Hôm nay,  

"job" Nỗi Lo Và Niềm Vui Của "job"

27/01/200300:00:00(Xem: 115235)
Người viết: HẠNH LÂM
Bài tham dự số 3106-713-vb80126

Tác giả Hạnh Lâm, 59 tuổi, định cư tại Campbell, miền Bắc California, đã từng tham dự Viết Về Nước Mỹ. Bài mới nhất của bà lần này là một phiếm luận...

Người Việt Nam sang Hoa Kỳ hay nói nôm na là đi Mỹ, đều biết được tiếng "Chóp" (Job) là công ăn, việc làm, nghề nghiệp.
Mỗi khi chúng ta ra đường, hay đến các nơi hội họp, chỗ đông người hoặc gặp nhau trên phố. Câu hỏi đầu tiên đều biểu lộ sự lo lắng cho nhau, sự thể này thường có nhất trong giới tỵ nạn H.O như sau: "Anh đã có "chóp" chưa" Chị đã có "chóp" chưa" Làm già.ở đâu va ørồi tình tiết tuôn ra øôi vui lắmàhoặc lo lắm!
-Anh đi làm cá trong chợ cũng là có "chóp"
-Chị đi "babyseat" cũng là có "chóp"
-Các cháu sinh viên đi làm cho phòng mạch bác sĩ cũng đã có "chóp"
-Bác H.O dẫn các em cầm bảng "Stop" ngăn xe cũng là cái "chóp"
-Cậu kỹ sư vào hãng làm cũng có "chóp"
-Ông bác sĩ có phòng mạch cũng là có "chóp"
Thậm chí cậu đi giao bánh "bít đà" cũng là cái "chóp". Ngàn ngàn công việc mà ta đã tham gia giờ giấc, tay chân vào là đều được gọi đó là "chóp" cả!
Đồng bào Việt Nam ta rất phong phú về văn chương chữ nghĩa xưa nay, song cũng rất nổi tiếng là siêng năng, cần cù. Vì vậy, qua Mỹ đi làm lãnh đôla ra, so sánh với tiền cộng sản bên Việt Nam, nó to hơn nhiều lắm, vì vậy lại phát sinh ra chữ "cày", "đi cày" ám chỉ một hai công việc làm cực, hay có người siêng làm vì dễ kiếm "đôla" nên kham hai ba "chóp" cho một người nên gọi là "Cày".
"Cày" cũng có nghĩa "găng" lắm bà con ạ! Vì nợ "bill" đang chờ ta hàng đầu tháng cả nửa tá đến một tá, nên phải lo "cày". "Cày mệt nghỉ". Rồi chữ "cày" này nó cũng liên hệ từ "chóp" mà ra thôi.
Vậy khi ta có công ăn việc làm đầy đủ, "cày" ra tiền bạc dư dả cho đời sống, tạo dựng cơ nghiệp đầy đủ xe cộ nhà cửa linh tinhà nâng cao mức sống cho gia đình là nhờ "chop". Thì quả là "niềm vui" to tát cho chúng ta nhờ có "Job". Nhưng... than ôi!
Giờ đây tại "thung lũng hoa vàng" này, "chóp" đang biến thành một thảm họa cho bao nhiêu gia đình chúng ta! "Chóp" ơi, Job ơi! Sao mi nỡ bỏ ta đi chỗ khác chơi, Sao mi nỡ vậy "chóp" ơi.
Dở khóc, dỡ cười cũng vì "chóp".
Đi chợ cũng nghe xì xào "tôi phải bán nhà vì các cháu đã mất "chóp" từ sáu tháng nay rồi bác ạ!
Cậu kỹ sư nọ thì than thở: "Tôi phải move qua xứ khác bạn ơi, vì đói cả năm nay rồi!"
Còn đau khổ hơn, ông kia lang thang gặp bạn, họ hỏi nhau "sao lúc này trông cậu tệ thế"" ông kia trả lời: mất "chóp" , cô vợ yêu cầu bán ngay căn nhà, chia tài sản và dẫn con "goodbye" rồi!
Nền kinh tế Hoa Kỳ đang lúc gặp vận đi xuống, dù rằng báo chí hay truyền thông đều loan tin có hy vọng vào tương lai, nền kinh tế sẽ phục hồi xong đành chịu trong thời điểm này sự hoành hành về cái "chóp" sự đau khổ vì mất "chóp".


Nghĩ tới, nghĩ lui, cái "chóp" này quả nó quan trọng và đáng lo sợ là phải, như anh bạn trẻ kia, được tướng trẻ tuổi xong rất giàu có đến hai căn nhà. Xem ra có căn bản vững vàng" Vì vậy anh ta "cày" rất tốt, vô sở làm siêng năng cần cù lắm nhưng vô phước gặp lão "ma-na-dơ" (manager) đối xử hơi "tệ" mà cậu chàng cứ "OK" làm láng. Người bạn thấy ức quá hỏi: Sao cậu để nó xử thế mà chịu" Cậu chàng buồn bã trả lời bạn: "bù sịt" không vậy thì mất mẹ nó cái "chóp" thì lấy đâu ra tiền lương mà trả "bill" hai căn nhà.ø
Thật đau! Quả là vì cái "chóp" (Job) mà chịu đựng.
Thế thì quý vị đã thấy rõ: chúng ta đang đau khổ lo buồn vì "chóp""
Trái lại cũng có người được hưởng tràn trề sung sướng về tiền bạc tiếng tăm nhờ vào "Job" như các tài từ điện ảnh quốc tế có tay cũng đang "hái" ra bạc triệu, vì nhờ ăn khách, diễn xuất tài tình thì đó là "Niềm vui" về "Job" vậy"
Các cầu thủ "Football" cũng có đội vang tiếng, thì cũng tiền thâu vô ngon lành như các pha ngoạn mục trên sân cỏ, rồi họ có tiền nhiều họ cũng "vui mừng" vì cái "chóp" của họ đó.
Job mất thì nhà cửa, xe cộ cũng bay ráo! Chưa kể cái 'chóp" còn là một thiệt hại to tát cho ta, vì nó cũng là "quyền lợi" của chúng ta những người dân sống ở Hoa Kỳ.
Vì khi mới đến đất Mỹ lần đầu đi học ESL tôi còn nhớ bà giáo tôi có khuyến khích chúng ta nên vay nợ, mượn nợ, "xài" nợ vì xứ Mỹ là xứ khuyến khích chúng ta thiếu nợ, mà đừng "sợ" nợ. Vì cái gì cũng có trong tầm tay mơ ước phải không bà con" Từ bộ sofa cũng mua góp, cái máy hút bụi cũng trả góp, tủ lạnh, máy giặt. Nói chung là từ căn nhà xuống đến những gia dụng nhỏ trong nhà đều được mua góp cả. Vì vậy "Job" là một sự quan trọng vì cũng từ "chóp" có chóp mới được. Rồi từ đó ăn mầm, mọc rễ ra từ Job có thêm cái "credit". Thư từ gởi đến tấp nập cho chúng ta mượn nợ, vay nợ..credit card, visa, mastercardàôi vân vân và vân vân phải cũng từ Job mới "good" không" Nếu ta bét "credit" thì làm ăn gì được nữa.
Shopping chị em ta ưa thích sắm thì phải good "chóp" nhé!
"Chóp" Job là quan trọng trong đời sống mỗi chúng ta.
Hôm nay mùa giáng sinh đến với bà con, dù trong kinh tế khó khăn mất "chóp" lan tràn nhưng không khí giáng sinh vẫn tong bừng nhộn nhịp, tôi đã rảo một vòng quan sát dưới tầm mắt tôi từ các khu shopping, Bắc Cali đến khu Phước Lộc Thọ của miền Nam Cali, đồng bào vẫn tưng bừng mua sắm, đèn hoa, kết trương đủ mọi kiểu, mọi hình, chan hòa rực rỡ trong bóng đêm.
Đó cũng biểu lộ được tấm lòng tin kính và quan tâm đến đấng "Jesus".
Thưa quý vị,
Tóm lại tôi xin viết lên trang báo những khía cạnh những sự thể tâm trạng của cái "chóp" để thông cảm, chia xẻ nỗi lo, nỗi buồn mà tôi nghĩ "nó" đang là cái "mụt" nhức nhối lắm cho chúng ta! Trong thời điểm khó khăn cùng cống hiến quý vị ít phút vui buồn dí dỏm của chữ "chóp" mà đồng hương ta hay nhắc đến.
Vì quả thật cái "Job" là một mối lo âu hàng đầu của chúng ta quý vị ạ, vì tôi còn nghe họ kháo nhau rằng ở San Jose còn gọi là "thung lũng điện tử" mà bây giờ cứ một trăm căn nhà thì có đến ba bốn chục căn là bị ngân hàng kéo rồi! Ôi đau khổ quá!
Cái "chóp" của chúng ta sẽ vui hay buồn lo, đều tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh còn "Job", hay mất "Job" mà thôi.
Trân trọng chấm dứt.

Hạnh Lâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,985,821
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.