Hôm nay,  

Bà Già Vn Theo Dõi Trận Iraq

03/05/200300:00:00(Xem: 118557)
Người viết: LÊ THỊ XUÂN
Bài tham dự số 3190-788-vb80427

Bà Lê Thị Xuân, 69 tuổi, vượt biên và đến Mỹ đã 17 năm, hiện cư trú tại Westminster, trong trận chiến Iraq vừa qua, đã “ngồi xem tivi hai ngày đêm liền không ngủ” và tự thấy “bà già này phải viết chút gì...” Sau đây là bài viết của bà.
*
Tối hôm nay trời mưa lâm râm lạnh lạnh. Tôi nghĩ đến các chiến sĩ Hoa Kỳ và chiến sĩ Anh đang phải chiến đấu giữa sa mạc mịt mù bão cát. Là một bà già Việt Nam, tôi hiểu thế nào là chiến tranh, thế nào là cường quyền độc tài áp bức như xứ Iraq.
Hai ngày đầu của trận đánh, tôi ngồi xem tivi hai ngày đêm liền không ngủ. Tôi theo dõi từ phút từ giây cảnh bom nổ, lửa cháy, hình ảnh các chiến sĩ Anh-Mỹ dũng cảm tiến quân. Tôi thương mến, kính phục chiến sĩ hiên ngang, anh dũng lắm.
Sau năm ngày tivi chiếu nào là chiến sĩ bị phục kích, bị bắt, bị chết, tôi không muốn khóc mà nước mắt cứ trào ra, không ngừng van vái trời phật, chúa cho trận đánh này mau thắng để cho bớt chết chóc thê lương phân lìa…
Aên cây nào rào cây đó.
Mình ăn ở tại Mỹ, tất nhiên phảiø hết lòng ủng hộ Mỹ. Tôi nghĩ giản dị vậy và ngạc nhiên khi thấy trên Ti Vi nhiều người biểu tình phản đối Mỹ, thậm chí còn hô hào bảo vệ chế độ độc tài Iraq.
Là một bà mẹ của bảy tám đứa con tôi làm sao quên được công ơn của đất nước này được. Gia đình tôi đi vượt biên nào cha mẹ, nào con chỉ mang theo có một bộ đồ mặc trong người để đến đây, mà nay con tôi nào là kỹ sư, nào là bác sĩ, xe hơi, nhà lầu thì thử hỏi có một nước nào mà tốt như dân tộc Mỹ này không" Tôi thường nói với các con tôi "Con ơi, mình tu mấy kiếp mới đến được đây, thiên đường là đây".


Có nhiều lúc ngồi một mình tôi tự suy nghĩ và cười một mình "Ồ, mình sướng thật, đi định cư đến một nước giàu có tự do hùng mạnh nhất thế giới, văn minh nhất thế giới thế còn gì vui cho bằng" nên tôi nhớ ơn Mỹ lắm.
Sáng hôm nay, trời nắng ấm, ngồi xem tivi đầy hình ảnh Mỹ đã toàn thắng, lấy tất cả các tỉnh lớn nhất thậm chí cả nơi mà Sadam sanh ra cũng đã lấy rồi, tôi vui mừng khôn xiết thấy mình mừng còn hơn là trúng số độc đắc.
Tôi theo dõi tình hình trên TV, nào là dinh này biệt thự kia nhiều và nhiều lắm của Sadam, vợ trẻ năm bảy đứa, của cải xa hoa, lộng lẫy... Tôi biết dân Iraq đói khổ. Tôi nhớ dân Việt Nam nghèo ơi là nghèo. Trong khi đó, dân Mỹ, nước Mỹ giầu ơi là giầu, vậy mà ông tổng thống Mỹ làm sao vẫn một vợ, một chồng. Tòa Bạch Cung là của nhà nước, còn làm tổng thống thì còn được ở, mà hết làm thì dọn về nhà riêng, do chính gia đình ông gầy dựng ra chứ đâu có như tổng thống Sadam lâu đài nguy nga tráng lệ mà để cho dân phải đói khổ lầm than... Càng nghĩ tôi càng thấy mình tôn sùng vị tổng thống của nước Mỹ, biết ơn những chiến sĩ Mỹ đã anh dũng hy sinh cho chính nghĩa cho tự do, no ấm.
Được sống trên nước Mỹ, bà già này thấy mình phải viết chút gì để chia vui với Tổng Thống và chính phủ, nhân dân Mỹ về thắng lợi quá vẻ vang trong trận chiến giải phóng cho dân chúng Iraq.
Tôi cũng muốn nhân đây nói lên bao nhiêu lời cảm ơn, về những ân huệ mà nước Mỹ này đã cho gia đình tôi. Cám nước Mỹ.

Lê Thị Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến