Hôm nay,  

Cũng Đẹp Như Quê Hương Mình

22/03/200300:00:00(Xem: 140985)
Người viết: Bùi Ngọc Quang
Bài tham dự số 3152-759-vb50319

Người viết sinh năm 1958, từ năm 1978- 1982: giáo viên cấp II Trường Quốc Việt, Quận 6, dạy môn Họa. Năm 1988, định cư tại San Jose, Bắc California, Tốt nghiệp AA & AS từ trường Đại học Cộng Đồng Mission Valley College, CA. Công việc đang làm: Technician cho hãng Nectex Microware RF Hitec Inc. ở Santa Clara, CA.
Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, tác giả Bùi Ngọc Quang cho thấy ông có sức viết mạnh mẽ khác thường: một hơi, gửi luôn... 11 bài. Bài thứ nhất đã phổ biến hôm qua. Sau đây là một trong hai bài tiếp theo.

Hồi tôi mới qua Mỹ, ba tôi có mua cho tôi một chiếc xe hơi cũ, dù là cũ nhưng tôi cũng lết nó được vài năm. Khi thì thay timing belt, lúc thì thay cục starter, bữa thì change battery, vài hôm lại bố thắng, bình nước… vân vân và vân vân; cứ đều đều, lặt vặt, lâu lâu như thế… thành ra tôi cứ đến shop sửa hoài, và rồi đâm ra nghiện anh thợ máy, thành quen…
Hỏi chuyện mới biết ảnh là dân Rạch Giá, tôi thì Sài gòn nhưng lại đi xuống Rạch Giá để vượt biên, bị bắt. Aûnh hỏi bị bắt vào lúc nào. Tôi nói năm 75. Hồi mới vừa "bị giải phóng". Tôi lại hỏi tiếp: "Anh có biết chuyện ông Trung tá Cuội không" Nghe nói ổng bị tử hình sau đó chừng vài tuần."Aûnh nói liền: "Tôi có đi coi vụ tử hình đó chứ đâu." "Vậy hả"" "Trước khi chết, tụi nó hỏi ổng có nguyện vọng gì" Ổng đòi tụi nó phải phủ một lá cờ vàng ba sọc đỏ lên quan tài cho ổng. Tụi nó không đồng ý. Rồi bắn."
Và rồi từ câu chuyện đó, tôi với ảnh bắt đầu quen thân nhau hơn. Sau này, hể đến thay nhớt, hay thay mấy cái bóng đèn của xe bị cháy… là ảnh từ chối không chịu lấy tiền công. Còn ở trong hãng, hể có ai mới vừa được nhận vô làm, hết câu đầu, tới câu cuối là anh quê ở đâu" Tỉnh nào" Dân Sài gòn hả, ở đâu, quận mấy" Tôi dân Tân Bình nè, vậy là mình cùng quận rồi. Thôi để chiều nay khi tan sở, tôi dẫn anh đi nhậu. Vậy đó. Hiền hòa, vui vẻ, mộc mạc, bình dị… thắm đượm đầy tình đồng hương thân thiết. Quảng Nam, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, vân vân và vân vân. Nhiều, nhiều lắm, bao nhiêu tỉnh thành ở Việt Nam là bấy nhiêu hội đồng hương qui tụ. Rồi thì hội ái hữu cựu sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Trường bộ binh Thủ Đức, vân vân… Kể sao cho xiết.
Có một hôm tình cờ vào quán ăn, tôi gặp lại một người bạn dạy cùng trường, hai đứa mừng lắm, cũng vẫn nhắc chuyện xưa, qua đây lúc nào, hiện đang làm gì, ở đâu. Ngồi ở tiệm ăn tại Mỹ, mà cứ ngỡ rằng mình còn đang đi dạy ở Việt Nam, với bàn học, phấn trắng, bảng đen. Rồi làm tôi liên tưởng đến bao sự hội ngộ tương phùng của biết bao nhiêu người dân Việt bỏ nước ra đi. Gặp nhau nơi này. Tiềm thức trỗi dậy, những hình ảnh xưa cũ hiện về làm rộn lên một hồi còi, một tiếng chuông ngân nga trong lòng bao âm hưởng tự tình.
"Alô, ai đấy, bạn cùng khóa hả, tiểu đoàn nào, à nhớ, đi H.O. hả, đang ở đâu, để ghi địa chỉ cái đã, lát nữa tớ ghé đến cậu liền, O. K. Bye." Người nhận được cú phone bất ngờ, lững lự vài giây, rồi sực nhớ ra, vui mừng, cố đốt thời gian, phóng xe nhanh tới thăm bạn. Để hàn huyên, nhắc lại năm nào: cái thời của bộ đồ lính trận, của cái nón sắt, của súng ống đạn dược…


Có lần, tôi ghé nhà một bác làm chung trong hãng, thấy treo mấy tấm hình lúc bác còn trẻ ở quê nhà… tôi chưa hỏi gì, và dường như bác hiểu ý, liền nói: " Để nhớ lại hồi đó!"
Thì ra, cái "hồi đó" của người Việt chúng ta nó quý giá quá, ai ai cũng đều muốn lưu giữ lại những hình ảnh, những kỷ vật coi như một sự khắng khít không thể tách rời.
Bây giờ qua đây, việc làm có thay đổi, không như hồi đó, vậy mà mỗi khi ai nhắc lại, ta thấy tưởng chừng…
*
Có bạn nói với tôi rằng… chỉ có mấy cô cậu ca sĩ ở hải ngoại là sướng. Không cần đổi nghề chuyển job -Trước sau vẫn vậy. Bên đó ca, qua bên này vẫn ca. Được khán giả ủng hộ, đi show dài dài. Còn được chu du qua nhiều tiểu bang, hoặc nhiều quốc gia khác nữa.
Rồi lại có cái hảng xe đò Hoàng, nghe sao mà Việt Nam quá. Trước tài xế, bây giờ cũng vẫn "bác tài". Cái job đứng yên. Đều đều cứ từ Bắc Calif xuống Nam rồi lại từ Nam Calif lên Bắc. Đồng bào thong dong ngồi yên nghe nhạc, dõi mắt ra cửa xe, ngắm cảnh xứ người mà mường tượng đang ngồi trên xe đò lục tỉnh từ bến xe xa cảng xuôi về Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên. Ôi! Một thời để nhớ!
Rồi thì mấy bạn hớt tóc, qua đây… luật bắt phải có "lai xân", thôi kệ mấy trăm giờ làm học trò trở lại, thi lấy bằng, với đôi bàn tay thành thạo ta vẫn "tông đơ" hớt tóc như ngày nào…
Rồi thì mấy chú mấy bác thợ bạc ở quê nhà, khi sang đây, mấy tiệm vàng đồng hương lại níu kéo, nài nỉ… cũng đục, mài, dũa, ăn gia công cái lắc vàng, sợi dây chuyền có mặt trái tim, đôi bông tai cẩn hột bẹt, nhẫn trơn để đính hôn ngày đám cưới…
*
Bao nhiêu năm rồi nhỉ"
Nếu tính từ cái ngày 30-4-75 đến bây giờ, thì đã 28 năm. Một khoảng thời gian dài, đủ để một đứa trẻ được sanh ra từ năm ấy đến nay: thành người.
Đứa bé đã trưởng thành- một thế hệ mới hoàn toàn được sanh đẻ tại đây, đi học, ra trường, làm việc tại quốc gia này, biết gì, và nghĩ gì về một quê hương Việt Nam của ông cha chúng" Có thể là có. "Dạ thưa, cháu có biết." Có thể là không. "Dạ thưa, cháu không biết." Ôi! Chỉ nghe hai tiếng dạ thưa ở đầu câu - là chúng ta đã được an ủi rồi, thấy quyện lại một chút văn hóa lễ nghi phép tắc lâu đời mà người Việt Nam của chúng ta không sao bỏ được.
"Cháu biết gì" Kể cho chú nghe đi""
"Cháu biết… nước Việt Nam hình cong như chữ S."
"Vậy thôi hả, rồi sao nữa""
"Dạ, ba cháu dạy là không có nơi nào đẹp bằng quê hương ta."
Ôi! Cô sinh viên 28 tuổi, theo ngành Nha khoa, ra làm Nha sĩ, có bạn học toàn Mỹ, có kỷ niệm từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành tại Mỹ, … biết Việt Nam hình cong như chữ S, và cho rằng không nơi nào đẹp bằng quê hương.
*
Lâu rồi, bây giờ tôi thấy lại được tiệm hớt tóc "có ráy tai", thấy lại mấy chú, mấy bác thợ bạc đang mài, đục, dũa, thấy chiếc xe đò Hoàng, thấy lại được sân khấu ca nhạc do trung tâm Thúy Nga Paris thực hiện… tôi bất chợt… sao giống ở bên nhà quá vậy…
Cần gì phải về quê hương để thấy cái đẹp.
Nơi này, cũng đẹp y như quê hương lúc trước ngày 30-4-75 của mình vậy thôi.

Bùi Ngọc Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,168,060
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến