấy ân hận vì đã không làm một điều gì đó cần phải làm. Chẳng hạn xuống xe nói một vài câu xã giao với người đàn ông Mỹ, hỏi thăm về việc ông có được lá cờ vàng ba sọc đỏ hay là ít nhất cũng nói lời cám ơn vìø ông đã cho dán trên xe của ông lá cờ mà tôi đã một thời phục vụ. Tiếc rằng tôi đã nghĩ ra những điều này quá muộn và phản ứng quá chậm nên không còn cơ hội nữa.
Sau khi xong việc tại sở bưu điện, trên đường lái xe về nhà tôi cứ băn khoăn mãi về người chủ của chiếc xe có dán cờ vàng ba sọc đỏ. Phải chăng ông ta là một cựu chiến binh đã từng tham chiến tại Việt Nam và phải chăng ông ta đã có một kỷ niệm đặc biệt lắm đối với lá cờ của đất nước mà ông đã đến phục vụ" Hay là ông ta có thân nhân ở trong số 58,000 chiến binh Hoa kỳ đã gục ngã vì chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam, nói cách khác đã xả thân để cho lá cờ vàng ba sọc đỏ được mãi mãi tung bay" Hoặc cũng có thể ông ta có bạn là người Việt Nam và người này đã tặng ông lá cờ hay chỉ là ông ta gặp được lá cờ ở đâu đó và thấy lạ nên đã cho dán lên xe của ông.
Nhưng cho dù với lý do nào đi nữa tôi vẫn ngưỡng mộ ông, vẫn cảm kích trước việc làm của ông và rồi không khỏi thấy áy náy, không khỏi thấy hổ thẹn vì bản thân mình đã chưa làm được gì để vinh danh lá cờ mà mình đã từng phục vụ.
Sau ngày 30-4-75, cùng chung với số phận của miền Nam tự do, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã bị bức tử, không còn cơ hội tung bay trên nền trời Việt Nam. Dân chúng chẳng ai còn dám cất giữ hay nói đến lá cờ này vì sợ bị ghép vào tội phản động có thể tù tội suốt đời.
Nhưng khi đã sang đến Mỹ rồi, như một số người khác, tôi vẫn còn e dè không dám công khai coi cờ vàng ba sọc đỏ là đại diện cho người Việt tự do đang sống ở hải ngoại.
Nhưng tôi đã sai lầm vì dù muốn dù không người Việt khi bỏ nước ra đi để chọn cho mình một cuộc sống mới tại một quốc gia khác thì hành động này tự nó đã là hành động chính trị rồi.
Tôi cũng nghe có người nói cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của Việt Nam Cộng Hòa, nay chế độ này không còn nữa thì conø lưu luyến với lá cờ đó làm gì" Thực ra thì sự hình thành của lá cờ này đã có một quá trình lịch sử từ lâu đời trước khi các nền cộng hòa ra đời tại Việt Nam.
Theo sử sách thì ngay từ thời kỳ bị giặc Tàu đô hộ, hai bà Trưng đã phất cao ngọn cờ vàng hô hào dân chúng vùng lên phá cường địch và người dân Việt đã đáp tiếng gọi, tập họp dưới ngọn cờ vàng của hai bà đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lại nền độc lập cho nước nhà. Từ đó cùng với những thăng trầm của lịch sử dân Việt, ngọn cờ vàng cũng biến đổi để cuối cùng vào năm 1948 được qui định rõ ràng và trở thành biểu tượng của người Việt quốc gia. Theo sự qui định này cờ có nền vàng ba sọc đỏ, bề ngang của lá cờ bằng 2/3 bề dài, bề rộng của mỗi sọc đỏ bằng 1/15 bề ngang của lá cờ và cách nhau một khoảng cách bằng bề rộng của mỗi sọc đỏ.
Lá cờ vàng ba sọc đỏ rõ ràng là biểu tượng của người Việt quốc gia, lá cờ này không thuộc về một triều đại hay một chế độ nào. Lịch sử đã chứng minh điều này. Khi vua Bảo Đại bị truất phế, cờ vàng ba sọc đỏ vẫn tồn tại; khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn và sau ngày 30-4-75 dù chế độ Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, cờ vàng ba sọc đỏ vẫn mãi mãi ở trong lòng người Việt hải ngoại.
Người Việt hải ngoại chỉ chấp nhận cờ vàng ba sọc đỏ là đại diện của mình, không chấp nhận lá cờ máu của cộng sản. Nhưng nếu chúng ta không mạnh dạn khẳng định sự chọn lựa của mình thì cộng sản sẽ chọn cho chúng ta như họ đã thử làm trước đây khiến đồng hương ở California đã phải nhọc công tranh đấu suốt 53 ngày đêm mới đập tan được âm mưu này.


Là một thành viên trong cộng đồng người Việt tôi không thể không cảm thấy hãnh diện và vui mừng vì trong thời gian qua cộng đồng người Việt hải ngoại đã không ngừng tranh đấu để giương cao ngọn cờ vàng ba sọc đỏ. Cuộc tranh đấu đó xuất phát ở mọi nơi, từ mọi giới, diễn ra dưới nhiều hình thức và đã đem lại thành quả to lớn.
Nhiều học sinh ở Mỹ và ở Úc đã mạnh dạn bày tỏ với ban giám đốc nhà trường rằng cờ đỏ sao vàng được treo tại trường là cờ của cộng sản Việt Nam, nó tượng trưng cho bạo lực và đàn áp, không đại diện cho các em và người Việt hải ngoại là những người trốn chạy khỏi chế độ này để được hít thở không khí tự do. Các em đã đưa nguyện vọng yêu cầu nhà trường cho thay thế lá cờ đó bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho dân chủ, tự do. Một số trường học sau khi hiểu rõ vấn đề đã vui vẻ cho phế bỏ cờ đỏ sao vàng của cộng sản và cho thay thế bằng cờ vàng ba sọc đo ûcủa người Việt quốc gia để lá cờ này được sánh vai với quốc kỳ của các nước trên thế giới.
Hôm đầu năm Quý Mùi, cộng đồng người Việt hải ngoại đã đón nhận một tin vui là ngày 31 tháng 1 năm 2003 lần đầu tiên tại Mỹ, Hạ viện của tiểu bang Virginia đã biểu quyết thông qua dự luật chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ được treo tại các nơi công cộng và tại các trường học của tiểu bang. Dự luật này do dân biểu Bob Hull đệ trình và được thông qua với tỷ số 68/27. Tiếc rằng Thượng viện của tiểu bang Virginia, theo khuyến cáo của bộ ngoại giao đã để cho dự luật mất hiệu lực vì không được đưa ra cứu xét đúng thời hạn. Nhưng cho dù dự luật đã không thành luật thì sự việc cũng đã rõ ràng là càng ngày giới lập pháp Hoa Kỳ càng chú ý đến nguyện vọng của người Việt hải ngoại, xem lá cờ vàng ba sọc đỏ là tượng trưng cho chính nghĩa và là lá cờ tiêu biểu cho người Việt quốc gia.
Vài ngày sau đó cô Lữ Anh Thư, ái nữ của tướng Lữ Lan, Liên đoàn phó Liên đoàn Thanh Niên Đa Hiệu đã trao tặng học khu của quận Fairfax, Virginia lá cờ vàng ba sọc đỏ mà Hạ viện Virginia vừa thông qua dự luật công nhận cho lá cờ này được tung bay trong tiểu bang. Ông Daniel A. Domenech học khu trưởng đã vui vẻ tiếp nhận lá cờ và tuyên bố sẽ cho treo lá cờ tại một trường trong học khu hay ngay tại cơ sở chính của học khu .
Tại California, trong một lần đưa con đi học, ký giả Hạnh Dương của Việt Báo đã phát hiện trường Katherine R. Smith thuộc học khu Evergreen School District cho vẽ cờ đỏ sao vàng bên cạnh lá cờ Mỹ trên sân trường. Lập tức ký gỉa này đã đến gặp ban giám đốc nhà trường để giải thích và yêu cầu nhà trường cho xóa bỏ lá cờ biểu tượng của tội ác này. Ông hiệu trưởng sau khi hiểu ra sự việc đã cho xóa ngay lá cờ đỏ sao vàng để thay vào đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho người Việt hải ngoại.
Từ sau khi dự luật của dân biểu Bob Hull ở tiểu bang Virginia không được đem ra biểu quyết tại Thương viện, Cộng đồng người Việt tại Mỹ đã chuyển hướng tranh đấu nhắm vào việc vận động các thành phố thông qua nghị quyết thay vì vận động các tiểu bang thông qua dự luật vừa khó khăn hơn lại có thể gặp trở ngại do sự chi phối của chính phủ liên bang. Việc vận động công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ tại thành phố tương đối dễ dàng hơn nên đã liên tục đạt được kết quả rất đáng khích lệ.
Hồi cuối tháng Hai vừa qua tại thành phố Westminster California, nghị viên Andy Quách đã thành công trong việc vận động các đồng sự của ông thông qua một nghị quyết với tỷ số 5/5 cho phép trưng bày lá cờ vàng ba sọc đỏ tại thành phố này. Chưa đầy 2 tuần lễ sau đó cộng đồng người Việt tại Garden Grove cũng lại thành công trong việc thuyết phục hội đồng thành phố ra một nghị quyết tương tự với tỷ lệ chấp thuận 100%, không có phiếu chống. Đến trung tuần tháng Tư vừa rồi, tại Tòa Thị sảnh thành phố Falls Church thuộc tiểu bang Virginia, Hội đồng thành phố cũng đã đồng thanh thông qua bản quyết nghị chấp nhận cho lá cờ vàng ba sọc đỏ được tung bay trong mọi sinh hoạt công cộng theo nguyện vọng của cộng đồng người Việt ở đây. Ngay ngày hôm sau, trước sự hiện diện của hơn 500 đồng hương người Việt, Hội đồng thành phố San Jose thuộc tiểu bang California cũng đã thông qua nghị quyết chấp nhận cho lá cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt quốc gia được tung bay trên các cơ sở tài sản của thành phố và trong những sinh hoạt của người Việt gốc Mỹ tại thành phố này.
Trong buổi lễ khánh thành tượng đài chiến sĩ Việt- Mỹ tại Westminster, ngày hai lá đại kỳ của người Việt quốc gia và của Hoa kỳ được kéo lên và sẽ mãi mãi tung bay bên nhau tại đài tưởng niệm này lại có thêm tin vui cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Bản tin được phổ biến ngay trong buổi lễ cho biết Hội đồng thị xã Santa Ana vừa ra nghị quyết công nhận và vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Mới đây nhất, tối thứ Ba 6 tháng 5 năm 2003 vừa qua thành phố Milpitas, thành phố thứ 5 của Calofornia, cũng đã ban hành nghị quyết chấp nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Việt tại thành phố này.
Như vậy là chỉ trong hơn hai tháng đã có đến 6 thành phố của Mỹ ra nghị quyết chính thức công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho dân chủ tự do là lá cờ của người Việt hải ngoại.
Cho đến nay việc vận động công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ tại các thành phố đang mang lại thành quả vô cùng tốt đẹp. Tôi nghĩ cộng đồng người Việt sinh sống tại các thành phố khác chắc chắn sẽ tiếp tục con đường này. Lá cờ chính nghĩa của chúng ta sẽ tiếp tục bay cao trên đất nước Hoa Kỳ.
Cộng đồng Người Việt chống Cộng hiện có mặt trên khắp thế giới. Tôi hy vọng cờ vàng ba sọc đỏ, tiêu biểu cho người Việt quốc gia, rồi đây cũng sẽ phất phới trên nền trời của nhiều quốc gia trên khắp thế giới, để rồi một ngày không xa sẽ lại được tung bay trên chính quê hương Việt Nam.

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến