Hôm nay,  

Chiếc Mũ Sắt Và Hai Tấm Vải Dù Được Đi Mỹ

08/05/200300:00:00(Xem: 135579)
Người viết: NGÔ NAM AN
Bài tham dự số: 3199-797-vb60508
Tác giả ghi tên thật là Ngô Nam An, năm nay 28 tuổi, tốt nghiệp kỹ sư năm 2001 và đang làm việc cho hãng Sheet Dynamics Ltd voới chức vụ Computer Engineer.
Bài viết này để giành cho Ngày Lễ Mẹ, như tác giả tâm sự như sau:
“Đây là món quà bất ngờ em dành cho Ba Mẹ em. Khi nào bài viết được đăng báo, em sẽ nói cho Ba Mẹ em biết. Chắc các cụ sẽ vô cùng cảm động và vui mừng được làm nhân vật chính trong truyện.”

Tôi về đón Ba Mẹ đi Mỹ đúng vào dịp Y2K. Ba tôi lúc đó đã 77 tuổi, Mẹ tôi đã 71 nhưng cả hai đều mạnh khỏe. Ba Mẹ rất sung sướng nghĩ tới cảnh được thấy những điều khác lạ nơi đất khách quê người.
Những ngày chờ đợi và chuẩn bị hành lý lại là những ngày Ba Mẹ dao động nhất khi bà con đến chơi và chúc mừng đi đường thượng lộ bình an. Họ càng chúc tụng bao nhiêu thì Ba Mẹ tôi lại lo lắng bấy nhiêu. Chả là vì cái tin con "vi rút Y hai K" có thể làm máy bay rơi khiến Ba Mẹ tôi cũng thêm phần hồi hộp và lo âu. Nhiều người bà con thay vì chúc mừng thì lại an ủi: "Hai bác đi đường giữ gìn sức khỏe. Bác nên mang theo vài gói mì tôm mà đề phòng." Tôi nghe nói mà buồn cười, họ cứ làm như là Ba Mẹ tôi chuẩn bị đi kinh tế mới vậy. Tuy nhiên tôi cũng im lặng vì tôn trọng sự quan tâm của họ. Nhưng sự im lặng của tôi cũng tai hại không kém.
Khi đã gần ngày lên đường, một đêm khuya sau khi do dự một lúc, Mẹ tôi bỏ nhỏ vào tai tôi: "Mẹ lo lắm. Chuyến này đi không biết ra sao." Tôi hơi sững lại vì 15 năm trước, ngay cái đêm tôi đi vượt biên, Mẹ cũng nói câu này. Vì vậy mà tôi nhớ hòai và lại chột dạ, không biết Mẹ có tâm sự gì mà thốt ra câu này. Nhớ lại ngày ấy, vì biết Mẹ nhiều đêm không ngủ lo lắng cho ngày ra đi của con không biết có an tòan không, hay lại làm mồi cho cá, nên ngay khi đến được trại tị nạn Hồng Kông, tôi phải viết thư và chụp ảnh gửi về cho Mẹ yên tâm. Đêm nay ngồi hóng gió ngòai ban công, nhìn ngắm sao trời như lung linh hơn vì cái bóng tối ở một khu hẻm xa trung tâm Sài Gòn, nhìn nét mặt của Mẹ, tôi đóan Mẹ đang rất lo. Ba tôi thì lúc nào cũng khắc khẩu với Mẹ tôi nên mặc dù cũng lo trong bụng nhưng muốn tỏ ra mình luôn là người đàn ông trụ cột trong gia đình, Ba đáp lại ngay: "Bà lo cái gì"" Mẹ tôi nói: "Tui nghe nói con vi rút Y hai K có thể làm hỏng nhà băng và làm rớt máy bay. Xứ Mỹ lại nhiều máy vi tính nên tôi sợ bị vi rút cắn." Tôi tủm tỉm cười nhưng chả nói gì vì còn đợi xem Ba tôi an ủi Mẹ tôi ra sao. "Bà cứ lo vớ vẩn. Con vi rút thì đáng gì chứ mà làm sao nó cắn được bà" Ngày xưa tôi ra trận, tên bay đạn lạc còn không sợ. Con nó đi nửa vòng trái đất về đón mình mà nó còn không sợ thì bà sợ cái gì"" Tuy Ba tôi nói có vẻ hợp tình hợp lý nhưng Mẹ tôi vẫn vớt vát lại một câu cho đỡ quê: "Ông thì cái gì cũng không lo, cái gì cũng không sợ. Con vi rút Y hai K thì là một chuyện. Tui còn sợ nhiều con vi rút khác kìa." Như để chấm dứt cuộc tranh luận với Mẹ tôi, Ba tôi quay qua tôi: "Mẹ mày lúc nào cũng vậy. Cái gì bả cũng lo, cũng sợ. Tới đâu hay tới đó. Bà cứ lo lắm vào mà không làm gì được thì cũng vậy thôi." Tôi biết Ba Mẹ có nhiều tâm sự vì nghe nói ở Mỹ cuộc sống có nhiều điều khác với ở Việt Nam nhưng tôi cũng im lặng không nói gì vì không muốn Ba Mẹ tôi lo lắng hơn khi chưa tới đất Mỹ.
*
Ngày lên đường rồi cũng tới, Ba Mẹ tôi dậy từ sớm, rà xét lại đống hành lý gồm hai va li và bốn thùng giấy to. Nhìn đống hành lý thì có lẽ ai cũng nghĩ đồ đạc bên trong giá trị lắm nhưng đâu ai biết rằng tôi phải nhắm mắt mà chiều theo ý Ba Mẹ mà xếp những đồ đạc do Ba Mẹ muốn mang theo. Vì nghe tôi vô tình kể là thớt bằng gỗ như nhà mình vẫn dùng ở bên Mỹ rất đắt, thế là Mẹ ra chợ tìm mua cho được hai cái thớt nữa. Mỗi cái to gần bằng vành nón và nặng khỏang 7lbs. Tổng cộng Mẹ bắt tôi đóng gói 3 cái thớt, một cái cũ thì để tới Mỹ dùng, hai cái mới thì để dành làm quà cho gia đình anh Hai và gia đình chị Ba. Chày và cối cũng được Ba tôi bao bọc chu đáo. Cái chày to và dài phải bằng cánh tay thanh niên, còn cái cối là chiếc mũ sắt thời Ba đi lính. Chiếc mũ đó đã theo Ba trên 40 năm rồi. Tôi sinh ra đã thấy Ba nâng niu, lau chùi sạch sẽ mỗi khi đi làm về. Đến khi Ba về hưu thì chiếc mũ được giữ làm kỉ niệm. Những năm tháng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, công an khu vực khám xét từng nhà rất gay gắt để tịch thu hết sách vở của chế độ cũ, Ba Mẹ tôi không muốn mất chiếc mũ nên đã đem nó xuống làm chiếc cối. Vì vậy mà chiếc mũ còn sống sót tới bây giờ. Tuy cái mũ lính đã thành cái cối nhưng gia đình tôi vẫn nâng niu trân trọng nó hết mực. Ngay khi Ba Mẹ có visa đi Mỹ thì cái cối được đứng hàng đầu trong danh sách thanh lọc đồ đạc đi Mỹ của Ba Mẹ tôi. Ba tôi luôn nói: "Cái mũ này là cái mũ thần kỳ. Lúc trước thì nó theo bảo vệ Ba. Bây giờ nó lại cáng đáng việc nhà, mang cơm ngon canh ngọt đến cho cả nhà. Vì vậy nó là một bảo vật của gia đình mình đấy." Mẹ lườm ngúyt với Ba sau khi nghe Ba nói vậy nhưng Mẹ không đáp lại, có lẽ Mẹ cũng đồng ý với Ba nhưng theo bản năng khắc khẩu nên Mẹ cũng phải lườm ngúyt lại như vậy chăng, hay là bỗng dưng thấy Ba nói văn hoa như vậy nên Mẹ lườm yêu Ba để tán thưởng" Thật, nhiều khi tôi cũng không hiểu hết ý nghĩa những cái lườm ngúyt của Mẹ tặng cho Ba, nhưng tôi đóan đó là cái lườm khen thưởng, cho nên Ba không nhăn nhó mà còn tủm tỉm cười.


Tiếp đến Mẹ chuyền tay tôi hai cái mền bằng vải dù cắt ra từ một cái dù của lính dù Mỹ ngày xưa. Mẹ nói nó bền, mát và hữu dụng lắm, nên phải mang theo. Mẹ kể những lần chạy lọan xưa kia, ban đêm không có nó để Mẹ bọc vào đàn con của Mẹ thì cả đàn con bốn đứa cũng khốn khổ vì lạnh và muỗi cắn. Ban ngày thì nó biến thành những chiếc túi đựng đủ thứ, từ quần áo, thuốc men cho tới thức ăn để các anh chị tôi mang theo người như những chiếc tay nải ngày xưa vậy. Có lẽ đây cũng là những miếng vải thần kỳ của Mẹ chăng" Tôi không nói gì, tiếp tục duyệt cho các tấm vải dù được vào cửa khẩu một cách an tòan của chiếc thùng giấy, lòng bâng khuâng bồi hồi nhớ lại những năm tháng chạy lọan. Khi đó tôi còn là một chú bé con khỏang 5 tuổi. Tuy không nhớ được nhiều nhưng tôi vẫn nhớ tấm vải dù Mẹ dành riêng để bọc tôi trong đó khi ngủ, mặc dù tôi đã được lên hàng ưu tiên hạng một là được nằm trong lòng Mẹ, còn ấm áp và dễ chịu hơn biết bao máy sưởi tối tân nữa.
Đang lan man với dòng hồi tưởng và với những ý nghĩ so sánh, Mẹ tôi lại dúi vào tay tôi cái mùng và cái dù xếp.
"Trời, Mẹ mang cái mùng này đi đâu" Bên Mỹ không ai nằm mùng cả, đâu có muỗi như ở đây đâu" Còn cái dù cũ này nữa, mang đi làm gì"", tôi la thất thanh, "Không lẽ lại cái mùng thần kỳ và cái dù kỳ diệu nữa sao"" Mẹ tôi cũng buồn cười khi thấy tôi la lên như vậy và thanh minh: "Không, hai cái này thì không có gì kỳ diệu cả nhưng vì nghe nói bên Mỹ ngủ không có mùng nên Mẹ phải mang theo một cái để cho dễ ngủ. Còn cái dù thì cũng tốt chứ sao" Bộ bên Mỹ trời không mưa hả"" Tôi cũng phải chịu lý luận của Mẹ. Thôi vậy cũng được, chứ ngủ không được vì lạ cảnh lạ người thì cũng tốn tiền thuốc nên tôi lại "duyệt" cho qua cửa khẩu hết.
Tôi cũng thầm phục Mẹ, bao lần di cư, từ Thái Bình lên Hà Nội, rồi từ Hà Nội vào Qui Nhơn những năm 54, rồi sau đó lại chạy lọan vào Sài Gòn, lại ra Qui Nhơn, cứ như vậy bao lần đã khiến Mẹ kinh nghiệm từ chuyện lớn như giấy tờ tiền bạc cho tới cái mùng cái mền, cái kim sợi chỉ. Vả lại tôi nghĩ tâm lý người già cũng khác tâm lý người trẻ. Dù không thiếu tiền để sắm sửa những đồ dùng mới nhưng Ba Mẹ tôi vẫn thích dùng những thứ quen mắt quen tay và lại nhiều kỉ niệm nữa.
Đứa em họ ngồi xếp phụ một tay cứ khúc khích cười vì thấy hai Bác đi Mỹ mà mang theo những đồ lỉnh kỉnh mà nó cho là đồ cổ và vì cách lý luận hài hước của Ba Mẹ tôi. Tuy nhiên nó không dám nói gì vì nó cũng hiểu tâm lý người già. Tôi bắt đầu thấy lo cho đống đồ thần kỳ của Ba Mẹ khi nghĩ tới cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Bao nhiêu năm Ba Mẹ tôi cất giấu và giữ gìn được cho tới ngày nay, không biết tôi có mang được tất cả tới Mỹ an tòan.
*
Ngày ra phi trường, bà con bên nội bên ngọai khỏang hai mươi người tiễn đưa đông đủ. Ba tôi cùng mấy Bác mấy Cậu thì vừa nói chuyện rôm rả vừa cười thỏai mái, còn Mẹ tôi cùng các Cô các Dì sụt sùi nói lời chia tay trong nước mắt.
Có thể vì mọi người đưa tiễn đông quá nên Mẹ tôi cảm động hay vì nghĩ tới con vi rút Y hai K mà mọi người cũng động lòng thương Ba Mẹ tôi phải ra đi trong lúc này. Cái không khí nóng bức của Sài Gòn và mùi mồ hôi của tất cả người tiễn cũng như người đi càng làm cho cảnh chia ly thêm phần ngột ngạt. Chia tay mọi người để vào phòng cách ly mà Mẹ tôi còn thút thít, hai mắt đỏ hoe. Hai cha con tôi phải lo cai quản đống hành lý và làm thủ tục gửi lên máy bay. Tôi đang lo lắng phải hối lộ và chuẩn bị cách đối đáp để khỏi phải mở đống hành lý cho hải quan xem xét thêm thì may mà mấy ông rà hành lý cũng không hứng thú gì khi rà thấy tòan là thớt gỗ, cối, chày, mùng mền, chén bát và các thứ lỉnh kỉnh khác. Tôi được một phen mừng rỡ vì khỏi phải tốn thêm mấy chục đô Mỹ để hối lộ và khỏi phải phơi bày hết đống đồ kỳ diệu của Ba Mẹ tôi trước hàng trăm con mắt tò mò khác. Biết đâu lại chả có kẻ ác ý muốn tịch thu cái cối sắt của Ba tôi vì dù sao nó vẫn mang dáng vóc của chiếc mũ lính và hành khổ cả nhà tôi vì vài quyển sách ấn bản năm 1965.
Lên được máy bay một cách êm xuôi, Ba Mẹ và tôi mừng lắm. Nhưng Mẹ tôi thì có vẻ ra chiều lo lắng có lẽ vì câu chuyện về con vi rút đang ám ảnh trong đầu. Ba tôi an ủi Mẹ tôi để Mẹ tôi bớt căng thẳng khi nghĩ tới con vi rút Y2K:
"Bà thấy không, mình không phụ những đồ kỷ niệm của mình nên trời cũng không phụ lòng mình. Tôi sợ nhất là đi qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất, vậy mà nhà mình qua êm re. Bước đầu trót lọt vậy thì tôi tin là bước sau sẽ êm xuôi thôi vì đã có cái cối thần kỳ của tôi đi theo bảo vệ rồi.
Mẹ tôi lại lườm Ba tôi một cái dài:
"Nhờ cái cối của ông hay nhờ mấy tấm vải dù của tui""
Ba tôi lại cười xả lả:
"Ừ, thì nhờ cả tấm vải dù và cái cối của bà và tôi."
*
Cuối cùng thì cái cối sắt và mấy tấm vải dù đã tới được Mỹ. Việc đầu tiên là hai tấm vải dù mang lại hơi ấm quen thuộc để Ba Mẹ tôi có được một giấc ngủ ngon đêm đầu tiên trên đất Mỹ, khỏi phải giăng mùng gì cả. Ngày hôm sau thì cái cối sắt giúp tôi chuẩn bị một bữa ăn thịnh sọan để đón mừng Ba Mẹ tới Mỹ an tòan, không bị con vi rút Y2K làm rơi máy bay như Mẹ tôi đã lo sợ.
Quả thật tôi đã bắt đầu tin vào sự kỳ diệu của đống đồ cũ của Ba Mẹ tôi vì chúng giúp Ba Mẹ ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc ngay cái đêm đầu tiên và tạo cảm giác quen tay quen mắt hàng ngày để Ba Mẹ mau chóng hòa với cảnh mới, cuộc sống mới nơi quê xa xứ lạ.
Ngô Nam An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến