Hôm nay,  

Tâm Trạng Người Già Việt Nam Ở Mỹ

13/03/200300:00:00(Xem: 123333)
Người viết: BÙI GIA TƯỞNG
Bài tham dự số 3147-754-vb60314
Cụ Bùi Gia Tưởng, 81 tuổi, hiện cư trú tại Houston, Texas, viết trong bài này: Bộ sách "Viết về nước Mỹ" của hàng ngàn tác giả góp phần gồm có 12 quyển, mỗi năm ra một quyển, chẳng biết tuổi già tôi còn sống được để đọc quyển thứ 12 hay không vì ngày đó còn quá xa! Lời cụ Bùi là sự thúc dục, mong cho số người viết nhiều hơn, bộ sách chung xong sớm hơn, mỗi năm hai ba bốn cuốn... Sau đây là bài viết của cụ Bùi.
+
Tuổi già ở xứ Cờ Hoa này thật cô đơn và buồn tẻ. Nhiều gia đình bà bất hạnh đi trước chỉ còn lại có một mình ông, ngày nào cũng đi đi lại lại quanh quẩn trong nhà làm bạn với sách báo việt ngữ và cái radio phát thanh tiếng Việt từ mờ sáng đến sẩm tối. Gần đây có thêm đài Tiếng Nước Tôi phát thanh 24/24. Những đêm thao thức mất ngủ có được một bạn đường bên cạnh thật đỡ buồn.
Buồn nào bằng cảnh quá cô đơn
Con phải đi làm để sống còn
Nếu mãi gần nhau thì "lãnh đủ"
Ân đành chịu vậy biết sao hơn"
Cuộc sống mới ở đây vật chất và tiện nghi quá đầy đủ, nhưng cảnh già thật buồn tẻ bạn tri âm không có, làng giềng cũng không, tiếng Mỹ chỉ biết được có 2 tiếng "ô-kê và Bai" của đóng then cài, ít khi có dịp ra ngoài, làm sao không buồn cho được!
Ở cái tuổi "Cổ lai hy" này đâu có sợ chết, vì sống đây là kiếp "dư sinh" có giúp ích được gì cho xã hội.
Ngày ngày tôi luôn cầu nguyện ơn trời phù hộ cho tôi được "ra đi" trong tích tắc để đỡ khổ bản thân và khổ cho bầy con thân yêu.
Mỗi ngày tôi thường canh giờ ra trước mặt nhà mở thùng thơ. Hôm nào nhận được thơ của bà con thân nhân ở Việt Nam là tôi mừng hết lớn.
Ôi không gì đẹp bằng quê hương nơi chôn nhau cắt rốn và rất có nhiều kỷ niệm.
Thỉnh thoảng có điện thoại reo một vài ông bạn già gọi đến than thở nỗi buồn, thậm chí có vài ông muốn trở về. Tôi luôn luôn trấn an các bạn là "Như thế và không thể khác được, gặp thời thế thế thời phải thế".
Một thời gian rồi các bạn cũng quen dần với nếp sống mới, những cú điện thoại sau có nhiều bạn đã cười giòn tan, không còn than than thở thở như trước nữa.

Sanh, lão, bệnh, tử là bốn thời kỳ của một đời người. Riêng tôi tới thời kỳ thứ ba rồi, đã gần đến lúc "Mắt mờ chẳng thấy" "trông trông" mãi "Tai điếc không nghe" "thử thử" hoài.
Cái ngày đó nhất định sẽ đến và phải đến không ai tránh khỏi. Lúc ấy điện thoại nghe không còn nghe được, mắt thì mờ không thấy rõ để bấm số gọi các con đang làm việc ở sở làm. Đôi khi chợt nghĩ đến mà rùng mình, lo lắng đau lòng, buồn tủi đến nỗi không cầm được nước mắt.
Ôi đời đúng là một bể khổ, tuổi càng cao càng thấy thật thấm thía.
Đôi khi liên tưởng đến vua Quang Trung một thiên tài quân sự đã oanh liệt thắng trận Đống Đa, chỉ có 5 ngày mà đuổi được 150,000 quân Thanh xâm lược. Nếu Ngài không mất sớm chắc thừa thắng Ngài đã đòi lại được hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây vốn là lãnh thổ của ta. Lúc ấy, nước nhà được độc lập phú cường dưới sự lãnh đạo tài ba của Ngài, thì làm gì ngày nay con cháu của Ngài hàng triệu người phải sống lưu vong, giặc Pháp cũng không có cơ hội đô hộ dân ta suốt 80 năm ròng rã và dân ta đâu có nghèo khổ lầm than như bây giờ.
Hôm nay tôi viết bài dự thi "Viết về nước Mỹ" do Việt Báo tổ chức. Mặc dù biết "lão lai tài tận" nhưng tôi cũng cố gắng viết "trối già" để tả cái tâm trạng đau khổ của một người sống cô đơn nơi quê hương thứ hai này, một nước Mỹ giàu mạnh, văn minh và dân chư bậc nhất thế giới đã có lòng nhân cưu mang và giúp đỡ tận tình cho những dân tỵ nạn đau khổ trong đó có tôi bằng những tuổi già hàng tháng có tiền già, rủi đau ốm có medical, khám bệnh mua thuốc không tốn tiền. Nói chung là người già được chính phủ nuôi cho đến chết.
Tôi rất cám ơn lòng bác ái vô biên của nước Hoa Kỳ, vì tự thấy bản thân mình trước đến giờ đã đóng góp được gì cho xã hội Mỹ, để được hưởng cái ân huệ to tát đó.
Bộ sách "Viết về nước Mỹ" của hàng ngàn tác giả góp phần gồm có 12 quyển, mỗi năm ra một quyển, chẳng biết tuổi già tôi còn sống được để đọc quyển thứ 12 hay không vì ngày đó còn quá xa!
Lời quê chắp nhặt được ít trang giấy thân gởi các bạn già cùng cảnh ngộ gọi là một chút tình nhỏ mọn trong Mùa Xuân Quý Mùi 2003 này.
Bùi Gia Tưởng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,659
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.