Hôm nay,  

Đi Las Vegas Coi Pháo Bông

02/03/200300:00:00(Xem: 138969)
Người viết: PHẠM HOÀI LINH
Bài tham dự số 3134-741-vb50227

Phạm Hoài Linh là tác giả đã được trao tặng Giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài viết “Đưa Nội Xuống Phố Bolsa”, thể hiện tình thương yêu với bà nội. Tác giả cho biết bà 29 tuổi, cư trú tại Temecula, California, công việc đang làm là Dealer tại Pechanga Casino, California. Sau đây là bài viết mới nhất của bà. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết.
+

Sáng thứ ba ngày 31 lúc mới ngủ dậy tôi đi ra phòng ngoài thì nhìn thấy ông xã -mà tôi thường gọi là lemongrass- đang chơi computer. Thấy tôi lemongrass lên tiếng:
-Dậy rồi ha. Anh mới gọi hỏi phòng bên Rio, hôm nay phòng $279.00, còn ngày mai thì chỉ có $79.00 thôi, nhưng chỉ còn có vài phòng trống. Họ nói nếu như không book sớm thì sẽ không còn.
Vẫn còn ngái ngủ và cũng không hư'ng thú gì về Vegas nên tôi chỉ ậm ừ. Lemangrass lại tiếp:
-Để anh gọi qua bên ông V. coi bên đó có còn phòng hay không.
V. là người bạn làm nail mà lemongrass quen ở đây, vợ chồng anh và mấy người bạn khác đã sang đó từ tối hôm qua. Sau một hồi ôm phone, lemongrass quay sang tôi:
-Thiệt là may, bên đó không những có phòng mà còn free nừÏa, anh nhờØ book giùm hai đêm.
Tôi thầm nghĩ, chắc đây là "high roller" (đánh lớn) thứ thiệt cho nên mới có thể lấy phòng ngay cho chúng tôi một cách dễ dàng trong lúc này, mà còn được free nừÏạ.
Sau khi biết chắc có phòng, cả nhà chúng tôi chuẩn bị cho chuyến đi chơi xa. Không dự định đi Vegas cho nên chúng tôi không hề chuẩn bị trước, cho đến khi lên giườØng tối hôm qua tôi thấy rảnh không biết phải làm gì nên hỏi lemongrass là có dự tính đi đâu. Nếu không thì tôi đã chuẩn bị mọi thứ trước đó vài ngày, book phòng sẳn chứ không hề đợi đến giờØ chót. Tôi lôi valise ra nhét đủ thư ùvào, hy vọng là không sót thứ cần dùng, sách là điều không thể thiếu đươ.c, vậy mà ra khỏi nhà một hồi tôi mới nhớ là còn thiếu vài thư'.
RờØi nhà lúc 11:30 sáng, dự định là 3:00 giờØ chiều chúng tôi sẽ đến Las Vegas. Hôm nay là lần đầu tiên gia đình tôi đi coi bắn pháo bông ở Mỹ, nhừÏng năm qua nếu không vì bận đi làm thì cũng bận... lườØi vì đi làm về mệt nên tôi không muốn đi đâu. Trên đườØng đi tôi ngồi nhìn nhừÏng xe qua mặt mình, hoặc xe tôi qua mặt họ để nhìn "bà con" xem coi ai đi Vegas hôm nay, và coi có may mắn và tình cờØ nhận ra nhừÏng ngườØi quen như vài tháng trước không. Trái đất quả thật rất tròn, và đôi khi lại xảy ra nhừÏng chuyện thật khó mà giải thích được. Có xe có cả đại gia đình như chúng tôi, có đôi có cặp, và có cả... single vì tôi thấy có nhiều bà già lái xe đi một mình, phần đông tôi thấy là Á đông.
Tôi rất thích đi du lịch bằng xe, vì có thể dừØng lại bất cứ nơi nào tôi thích, và có thể di chuyển với vận tốc mà tôi muốn, nếu vui và cảnh đẹp thì cứ thong thả mà đi, còn buồn chán thì cứ đạp ga thoải mái.
Gần tới ranh giới Nevada thì bị kẹt xe, phần vì đóng lane phần vì bà con đang đổ dồn vào Vegas cho nên đườØng kẹt cư'ng, chúng tôi nhích từØng chút một, ngườØi bạn cư ùlát lát gọi hỏi thăm xem chúng tôi đến chưa, và căn dặn đườØng xá, vài điều khi đến lấy phòng. Nhiều ngườØi nóng lòng chạy vô đườØng trong để hy vọng có thể bỏ lại chúng tôi bị kẹt phía ngoài nầy, nhưng đườØng trong rất gồ ghề khó chạy, lại còn bị nhấp nhô như sóng, có xe không chịu nổi phải dừØng lại, có xe phải quay đầu lại.
Nhìn họ tôi chợt nhớ câu "dục tốc bất đạt" mà thấy đúng cho lúc này, nhừÏng ngườØi đó không khá hơn chúng tôi bao nhiêu, vẫn còn chạy song song với chúng tôi cho dù họ đi đườØng tắt. Có lẻ họ quá nóng lòng đem tiền để gửi casino thì đúng hơn, có ai như tôi đi Vegas để mà... đọc sách đâu, thiệt là quê một cục.
Cuối cùng chúng tôi cũng đến Stratophere Casino lúc 4:30 chiều, trể hơn dự định một tiếng rưởị. Lemongrass đi lấy chìa khóa và nhận phòng, chúng tôi xách đồ đạc lên theo để thay đổi. Phòng ở đây không được đẹp như bên Rio, nhưng đồ free mà, no complaint. Mọi ngườØi chia nhau đi tắm cho bớt mệt, sau đó chúng tôi đi dến nhà hàng tàu Harbor Palace trên đườØng Spring Moutain để được ăn món vịt bắc kinh kẹp bánh bao. Sau khi ăn xong, thấy còn sớm nên gia đình tôi về lại phòng nghỉ dườÏng sư'c để tối còn đi "chen lấn" với ngườØi ta. Theo "kinh ngiệm" của nhừÏng ngườØi bạn từØng sang đây vào lúc New Year, chúng tôi sẽ đi taxi cho tiện vì nhiều đườØng bị đóng và tìm chổ đậu xe cũng rất khó trong thờØi điểm nàỵ.


Mười giờØ tối chúng tôi xuống lầu để đón taxi, rất nhiều ngườØi đư'ng xếp hàng chờØ tới phiên mình, đả vậy chúng tôi còn bị một đám ngườØi đen thui cắt ngang hông. Cuối cùng cũng đến phiên chúng tôi, xe taxi rất nhiều và ngườØi đi taxi cũng không ít, họ lái ẩu thì thôi. Nhiều đườØng bắt đầu đóng, xe bị kẹt tứ tung cho nên gần một giờØ chúng tôi mới đến được căn Bellagio để chờØ xem pháo bông và coi nước phun. Còn gần một tiếng mới đến giờØ, chúng tôi ngồi xuống bên vệ đườØng với nhừÏng ngườØi khác và chờØ, đâu đó bay đến mùi cần sa bị đốt khét lẹt làm cho tôi cảm thấy đau đầu.
GiờØ giao thừØa năm Tây đã tới, mọi ngườØi đều đư'ng dậy để đón chờØ năm mới. Pháo bông chợt nổ tưng bừØng và sáng rực từØ phía Ballýs và Flammingo. Nhìn lại phía sau tôi không thấy điều gì xảy ra từØ Bellagio. Không sao. Coi bên này cũng được, nhiều quá làm sao coi hết. Có điều hai căn này đều đốt pháo giống nhau, từØ hình dáng cho đến màu sắc.
Sau hơn bẩy phút tưng bừØng và ánh sáng sặc sở tiếng pháo ngưng dột ngột cũng như lúc bắt đầu, nhườØng lại cho tiếng reo hò vang dội của nhưng ngườØi đi chơi. Chúng tôi đi về hướng Flammingo để đón taxi, bây giờØ mới thật là khổ, đườØng xá bị kẹt cư'ng vì đông ngườØi và thật hổn loạn. Họ chen lấn nhau không nhân nhượng, lemongrass thì bồng con gái, được một lúc thì nó gục luôn trên vai ba nó. Nội tôi thì nắm tay con trai tôi đi sau,có ngườØi ngịch ngợm quay phim bà cũng đi đón xuân, tôi thì đi phía sau bà phòng khi bà bị lấn thì tôi sẽ đỡ. Mọi ngừØờØi thật là vui vẻ, họ chúc tụng nhau lẩn chửi the. Có lẽ vui và phá nhất vẫn là đám thanh niên. Có một anh chàng ham uống nên quá say, đư'ng không vừÏng té lên té xuống phải dựa vào bạn .Tôi thấy mọi ngườØi né tránh tôi cũng né theo, chỉ sợ hắn té trúng tôi thì chắc là tôi bị dẹp lép vì tấm thân bồ tượng của hắn. Đâu đó lại nồng lên mùi cần sa nồng nặc. Sau một hồi chen lấn lội bộ, tôi hỏi thăm nhừÏng ngườØi cảnh sát đóng tại các ngả tư để tìm chổ đón taxi, cuối cùng thì chúng tôi củng đón được. NgườØi tài xế Ấn độ đen thui đang nói cell phone, hắn ta vừØa chạy rề rề vừØ hỏi tôi đi về đâu.
ï-Stratophere.
-Hai chục đô
-OK.
-Đưa tiền đi.
-Nến nơi tôi trả.
-Đưa ngay bây giờØ.
NgườØi tài xế taxi hét lên làm chúng tôi giật mình.
-Trả thì trả, làm gì thấy mà ghê.
Sau khi lấy hai chục của tôi, hắn bắt đầu cho xe chạỵ. Thấy hắn lái xe tôi cảm thấy phập phồng vì không biết khi nào mới đến nơị. Bình thườØng từØ đây đến nơi tôi đang ở chỉ có vài phút và năm bẩy đồng taxi. Thôi kệ một năm mới có một ngày, khi đi chơi tôi chỉ muốn vui vẻ nên không bao giờØ lo lắng về tiền bạc. TừØ tối đến giờØ thật là lộn xộn, chưa gì mà đã thấy không vui rồị
Sau một hồi chạy lòng vòng, de tới de lui mà vẩn loanh quanh gần chổ củ vì đườØng xá kẹt cư'ng, hắn ta nóng giận đập tay lên vô lăng và chửi thề bằng tiếng... Ấn. Hắn có biết đâu tôi còn nóng lòng về hơn hắn nhiều. Liếc nhìn gương mặt hắn trong kiếng chiếu hậu thấy hắn cũng đang liếc nhìn tôi, tự nhiên tôi cảm thấy ghét hắn ta với bộ ria rậm đen thui, gương mặt thì không thiện cảm, đã vậy lại còn cộc cằn thô lổ với khách. Ngồi trong xe không được thoáng hơi, tôi ngửi thoang thoảng mùi hôi mà không biết là muì dầu thơm "đặc biệt" của Ấn, hay muì cần sa lúc nảy vẫn còn "vương vấn". ĐườØng vẩn kẹt, hắn băng đại vào một nơi, cuối đườØng là ngõ cụt nên hắn de lại. Thấy vậy lemongrass nói:
-Chưa thấy ai mà lái xe dở như vậy.
Tôi ngồi im "âm thầm chịu đựng" cho đến khi về đến nơi, chúng tôi lật đật ra khỏi xe trước khi hắn "lên cơn" nữa, liếc nhìn đồng hồ taxi thấy ghi $12.70, mà hắn thì đã nắm trước hai chục, thôi được không cần tip.
Dắt Nội lên phòng thì bà hỏi:
-Bộ nó đi lạc hả"
-Không phải đâu nội, hắn ta muốn đi đườØng tắt nên mới xảy ra như thế.
Ngay cả nội tôi không biết không rành gì về đườØng xá mà còn nhận ra được hắn ta lái xe dở cở nào, thiệt là một taxi driver đặc biệt.
Lên phòng cho mấy nhóc ngủ ngay, nội tôi cũng đi nằm cho khỏe, lemongrass thì đã bỏ ra ngoài chơi. Còn lại một mình tôi gỡ cặp “đèn pha” (contact lenses) và lo tẩy trang cho hết mùi hôi bên ngoài bám theo nảy giờØ, sau đó lên giườØng với quyển sách.
Ngày hôm sau định dắt mấy nhỏ đi sở thú chơi (để tôi được đi ké) nhưng thấy trong lòng không vui nên tôi muốn về. Lần này thì tôi lái xe vì lemongrass đêm qua đi chơi đến sáng. Ngày đi cũng kẹt xe, ngày về không khá hơn. Gần sáu tiếng chúng tôi mới về đến nhà.Về nhà vừØa soạn đồ ra khỏi valise, tôi vừØa nghỉ: sẽ không bao giờØ có lần thứ hai tôi đi Las Vegas coi pháo bông.
L.H.P
JAN 9th, 2003

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến