Hôm nay,  

Một Ngày Hạnh Phúc: Chuyện Láng Giềng

25/02/200300:00:00(Xem: 231195)
Người viết: DUY NHÂN
Bài tham dự số 3133-740-vb30225

Duy Nhân là tác giả đã được trao tặng giải thưởng đặc biệt
Viết Về Nước Mỹ 2002. Ông sinh năm 1947, cựu chuyên viên Ngân Hàng Quốc Gia, cựu thiếu uý QLVNCH. Nghề nghiệp tại Mỹ: assembler, hiện cư trú tại Chicago. Sau đây là bài viết mới nhất của ông về tình xóm giềng, tình gia đình tại Mỹ.

*
Thứ bảy nầy ông ODP không tới Câu Lạc Bộ 999 mà ghé nhà tôi. Ông nói:
-Tới đó vui thiệt nhưng gặp ông HO và mấy anh em khác nhậu quá, mình chịu không nổi. Tuần nầy phải trốn để xả hơi. VớI lại tôi và ông HO hình như không hạp. Nói chuyện nó chỏi chỏi thế naò ấy. Nhiều lúc ổng đá giò lái mình những cú đau điếng!
- Tính ổng vậy. Thôi, bửa nay mình tạm dùng bia để xã hơi vớI khô nai và cũ kiệu. Ok chứ- Tôi nói.
- Nhứt rồi còn gì.
- Mà sao ông tìm ra nhà tôi, hay vậy"
- Thì ông nói, ở xóm ông toàn là Mỹ, Xì, Ấn độ, Phi. Chỉ có gia đình ông là ngườI Việt. Ông lại thích hoa. Cho nên, tôi cứ nhắm nhà nào đàng trước có hoa, đàng sau có cà chua, bạc hà, rau muống, húng cây, tía tô, dấp cá, thì tôi vào.
- Tôi khen ông thiệt đó.
- Chẳng qua là tình quê, hồn nước thể hiện qua cây rau, ngọn cỏ nó dẫn dắt mình thôi.
- Tôi trồng những thứ đó, mỗI ngày chăm sóc mà có cảm tưởng như mình đang ở quê nhà. Nhưng rất tội, vì không chịu nổI cái lạnh của mùa Đông nên khi tuyết rơi thì chúng tàn lụi đi. Nhưng thật là kỳ diệu, khi mùa Xuân đến, thì nó hồi sinh mạnh mẽ tươi tốt trở lại.
- Thì cũng như dân tộc mình, có lúc cũng bị dùi dập dướI gót giày của quân xâm lược nhưng khi thờI cơ thuận tiện thì cũng quật khởi, chiến thắng vẻ vang...
Sau khi dã an vị ở sôpha trong phòng khách, ông ODP đảo mắt một vòng, rồi nói:
- Phòng khách của ông trông rộng rãi mà ấm cúng lạ.
- Có lẽ do cách bày trí đơn sơ chứ gì" Bức tranh trên tường sau lưng ông đó, được tôi mang từ Việt Nam qua. Có mấy con trâu với mái nhà tranh với làn khói trắng ẩn hiện sau luỹ tre, bên cạnh dòng sông êm đềm uốn khúc đó, gợI nhớ cảnh quê hương thanh bình một thuở. Ai nhìn cũng khen đẹp, nhất là ngườI Mỹ. Mãy cái trophy mạ vàng óng ánh ở góc trái sát tường kia là thành tích cờ vua của con trai tôi. Còn những bông tulip trong độc bình nầy là do tôi trồng trước nhà đó. Mùa nào bông nấy. Độ chừng tháng nữa, ông tới sẽ thấy hoa lay ơn nở không ham thì thôi.
- Sao nhà vắng vậy ông"
- Bà xã nhà tôi vừa mới đi chợ, hai đứa con đi học. Ở nhà một mình cũng buồn. Tôi định thả bộ ra ba số 9. May mà ông tớI đúng lúc.
Vừa nói, tôi vừa rót bia ra hai cái ly :
- Chỉ có hai anh em mình, trăm phần trăm cho đẹp đi ông.
Tôi và ông ODP cùng uống một hơi, cạn ly, tôi đề nghị:
- Giờ tôi và ông phân công: Ông uống cạn ly đầy, còn tôi thì rót đầy ly cạn ông chịu hôn"
- Sao ông khôn quá vậy"
- Nói chơi vớI ông thôi. Mình ở nhà chớ đâu phải ở ba số 9. Ông uống được bao nhiêu cứ tự nhiên, sao cho thoải mái thì thôi. Tôi uống ít lắm, ông biết chứ gì. Lúc nãy ông nói, ông và ông HO nói chuyện lúc nào cũng chỏi nhau. Tôi thì thấy khác. Một sự kiện, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt. Ông HO thì thich tả hiện tượng, những gì ông nhìn thấy, ông trải qua. Còn ông thì thích tìm hiểu, đi sâu vào bản chất của hiện tượng đó. Như tuần trước, ông HO nói về thiêng đường nứơc Mỹ, còn ông thì nói về phía bên kia của thiêng đừơng đó. Tôi nghe mà thích thú. Cả hai đều có lý, bổ xung cho nhau chứ đâu có gì mâu thuẩn. Ông cần ông HO, mà ông HO cũng cần ông, không tách rời được đâu.
- Ông nói thế chứ tôi thấy tôi và ông có vẻ hạp hơn.
- Sao ông biết"
- Thì ngườI ta nói, văn là người. Bài viết nào của ông đựơc phổ biến trên internet mà tôi không đọc. Lúc đầu tôi không biết Duy Nhân là ai. Sau mới biết là ông. Tôi thật là thiếu sót, có một ngườI bạn là nhà báo, là văn sĩ mà không biết.
- Báo vợ, báo con thì có. Mới viết có một vài bài mà văn vớI sĩ gì ông. Vả lại tôi chỉ viết những gì tôi nghe, tôi thấy và tôi sống hàng ngày. Tôi không tưởng tượng mà tôi cũng không biết hư cấu. Cùng lắm, tôi viết ra những gì tôi mơ ước, tôi tin tưởng là có thể làm cho đời sống nầy tốt đẹp hơn lên, vậy thôi. Dầu sao, tôi cũng muốn thưởng ông ly nầy, công ông khen tôi.
- Thưởng hay phạt đó"
- Tùy ông thôi. Nếu ông cho rằng ông đúng thì là thưởng, còn ngược lại, thì là phạt, chỉ một ly thôi.
- Tôi chịu ông luôn.
Cả hai cùng cười. Ông uống nửa ly bia, ăn miếng khô rồi hỏi:
- Khô ở đâu ngon thế.
-Một ngườI bạn về Việt Nam mớI qua đem biếu, nhiều lắm. Chừng nào ông về tôi gửI-cho một ít, nhậu đưộc lắm.
- Ông Nhân này.
- Gì vậy ông "
- Ở Mỹ nầy ngày nào cũng cầm búa, cầm kềm, mỏ lếch, mỏ hàn đến chai cả tay, mờ cả mắt thiếu điều muốn chết. Sao ông còn cầm bút được, hay quá vậy"
- Câu chuyện như thế này: Khi mới qua Mỹ chừng hai tháng, không hiểu vì lý do gì mà lỗ tai bên trái tôi bị nhức, đồng thờI phát ra tiếng ù dữ dội, tra tấn tôi suốt ngày đêm, khiến tôi ngủ không được. Sức khoẻ tôi hao mòn dần, thần kinh tôi bấn loạn vì căn bịnh quái ác mà bác sĩ không chửa dược. Ai có ở vào trường hợp tôi thì mớI biết tôi đau khổ như thế nào. Tôi nghĩ, nếu chết được thì sướng hơn ,và tôi có ý định tự tử. Một hôm đọc báo, không nhớ là báo nào, có một bài nói về một ngườI bệnh, hình như bị tai biến mạch máu não, bị liệt hầu như toàn thân nên chỉ nằm một chổ. Một số chức năng trong não bị tổn thương, nước miếng trong miệng lúc nào cũng tuôn ra, thấm uớt cả gối, cả áo. NgườI bệnh cho biết, phải chi nuốt được nước miếng của mình vào thì hạnh phúc biết bao. Nằm một chỗ, ông vẫn cố gắng hoàn thành được một tác phẩm, rồi chết. Sau khi đọc được bài báo ngắn đó thì tôi bừng tỉnh như người mù thấy lại được ánh sáng. Rõ ràng, tôi vẫn còn hạnh phúc hơn người trong truyện rất nhiều. Vậy thì tại sao tôi muốn chết" Nếu tôi chết thì tôi chỉ là kẻ hèn nhát vớI chính mình và vô trách nhiệm với vợ, con và biết bao ngườI khác. Từ đó, tôi bỏ hẳn ý định chết. Tinh thần tôi được nâng dậy. Tôi ngủ đưọc và sức khoẻ phục hồi dần. Ngoài ra, tôi tự hỏi: Tại sao mình không bắt chước ngườI trong truyện mà cầm lấy cây bút để viết, bất cứ điều gì. Ít ra, cũng để chứng tỏ rằng mình vẫn hiện hữu, và biết đâu, lại có ích cho đời. Thế là bài viết đầu tiên của tôi ra đời. Bài đó viết về một ngườI bạn đã chết trong trại cải tạo với tôi cách đây 25 năm. Bài viết khi được phổ biến trên Việt Báo.com thì được một ban kịch dựa vào soạn thành kịch bản, trình diễn trên sân khấu và quay video, phổ biến khắp nơi. Sau bài thứ nhất thì có bài thứ hai, thứ ba, cho tớI ngày nay. Có lẽ tôi vẫn còn viết nữa, viết mãi! Nuốt được nước miếng của mình, một phản xạ không cần điều kiện, vậy mà đã trở nên một khát vọng, một hạnh phúc không thực hiện được. Vậy thì tại sao, ông và tôi cũng như mọi ngườI chúng ta cứ tự cho mình là người kém may mắn, là ngườI đau khổ, cứ mãi than thân, trách phận mà không làm một điều gì đó có ích cho mình và cho người.
- Không ngờ một bài báo nhỏ đã ảnh hưởng đến cuộc đời và quan niệm sống của ông như vậy.
- Sự thật là vậy đó ông.
- Còn căn bệnh của ông"
- Tai tôi vẫn còn ồn liên tục, thỉnh thoảng lại nhức. Để quên nó đi, lúc nào tôi cũng phải làm một điều gì đó vớI sự tập trung cao độ. Đến sở thì làm việc không ngừng tay. Về nhà thì viết hoặc đọc sách, cho đến mỏi mệt mà thiếp đi. Nhiều lúc, tôi ngủ mà trên tay vẫn còn cầm quyển sách.
Trong khi tôi nói, ông ODP vẫn giử im lặng. Không biết ông nghĩ gì. Dường như mắt ông long lanh ngấn lệ. Tôi đứng lên, kéo màn cửa sổ. Ánh sáng chan hòa lùa vào phòng khách. Ông đến bên cửa sổ. Tôi chỉ tay về phía trước, nói:
- Ông có thấy cái building đối diện không" Building đó có 4 gia đình: ngườI Triều Tiên, ngườI Phi Luật Tân, ngườI Ấn Độ và Mỹ Đen. Còn building tôi đang ở thì có gia đình Mỹ trắng, hai gia đình Mexico và gia đình tôi. Giữa hai building là một bồn hoa hình tròn. Những bông tulip sang trọng đủ màu đó là do tôi trồng và chăm sóc hàng ngày. Trước đó, bồn hoa này bỏ phế, cỏ mọc um tùm. Có lẽ ai cũng nghĩ nó không là của mình, nên không ai dòm ngó tới. Ở đây, chỉ có tôi và gia đình ngườI Mỹ cùng building là thích hoa, còn mấy gia đình khác thì không. Thậm chí bà Phi Luật Tân trước nhà cũng không chịu tướI cỏ, để nó cháy khô. Nhiều lần police tới cảnh cáo đòi phạt. Tôi thấy vậy mới qua xem, sửa lại hệ thống nước, hướng dẫn bà mua dụng cụ tưới nên cỏ xanh tươi trở lại. Tôi cũng hướng dẫn bà trồng hoa. Mãy building bên cạnh thấy đẹp, trồng theo. Giờ đây, có thể nói khu này là khu có hoa, cỏ đẹp nhất vùng, lại yên tỉnh và sạch sẽ, giá nhà ở đây lên mà chóng mặt. Bà Mỹ ở cùng building của tôi rất khó chịu. Mỗi ngày có người đến bỏ báo cho bà. Một hôm, bà không thấy tờ Chicago Tribune đâu cả. Bà lấy giấy, viết bằng chữ in lớn, dán trong cửa nói: Người ở trong building này muốn coi báo thì đăng kí chứ đừng ăn cắp. Thấy bà có ý nghĩ không trong sáng và dùng chữ có vẻ khinh miệt người trong building, tôi gõ cửa nhà bà và nói: Báo của bà lạc đâu đó, hoặc là người giao báo hôm nay không đến chứ không có ai lấy báo của bà đâu. Ở building này, ai cũng tốt cả. Tôi nói thế nào bà cũng không nghe và quả quyết là có ngườI ăn cắp báo của bà. Tôi hơi bực mình, có ý sửa lưng bà và nói: Theo ý tôi thì bà dùng chữ take (lấy) tốt hơn là chữ steal (ăn cắp). Bà giận, đóng cửa cái rầm. Tôi nghĩ, chỉ có hành động mới có thể thuyết phục được bà này thôi. Thế là từ đó, mỗi lần hái rau, có trái cà, trái ớt gì tôi cũng biếu bà. Mỗi lần đi chợ tôi đều mua cho chồng bà nải chuối cau, loại chuối mà chồng bà rất thích mà không biết mua ở đâu. Mỗi khi làm chả giò hay đổ bánh xèo biếu người hàng xóm, vợ tôi không bao giờ quên bà. Bà khen thức ăn Việt Nam ngon. Không bao lâu bà thay đổI hẳn thái độ. Bà giúp tôi quy hoạch vườn hoa theo mùa. Bà hướng dẫn tôi trồng các loại hoa Tulip, Lily, Hyacinth, hoa Daffodil, hoa Arum, Italicum và nhiều loài hoa lạ khác của xứ lạnh. Giờ đây, bà rất vui vẻ, lúc nào cũng chào hỏi trước mọi người mà trước đây bà tỏ ra lạnh lùng. Kể cả khi chạm mặt ở cầu thang, bà cũng làm ngơ. Sáng nào uống cà phê tôi cũng qua nói chuyện và pha cho chồng bà một ly sữa, vì ông đang bệnh, nghe nói bị ung thư. Một hôm, ông té bất tỉnh ở cầu thang, lúc bà không có ở nhà. Tôi gọI 911 và đưa ông đi bệnh viện cấp cứu. Khi về nhà biết chuyện bà rất xúc động và nói cám ơn. Tôi nói, xin bà đừng bận tâm. Theo tập quán của ngườI Việt Nam, hàng xóm giúp nhau là chuyện bình thường. Tôi cố gắng giải thích cho bà câu tục ngữ “Bà con xa không bằng láng giềng gần” và nói đó chính là văn hoá Việt Nam. Nhiều lần, bà dùng chữ wonderful nói rằng không ngờ người Việt Nam tuyệt vờI như vậy và văn hoá Việt Nam humanitarian, nhân bản như vậy. Bà hỏi tôi có để ý những tấm bảng nhỏ đặt trước nhà người Mỹ không" Nào là NO SOLICITÌNG- không được lai vãng, WARNING- THIS IS A NEIGHBORHOOD WATCH AREA- WE CALL POLICE- Cảnh cáo, đây là khu vực có canh giữ- Chúng tôi sẽ gọi police, NO TRESPASSING- VIOLATORS WILL BE PROSECUTED-không được vượt qua-Ai vi phạm sẽ bị truy tố.
Tôi nói:
- Có phải ý bà nói những điều đó đã ngăn cản cá nhân này đến vớI cá nhân kia, nhà này đến vớI nhà kia, chứ gì"
Bà nói đúng vậy. Tôi nói thêm:
- Bên nước tôi, nhà nào cũng mở rộng cửa, thậm chí ở miền quê có nhà còn không có cửa. Nhà ở Việt Nam tuy nhỏ, nhưng lúc nào cũng sẵn sàng tiếp đón mọi ngườI (receive everybody with the open arms).
- Thật là không thể tưởng tượng được. Bà nói.
- Tôi rất tiếc, tiếng Anh tôi không đủ để giải thích cho bà hiểu hết mọi điều tốt đẹp của văn hoá Việt Nam.
- Tôi nghĩ rằng qua hành động của ông tôi cũng hiểu đựơc một phần...


Khi chồng bà nằm bịnh viện, thứ bảy nào gia đình tôi cũng mang hoa vào thăm. Ngày chồng bà mất, tôi báo tin cho các gia đình trong building và building đối diện biết, và cùng họ đến nhà quàng để chào vĩnh biệt chồng bà. Khi nói lời chia buồn, tôi nhớ đến câu ca dao: Bàu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, và nói với bà đại ý: Chúng ta mặc dầu khác nhau về nguồn gốc, chủng tộc, hoặc màu da nhưng cùng sống chung một building, cùng là hàng xóm láng giềng vớI nhau và cùng là công dân của nước Mỹ, nên cần phải đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn. Tôi thấy bà rơm rớm nước mắt. Có lẽ, đến giờ phút đó, bà đã hiểu thế nào là tình hàng xóm.
Sau biến cố ngày 11-09-2001 cũng như nhiều người khác, vợ tôi bị lay off. Giờ đã được bà Phi Luật Tân ở building đối diện giới thiệu vào làm cùng một bệnh viện gần nhà.
Khi tôi và ông ODP quay vào phòng khách thì vợ và các con tôi cũng vừa về tới nhà. Vợ tôi nói:
- Trưa nay có làm món mắm và rau. Luôn tiện mờI ông ODP ở lại dùng cơm vớI chúng tôi.
Con tôi thì vòng tay trước ngực :
- Thưa ba, thưa chú con đi học mới về.
Ông ODP hỏi chúng học lớp mấy. Tôi nói, đứa lớn sang năm ra trường, đứa nhỏ lên năm thứ hai đại học. Ông nói:
- Sống ở Mỹ cả chục năm nay, hầu như tôi không thấy trẻ nít nào còn giữ được lễ phép vớI người lớn như con ông. Mãy đứa bạn học của con gái tôi, mỗI khi gọi điện thoại lại, gặp tôi, chỉ nói trổng, không hề biết xưng hô, thưa gởi gì cả. Thay vì nói: Thưa bác, Minh có nhà không ạ, thì chúng nói Minh có nhà không vậy'- Thật là mất dạy. Còn mấy đứa cháu tôi nữa, tôi là bác, là chú, là cậu của chúng. Nhưng mỗi khi gặp nhau, chúng chỉ dòm dòm rồi bỏ đi. Chúng không hề biết giữa mình và chúng có mối quan hệ ruột thịt như thế nào. Đứa nào khá nhất cũng chỉ nói được một tiếng hay (hey) rồi thôi, còn tệ hơn những ngườI xa lạ, chào nhau ngoài đường phố.

Tôi tiếp lời:
- Mình trách bọn trẻ cũng tội. Chúng đâu có được sống ở thờI kỳ tiên học lễ, hậu học văn như tôi vớI ông mấy chục năm về trước. Môn đức dục và công dân giáo dục đâu có được dạy ở trường trung học Mỹ. Cha chúng thì quá bận rộn vớI cuộc sống, mãi lo kiếm tiền, còn đâu thì giờ để dòm ngó tớI chúng. Mẹ chúng thì đâu có biết: Ví dầu cầu ván đóng đinh. Càu tre lắc lẽo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắc con đi, con đi trường học, mẹ đi trường đờI, như ngoại của chúng ngày xưa. Chúng tớI Mỹ khi còn nhỏ hoặc sanh ra ở đây, tiếng Việt không rành. Cha mẹ của chúng chỉ nói chuyện vớI chúng bằng tiếng Anh, chúng đâu có cơ hộI để tiếp cận vớI văn hóa Việt Nam để biết, Nhân, Nghĩa, Đạo, Lý là gì. Còn sách vở viết bằng tiếng Việt thì chúng lại mù tịt. Vừa rồi, tôi có xem lại một cuốn băng thi hoa hậu dành cho mấy cô gái Việt Nam ở hải ngoại. Các em vào chung kết phải trả lờI một câu hỏi: MỗI ngày bạn sử dụng tiếng Anh để giao tiếp và làm việc vớI ngườI nước ngoài. Bạn nghĩ gì về tiếng Việt" Nhiều em trả lờI vớI giọng lớ lớ của ngườI nước ngoài nói tiếng Việt. Có em phải dùng tiếng Anh để trả lời. Thật là tộI nghiệp. Ngoài ra, còn một thực tế nữa, là nền văn hóa Mỹ dựa trên nền tảng tự do. Các em đã hấp thụ nền văn hoá đó từ nhỏ. Cha mẹ chúng, nhiều ngườI cũng bị ảnh hưởng sâu nặng, nên chủ trương cứ để chúng tự do mà không cần dạy dỗ, uốn nắn chúng vào một khuông phép nào cả. Không cần theo một nhân sinh quan, mà ngày xưa tôi và ông còn đi học gọI là kim chỉ Nam. Cũng không cần có một lý tưởng nào , nhất là khi chúng đủ 18 tuổi. Chúng muốn tiếp tục đi học hay nghỉ học để đi làm, đi chơi, đi lính đều được. MọI sự dạy dỗ đụng chạm đến tự do cá nhân của chúng đều là phạm pháp. Do đó, mớI có việc con cái gọI Police đến còng tay cha mẹ mình trong nhiều trường hợp.
Ông ODP tỏ ra không đồng tình:
- Những điều ông nói đã làm rõ một số điểm. Tuy nhiên, có hai việc tôi không thể nào chấp nhận. Một là, ngườI Việt Nam mà không biết tiếng Việt. BởI vì không biết tiếng Việt thì làm sao hiểu được lịch sử Việt, văn hóa Việt và yêu nước Việt" Đó là nói xa. Còn nói gần, khi những ngườI này về Việt Nam, chẳng lẽ mỗI lần muốn nói chuyện vớI bà con phải cần thông dịch viên, thì nó nhục nhã và chướng quá. Còn ngậm câm cái miệng hoài thì coi sao được " Điều thứ hai tôi không chấp nhận là, con cái mà ngỗ nghịch vớI cha mẹ. Nhiều lần, tôi nói vớI con tôi: Ba đẻ chúng mày được thì ba dạy chúng mày được, police ba không ke (care). Ba chấp nhận vào tù chứ ba không chấp nhận có con bất hiếu, mất dạy. Có ngườI cho tôi là cổ hủ, chỉ trích quan niệm cứng rắn của tôi. Nhưng tôi rất tự hào vì các con tôi đứa nào cũng ngoan và học giỏi. Còn những ngườI chỉ trích tôi thì con họ chẳng ra gì cả. Họ lại đổ thừa cho xã hội. Tôi hoàn toàn không đồng tình vớI những bậc cha mẹ không biết dạy con mà cứ đổ thừa cho xã hộI Mỹ. Tất cả là do mình, tại mình, chứ không tại ai cả.
- Còn tôi thì lựa chọn, hướng dẫn và khuyến khích con tôi đọc sách, càng nhiều càng tốt. Cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư từ Việt Nam mang theo lâu lâu phải đem ra đọc lại để không quên những bài học làm ngườI, những nguyên tắc ứng xử. Thí dụ Điều gì cha mẹ muốn mà mình không muốn thì cũng phải làm. Điều gì mình muốn mà cha mẹ không muốn, thì không làm.
- Ông Nhân này"
- Gì nữa vậy Ông"
- Trong một bài viết, ông có nhắc tới lời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cách đây hơn 40 năm rằng cuộc cách mạng kỹ thuật hiện đại sẽ đưa thế giớI vào một đờI dã man mớI nếu song song và cùng một lúc không có cuộc cách mạng tinh thần và, trong khi con ngườI thay đổi vũ trụ, không tự mình thay đổI chính mình. Ông nghĩ về điều này thế nào"
- Một sự thay đổi thái độ, một cuộc cách mạng tinh thần không những cần cho mỗI cá nhân, mỗI con ngườI mà còn cần cho mỗI nhà nước, từng tập đoàn nắm quyền cai trị nữa. Thí dụ, khi ngườI ta diễn tả sự không đồng tình về cái chủ nghĩa mà mình theo đuổi, cái cách quản lý mà mình áp dụng, khi ngườI ta bày tỏ ý kiến khác vớI ý kiến của mình thì xem ngườI ta là kẻ thù, là phản động. Rồi thì đàn áp, bắt bớ, tù đày người ta. Điều sai trái này cần phải được sửa đổI vì nó không là thái độ của con ngườI văn minh, ở thời đại văn minh. Thí dụ khác, khi người ta có nền văn hóa khác vớI nền văn hóa của mình, ngườI ta theo một tôn giáo khác vớI tôn giáo của mình thì coi ngườI ta là kẻ thù cần phải tiêu diệt bằng thánh chiến (crusaders) bằng chiến tranh khủng bố, để được lên thiêng đàng ngay, để được chiếm hữu 12 mỹ nhân sau khi chết. Những tư tưởng cực đoan loại đó, những đầu óc bệnh hoạn đó cần phải thay đổI, phải cách mạng vỉ nó không chỉ có khả năng biến xã hội loài ngườI trở lại thời kỳ dã man mà xã hội loài ngườI còn có nguy cơ bị tiêu diệt nữa.
Tôi thấy muốn cho cuộc sống này tốt đẹp hơn thì ngườI ta phải thay đổI nhiều lắm. Từ tiêu chuẩn đánh giá con người cho đến quan điểm về thành công, hạnh phúc, tiền bạc, về đức tin Tôn Giáo v.v... Trong các bài viết của tôi đều có bàn bạc, gợI ý những vấn đề này. Tôi cũng muốn người ta thấy được những nét đẹp của văn hóa Việt Nam, phong tục, tập quán, ca dao, tục ngữ Việt Nam. Một nhân sinh quan vững vàng cũng cần thiết như chiếc phao cứu sinh, giúp ngườI ta khỏi chết chìm trong dòng sóng Mỹ, trong nền văn hóa vật chất Tây Phương. Tôi muốn ngườI Việt dầu ở nơi nào trên thế giới, cũng yêu nước Việt hơn là nước mình đang sống.
Câu chuyện đang giữa chừng thì bị ngắt ngang bởi tiếng nói vợ tôi từ nhà bếp:
- Mọi việc đã xong, xin mờI quí vị chuẩn bị.
Tôi hỏi ông ODP có uống bia được nữa không. Ông nói uống từ sáng như vậy đủ rồi.
Khi mọI người đã ngồi vào bàn ăn, vợ tôi hướng về ông ODP nói:
- Xin mờI ông dùng bửa cơm rau nhà, mắm chợ vớI chúng tôi.
- Chị nói thế chứ mới thấy mùi thơm của mắm thì đã thấy thèm rồi. Món quốc hồn quốc túy mà từ khi sang Mỹ có được ăn bao giờ đâu. Trước đây, mỗI khi nấu thức ăn gì có nước mắm, bà xã tôi phải đóng cửa kín mít, vì sợ bay mùi sang nhà hàng xóm, ngườI Mỹ họ cồm len (complain).
- Còn bây giờ "
- Từ lâu rồi gia đình tôi không có cơ hội quây quần với nhau trong bửa ăn như thế này. Anh nghĩ coi, từ 4, 5 giờ sáng vợ tôi đã đi làm. Đến 7, 8 giờ con tôi đi học. Chỉ mình tôi ở nhà đến trưa, nấu đại món gì đó ăn qua loa rồi đi làm. Đến chiều thì vợ tôi về, lại ra thẳng tiệm nail. Chỉ có các con tôi ở nhà, chúng thường o-đờ (order) fried chicken hoặc Big Mac ăn chứ ít khi nấu cơm. Còn thứ bảy, chúa nhật thì bà xã tôi suốt ngày ở tiệm neo, cha con tôi lại đi ăn ngoài.
- Như tôi nói, ngườI mình cứ phải chạy theo tốc độ của cuộc sống vộI vã hàng ngày thì đâu còn thì giờ, kể cả cho việc nấu ăn. Ngoài ra, nhiều ngườI vì quá ham mê tiền bạc, như bà xã ông làm một lúc 2 job, dĩ nhiên là phải hy sinh nhiều chứ. Nhiều khi, lại phải trả giá và ân hận về sự lựa chọn của mình. Từ lúc qua Mỹ đến giờ là 6 năm, tôi chưa hề làm overtime lần nào cả. Tôi muốn dành nhiều thì giờ cho vợ, cho con và cho riêng tôi. Thứ bảy và chủ nhật cuối tuần, bằng mọI cách, vợ chồng con cái phải sum hợp nhau trong bửa cơm gia đình.
Ông ODP:
- Để duy trì truyền thống tốt đẹp của ngườI Việt mình trong nền văn hóa fastfood này, tôi thấy khó quá.
- Đúng vậy, nhưng mình phải làm. Nếu không dần dần mình sẽ mất đi tất cả. Trước đây, khi còn ở Việt Nam, tôi thấy bình thường. Nay sống ở Mỹ mớI thấy thấm thía. Đó là hình ảnh gia đình Việt Nam gồm có vợ chồng, con cái, đôi khi có cả cha mẹ, ngồi quây quần vớI nhau thành vòng tròn kép kín, xung quanh mâm cơm cũng hình tròn. Ở giữ mâm bao giờ cũng có đĩa nước mắm được pha chế vớI ớt, tỏi, chanh, đường. MọI thành viên trong gia đình đều chấm thức ăn của mình vào đìa nước mắm đó, cùng chia xẻ vớI nhau mọI ngon ngọt, cũng như đắng cay, chua chát, mặn nồng của cuộc đời. Trong bửa cơm, ngườI ta cũng kể cho nhau nghe những điều xảy ra trong ngày, niềm vui cùng sự lo lắng, để được chia xẻ, thông cảm và gắn bó nhau nhiều hơn. Đó là nét đẹp của văn hóa Việt Nam thể hiện qua việc ăn uống, giờ thì ít khi thấy được ở Mỹ này, cũng như không còn ý nghĩa gì nữa ở nước Việt Nam Cộng Sản, dựa trên duy vật biện chứng mà nói rằng việc ăn uống chỉ là động tác làm đầy bao tử, là thỏa mãn cái dạ dày.
Tôi và ông ODP vừa ăn cơm vừa nói chuyện khoảng hai tiếng đồng hồ. Ông nói sang năm, con gái tôi ra trường ông sẽ giớI thiệu vào làm ở công ty máy tính của ông. Ông khuyên con trai tôi hãy tiếp tục chơi cờ vua vì đó là môn thể thao trí tuệ rất thanh cao, tao nhả. Ông nói vớI con trai tôi-hãy cố thắng Mỹ để trả thù dân tộc. Tôi và ông cũng chơi hai ván cờ. Kết quả: 1-1. Khi chào chúng tôi ra về, ông nói:
- Thật là thú vị khi biết có một cộng đồng nhỏ nhiều sắc dân ở đây đang sống vớI nhau qua tình hàng xóm láng giềng theo kiểu Việt Nam.
Ông cảm ơn được biết quan điểm duy nhân của tôi ở nước Mỹ này. Ông nói, nếu mọI ngườI ý thức và sống trọn vẹn chức năng của con người gồm hai phần Tâm và Vật và sống hài hòa với ngườI xung quanh thì xã hội sẽ đẹp đẽ biết bao. Ông nói, con ông rất ít đọc sách. Ông sẽ khuyến khích chúng đọc nhiều hơn, nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng và lợI ích của nó qua kinh nghiệm của chính bản thân tôi. Ông cũng cám ơn vợ tôi, đã cho ông thưởng thức bửa ăn ngon với hương vị đặc biệt Việt Nam, được sống cái không khí đầm ấm, hạnh phúc của một gia đình Việt Nam, đồng thờI được nghe lại câu chuyện nét đẹp Việt Nam qua việc ăn uống. Ông cũng không quên cám ơn về bịch khô nai và bó rau mà vợ tôi đã gói sẵn cho ông mang về. Cuối cùng, ông nói như một lờI kết luận: Cám ơn Thượng Đế đã cho ông một ngày hạnh phúc.
DUY NHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,333,940
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Jenny, cô phóng viên Mỹ tuổi đời chưa quá 30.
Sau vài tháng đắn đo suy nghĩ và bàn bạc với con cái,
Đã có hàng triệu người Việt định cư tại xứ Mỹ này
Năm 1975, để bảo tồn Hội Dòng, những tu sĩ Dòng Đồng Công
Thay mặt các anh chị em nhóm Việt Bút, tôi đến tòa soạn Việt Báo nhận 35 quyển sách mới
Vào một ngày thứ Bảy cuối tháng 07/2019, các bác sĩ và y tá cùng nhân viên trong bộ phận Xứt Môi và Răng Hàm Mặt
Sân chùa Kim Cang đông tấp nập trong ngày lễ Vu Lan.
Về lại Cali năm nay, tôi nghĩ mình chắc sẽ có nhiều nỗi vui mừng, xúc động.