Hôm nay,  

Vợ Chồng Ở Mỹ

07/04/200300:00:00(Xem: 136545)
Người viết: LÊ DIỄM CHI HUỆ
Bài tham dự số 3164-771-vb50403

Tác giả Lê Diễm Chi Huệ lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là chuyện kể của một chàng, nhưng tác giả là dân... tóc dài. Cô cho biết “đôi dòng tiểu sử như sau: Cư trú tại tiểu bang Michigan. Năm nay 26 tuổi, công việc: Desktop Engineer. Mong Lê Diễm Chi Huệ sẽ còn tiếp tục viết thêm.

Gã vừa đậu xe vừa hát nghêu ngao, đưa tay hứt cọng kiến về phía trước. Hôm nay trông gã vui lên. Chắc hẳn là gã có tin vui gì . Tôi nghĩ thầm định bụng sẽ hỏi sau giờ bấm thẻ ra về.
Tôi qua Mỹ được một năm. Gã qua trước tôi sáu năm. Tôi và gã cùng làm một hãng may nhưng khác khâu. Tôi nằm bên khâu điều chỉnh đầu máy thêu, còn gã bên khâu cắt chỉ. Tôi quen biết gã chỉ độ vài tháng đây thôi, nhưng đã nghe rất nhiều về gã.
Gã người gốc Quảng nam, tên Văn. Dáng cao gầy. Khuôn mặt gã khá sáng sủa, cộng thêm cặp kiếng trắng tạo cho gã nhìn như một nhà trí thức thực thụ. Tôi để ý thấy từ ngày gã khoe là mình mới quen bạn gái, gương mặt gã lúc nào cũng tươi rói. Nghe đâu người yêu của gã là một cô gái Huế dịu dàng, dễ thương có cái tên đẹp đẽ của giòng sông Hương lặng lờ xứ mộng mơ: Hương.
Mỗi khi có ngày lễ, vài người Việt Nam trong hãng thường hay tổ chức nấu nướng tại nhà và tụ tập đến chơi. Một trong những người hay tổ chức nhậu nhẹt là chú Tâm. Chú Tâm lớn tuổi hơn trong số bọn thanh niên trong hãng tôi. Chú là một người tốt bụng và rất vui tánh. Mỗi lần tiệc tùng tại nhà chú ấy là tôi không bao giờ từ chối, bời lẽ tôi rất thích những món ăn đầy hương vị quê hương do vợ chú Tâm khéo léo làm. Trong buổi tới chơi nhà chú Tâm lễ giáng sinh vừa qua, lần đầu tiên tôi gặp bạn gái của gã Văn. Thoạt nhìn thì cô ta cũng giống như những gì tôi nghe qua: vóc người nhỏ nhắn và ăn nói dịu dàng. Mái tóc thề chấm ngang vai như hinh ảnh của những cô gái Huế hay được mô tả trong văn thơ. Nhìn kỹ, cô ta có đôi mắt sáng hơi xếch lên từ cuối chân mày. Cô ta nhỏ hơn gã sáu tuổi nhưng trông hai người rất xứng lứa vừa đôi. Ai nấy đều khen gã có phước nên có được người bạn gái như thề. Mồi lần gã nghe khen là hai mắt gã cười híp lên.
Sau khi quen nhau, gã Văn và cô bạn gái thường dắt nhau đi du lịch. Họ du ngoạn khắp mọi nơi. Những nơi nào tình tứ lãng mạn là gã đều đi hết. Nghe đâu gia đình gã rất qúy cô bạn gái của gã vì cô ta ăn nói nhu mì, đặc biệt là biết chìu lòng ba mẹ gã. Tôi nghĩ thầm gã thật may mắn. Giá như tôi có được một người bạn gái bằng một nửa của gã, thì tôi chắc sẽ cảm thấy hạnh phúc biết dường nào. Tôi cũng thuộc dạng mới qua, nên cũng chưa dám để ý đến ai. Vả lại, tôi nghe nhiều người bảo rằng con gái bên đây đòi hỏi điều kiện cao nên tôi chưa dám nghĩ đến chuyện quen biết. Tuy nhiên tôi cũng mong kết thúc cuộc sống độc thân của tôi như gã Văn vậy. Tuy tôi không thân gã Văn mấy nhưng tôi cảm thấy dường như hâm mộ gã. Tôi thèm thuồng cái hạnh phúc mà gã Văn có.
Quen nhau không bao lâu, họ tổ chức đám cưới. Tôi cũng có mặt trong ngày đám cưới của gã. Như mọi người, tôi chúc vợ chồng gã trăm năm hạnh phúc. Thấm thoát trôi qua hơn một năm. Tôi không gặp lại gã Văn vì nghe đâu gã xin được một công việc ở hãng khác trả lương cao hơn. Một buổi sáng, tôi vừa đậu xe thì gặp chú Tâm cùng vừa bước ra khỏi xe vừa vồn vã:
"Hào, mày nghe gì chưa ""
"Nghe gì chú ""
"Mày thiệt lạ Bộ mày không nghe gì thiệt sao ""
"Con đâu nghe gì. Sáng đi làm xong chiều về ngủ. Con có đi đâu đâu"
"Mà chuyện gì chủ"" Tôi hỏi tiếp.
"Thằng Văn với con Hương sắp sữa ly dị."


"Trời! Thiệt hả" Tôi buông lời ngạc nhiên.
"Mà tin thiệt hay tin giật gân đây" Ai nói chú" "
"Tao nghe từ ai đâu. Thằng Văn hồi hôm nó ghé nhà tao chơi. Nó kể chuyện của nó cho tao nghe. Tao cũng đâu ngờ."
"Sao tới nông nổi đó ""
" Thôi, chuyện hơi dài dòng. Chút nữa giờ ăn tao kể lại cho mày nghe." Vừa nói chú vừa ngoắt đầu về phía cữa chính của hãng. Tôi đậu xe lẽo đẽo bước theo sau để tiếp tiếp cuộc đời đi "cày " một năm 365 ngày của tôi.
Thường thì tính tôi không thích đào sâu vào chuyện của người khác. Nhưng hôm đó, tôi mong đến giờ ăn để được nghe chuyện của gã Văn. Tôi nghĩ là sẽ có nhiều điều thú vị và bất ngờ.
Hâm nóng cà men xong, tôi mon men chạy đến bên chú Tâm. Biết ý tôi, chú bắt đầu lên giọng:
"Tao không ngờ con nhỏ Hương lại là người như vậy. Tao tưỡng con nhỏ đó dễ thương và hiền. Vợ chồng tao đều nghĩ vậy. Ai dè! " Vừa nói chú Tâm vừa lắc đầu.
"Chuyện Con Hương sao ""
" Tao không rỏ đầu đuôi như thế nào. Đại khái thằng Văn kể là lúc nó quen con Hương, nó có khoe là có bốn mươi ngàn trong nhà băng riêng. Sau khi cưới được gần một năm, nó nằng nặc đòi xem số tiền đó. Thằng Văn mới nói số tiền đó là của gia đình nó, chớ không phải của mình nó. Rồi từ đó, con Hương đâm ra hầm hực. Vợ chồng bắt đầu lục đuc, tranh cảnh nhau hằng ngay...." Bằng giọng đều đều, chú Tâm thuật lại cho tôi nghe những gì chú biết. Tôi ngạc nhiên vì tôi thường nghĩ vợ chồng gã Văn là một cặp vợ chồng lý tưỡng và hạnh phúc nhất trong những người mà tôi quen biết.
Sau ngày chú Tâm kể cho tôi nghe chuyện gã Văn, tôi còn nghe thêm nhiều chi tiết từ Dũng, bạn thân của gã Văn và làm cũng một hãng với tôi. Hai người không còn thân với nhau như ngày trước. Theo lời Dũng kể, Văn lánh xa tất cả bạn bè và người quen sau khi cưới vợ. Suốt ngày gã chỉ biết có mỗi một cô vợ.
Hương trước khi đám cưới dịu dàng, nhỏ nhẹ và chìu chuộng gia đình Vặn. Những người đàn ông trong hãng tôi cho cô ta được coi là mẫu người yêu lý tưỡng. Nhưng sau khi cưới, Hương trở nên hỗn xược với gia đình Văn một cách trắng trợn. Có khi cô lên tiếng mắng nhiếc mẹ chồng một cách thậm tệ.
Sự lục đục của vợ chồng gã Văn xảy ra từ hai phía. Hương thì hậm hực về số tiền mà gã Văn khoe trước khi họ đám cưới. Cô ta nghĩ là gã Văn muốn dấu giếm số tiền cho riêng mình, nên phủ nhận số tiền là của gã và nói là tiền chung của gia đình. Thật ra, số tiền đó là của gã Văn. Còn phần gã Văn, sau những trang trãi tiền lo đám cưới với số tiền quan khách đi dự. Họ còn lại bốn ngàn rưỡi. Hương lấy hết số tiền đó cho ba cô ta đi về Việt Nam.
Sự căng thẳng kia nung nấu trong hai vợ chồng cho đến một ngày kia. Sau một cuộc ẩn đả, Hương đi chuẩn bị làm cơm tối và loay hoay bắt nước sôi luộc gà. Trong lúc Văn đứng xoay xoay bên cạnh, Hương cố tình bưng nồi nước sôi tạt một nữa một nữa xuống sàn nhà. Còn lại bao nhiêu, cô ta hứt nghiêng về phía mình, đủ để thấm người và la làng cho cả xóm bu quanh dòm ngó. Rồi sau đó, cô ta gọi cảnh sát. Lúc cảnh sát đến, Hương vu khống là bị gã Văn tạt nước sôi vào người. Thế là gã Văn bị cảnh sát còng đi. Sau vụ tạt nước sôi đó, hai vợ chồng gã Văn như nước với lửa, và họ xúc tiến giấy tờ ly dị sau sáu tháng sau.
Chuyện vợ chồng gã Văn làm tôi luôn ngẫm nghĩ về cuộc sống ở Mỹ. Tình cờ, tôi gặp gã Văn trong một tiệp thực phẩm Á Đông. Gã vẫn như xưa, vẫn cười nói liếng thoáng. Vừa thấy tôi, gã khoe là mới tậu chiếc Lexus đời mới. Tôi cười thầm, cũng cái tật khoe khoang mà mất vợ. Vậy mà còn không chừa."
Lễ Diễm Chi Huệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,398,776
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến