Hôm nay,  

Học Đuờng Trên Đất Mỹ

31/03/200300:00:00(Xem: 27124)
Người viết: Chu Tất Tiến
Bài tham dự số: 3159-766-vb70329

Tác giả Chu Tất Tiến là nhà báo nổi tiếng, rất quen thuộc trong các sinh hoạt văn hóa truyền thông tại Quận Cam. Với ý hỗ trợ đặc biệt cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất ông dành cho chúng ta.
*
Hồi mới "khăn gói quả muớp" buớc sang Hoa Kỳ, cũng tính bon chen đi làm nghề "gõ đầu trẻ" như truớc khi lên đuờng Mỹ du, nên mới hỏi thăm một ông bạn đang làm nghề "Kao sơ lơ"(nghề cố vấn) ở một truờng nọ. Ông bạn nhìn kỹ thân hình H. O. mình xong rồi mới nói:
-Ông có mấy lá gan mà chịu chơi dzậy" Ở bên này không có nghề "gõ đầu trẻ" như ở quê mình đâu, chỉ có "tự gõ đầu thầy" thôi.
-Sao vậy" Nói chi nghe lạ rưá"
Ông bạn thủng thẳng:
-Thiệt ra thì cũng chẳng có gì đáng sợ, chỉ có một lô luật lệ ràng buộc thôi. Ông mà lạng quạng là bị tai nạn, hay bị ăn đạn ngay. Trẻ nó đưa ông ra tòa, bên này gọi là "xu" đấy, toà bèn gõ lên đầu ông vài niên. Ông đã ngôì gỡ lịch mấy cuốn rồi, bây giờ lại muốn thêm mấy chục cuốn nữa thì nhào dzô!
Nghe nói mà hãi hùng, đành cáo lui. Nhưng vẫn chưa tin, lại kiếm một anh cố vấn nữa, anh nầy nói rõ ràng hơn:
-Này nhé! Dậy học bên này rất khác biệt với dậy ở quê mình. Nhất là vấn đề ngôn ngữ. Chẳng may ông nói lộn chữ làm học trò hiểu lầm, nó về nói với bố mẹ nó, thế là ông ra toà. Ở đây không có chiêú nên không phải vác chiếu, nhưng lại có còng cuả cảnh sát, nặng hơn nhiều. Lại còn những cử chỉ cuả ông, đôi khi ông ngụ ý một đằng, nó lại hiểu ra một kiểu, thì nguy lắm. Những cử chỉ cuả ngón tay, ngón chân rất quan trọng.
Rồi ông ta cuời:
-Nhưng nói vậy mà không phải vậy, không phải muốn hù ông cho hết can đảm. Nếu ông muốn dậy học thì ông nên dậy Đại học, đừng dâỵ Trung Học, vưà phải đối phó với hoc trò vừa với truờng.. Mệt lắm đấy! Rất nhiều thầy cô bỏ cuả chạy lấy nguời rồi!
Nghe mấy ông cố vấn này tả oán, nản quá, đành bỏ cuộc. Nhưng sau này, càng nghe nói về những bí hiểm "thâm cung" cuả mấy truờng học, càng tò mò muốn biết cái chi đang xẩy ra đàng sau những cánh cổng đóng kín kia, xem con cháu mình học hành như thế nào, nên nghiên cứu kỹ, thấy nghề dậy học này khó khăn thiệt, nhất là với dân H.Ô, nhưng không lẽ dân tị nạn ta chịu thua sao, nên nộp đơn xin thi Sư Phạm, xong là làm đơn xin đi dậy. Nhờ thế mà hiểu đuợc đôi điều về cách dậy học ở bên Mỹ này, và cố viết ra cho bà con có một cái nhìn sơ sơ về lớp học để hiểu tại sao con mình giỏi hay hư, tốt nghiệp hay dở dang.
1- Học sinh giỏi hay dở là ở chính mình: Cách dậy học bên này "quái" lắm. Khi đi học Sư Phạm (Teaching Credential), đuợc huấn luyện rằng: đừng giảng bài nhiều, đừng nói lắm (Don't lecture! Don't talk much!) mà phải dùng sáng kiến thật nhiều. Cho nên vào lớp, thầy cô chỉ giảng vưà phải, còn lại bắt học sinh đọc sách lấy. Có những lớp, ông thầy, bà thầy cho học sinh đọc sách một mình (silent reading) cả nưả tiếng đồng hồ. Đưá nào học chăm thì lấy sách ra đọc thiệt, đưá nào luời thì đọc báo, đưá nào mệt thì lăn ra ngủ! Ông thầy cũng mặc kệ! Khi thầy giảng bài, thì tuỳ ông thầy, bà thầy dữ hay hiền. Dữ thì không cho học trò ngủ gật. Hiền thì mặc kệ nó gục đầu xuống bàn, miễn là đừng ngáy to thì thôi! Làm bài ở nhà cũng thế. Làm xong thì nộp cho thầy, không nộp thì trừ điểm, chứ thầy không la mắng gì và cũng chẳng hỏi tại sao. Chỉ có những học sinh chăm chỉ thì cứ tỉnh queo ngồi học một mình, không chơi với ai và cũng không coi các cuộc chuyện trò bên cạnh có ảnh huởng gì đến bài mình học. Vậy, bố mẹ nào có con học giỏi, đuợc "straight As", nghiã là toàn điểm A không thôi, và đuợc giấy khen thuởng thì nên thuơng chúng nhiều hơn vì chúng là dân "học sinh thứ thiệt" đó! Chúng đã tự mình gồng lên và học trong một môi truờng tùm lum tà la nhiều hình ảnh "xếch xiếc" cũng như những guơng xấu.
2- Ít kỷ luật gắt gao: Nhiều thầy cho học sinh chơi bài tây trong lớp tỉnh bơ. Trong khi thầy giảng góc này, thì góc khác tụ tập năm sáu đưá, lấy bài ra chơi! Chỗ này nói chuyện ì xèo, chỗ kia đánh cờ carô! Mấy đứa con gái lớp 9 đến lớp 12 thì cứ tàn tàn lấy guơng luợc ra tô môi son, đánh phấn! Vaì đưá khác lại lôi "snack" ra đớp nhồm nhoàm! Chuyện trò trong lớp thì chỉ nói về "boy friend" với "girl friend" mà thôi. Thầy giáo Việt bực mình nhất là cách đi "toa lét", một số truờng cho phép học trò tự nhiên đi ra, không cần hỏi xin phép gì cả! Một số truờng khác có bắt học trò phải cầm miếng bià cứng có vẽ cái "toalét" như tấm giấy chứng minh nhân dân vậy, một truờng bắt học trò mang theo một cái "bô" bằng nhựa nho nhỏ làm dấu hiệu là đi tiểu! Đến trễ khỏi cần chào hỏi, chỉ cần đưa ra một tờ giấy cuả văn phòng cho biết là trò đó đi trễ. Trò lừng lững đi vào lớp, chả cần nói một câu xin lỗi nào! Có truờng cấm nói chuyện trong lớp, có truờng lại cho phép nói thả dàn. Thuờng thuờng thì lớp nào cũng có video để chiếu phim ầm ĩ cho học trò khỏi ngủ gật.


3- Dục tính (sex) không phải là vấn đề cấm kỵ. Học trò đuợc học về "sex" rất kỹ, nên rành sáu câu vọng cổ. Các lớp lớn lại dậy thêm về cách làm thế nào để khỏi bị "bồ" hiếp dâm! Tỷ lệ cho thấy là cứ 1 trong 5 em trai bị bạn gái tấn công tình dục, trong khi cứ 1 trên 2 cô bị bạn trai làm bậy. Mấy em gái ăn mặc hở hang, khiêu gợi dữ dội, không thua gì màn ảnh. Nhưng điều quái đản là trong khi truờng cho tự do cặp bồ, hôn hít, sờ mó ngoài hành lang thoải mái, có em trai ấn bạn gái vào góc kẹt mà... nựng, thì lại cấm triệt để việc làm phiền về tình dục (sexual harrassment). Huýt sáo, chỉ trỏ, nói bậy, đứng chắn đuờng, phê bình mông hay ngực con gái, giật "xú chiêng", vỗ mông, giơ ngón tay giữa... là những hành động có thể đưa đến toà án! Thầy giáo không đuợc đụng đến nguời học sinh, dù nam hay nữ, nếu phải đụng chạm vì lý do khẩn cấp thì phải có nhiều nguời đứng coi. Thầy hay cô không bao giờ đuợc ở lại trong lớp với một em nào riêng rẽ. Một khi mà có em nào, vì mến mình mà thố lộ chuyện "sex" cuả mình thì phải báo ngay cho Hiệu Truởng hoặc Cố vấn cuả truờng. Thấy học trò có hành động "sex" với nhau mà duới 14 tuổi thì buộc phải báo cáo, bất kể là chuyện đồng thuận hay bị ép buộc. Nếu thầy không báo, thầy sẽ bị... tù! Luật lệ tuy vậy mà chẳng ai sợ vì chỉ khi nào có ai buồn bực mà thưa kiện thì mới có chuyện, còn không thì cứ tự do! Nhiều em trai Việt mặt còn búng ra sữa mà cũng hôn hít bạn gái như điên. Có những em gái Việt buổi nào cũng kiễng chân hôn tên bạn cao kều truớc cửa lớp rồi mới chịu chạy vào lớp! Nhiều đưá xin phép thầy đi "toalét" để chạy ra ngoài hôn thằng bạn trai lớp bên cạnh! Vài cảnh chuớng mắt hơn nhưng nhiều ông thầy vẫn làm ngơ, như một em gái ăn mặc rất hở hang, quần gần tụt xuống mông, đang ngồi trên ghế, thì một tên bạn trai học cùng lớp chạy vào, leo lên trên đùi em gái theo kiểu cuỡi ngựa, rồi ôm nhau ngay truớc mắt ông thầy! Trông mà khiếp quá! Làm sao mà không đi đến nhà hộ sinh cho đuợc! Giờ ra chơi, các em tha hồ nói bậy. Một em gái mặt đỏ tiá tai, vưà đi trong hành lang vưà gào lên mấy câu tiếng "F." bên cạnh các cặp vưà ôm nhau vưà đi tới đi lui. Trong lớp, bên cạnh những chồng sách học có những cuốn "Teens, Cosmopolitan..." với những câu hỏi về tính dục đuợc trả lời thoải mái, từng chi tiết.
Nói chung, tính dục đuợc thả lỏng, bởi vậy, những gia đình có con em đi học, nên theo dõi và dậy con phải kỹ luỡng hơn những cuốn sách đó, những tấm guơng hư hỏng đó, kẻo làm bà nội, bà ngoại sớm quá, thì mệt mỏi vô cùng. Nhiều gia đình không cho con em học lớp dậy về sinh lý, nhưng không biết rằng chúng có "thầy" ở ngay bên cạnh! Kỷ luật thì tuỳ truờng, nên học sinh có thể hư mà gia đình không biết. Gia đình đừng "bán cái" cho nhà truờng mà có ngày đổ nợ!
Truờng học Mỹ thì tạo rất nhiều điều kiện cho tụi nhỏ học hành, nhưng hay hay dở thì nhờ ở số mệnh. Chẳng hạn với những đưá nhỏ hư, không chịu học, hoặc bị tâm thần, thì truờng sắp xếp cho học riêng, một lớp chỉ có vài em! Lại có thêm các phụ giáo nữa. Có lớp chỉ có 6 học trò mà một thầy chính, và ba thầy phụ! Phí tiền vô cùng! Có những em bị tàn tật, nói không đuợc, phải ngồi xe lăn, nếu mà đi học thì nhà truờng phải cấp cho em một thầy giáo suốt ngày theo em để ... đút cơm, chứ không để học, vì em có nghe đuợc đâu, có nói đuợc đâu" Em lại học chung với những đưá "mất dâỵ" khác, những em bỏ học đi hoang đã rồi về, những em gái mới 17 tuổi, học lớp 11, mà khều thầy xuống để khoe hình hai đưá con gái cuả em: "Thầy xem, con em có đẹp không"" Trong khi hỏi em có biết phân biệt túc từ và trạng từ ra sao không, thì em bĩu môi, nói em hổng biết! Có những em gái mà thầy không bao giờ dám nhìn thẳng vào em mà trả lời, vì em mặc áo thiếu vải quá, lỡ vô tình mà tia mắt thầy đi lạc thì ...eo ôi! thân bại danh liệt có ngày!
Học trò bên này ghê lắm, vui thì không nói gì, ghét thì tố cáo một câu là thầy chết lăn. Có một thầy mới dâỵ, thấy học trò phá phách quá, bèn viết tên mấy đưá hư lên bảng, bên cạnh mấy đưá ngoan. Mấy tên hư kia, bực mình, bèn về nói với bố mẹ là thầy gọi nó bằng "con bò", thay vì gọi tên. Bố mẹ tên mất dâỵ kia bèn thưa với truờng. Truờng lập tức cho thầy đi chơi chỗ khác. Sau này, hỏi ra mới biết là thầy chỉ nói nó: Ngồi xuống! (Sit down!) Nó về méch bố là thầy nói nó là "You're Cow!"
Thôi, càng nói càng run. Bây giờ mới biết tại sao hai ông bạn kia lại nói không có nghề "gõ đầu trẻ" mà chỉ có nghề "tự gõ đầu thầy". Ở xứ Mỹ này là phải phấn đấu chết bỏ, cha mẹ phải chiến đấu với truờng đời vì con, thầy cô giáo phải chiến đấu với.. luật lệ tá hoả tam tinh, ngoài ra có vài thầy cô còn phải chiến đấu với.. bản thân mình đổ mồ hôi hột nữa! Dù sao thì cũng cố "truyền thông" cho bà con mình biết vài sự kiện bên kia cánh cửa truờng để mà bảo vệ con mình cho tốt.

Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,405,432
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến