Hôm nay,  

Đôi Hoa Tai Kim Cương

07/04/200300:00:00(Xem: 150034)
Người viết: VŨ THỊ THIÊN THƯ
Bài tham dự số 3165-772-vb60404

Tác giả tên thật Võ Thị Xuân Đào, cư trú tại Dyer, In. Nghề nghiệp: Cosmetologist. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là bài "Chuyện Bên Lề" kể lại những cuộc đàm luận sâu sắc về cách sống, sự chăm sóc cha mẹ già, hạnh phúc gia đình. Bài viết mới lần này của bà là một chuyện kể sống động khác về tình yêu, hạnh phúc...

Katherine là một chuyên viên khảo sát, giám định về kim cương và đá quí. Bà đã về hưu. Bà rất thích đi du lịch, và thường đi thăm viếng các thắng cảnh trong cũng như ngoài nước. Thời gian còn lại bà tình nguyện đi làm công tác xã hội, vào thư viện, và nhất là đến giúp đỡ trong bệnh viện.
Hàng tuần, bà đến bệnh viện vào làm việc trong khu trẻ sơ sinh, nhất là phòng dành riêng cho trẻ sinh thiếu tháng và bệnh tật. Công việc của bà thật đơn giản: ru trẻ. Áp dụng phương cách trị liệu mới, các bác sĩ nghiên cứu theo tâm lý học tin rằng những trẻ em được nâng niu, thương yêu thì có nhiều cơ hội chống trả bệnh tật, cũng như sớm phuc øhồi hơn trẻ khác. Bà cùng một số nhân viên thiện nguyện luân phiên nhau chăm sóc và vỗ về, ru ngủ, ôm ấp chuyện trò với những trẻ sơ sinh nầy như một người bình thường. Bà kể lại một câu chuyện trong phòng sản phụ:
- Bà đừng nghĩ rằng trẻ sơ sinh không biết sự chăm sóc thương yêu, tôi làm việc với một vị bác sĩ trong phòng sản phụ. Ông ấy chứng minh với tôi và người Mẹ của đứa bé mới vừa sinh ra. ông hỏi người sản phụ tên của hài nhi, đặt đứa trẻ vào lòng mẹ rồi nói với bà là hãy gọi tên con. Người mẹ gọi khẻ thật êm ái, thật là kỳ diệu, đứa bé hé mắt nhìn rồi nhụi vào ngực mẹ. Ông đỡ đứa bé, bế nó trên tay rồi gọi tên thật nhẹ nhàng "Mary, Mary". Đứa bé vẩn không buồn mở mắt. Ông bèn gọi to hơn, không có kết quả, ông thay đổi giọng nói, hét to thì đứa bé mở mắt ra nhìn rồi nhắm lại. Ông chờ một chút rồi hét to hơn nữa, thật là kỳ lạ, dức bé mở mắt ra, nhưng lần nầy thì cái miệng nhỏ kia và cái lưỡi nhỏ thè ra như chế nhạo. Ông lập lại động tác ba lần để chứng minh cho tôi và bà Mẹ của bé thấy dù chỉ mới sinh ra, Bé đã biết nghe tên gọi của chính mình và phân biệt giọng nói thương yêu hay giận dữ.
Bà tiếp tục
- Tôi chưa có cái hạnh phúc làm bà nội, nhưng tôi có thừa tình thương để san sẻ cho những trẻ em thiếu may mắn. tôi đã về hưu, thay vì dùng thời gian ngồi coi TV vô ích, tôi vào bệnh viện ngồi ru trẻ em, nhìn chúng tôi thật vui vì ít nhất tôi chưa đến nỗi thành vô dụng,tôi vẫn có thể đóng góp công sức cho xã hội nầy.
Bà rất vui tính, lạc quan, thích chuyện trò. Biết tôi thích tìm hiểu, và nhất là cùng sở thích du lịch, bà thường kể lại những nơi đã đi qua. Bà làm việc cho hiệu kim hoàn Peacock nổi tiếng trong khu thương xá Palmer house nằm giữa trung tâm thành phố Chicago,góc đường Michigan và Wabash. Công việc của một chuyên viên đá quí như bà là thẩm định giá trị của kim cương,và các loại đá quí. Bà đã dược theo vị chủ nhân đi nhiều nơi, mua bán, trao dỗi các loại ngọc quí. Từ New York, sang Phi châu, Liên bang sô viết, Âu châu Chồng bà lúc còn sống làm nghề quản lý khách sạn, và cũng là người chuyên nghiệp chơi môn thể thao Goft. Bà đã từng theo ông đi thi đấu khắp nơi,cho đến lúc con trai bà bắt đầu vào tuổi đi học, vì nghĩ đến tương lai của con, bà quyết định ở lại Hoa Kỳ và lập nghiệp nơi đây.
Bà chỉ có một người con trai, ông đã qua tuổi tam thập nhi lập, nhưng vẫn chưa kết hôn. Điều nầy là gánh nặng bận tâm nhất của Bà, tuy nhiên, Bà vẩn thường nói
- Ai lại không muốn con cái mình có một mái ấm, hạnh phúc, nhưng tôi không muốn con tôi phải kết hôn khi chưa tìm dược người mình thật sự yêu thương, cùng nhau chia xẻ, con trai tôi rất yêu công việc của nó, nghề cảnh sát cũng có những nguy hiểm chực chờ, nhất là giờ giấc luôn bất thường. Hắn vẩn bảo tôi -"không công bằng cho vợ hắn, người đàn bà sống với ông chồng mà ngay khi đang ngũ cũng phải cảnh giác, và đôi khi công việc quá bận, bất kể ngày đêm".
- Nhưng bà có nghĩ rằng người đàn bà thật sự yêu thương và kết hôn với con bà, tức nhiên đã chấp nhận công việc của ông ấy, vượt qua những trở ngại nhỏ nhặt như là giờ giấc, âu lo cho sự an toàn, không thể nói là bất công được.
- Tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng tôi tôn trọng ý muốn của con tôi, hiện thì tôi an vui trong công việc ru trẻ ở bệnh viện, và hy vọng sẽ có cái hạnh phúc ôm chính đứa cháu nội của mình trong tay, tôi chờ.
Katherine sống trong một khu chung cư dành cho người cao niên. Con trai Bà, Rich làm việc ở Chicago, ông thường về thăm Mẹ, đưa Bà đi ăn trưa, hàng ngày, trước khi đi làm vẩn không quên gọi thăm Mẹ.
- Chỉ có hai Mẹ con, tại sao Bà và Rich không ở chung cho tiện"
- Tôi vẩn giữ căn nhà sau khi nhà tôi qua đời, mùa hè Rich về hàng tuần chăm sóc và cắt cỏ, vì công việc nên Rich ở thành phố cho tiện việc di chuyển, tôi thì không thích ở đó, cái condo tuy rất rộng rãi, cửa sổ nhìn ra hồ, đẹp lắm nhưng tôi cảm thấy rất tù túng, mãi tận tầng thứ mười, di thang máy mỗi ngày phiền quá, Âchưa kể không có bạn bè cùng tuổi, tôi ở lại nhà một mình thì Rich không an tâm, lo ngại tôi bệnh hoạn không có người săn sóc,tôi bán nhà dọn vào trong chung cư, có đầy đủ phương tiện hơn, căn nầy có hai phòng ngủ, một phòng riêng dành cho Rich,chứa đầy đủ các thứ cần dùng cá nhân, Rich về thăm có thể đến bơi lội ở hồ tắm công cộng của chung cư, đánh goft trong sân bên cạnh. Tôi có muốn đi chơi đâu đó thì đóng cửa lại không cần phải lo lắng. Hơn nữa ở đây cũng có nhiều người cùng tuổi, tôi có thể tham gia vào các buổi khiêu vũ, đánh bài, ngoài ra hàng tháng có tổ chức các cuộc du ngoạn, đi xuống phố, hay bảo tàng viện Nói chung thì có nhiều hình thức vui chơi cho mọi người. Bệnh nhẹ thì đã có xe đưa đón đi khám bệnh, nặng hơn thì có thể xin vào nhà dưỡng bệnh.
- Xin lỗi, nếu không phiền, Bà có thể cho tôi biết về giá cả của mỗi đơn vị cư trú như vậy không"
- Thật ra thì không tốn kém như mọi người nghĩ, Giống như một hình thức trợ cấp an sinh của chánh phủ, giá cả tùy theo lợi tức của mỗi cá nhân.
Nghe bà kể lại, tôi nghĩ đến tình trạng người cao niên của chúng ta, nếu có thể thích nghi được đời sống mới và tổ chức được những khu chung cư tập thể như vậy thì sẽ giải quyết dược nhiều hoàn cảnh khó khăn. Đã có nhiều người cao niên muốn tìm về vùng ấm áp, nhưng cần nhất là tìm nơi cư trú, con cái vì công việc làm ăn, hoàn cảnh gia đình, không thể phút chốc theo cha mẹ về đây sinh sống. Nếu được tổ chức chu đáo và nhất là có người cùng tuổi tác chung quanh thì thiết nghĩ thời tuổi vàng cũng đỡ quạnh hiu, và ít nhất cũng không trở thành gánh nặng, niềm ưu tư cho con cái.


- Bà đừng phiền nhé, bà là người Mỹ gốc Việt nam phải không"
- Tại sao bà hỏi như vậy"
- Tôi nhìn họ của bà thì đoán ra, vì tôi có người khách hàng cùng họ với bà, hình như đa số người Việt Nam mang chung họ nầy.
- Bà rất tinh tế, họ của tôi không thể lầm được, nhưng tôi cũng rất phục trí nhớ dai của bà.
- Tôi không giỏi như bà nghĩ, tôi kể câu chuyên nầy cho bà nghe, câu chuyện xảy ra vẫn canh cánh trong tôi. Số là khi tôi vẫn còn làm việc với cửa hiệu kim hoàn Peacock, ngày nọ có một người khách hàng bước vào, bà ta đã lớn tuổi, nhìn hãy còn đẹp lắm, dáng người nhỏ nhắn nhưng thái độ rất kiêu kỳ, Bà đi một vòng, nhìn quanh gian hàng chưng bày các thứ trang sức bằng kim cương, quan sát rất kỷ rồi quay lại hỏi tôi
- Ở đây có nhận làm nữ trang cho khách hàng không"
- Thưa bà, chúng tôi bán và làm nữ trang theo ý khách hàng, xin mời bà vào trong để chọn các mẫu.
Bà theo tôi vào trong, ngồi xuống ghế, mở sách ra nhìn, sau khi cân nhắc các mẫu hàng, chọn một kiểu bông tai thật đẹp, bà xin lỗi rồi thò tay vào áo lót trước ngực rút ra một túi nhỏ, trong đó có một nhẫn đính hôn bằng kim cương,nhìn sơ qua màu sắc và nước chiếu, tôi biết ngay là loại hột rất tốt, cắt khéo và giá rất cao.
- Tôi muốn đặt làm một đôi hoa tai, size hột ít nhất cũng bằng viên kim cương nầy, hay già đôi chút cũng tốt, nhưng không thể kém hơn, và đây là kiểu tôi chọn, bà cho biết bao lâu thì xong"
- Thưa bà, tôi có thể gọi báo tin khi tìm được kim cương, mời bà trở lại xem, nếu thấy ưng ý thì trong vòng hai tuần chúng tôi sẽ hoàn tất, bà nghĩ sao "
- Không,tôi muốn bà tìm cho tôi một đôi hột nhân tạo tương đương với kim cương, loại Cubic Ziconia chứ không phải kim cương ròng, nhưng cần nhất là phải bằng size viên ngọc nầy
- Thưa bà, điều nầy không khó, chúng tôi sẽ làm theo ý bà.
Bà từ giã tôi, để lại số điện thoại và hẹn sẽ trở lại. Thực ra thì bà không phải là người đầu tiên làm viêc nầy, chúng tôi quen với nhiều khách hàng, họ thường làm một đôi giống như song sinh với món nữ trang đắt giá vì nhiều lý do, bảo hiểm, an toàn. Viên kim cương bà mang đến trị giá ít nhất cũng gần mười ngàn đồng, còn viên ngọc Cubic Ziconia mà tôi tìm thì trị giá chỉ vài trăm bạc. Tôi buôn bán thì phải chiều ý khách hàng. Sau khi tôi gọi báo tin, bà trở lại, lần nầy cùng đi với một thanh niên. Tôi đoán anh ta là con trai của bà, hai người vào ngắm nghía và đồng ý là viên Cubic Ziconia nhìn rất tương xứng, trả tiền, hẹn sẽ trở lại khi đôi hoa tai hoàn tất.
Hai tuần sau, lần nầy thì bà trở lại với một người đàn ông và một cô gái trẻ, cô nhìn chưa quá hai mươi, đẹp như búp bê, tóc dài đen nhánh, da trắng hồng hào, mặt thật thanh tú, cô nói tiếng Anh rất lưu loát nhưng có vẻ e thẹn. Tôi mời tất cả vào trong, bà giới thiệu cô là hôn thê của anh con trai, đôi hoa tai là quà đi cưới. Ông cụ là bố của cô gái, họ đến để xem trước món trang sức của cô dâu.
- Thưa bà, theo phong tục của chúng tôi, khi nhà trai đến cưới thì phải mang nữ trang, tiền bạc, lễ vật dến để đón dâu, tùy theo gia đình, nhà gái có quyền đòi hỏi, và nhà trai phải cung ứng cho đầy đủ.
Tôi cũng đoán như vậy, nhìn vào cung cách của người cha. Cô con gái nhỏ nhoi đó thật ra đã học xong đại học, bà có biết là cô vừa tốt nghiệp y khoa của đại học Northwestern không" Vừa xinh đẹp, vừa thông minh. Nhưng anh hôn phu thì thật là không xứng đáng chút nào, vừa xấu, vừa thô kệch, anh còn có vẻ quá nhu nhược, mọi việc đều do bà mẹ và ông bố quyết định. Tôi thật không hiểu cuộc hôn nhân nầy cho đôi trẻ nên duyên hay chỉ là cuộc đổi chác của người lớn hai bên vậy"
- Bà nhận xét rất đúng, tôi cũng công nhận là trông như một cuộc mua bán, bà ta mua cái danh bác sĩ của cô ấy, còn ông bố thì ham tiền mà bán rẻ duyên con.
- Tôi cũng nghĩ như thế, vì bà ấy kể lại cho tôi nghe trước đây khi bà di cư từ Hà Nội vào Sài Gòn, bà mang theo rất nhiều vàng bạc, viên kim cương nọ chỉ là một trong những viên bà mang theo sang đây thôi. Tôi hy vọng bà nói thật, nhưng tại sao lại đi lừa dối một cô gái ngây thơ như vậy" Tôi không nghĩ rằng ở cái xứ tự do tân tiến nầy,vẫn còn những cuộc hôn nhân mua bán. Mà lại manh tâm lường gạt bằng kim cương giả hiệu như vậy.
- Tôi thật không thể giải thích với bà, có những tập tục nên bỏ đi,cũng như những gì đẹp đẽ cần giữ lại. Tôi rất may mắn không gặp trường hợp nầy. Hôn nhân rất quan trọng. Tôi chỉ ngại là chưa kịp kết hôn đã manh tâm lừa dối, như vậy thì làm sao có cuộc sống hạnh phúc lâu dài được.
- Tôi không thể nói với cô gái đó sự thật, không thể xen vào chuyện cá nhân của gia đình khác, tôi chỉ là người bán hàng, tôi làm theo lời người đến mua, chỉ cầu mong sao ông bố nọ nếu thận trọng thì nên mang đôi hoa tai đó đi giám định, dù rằng để làm bảo hiểm thôi, có như vậy mới có thể biết được âm mưu lừa đảo của bà ta. Nếu ông ta có từ hôn thì thật đáng đời bà ấy. Cô gái kia cũng thoát khỏi tay bà mẹ chồng xảo quyệt. Câu chuyện nầy cứ làm tôi băn khoăn hoài.
Tôi nhớ lại câu ca dao Ngoại hay hát ru ngày còn thơ
"Một mai thiếp có xa chàng
Đôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp xin"
Đôi hoa tai là duyên con gái, Ngoại giải thích, dù gia đình có nghèo thế nào khi đi hỏi cưới cũng ráng mua một đôi cho con dâu, đến khi xa nhau trả lại cho chàng vì trả mối duyên không tròn vẹn, còn đôi vàng xin giữ lại để chút nghĩa còn vương.
Tôi không quen biết cô gái nọ, chưa gặp nhau bao giờ, nhưng nghĩ đến thân phận của mỗi con người, cái giá trị chân thật không thoát được cái hào nhoáng bên ngoài làm ngao ngán.
Bà Katherine là một người từng trải, bao dung, bà từng đi nhiều nơi, am hiểu nhiều phong tục tập quán, không đánh giá cả một dân tộc qua biểu tượng một cá nhân. Tôi không thể giải thích hết những thói quen, tập tục lỗi thời, càng không thể kể chuyện xấu của mình cho người ngoài, vì chính tôi cũng không ngờ vấn đề "Môn đăng, hộ đối" hãy còn theo sang tận bờ bến tự do nầy.
Câu chuyện kể lại của bà Kahterine làm tôi rất băn khoăn, mẹ chồng và nàng dâu, vẩn mãi là mối dây oan trái, muốn ăn trái ngọt thì phải trồng giống tốt, gieo nhân nào hưởng quả nấy, bà ta muốn tìm người chia xẻ cuộc sống với con mình, muốn cưới một cô dâu ngoan sao lại nhẫn tâm lừa dối, bà đã bỏ gia tài sự sản chạy từ Bắc vào Nam, một lần nữa sang tới đất Mỹ, lại không nghĩ đến sự may mắn hơn nhiều người, được cái hạnh phúc bảo toàn sinh mạng, được làm lại cuộc sống mới, tại sao không biết dùng tình thương chia xẻ nhau để sống nốt khoảng đời còn lại trong an vui hạnh phúc"

Vũ Thị Thiên Thư

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,659
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.