Hôm nay,  

Chuyện Nơi Xứ Người

03/05/200300:00:00(Xem: 135472)
Người viết: MAI NGUYỄN
Bài tham dự số 3191-789-v870427

Tác giả Mai Nguyễn, cư trú tại Garden Grove, Nam California, đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
*
Hai vợ chồng người bạn tôi đến thăm đều than thở "Cuộc sống quay cuồng đến chóng mặt." Anh đi làm từ sáng đến 4 giờ chiều, chị đi làm từ chiều đến 5 giờ sáng. Cả tuần gia đình mới được gặp mặt nhau nhưng rồi lại phải lao vào dọn dẹp, giặt giũ, chợ búa. Ngày tháng cứ thế trôi đi cho đến một hôm họ nhận ra rằng họ có rất ít thời gian để trò chuyện với nhau, còn đứa con trai 16 tuổi giờ đã thích nghi với nếp sống mới từ lúc nào họ không biết. Nó trở nên hoàn toàn xa lạ với họ từ cách sinh hoạt đến cả cách ăn nói.
Một bà bác mà tôi quen sau nhiều năm hãnh diện mong chờ được "sang bên đó với con gái" thì nay lại rầu rĩ đòi về. Bà nói "lúc còn ở quê nhà thì thèm socola, qua bên đó thì lại thèm nước mắm." Khổ nổi thằng cháu ngoại thì không thích mùi nước mắm, nên mỗi khi bà ngoại ăn món gì có nước mắm là nó không chịu ngồi chung, bịt mũi bỏ chạy làm bà thấy tủi thân! Nhưng điều đáng buồn hơn là nó không ngoan, không lễ phép với bà như bà đã từng nghe nó "dạ thưa" khi gọi điện thoại về thăm hỏi lúc bà còn ở Việt Nam. Hồi mới qua bà cũng hay la rầy nó mỗi khi có chuyện không vừa ý, lần nào cũng vậy nó đều cãi lại bà. Có lần bà nổi nóng đòi đánh nó thì nó bảo: "Con sẽ gọi cảnh sát." Con gái bà giải thích "Ở bên này đánh con cháu là bị làm việc với cảnh sát ngay". Sau nhiều lần chứng kiến ông bạn hàng xóm chỉ mới giáng tay lênlà đứa con bắt ngay điện thoại, bà cũng sợ tránh va chạm với cháu.
Còn cậu mợ tôi có cuộc sống vật chất thoải mái hơn lúc ở quê nhà, được anh chị mua hẳn cho cậu mợ một căn nhà và chu cấp đầy đủ. Duy chỉ có một điều đến cuối tuần cả gia đình đi picnic, đi mua sắm với nhau hoặc vợ chồng có những phút tâm sự riêng tư thì đem con đến gửi ông bà rồi đi ngay, rất hiếm khi tụ tập chung vui ở nhà cha mẹ. Mỗi khi nhớ con, cậu mợ tôi phải gọi điện thoại hẹn trước. Lần trước về thăm ,cậu tôi buồn buồn kể lại, rồi nói "chả bù với ở bên này, cứ đến chủ nhật là con cháu tụ về thăm ông bà, cha mẹ".


Một cô bạn thân tôi kể: Sống chung với gia đình anh chị bất tiện nên ra ở riêng. Mấy đứa cháu cứ xem mình như người xa lạ, vì trước giờ đâu có gần gũi mà mình thì đã quen với kiểu sống quây quần như lúc ở nhà. Ở chung trong một nhà nhưng nếu không có lời mời hay lịch sự xin phép thì đố ai vào được phòng riêng của chúng. Không có kiểu sống tam tứ đại đồng đường mà cô dì chú bác cứ tự do ra vào, hay có quyền góp ý kiến vào chuyện riêng của cháu.
Thế nhưng, không phải ai cũng mang trong lòng một nỗi buồn vì cuộc sống không như ý, khác với sự mong đợi lúc ra đi. Cũng có người đã tìm được niềm vui và hạnh phúc. Như một người bạn vong niên đã quá 50 tuổi của tôi, chồng chị mất khi chị còn rất trẻ. Vào những năm còn son, ý định "đi bước nữa" của chị đã không thành vì gặp phải ngăn cản của con cái, gia đình, họ hàng. Đến khi con trai chị bảo lãnh chị ra nước ngoài thì chị gặp lại người xưa, ông và con trai chị hợp tác mở cho chị một cửa hàng ăn uống, chị làm việc và đi học tiếng Anh. Cuộc sống mới làm chị bừng tỉnh. Giờ đây chị cảm thấy vui và trẻ lại. Hai tháng sau chị báo tin sẽ kết hôn với ông, con trai chị đồng ý, con gái ở Việt Nam cũng thôi không nhăn nhó nữa. Chị bây giờ đã là một bà chủ nhà hàng nổi tiếng, biết lái xe hơi và nói tiếng Anh trôi chảy. Chị nghĩ nếu còn ở bên nhà, chắc chị đã trở thành một bà ngoại hàng ngày chỉ biết bế cháu đi chơi.
Còn gia đình một người bạn khác của tôi thì rất vui vì đón được bà nội của các cháu qua sống chung. Có bà, các cháu được chăm sóc chu đáo từ miếng ăn đến giấc ngủ. Và nhất là bà có cả một kho truyện cổ tích để kể cho các cháu nghe, nhờ thế mà vốn liếng tiếng Việt của các cháu không còn bập bẹ như hồi bà còn ở quê nhà, một câu hỏi thăm chúng cũng không còn lúng túng. Phần bà cũng không phải sống cảnh cô đơn khi con cháu ở xa. Ngoài sự chăm sóc của các con, hàng tháng bà còn được hưởng chế độ trợ cấp cho người cao tuổi nên cuộc sống của bà không phải long đong lo nghĩ đến chuyện mai sau của tuổi già.
Tôi cũng phần nào hiểu được nổi lòng của những người đã ra đi và có đôi điều ngẫm nghĩ. Sự lựa chọn nào cũng có những được mất riêng của nó. Còn cuộc sống gia đình thì dù ở nơi nào cũng thế, vẫn phải được xây dựng trên nền tảng là tình thương, sự tôn trọng quan tâm và thông cảm lẫn nhau là mới tốt.

Mai Nguyễn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến