Hôm nay,  

Những Lần Đánh Mất

03/05/200300:00:00(Xem: 138728)
Người viết: DUY NGUYỄN
Bài tham dự số 3192-790-v270428

Tác giả trước đây là một quân nhân của QLVNCH, sau 75 đi cải tạo đến năm 1983, vượt biên đến Thái Lan, định cư tại Mỹ tiểu bang Maryland, làm assembler. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông.
*

Ngày 30/4/75 CS Bắc Việt vào đến Saigon, chiếc xe tăng T54 ủi sập cổng Dinh Độc Lập. Đây là một ngày buồn thảm và đen tối với miền Nam. Vào thời điểm này, tôi còn là cô gái mới lớn, đang chuẩn bị thi tốt nghiệp sau gần 10 năm đèn sách.
Miền Nam sụp đổ, những người liên hệ với chế độ cũ phải chịu cùng chung số phận. Ba tôi phải trình diện học tập cải tạo, má tôi phải tần tảo nuôi 4 đứa con trong hoàn cảnh nghèo túng của một gia đình chỉ sống nhờ vào đồng lương của người chồng, người bố. Gia đình tôi đã tan nát như hàng triệu gia đình khác của chế độ cộng hòa.
Saigon bị đổi tên, rồi những con đường lần lượt thay tên. Tôi chua xót khi đọc hai câu thơ của ai đó về cảnh thay tên đổi họ ấy:
Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi lên rồi mất Tự Do
Ôi thấm thía trong lòng.
Và rồi tôi cũng không còn cơ hội để đi học tiếp nữa. Ba đã đi trình diện cải tạo. Là chị lớn trong gia đình, tôi phải phụ giúp má buôn bán để kiếm sống qua ngày trong khi đó, ba tôi được chuyển từ trại cải tạo này đến trại cải tạo khác và cũng chẳng biết bao giờ mới được thả về.
Mỗi đêm má tôi ngồi bên ánh đèn, khóc âm thầm khi nhìn 4 đứa con còn nhỏ dại phải sống trong cực khổ. Tôi chỉ biết ôm lấy má tôi, tôi biết má tôi đang tan nát cả lòng khi nghĩ đến ba tôi và gia đình tôi hiện nay. Cũng may bên ngoại tôi ở miền quê cũng có chút của cải từ xưa còn để lại nên cũng phụ giúp phần nào. Một đêm nọ, tôi nằm trằn trọc không ngủ được, tôi nghe tiếng bà ngoại nói với má tôi:
- Con ạ, má thấy nên lo cho con Oanh nó đi vượt biên được hôn con"
Mẹ tôi không trả lời. Chắc bà đang trầm ngâm suy nghĩ. Ngoại tôi nói tiếp:
- Má có biết một mối quen người ta dọn bãi ở Cà Mau. Nếu con đồng ý má sẽ lo cho con Oanh đi chuyến này nhe.
Tôi nghe tiếng nấc của má tôi, trong khi đó chưa gì mà mắt tôi đã nhòe lẹ mất rồi.
*
Tôi quen anh ở Cà Mau. Anh cùng tham dự bị vượt biên với tôi. Chúng tôi biết nhau do người dẫn mối giới thiệu. Anh tên là Phương quê ở miền Rạch Giá.
Ngày đầu tiên tôi đến đây, anh trông khỏe mạnh rắn chắc, đầy vẻ tự tin. Tự nhiên, trực giác báo ngay cho tôi biết rằng anh là người có thể tin tưởng được. Có thể từ nơi anh cũng có cảm nhận tương tự về tôi nên tôi nhận ra anh đã dành cho tôi rất nhiều cảm tình đặc biệt.
Ở Cà Mau ít ngày, chúng tôi được đưa xuống một nơi sau này tôi mới biết tên đó là Năm Căn, một vùng đất chua mặn với những rừng đước chạy dài theo biển. Tại đây, chúng tôi cùng trải qua những đêm ngồi đuổi muỗi trong một căn nhà lá nghèo rách rưới. Hầu như lúc nào cũng thấy anh bên tôi. Vốn quê ở Rạch Giá, anh rất quen thuộc với nếp sống ở đây và anh chỉ dạy cho tôi những điều cần làm và không nên làm trong thời gian chờ đợi ghe đến đón.
Sau nhiều ngày vất vả và khổ cực, lo sợ từng giờ, chiếc ghe chở gần 50 người đã ra biển trực chỉ về hướng Mã Lai. Trên biển, ghe chúng tôi gặp tàu đánh cá Thái Lan, nhưng may mắn không bị làm khó dễ gì cả mà còn được giúp đỡ nước uống và lương thực để đi tiếp. Cuối cùng vì giông bão, dự định đi Mã Lai phải tấp vào Thái Lan. Tôi cảm tạ trời đất ông bà đã phù hộ cho tôi đến Thái Lan được bình yên, tôi tìm cách viết thư gởi về để báo tin cho gia đình tôi được biết để yên tâm.
Trong thời gian này, Phương vẫn kề cận tôi và tôi cũng quấn quít bên anh, chúng tôi tìm hiểu thêm về nhau, về gia đình và cuộc sống trước đây. Tôi thấy tôi và anh hình như rất dễ thông cảm và phù hợp với nhau trên nhiều khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng tôi ra đi để làm sao phụ giúp cho mẹ tôi đang mang một gánh nặng trên người và ba tôi vẫn còn đang đi tù cải tạo và cả gia đình đang trông ngóng và đặt nhiều hy vọng ở nơi tôi. Và cũng không biết chừng nào mới đến được nước thứ ba, những người đến trước nói rằng sẽ không phải chờ đợi lâu đâu, chậm lắm là 6 tháng đã đi nước thứ ba rồi. Tôi nghe thế cũng mừng thầm trong bụng, tôi cũng có mang theo một số giấy tờ của ba tôi phục vụ trong quân đội để khi vào được phòng vấn với phái đoàn. Anh Phương cũng ở trong quân đội trước kia, anh đi tù cải tạo và trốn trại về để đi vượt biên.
Tự nhiên chúng tôi cũng đồng ý nghĩ và ao ước là chúng tôi sẽ đi cùng với nhau và đến cùng một chỗ.
Những ngày tháng chờ đợi ở trại tỵ nạn Thái Lan thật êm đềm, những ngày sống bên anh tôi đã thầm nhận xét con người của anh và thấy lòng mình đã có hình ảnh anh. Những cử chỉ thân ái chăm sóc tận tình của anh dành cho tôi làm tôi cảm động. Nhưng anh lại là con người kín đáo và ít nói đến đời tư của mình, làm tôi cứ phân vân lo nghĩ.
Chúng tôi cùng được phái đoàn nhận đi Mỹ được một hội đoàn Mỹ bảo trợ đến tiểu bang Minnesota. Tôi và anh phải tìm bản đồ để nhìn thấy và tưởng tượng ra nơi mình sẽ đến. Bản đồ cho thấy Minnesota phía Bắc giáp với cái hồ thật lớn và trong tiểu bang cũng có thật nhiều những cái hồ nho nhỏ. Thành phố chúng tôi sẽ đến là St. Cloud. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết định phải đặt câu hỏi với anh:
- Anh Phương, em muốn hỏi anh một chuyện quan trọng để em tự quyết định cuộc đời của em khi đến Mỹ, anh có thể trả lời cho em không"
Nhìn thấy vẻ mặt quan trọng của tôi anh cũng nghiêm sắc mặt chờ đợi:
- Em nói đi anh nghe, Oanh
- Anh đã có gia đình chưa"
Tôi cố gắng lấy hết bình tĩnh để đặt câu hỏi này với anh. Anh ngẫm nghĩ một phút rồi chậm rãi nói:
-Như em biết đó, đời lính rày đây mai đó, sống nay chết mai, nên anh chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình em ạ.
Câu trả lời của anh làm tôi nhẹ nhõm trong lòng.
- Vậy anh có muốn chúng ta trở thành hai người thật gần gũi nhau để đùm bọc trong những ngày mới ở đất lạ quê người không anh"
Tôi hỏi và anh gật nhẹ đầu:
- Điều đó anh cũng rất muốn và anh chỉ chờ em nói ra mà thôi.
Lòng tôi thật là sung sướng, tự nhiên bàn tay tôi tìm lấy bàn tay anh và xiết chặt.
*
Chúng tôi đến St. Cloud vào một ngày của tháng hai năm 1978.
Từ trên máy bay nhìn xuống tôi thấy một màu trắng xóa của tuyết phủ đầy, những con đường đầy những xe chi chit chạy. Lòng tôi cảm thấy lâng lâng khi được nhìn từ trên cao xuống thành phố mà chúng tôi sẽ bắt đầu một cuộc sống mới.
Chúng tôi được hội đoàn thiện nguyện Mỹ giúp đỡ bước đầu cho những người mới tới. Những năm tháng đầu tiên này người Việt thật là ít ỏi và tìm không ra khi ra ngoài phố chợ để mua thực phẩm. Chúng tôi tập làm quen với nếp sống và phong tục mới và tự xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình.
Chúng tôi cũng thầm cảm tạ đất nước Mỹ và những người dân Mỹ đã cưu mang và đùm bọc chúng tôi bằng tất cả tình người.
Chúng tôi vừa đi làm vừa đi học, số tiền trợ cấp cũng dành dụm được chút ít để gởi về cho gia đình của hai bên. Cả nhà đều mừng rỡ khi biết tôi đã yên nơi yên chỗ và cũng đã tìm được một người chồng như ý muốn khi vừa đặt chân đến Mỹ.
Những ngày tháng đầu tiên có khó khăn, nhưng chúng tôi không cảm thấy cô đơn bởi vì chúng tôi có nhau và đắm chìm trong hạnh phúc mà mình đã có được.


Năm sau tôi sinh một đứa con trai, chúng tôi cùng đặt tên nó là Tân, ý muốn nói đến cái mới mình phải hội nhập vào cuộc sống. Thấy một đứa con, sợ rằng mai đây nó sẽ buồn nên chúng tôi cố gắng có thêm một đứa con gái nữa và đặt tên nó là Xuân. Tân-Xuân là ý nghĩa cuộc sống của chúng tôi đang tràn ngập những mùa xuân mới mẻ.
Dù có con, chúng tôi vẫn cố gắng tiếp tục việc học bằng sự sắp xếp thời giờ với nhau. Cho đến năm 1985 thì chúng tôi mỗi người đã tìm được một chỗ làm tương đối ổn định. Một lần nữa chúng tôi lại thấy mình phải cám ơn đất nước Mỹ và dân tộc Mỹ đã cưu mang chúng tôi nói riêng và những người tỵ nạn nói chung để họ cùng hội nhập vào xã hội mới và tìm được một cuộc sống ổn định trong một xứ sở tự do và tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới.
Những ngày tháng êm đềm trôi qua với biết bao nhiêu kỷ niệm, anh xứng đáng là một người chồng tốt và gương mẫu, luôn biết chăm sóc và bảo vệ gia đình, tôi rất hãnh diện với mọi người quen khi nhắc đến anh.
Năm 1992, ba má và các em tôi cũng đến Mỹ bằng diện H.O và cũng ở gần chúng tôi cũng khoảng 15 phút lái xe. Tôi càng thêm những niềm vui và hạnh phúc vì gần gũi gia đình. Tự nghĩ rằng tôi quả là một người may mắn được diễm phúc hưởng được những hạnh phúc của trần gian.
Nhưng rồi, vào một ngày của tháng 4/1995 những ngày tháng tuyết lạnh đã chuẩn bị ra đi, trong một dịp tình cờ, có lẽ anh không biết tôi đang ở trong nhà bên cái phone, phone reo hai vợ chồng cùng bắt, tôi nhận ra tiếng nói của ông chú của anh báo với anh:
- Phương, mày không biết là vợ con mày đã tới St. Cloud đang ở nhà tao rồi hay sao" Chuẩn bị đi thăm tụi nó đi chứ"
Đầu óc tôi quay cuồng. Xung quanh tôi dường như sụp đổ cả. Sống với chồng mười mấy năm trời mà không biết hoặc để ý tới một chút nào cả về những hành động riêng tư của chồng tôi, cũng chẳng có một chút nghi ngờ hay đặt một câu hỏi nào về những lần vắng mặt của chồng"
Tôi bỏ phone xuống bàn mà nước mắt chảy trào ra, khi ngẩng đầu lên thì trông thấy anh đang nhìn tôi với cặp mắt phạm tội đầy vẻ van xin sự tha thứ . Người đàn bà đau khổ ấy là vợ của anh ấy, thì anh ấy có quyền bảo lãnh nhưng tôi chỉ đau đớn là anh đã dối gạt tôi, nếu anh nói ra ngay từ đầu khi tôi lấy hết cam đảm để hỏi anh thì chắc chắn rằng sẽ không có một ngày như hôm nay được.
Hai con tôi chúng cũng chưa biết sự việc vừa xảy đến trong gia đình mình vẫn hồn nhiên cười nói với nhau. Tôi đưa mắt nhìn các con tôi và cảm thấy oán trách chồng tôi biết bao nhiêu.
Tôi nghĩ rằng người ra đi chắc phải là mẹ con tôi, tôi không thể nào chấp nhận một điều như thế được. Anh cũng phải có bổn phận đối với vợ con của anh ấy vừa mới đến, họ mới cần sự giúp đỡ của anh nhiều hơn, còn tôi dù sao cũng đã quen rồi những năm tháng sống ở đây.
Tự nhiên trí óc tôi quay về những kỷ niệm xa xưa như một cuốn phim chiếu lại trong đầu, những hình ảnh hạnh phúc trong căn nhà êm ấm đã qua làm tôi nức nở khóc.
Tôi không nghe và không cần một sự thanh minh nào của anh. Tôi quyết định ly dị và cùng với hai con ra đi, mặc cho những lời an ủi khuyên giải của những người thân trong gia đình hai bên. Anh định nói ra điều gì với tôi là tôi bỏ đi không thèm nghe nữa. Hình như chỉ cần nhìn thấy anh là tôi đã thấy mình chán ghét, không thể chịu đựng nổi.
Trong thời gian làm thủ tục ly dị, tôi xin một việc làm theo khả năng và nghề nghiệp của tôi ở Virginia. Tôi không muốn sống ở cái thành phố từng có anh nữa. Tôi bỏ ra đi để không còn nhìn thấy hàng ngày hàng giờ những hình ảnh quen thuộc yêu dấu ngày xưa. Tuy nhiên trong lòng tôi, vẫn còn hình ảnh của anh với những kỷ niệm trở về làm tôi phải nức nở khóc từng đêm.
Nhiều năm đã qua. Bây giờ niềm vui của tôi là hai đứa con. Tân, đứa con trai tôi đã sắp tốt nghiệp ngành computer mà nó yêu thích và đang thực tập với một hãng chuyên nghiệp. Xuân, con gái tôi cũng đang theo học ngành nha khoa.
Xa Minnesota đã mấy năm rồi, tôi tưởng thời gian sẽ hàn gắn mọi vết thương. Nhưng sao tôi vẫn không thể nào quên. Cứ mỗi lần nhìn tuyết rơi ở đây tôi lại nhớ đến nơi xa xôi đó, nhìn mùa lá vàng ở đây tôi lại nhớ đến những lần đi bên chồng dưới những tàn cây ngả màu vàng. Nhớ đến những buổi đi chơi bên bờ hồ, nhớ đến… nhớ đến… nhớ tất cả những gì tôi đã đánh mất đi kể từ ngày hôm đó.
*
Mấy hôm nay tôi cảm thấy con trai tôi thật vui, cười nói huyên thuyên, yêu đời một cách lạ lùng. Trực giác người mẹ cho tôi biết nó bắt đầu thay đổi.
Từ từ tôi hiểu ra rằng: Con tôi đã quen người con gái tên Yến ở thư viện vào một buổi chiều lúc đang xếp hàng trả sách, hai đứa nó quen nhau và tự nhiên cảm thấy quyến luyến như có sự ràng buộc từ trước. Nghe con trai kể lại, tôi cũng mừng thầm và muốn nó đưa Yến về nhà chơi cho có sự kết thân gần gũi hơn. Nghe tôi đề nghị, Tân vui mừng ra mặt và chuẩn bị ngày đưa Yến đến nhà chơi vào một buổi chiều cuối tuần.
Buổi chiều hôm đó con tôi rước Yến đến nhà, vừa bước vào nhà tôi cũng công nhận Yến có một nét dịu dàng và dễ mến, tuy rằng so với con trai tôi thì có vẻ hơi đứng tuổi và chững chạc hơn, tôi nghĩ thầm con gái thường là như vậy khi bằng tuổi với con trai.
Sau buổi chiều đó, tìm hiểu thêm, tôi mới vỡ lẽ và thấy hết sức lo âu. Thì ra Yến đã là một thiếu phu, hơn con trai tôi 10 tuổi.. Cô ta vừa mới ly dị chồng và đang nuôi hai con do sự cấp dưỡng của chồn. Thảo nào trông Yến già đi khi đứng cạnh con trai tôi mặc dù vẻ đẹp của gương mặt cũng không kéo lại nổi với thời gian.
Trước khi quen Yến con trai tôi là một đứa con lễ phép luôn biết thương yêu, vâng lời mẹ, có một lối sống đạo đức. Giờ đây bị tiếng sét ái tình của tuổi mới lớn, Tân đã thay đổi hẳn tính tình. Nó tỏ ra là một người lớn có thể quyết định hết mọi việc trong cuộc đời của nó. Tôi cố gắng vạch ra cho con tôi thấy tuổi đời con còn trẻ tương lai còn dài, có ngày con sẽ gặp một người con gái đàng hoàng xứng đáng với con, má không khó khăn trong vấn đề con chọn người bạn gái để đi đến làm bạn trăm năm nhưng ít ra cũng phải có một số điều kiện tối thiểu nào hợp với tuổi tác, hoàn cảnh con. Dù nói cách nào, con trai tôi gạt ngang. Bây giờ nó chỉ biết có Yến của nó mà thôi.
Sau nhiều đêm không ngu, ttôi sợ mình sẽ mất đứa con trai và nó chỉ trở lại với tôi khi nào nó tự tìm thấy lại được chính nó trong cuộc đời mà thôi.
Lần cuối cùng, khi tôi cố gắng cắt ngang sự giao du của nó với Yến, con trai tôi nói:
- Thưa má, công ơn má nuôi dưỡng con cho đến ngày nay, là một công ơn to lớn, con sẽ đền đáp lại má sau này, nhưng đây là chuyện của chính con, con muốn tự quyết định, má cứ cố chấp ngăn cản buộc lòng con phải rời xa má, để đi theo quyết định của con…
Tôi không còn nghe gì nữa cho dù con tôi nói nhiều lắm, tôi gục đầu xuống bàn, tôi không có một khả năng nào nữa cả để bảo vệ cho đứa con trai tôi… khi nó đã không biết tự bảo vệ cho nó.
Và con trai tôi đã thu xếp ra đi có lẽ là sống với Yến. Em nó con Xuân cũng rất buồn. Tôi càng đau khổ hơn khi lo sợ cái gương xấu của anh sẽ ảnh hưởng đến đứa em gái. Nhưng liệu tôi có thể làm gì hơn để bảo vệ con mình, khi chính tôi trước đây cũng đã không thể làm gì để bảo vệ cho hạnh phúc và gia đình của chính mình.
Hình như con đường tôi đang đi là do người nào đó đã vạch sẵn và tôi chỉ biết đi, biết bước từng bước một về phía trước mà trong lòng mang nặng những nỗi niềm đau đớn.

Duy Nguyễn
(Những ngày cuối năm âm lịch 2003)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,204,867
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến