Hôm nay,  

Của Sông, Của Gió, Và Của Mặt Trời

30/04/200300:00:00(Xem: 144342)
Người viết: DTKN
Bài tham dự số 3189-787-vb70426

Tác giả DTKN cho biết cô mới 20 tuổi, hiện là sinh viên tại thành phố Wellesley ở MA. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô mang tên “Thư Gửi Hoa Mộc Lan”, cho thấy sự tinh tế, chừng mực. Lần này, bài viết thứ hai của cô, cho thấy thêm kinh nghiệm sống và viết già dặn khó thấy ở tuổi 20. Mong thêm bài viết mới của DTKN, về chính lớp tuổi của cô.
*

Mới hai giờ rưỡi chiều mà con đường rẽ vào trường học của bé Dương đã ngẹt cứng; xe nối đuôi xe, di chuyển chậm chạp như đứa trẻ lần đầu đọc thuộc 26 chữ cái. Hà dựa đầu vào thành ghế, nhắm nghiền mắt, buông lỏng mười ngón tay đang níu chặt vòng lái. Bình nước lọc trong túi xách đã cạn sạch, có dốc hết sức cũng không buồn nhỏ thêm ra ít giọt. Hôm qua Nhu đến tiệm của Hà để đặt hoa sinh nhật cho Trưởng, chồng Nhu. Thấy bạn tất bật ngược xuôi, mười đầu ngón tay thâm tím, nhăn nheo vì ngâm nước và cắt tỉa không ngừng, Nhu buột miệng, 'Tội Hà quá.' Hà ngẩng đầu, hất hàm về tiệm hoa phía bên kia đường, 'Làm ăn mà.' Hai người khách đang đứng chờ tính tiền khen Hà giỏi, nói cả được tiếng Anh lẫn tiếng Hoa. 'Thank you,' Hà gật nhẹ đầu, mỉm cười nhưng không quên nói thêm, 'I was speaking Vietnamese.'
Cuối cùng Hà cũng tìm thấy con. Vừa leo lên xe, Dương vừa thè lưỡi, thở hổn hển, 'Hi Mommy.' Chiếc nón trên đầu nó lệch hẳn về một bên, để lộ mái tóc cắt ngắn, ươn ướt vì mồ hôi. 'Hi mặt trời. Bình của con còn nước không"' Dương lắc đầu. 'But I have cookies,' vừa nói nó vừa hớn hở lôi ra từ trong cặp hai miếng bánh hình tròn méo xẹo, và đưa cho Hà phần lớn hơn. 'Hôm nay đi fieldtrip mà còn học baking nữa à"' Hà cười. 'No. Cassy cho con.'
Ăn hết chiếc bánh, Dương bất chợt quay sang hỏi Hà, 'Weekend này ba có sang không"'
Hà xoa đầu con, 'Of course.'
'Mommi"'
'Hả"'
'Daddy sắp get married, right"' Hà nhìn con ngạc nhiên. Chuyện Phong lập gia đình mới chỉ đến tai Hà tuần trước, và cô nào đã nói với Dương. 'Ừ, Daddy sắp đám cưới rồi, con được làm flower girl đó, thích không"' Dương gật nhẹ đầu, nhìn ra ngoài cửa xe. Hà thở nhẹ, thầm mong con cô đang nghĩ đến chuyện mua váy đầm, hoặc đôi vớ trắng, hoặc cái vòng hoa đội đầu để làm flower girl. Dĩ nhiên rồi! Một đứa trẻ chưa đầy tám tuổi chỉ có thể nghĩ thế thôi! Hà nhủ lòng và thấy an tâm hơn.
*
Chiều thứ Sáu, Phong đến thăm con như đã hứa. Hà dọn sẵn đồ ăn lên bàn, còn tỉ mỉ ghi xuống những gì Phong phải làm: cho Dương uống sữa, cho Dương đánh răng, cho Dương... Phong cau mày.
Hà vẫn thế, hoàn toàn sống với những cái lists. Nếu Phong vô tình cho con ăn một chiếc bánh ngọt để dễ uống hết ly sữa hẳn Hà sẽ lớn tiếng phản đối. Thấy Phong nhìn tờ giấy đăm đăm, Hà dịu giọng, 'Never mind, sorry. Cơm đã làm sẵn rồi, anh nhớ cho con ăn đúng một chén rưỡi. Sáng nay nó chỉ uống có ly nước cam và ăn miếng bánh mì...' 'Hà. I know,' Phong cắt ngang. Anh toan đi ra khỏi bếp thì Dương ló đầu vào. Sắc mặt Phong dịu dần. Vừa nhấc bổng con lên giữa hai cánh tay rắn chắc, Phong vừa cười, 'Đi ăn cơm.' Hà lắc đầu, quành vào phòng để chuẩn bị đi xem phim với Nhu. Phim gì Hà cũng không biết. Miễn sao cô ra khỏi nhà thì tất cả sẽ OK.
'Tất cả sẽ OK' Hà bật cười với ý nghĩ non nớt của mình. Câu nói này Phong vẫn thường dùng hôm xưa lúc hai người bắt đầu quen nhau. Cách đây dễ đã gần 12 năm rồi nhỉ" Hà xoay thỏi son, tránh đối diện khuôn mặt mệt mỏi của mình trong gương. Bất chợt cô đưa tay, thoa thêm một lớp son lên môi.
Mười hai năm trước, Hà cùng gia đình từ Việt Nam sang Mỹ định cư. Những ngày tháng đầu vốn đã khó khăn, mẹ cô lại lâm bịnh nặng, khiến gia đình Hà nhanh chóng trở nên tập điểm của biết bao sự quan tâm đến từ cộng đồng người Việt trong thành phố. Phong ở cùng khu cư xá nên chẳng mấy chốc trở thành 'family friend.'
'Tất cả sẽ OK.' Câu nói của Phong đã từng mang đến cho Hà một cảm giác an toàn tuyệt đối: lúc đi thi bằng lái, khi đưa mẹ đến phòng bác sĩ, hoặc ngay cả lần Phong thi trượt bằng kế toán. 'Mấy tháng sau anh thi lại,' Phong hứa. Hà đã gật nhẹ, dựa đầu lên bờ vai của Phong. Bờ vai đầy tự tin và hiểu biết. Hà nhủ lòng phải cố gắng phấn đấu để xứng với người yêu.
Những khóa ESL và những người giáo viên tận tình đã xoay đời Hà về một tương lai mới. Một tương lai cho riêng cô và gia đình. Một tương lai không có Phong. Sau một năm học ESL, tiếng Anh của Hà tiến bộ đáng kể. Cuộc sống thôi không chỉ lẩn quẩn trong khu cư xá chật hẹp, giữa những tiếng nhạc lùng bùng và những lời tục tĩu văng đến từ sân bóng rổ công cộng. Những ngày cuối tuần thôi không còn bắt đầu và kết thúc bằng những bộ phim Tàu, phim Mỹ. Hà đi ra ngoài, quyết tâm dùng những gì mình học được ở lớp. Cô sung sướng như một người ngọng bắt đầu tập nói, tuy khó khăn nhưng ôi! cái cảm giác Hà có được mỗi lần tự vào mua đồ ăn ở McDonald hoặc tự ra ngân hàng trả bills, thay vì để Phong làm thế, thật vô cùng...mãn nguyện.
Suốt cuộc đời cô, chưa bao giờ Hà thấy tự tin và hài lòng với bản thân như ba năm đầu tiên ở Mỹ. Nghĩ đến đây, Hà mỉm cười, ngẩng đầu và nhìn thẳng vào gương. Cô tẩy bớt lớp son vừa thoa, và ngắm nhìn khuôn mặt hốc hác của mình. Hà đưa mắt nhìn quanh căn phòng ngủ ngăn nắp, đầy đủ tiện nghi. Chính mồ hôi, chính quyết tâm của cô đã làm ra. Là chủ của một tiệm hoa khá lớn từ 4 năm nay, Hà sống rất thoải mái, đủ lo cho con, giúp đỡ 2 người em, và cung cấp cho ba của cô bên Việt Nam. Sau khi mẹ Hà qua đời, ông cụ đã trở lại quê hương sinh sống. Ông chưa biết chuyện cô ly thân với Phong, dù đã gần 3 năm qua kể từ ngày Phong dỡ khung ảnh đám cưới, và chúc Hà sống vui với những hoài bão, những cái lists, những thời khóa biểu của cô. Chia tay. Hà không khóc. Đêm đó cô thức trắng, ngồi chờ Dương thức giấc.


Hà đập nhẹ vào tay, tự kéo mình ra khỏi dòng suy nghĩ. Chiếc đồng hồ trên bàn ngủ điểm bảy giờ rưỡi. Nhu đã trễ 15 phút. Bấm số của Nhu lại chỉ gặp voice mail. Hà đóng nhẹ cửa, đi ra phòng khách. Phong và Dương, mỗi người nằm dài trên một chiếc sofa, và đang xem phim hoạt hình 'Lilo and Stitch'. Thấy mẹ, Dương ngóc đầu, chậm rãi ngồi dậy, 'Mommy, wanna watch the movie with us"' Hà đến bên con, cố tình không để ý đến Phong. Cô rất kị những người nằm dài trên sofa xem TV. 'Couch potatoes,' biểu tượng của sự lười biến, thiếu linh hoạt. Như đọc được ý nghĩ của Hà, Phong chợt đưa tay, gọi con, 'Come here. Lie next to me.' Ban đầu Dương do dự, nửa muốn ngồi bên Hà, nửa muốn sang bên Phong. Hai bàn chân đứa trẻ thả đong đưa, do dự. Nhưng Phong thúc đến lần thứ hai thì Dương tụt nhanh xuống sofa, xà vào lòng anh. Con bé phá lên cười nắc nẻ khiến Hà không khỏi không liếc mắt sang. Cánh tay rắn chắc của Phong làm điểm kê đầu cho con.
Nhìn họ thật bình an và hạnh phúc. Hà chợt cảm thấy chút ganh tị. Có những tối thứ Sáu cô đưa con đi xem phim, đi ăn ở những nơi sang trọng. Dĩ nhiên Dương rất thích, nhưng nếu nói vui và thỏai mái thì có lẽ là những lúc nó ở nhà với Phong, nằm xem TV, hoặc xếp puzzles, hoặc đọc sách chuyện. Hà sợ rồi Dương cũng giống như Phong, coi trọng cuộc sống giữa những bức tường.
'Lilo and Stitch' đã hết mà Nhu vẫn chưa đến. Hà đặt chiếc bóp nâu lên bàn, ngả đầu lên thành sofa. 'Đi nghỉ sớm đi. I'll take Duong to bed.' Hà hôn nhẹ lên trán con rồi trở vào phòng. Ngày mai có người đặt hoa đám cưới. Hà phải ra tiệm sớm. Cũng tốt, cực một chút nhưng đám cưới là dịp mà Hà kiếm được khá nhất. Theo chiều này, khoảng nửa năm nữa Hà sẽ mở thêm được một tiệm hoa khác.
Có tiếng gõ nhẹ trên cửa phòng Hà, theo sau là mái tóc ngắn của Dương. 'Muốn ngủ với má hả"' Hà hỏi và thầm mong mình đoán đúng. Nhưng Dương lắc đầu, 'I want you to read to me.' 'Sure,' Hà cười, vội xuống giường. Lòng cô lâng lâng một niềm vui nhẹ. Ít ra Dương vẫn còn chọn cô để đọc sách, thay vì Phong.
Sự hân hoan vội tắt lịm khi Hà thấy Phong đã ngồi sẵn bên giường con, trong tay cầm cuốn sách chuyện hình. Phong nhìn Hà, rồi nhìn Dương, 'OK, vậy để Mommy đọc sách cho con. Good night.' Hà lưỡng lự, 'Anh đọc đi. Dương thích anh đọc hơn.' Phong chưa kịp từ chối thì Dương đã chen vào. Đứa trẻ đưa cao giọng nhưng vẻ mặt buồn thiu như biết chắc điều mình muốn sẽ không bao giờ thành sự thật. 'Can both of you to read to me" Pleaseeee.' Hà không đáp, chỉ lẳng lặng ngồi xuống. Phong mở cuốn sách, chậm rãi đọc.
'Frog is a Hero - Ếch Là Vị Anh Hùng - translated by Kim Wood' 'Mây đen tụ lại trên trời. Mặt trời đã biến mất sau đám mây. 'Mưa bắt đầu rơi,' Ếch nghĩ một cách sung sướng. Những giọt mưa đầu tiên đã rớt lên da trần trụi của anh ta. Ếch rất thích mưa.' 'What's trần trụi"' Dương hỏi. 'Bare,' Hà giải thích, đoạn chỉ vào tay Phong, 'như tay Daddy trần trụi.' Phong cười. Đó là lần đầu tiên trong ngày anh cười với Hà. Hà cúi xuống nhìn trang sách, buột miệng, 'Dịch dở quá. Biết vậy tôi đã không mua cuốn sách này.' Phong gật gù, 'Ừ, nên thêm chữ làn trước chữ da.' Hà đắn đo, 'Làn hay lớp"' Phong lại cười, 'Sao cũng được. Hà đọc tiếp đi.' Dương nhanh chóng thiếp ngủ. Hà toan trở về phòng nhưng Phong nói khẽ, 'Can we talk" I mean talk.'
Nói chuyện" Đã gần ba năm kể từ ngày chia tay mà bây giờ mới nói chuyện có phải muộn quá rồi chăng" Sau khi ly thân, Phong bỏ đi tiểu bang khác sống trọn hai năm trời. Cách vài tuần lại lái xe mấy chục tiếng về thăm con. Đột nhiên bảy tháng trước Phong dọn hẳn về, và bây giờ đang chuẩn bị cưới người khác. Nói chuyện" Còn gì để nói ư.
'We need to get an official divorce,' Phong thở nhẹ, tránh nhìn thẳng vào mắt Hà.
'Right. Thứ Hai tôi gọi luật sư,' Hà nói, giọng bình thản.
'Hôm trước tôi gặp Trân. Hà có thể phone cho anh ta một tiếng.'
'Tôi không muốn nhờ luật sư người Việt, nhưng thôi, sao cũng được.'
'Good. Sẵn đây mình nên bàn về child custody,' Phong chậm rãi quan sát phản ứng của Hà.
'Dĩ nhiên Dương sẽ sống với tôi. You were not around for two years.'
'Nhưng bây giờ tôi đã về. Vả lại tôi sắp lập gia đình rồi. Có both parents ở chung một nhà sẽ tốt hơn cho Dương. Tôi cũng không muốn con mình...' Phong chợt ngừng lại, hai tay vỗ mạnh vào nhau.
'Anh nói tiếp đi,' giọng Hà nghe chắc hơn, 'Anh không muốn Dương làm sao"'
Phong bật cười, 'Tôi nói đây. Phải công nhận Hà là một người rất thành công, rất ambitious, rất tham. Tại sao thì tôi không hiểu, vì Hà đã có tất cả mọi thứ Hà muốn. Chẳng hạn ngày mai, thứ Bảy sao không nghỉ ở nhà, dắt con đi chơi hoặc cho phép bản thân nghỉ ngơi. Relax.'
Hà cắt ngang, 'Bây giờ đang vào mùa đám cưới, khoảng thời gian lời nhất của tiệm hoa. Anh không làm chủ một cửa tiệm, anh không hiểu.'
'Vâng, tôi thật sự không hiểu. Vì mình không hiểu nhau nên mới chia tay. Vì sau khi lấy Hà được hai năm thì tôi nhận ra mình vốn không là người lý tưởng của Hà, and vice versa.'
Hà chíu mày, 'Anh nghĩ người lý tưởng của tôi ra sao"
'Không giống tôi. Không thích một cuộc sống tạm đủ nhưng thoải mái Người lý tưởng của Hà thích move forward.'
'Điều đó không tốt sao" Làm người mà cứ sống đều đều thì có nghĩa gì"' Hà nhếch mép.
Phong không đáp. 'Anh nghĩ tôi ích kỉ lắm phải không" Anh có nghĩ tôi để dành tiền là vì con mình hay không" Sau này nó lên đại học ai trả tiền"' 'Con mình không cần nhiều vậy đâu Hà. Tôi không ở với Dương lâu bằng Hà, nhưng tôi biết the child needs love, close love. Dương needs your presence in her life. Không chỉ riêng thấy mặt Hà mà your heart as well. Think about it, Hà làm cả ngày kiếm được nhiều tiền nhưng khi về đến nhà sẽ chỉ muốn nằm ra giường, đâu còn tâm trí để lo lắng, chăm sóc cho con.'
Giọng của Phong lặng dần cho đến khi rớt hẳn vào màn đêm và sự tĩnh mịch vô đáy nó dắt theo. Những bức ảnh lem nhem sắc màu chạy dài trong kí ức của Hà. Ngày Dương chào đời. Ngày Dương lên một. Ngày cả nhà đi ra park xem vịt trời đổ về tìm thức ăn. Những ngày của sông, của gió, và của mặt trời đã đi đâu hết rồi"
Hà ngước mắt, toan đáp lời Phong nói nhưng lại thôi. Cô đứng lên, đi lại phòng của Dương, khẽ đẩy cửa và nhẹ bước vào. Mặt trời đã ngủ yên. Mái tóc ngắn cũn phủ ngang bậu má Dương. Hà thầm mong con mình đang mơ giấc mơ đẹp, về một chiếc váy đầm trắng, một đôi giầy mới, một vòng hoa xinh xắn để làm flower girl.
Dĩ nhiên rồi, một đứa trẻ gần tám tuổi chỉ mơ thế thôi. Đúng không"

DTKN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến