Hôm nay,  

Gió Đưa Bụi Chuối

17/04/200300:00:00(Xem: 242739)
Người viết: Chúc Chân
Bài tham dự số 3181-779-vb20414

Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, tự sơ lược tiểu sử như sau:
Nghề nghiệp: 18 năm làm kỹ sư, hiện làm nghề thợ săn việc. Quá trình viết: Viết luận văn rất bết khi ở trung học nên theo ban toán cho dễ. Lên đại học theo ban kỹ thuật nên không sợ chuyện văn chương. Qua Mỹ học 2 courses English Composition bằng tự điển Nguyễn Văn Khôn. Gần đây làm “thợ săn việc” có nhiều thì giờ ngắm trời mây cây cỏ nên muốn tập làm luận văn lại.
Ngay từ bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, Chúc Chân đã cho thấy lối kể chuyện đặc biệt, tinh tế, chừng mực. Lần này, bài thứ hai, lối kể chuyện của ông thêm nét nhân hậu và duyên dáng đặc biệt. Nói theo tác giả, hy vọng Chúc Chân sẽ còn nhiều bài “luận văn” xuất sắc khác.
*
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Ca dao Việt Nam

"Tụi bây nói sao"", tiếng bà Hai Bình oang oang, "Tao làm gì quấy chớ"".
Quân anh và Quân em ngồi im thin thít ngoài phòng khách.
Tiếng Dung nữ nói thủ thỉ như sợ lối xóm nghe mặc dù nhà ở Mỹ cao tường kín cửa, "Má à thủng thẳng nói, chuyện đâu còn đó".
. . .

Ở Việt Nam gia đình bà Hai Bình không khá giả nhưng cũng không túng thiếu gì. Bầy con sáu đứa ấm no. Khi Quân anh tới tuổi quân dịch đăng lính, của cải chắt mót bao năm bà đổ vô chạy cho nó đóng địa phương quân được gần nhà đỡ lo. Thời buổi nầy lằn tên mũi đạn khó tránh. Ba Xuyên dầu gì cũng êm hơn Bù Đăng bù đó hay cái gì đó. Mấy chỗ bà Hai Bình cũng không biết là ở đâu, chỉ nghe có "đánh lớn lắm".
Ông Hai Bình có nghề thợ bạc, lãnh ăn công cho tiệm vàng dưới chợ cũng lây lất thôi. Đủ tiền cà phê, thuốc lá và chi phí cho cô Ba và thằng con hai tuổi của cô và ông Hai Bình. Từ khi ông Hai Bình công khai qua lại với cô Ba, bà Hai Bình đành ngậm đắng nuôi bầy con. Nhiều khi bà muốn chết phứt cho rảnh nợ, nhưng thằng Lâm mới năm tuổi, con Dung nữ mới bốn. Quân anh, Nhị, Quân em và Nam đang sắp từ lớp một tới lớp tám, bỏ lại ai nuôi.
Bà Hai Bình hồi còn con gái, cô Thơm, không đẹp "lộng lẫy", nhưng cũng dễ coi. Nhà có quán cà phê ở xóm cầu. Xóm lao động, quán đắt khách nhờ cà phê ngon bán rẻ một phần, chủ chịu chìu khách nên ai cũng thích tới. Hồi cô Thơm tới tuổi cập kê, có mấy cậu chịu khó tới uống ngày mấy cử cà phê.
Hai Bình coi được, người cao ráo cũng phong nhã lắm và có nghề thợ bạc. "Đeo vàng đỏ tai", cô Thơm không ham lắm, nhứt nghệ tinh mới quan trọng. Bạn gái trong xóm cùng lứa mấy đưa lấy chồng làm công không nghề, bây giờ phải buôn gánh bán bưng, dầu dãi nắng mưa mới đủ nuôi con.
Hai Bình chỉ có hai anh em, lưu lạc về Ba Xuyên rồi cắm sào luôn, đất lành chim đậu. Đám cưới Hai Bình chỉ đãi bên vợ thôi. Hai Bình và đám thanh niên trong xóm phụ tay mấy ngày dựng rạp ngoài quán cà phê, che thên thảo bạc, chặt lá dừa nước, cắt bông dăm bụt trang hoàng cổng "Vu Qui". Chục mâm cỗ đãi hai họ do bà nhạc tự tay nấu. Hai Bình đi tiền mâm bàn tươm tất, bốn ngàn bốn trăm bốn mươi bốn đồng. Nhà gái lấy phần chẵn, dằn bốn trăm bốn mươi bốn đồng lại rất đúng phép. Cô dâu trong chiếc áo dài cưới màu hường do cô bạn thợ may trong xóm may giùm mặc thật vừa vặn. Tô chút son phấn cô dâu xinh xinh muôn phần.
Vợ chồng son, sanh năm một năm cách, không bao lâu đàn con sáu đứa lần lượt sản xuất. Hồi đầu vợ chồng sống chung đầm ấm. Hai Bình khéo tay nghề, tiệm giao cho công chuyện nhiều nên làm ăn khá lắm. Vợ chồng sang được căn nhà ở xóm trên cách con lạch cầu xóm khúc đường. Mỗi năm sắm tết quà cáp cho nhà vợ Hai Bình không tiếc. Chị Hai Bình cũng nở mặt nở mày.
Sau khi sanh thằng Nam thì Hai Bình bắt đầu cờ bạc. Lúc đầu chỉ đánh đề lẻ tẻ, sau đó "sập xám" Hai Bình dám chơi năm trăm một chi ăn thua. Tiếng Hai Bình cờ bạc tới tai chủ tiệm cũng lẹ. Các tiệm vàng dưới chợ đưa đồ làm ít lần lần. Không tiền nhiều dư dả thì tiêu xài dè sẻn chị Hai Bình khéo lo.
Lúc đầu Hai Bình dấu kỹ. Khi chị Hai Bình hay thì cô Ba chửa bụng lớn rồi. Cô là em vợ tiệm vàng Kim Hưng, ở Cần Thơ về. Làm lớn chuyện không đi tới đâu. Đằng nào chị Hai Bình cũng ngồi ngôi chánh. Biết khôn giữ cơm no áo ấm cho đám con nhờ.


Mấy năm lúc Hai Bình còn làm ăn khấm khá, chị có dấu cất được chút của. Sau khi sanh Dung nữ, chị hai Bình theo nghề cha, bỏ chút vốn mở quán bán cà phê buổi sáng, đồ nhậu buổi chiều. Mấy năm Sư Đoàn 21 đóng bộ tham mưu ở Ba Xuyên, các sĩ quan thích tới quán bà Hai Bình với những món nhậu hạp khẩu, cá lóc hấp, tôm càng nướng, lẩu lương. Quán đông khách. Mấy đứa con sau giờ học tiếp tay mẹ lo coi quán chạy bàn. Bà Hai Bình mướn thêm ba đứa phụ việc bếp. Gia đình nhờ vậy không túng thiếu.
Sau năm 75, bà Hai Bình cảm ơn trời đất phù hộ. Nhờ làm lính trơn, Quân anh khỏi bị bắt đi học tập. Thằng Nhị, đứa kế, trốn nhà theo bạn đi vượt biên. Bà Hai Bình lo quá. Mấy tháng sau được tấm hình nó chụp ở trại tị nạn gởi về bà mới thôi lo. Quán bây giờ chỉ bán cà phê buổi sáng cầm hơi.
Khi vượt biên bán công khai, rồi công khai cho người Việt gốc Hoa bắt đầu, tỉnh lỵ tấp nập. Quán bà Hai Bình bán đồ nhậu lại. Nhờ ở gần trục giao thông chánh trong thành phố, quán là điển hẹn tiện lợi cho các chủ tàu tổ chức. Hầu như tất cả mọi áp phe trong thành phố đều kết thúc ở quán bà Hai Bình. Đám con làm không kịp thở. Bà Hai Bình đếm bạc mỗi đêm cũng không kịp thở. Bà không thích giữ tiền mặt, nên Quân anh có thêm trách nhiệm đổi vàng cho gia đình.
Khi nghe một chủ tàu có tàu lớn máy mới, Quân anh không bỏ qua cơ hội. Áp phe giá cả xong xuôi, Quân anh tìm cách thuyết phục mẹ không khó khăn. Số vàng Quân anh đổi cả năm nay đủ trả tiền tàu. Ông Hai Bình muốn dắt cô Ba đi luôn nhưng không có tiền, cũng không mặt mũi nào để xin vợ lớn. Rộng lượng lắm thằng nhỏ con riêng được cho 3 cây để ông dẫn theo. Đàng nào nó cũng là anh em với đám Quân anh, Quân em. Cô Ba không chịu bỏ con. Ông Hai Bình đành theo cả gia đình đi chuyến tàu Công Thành. Bỏ cô Ba và thằng út Ngọt lại.
Qua tới Mỹ chịu cực, lúc đầu gia đình bà Hai Bình mở một quán nhỏ trong khu down town xập xệ, bán mì phở và vài món nhậu lai rai. Khách vào quán phần nhiều mấy anh độc thân thèm đồ ăn Việt Nam. Lần lần khách đông thêm, tiệm dời vô khu shopping rộng hơn. Rồi mở thêm hai tiệm mới ở khu rộng rãi khang trang hơn. Khi tiệm ăn bán khá mướn thợ đủ tay, bà Hai Bình thôi không vào bếp làm nữa.
Qua Mỹ ông Hai Bình không còn làm ăn gì. Tiền welfare ông Hai Bình cất xài riêng. Ông có gởi tiền về cô Ba đều đều, bà biết hết nhưng không nói gì. Đằng nào mình cũng ngồi ngôi chánh. Có một chuyện ở Mỹ bà Hai Bình chịu lắm. Con Dung nữ có chồng khỏi lo như bà hồi nào. Chồng có theo ai cũng phải gởi tiền nuôi con.
Sau khi tới Mỹ được hai năm, ông Hai Bình phải mổ cắt bỏ lá phổi bị chai, có thể sanh biến chứng ung thư về sau. Bà Hai Bình theo ông trong nhà thương rồi về nhà nuôi đủ không thiếu sót gì.
Chính phủ Mỹ mở chương trình ô đê bê hay đê tê gì đó cho đoàn tụ gia đình, bà Hai Bình có nghe nói. Đám con bà ở Mỹ hết bà con, khỏi lo bảo lãnh ai. Riêng ông Hai Bình thì háo hức. Thằng Lâm lúc nầy chở ba nó đi công chuyện thường xuyên, tới nhà bạn ông Hai Bình hỏi thủ tục bảo lãnh vợ con.
Ông Hai Bình điền đơn bảo lãnh đủ hết. Không có giá thú với cô Ba nhưng nhờ bạn bè làm giấy chứng nhận cũng xong. Kẹt một điều ông phải có giấy li dị vợ ở Mỹ. Trách nhiệm nầy ông giao thằng Quân anh, trưởng nam phải đứng mũi chịu sào. Nhưng chuyện nầy Quân anh dành bó tay không thể nào mở miệng với má nó được. Sau mấy ngày năn nỉ, cô em gái duy nhất trong nhà đành lãnh trọng trách báo tin sét đánh nầy.
"Tụi bây nói sao" Tao làm gì quấy chớ mà ba bây đòi li dị tao" Bây coi đi, từ ngày ổng theo cô Ba, bỏ tụi bây cho tao nuôi vất vả trăm bề mà tao đâu có đòi thôi ổng. Qua đây ổng thập tử nhứt sanh, tao theo tao lo chăm sóc chu đáo, đầy đủ bổn phận, đâu có thiếu sót gì với ổng. Ổng gởi tiền về cho cô Ba tao đâu có cản có nói gì. Bây giờ đầu tao hai thứ tóc, cháu tao đầy nhà, ổng đòi li dị tao! Mặt mũi nào tao còn gặp ai"".
*
Năm sau ông Hai Bình được đoàn tụ với cô Ba và thằng út Ngọt.
Dung nữ ký tên bà Hai Bình giống lắm.

Tháng Ba-2003
Chúc Chân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,636,622
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến