Tác giả tên thật là Trương Tấn Thục, 76 tuổi, đã về hưu, hiện cư trú tại Fresno, California. Lần đầu viết về nước Mỹ, ông góp bài “Nước Mỹ Không Phải Của Riêng Ai.” Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
*
Dịp lễ Giáng Sinh vừa qua, tôi lên San Jose để thăm một người bạn, ông LĐĐ, một cựu giáo sư tại Đại học Huế. Sau khi hàn huyên tâm sự về việc sinh hoạt của đoàn thể, ông ấy hỏi tôi: Anh có biết thiếu úy Hoàng Thành Đạt không" Cậu ấy là học trò cũ của tôi đấy! À, mà có lẽ, cậu ấy thuộc các khóa đàn em xa quá, không chừng anh không biết anh ấy cũng nên.
Câu chuyện về Thiếu Uý Đạt tôi được nghe bạn kể như sau:
Đạt la øTrung đội trưởng của một đơn vị Dzù, tham dự cuộc hành quân lớn nhứt của Miền Nam, Lam Sơn 719, vượt biên sang Lào. Đơn vị của cậu ấy, những ngày đầu, đoạt được nhiều chiến thắng thật vẽ vang, nhưng những ngày sau đó, cộng sản Bắc Việt, tung toàn lực trừ bị từ bắc vĩ tuyến vào để hiệp cùng các đơn vị đang có mặt tại chiến trường Miền Nam, phản công mãnh liệt, nên lực lượng vượt biên của ta bị tràn ngập (*). Hoàng Thành Đạt đã chiến đấu anh dũng cho tới lúc sức cùng lực kiệt. Cậu ấy bị thương gảy chân trái và bị cộng quân bắt được tại chiến hào ở căn cứ Tchépone. Chúng băng bó vết thương cho cậu và đưa về "Trạm Phẩu Thuật", nhưng khi đến được đây thì đã muộn mất rồi! Họ phải cắt bỏ phần thối rữa của vết thương.
Năm đó, tuy rằng chúng không hoàn toàn tôn trọng Qui ước Quốc tế về Tù Binh, nhưng vì mục tiêu chính trị, để tuyên truyền. Cộng sản Bắc Việt, bề ngoài xử sự với những quân sĩ của Miền Nam bị chúng bắt tại mặt trận như Tù Binh, để hy vọng quốc tế sẽ không lên án chúng là vô nhân đạo.
Sau ngày chiếm được Miền Nam, cộng sản qui tất cả họ là "ngụy," mà không còn phân biệt là tù binh hay trình diện, cùng giam giữ họ chung với nhau, và được gán cho danh xưng mỹ miều là "Cải Tạo."
Hơn bảy năm bị cộng sản đày đọa, chúng tôi được phóng thích. Tôi- người kể chuyện - được may mắn nhiều hơn. Tuy thân hình của tôi tiều tụy nhưng vẫn còn đầy đủ, trong khi đó anh Đạt bị mất đi một chân. Tôi về đến nhà thì vợ con ra đón mừng như người về từ cỏi chết, còn Đạt thì không được như vậy. Nhà cửa của anh trước kia, nay do gia đình một sĩ quan của quân đội Bắc Việt (họ gọi là Giải Phóng) chiếm ngụ. Nhiều gia đình hàng xóm cũng lạ hoắc, đa số nói giọng miền ngoài. Nhờ còn sót lại một gia đình duy nhứt đó là bà Bán Cháo Lòng. Đạt đến hỏi thăm thì được bà ấy cho biết là vợ con của anh đã đi Mỹ trước khi Sài gòn bị lọt vào tay cộng quân (30-4-1975). Đi với ai, bằng cách nào, bà ấy không biết!
Thất vọng! Đạt cố lê người ra vệ đường, mong tìm được lòng thương xót của người qua đường giúp cho qua cơn dạ dày hành hạ. May thay, một người đàn bà đứng tuổi, vừa đi qua, thấy hoàn cảnh của Đạt, bà ta hỏi: Có phải ông vừa được họ tha cho về không" Đạt ngạc nhiên hỏi lại: Sao bà biết" Người đàn bà đáp: Đa số những người đi cải tạo, lúc còn ở trong trại thì không được thăm nuôi, lúc về thì không nơi nương tựa vì vợ đã có chồng khác hoặc đã vượt biên. Nói xong, bà dúi vào tay Đạt một ít tiền, đủ lót dạ thay cho bữa cơm chiều. Đạt mua ổ bánh mì thịt, ngồi tựa lưng vào gốc cây ở vệ đường, thưởng thức một món ăn thật là bình dân mà hơn mười năm trước, ngày nào Đạt cũng ăn món "cơm tay cầm" nầy trong những lúc không thuận tiện nấu nướng. Một bát nước trà quế, đưa tiển mẩu chót bánh mì xuống dạ dày xong, thức ăn làm cho anh buồn ngủ. Anh thiu thỉu và chợt nhớ là...
Anh được cái giấy phép bảy ngày để cưới vợ. Ba ngày đầu là lo thu xếp mọi bề cho một đám cưới của anh và Loan, một cựu nữ sinh Nguyễn Bá Tòng, cùng học một lớp với anh ngày trước. Sau khi anh thi rớt Tú Tài II, anh phải vào Thủ Đức và khi mãn khóa, anh tình nguyện về Sư Đoàn Dzù. Còn Loan theo học lớp Việt Mỹ rồi đi làm cho hãng RMK của Mỹ. Ba ngày phép còn lại, chỉ đủ thì giờ để thu xếp mọi việc cho Loan ở nhà với ba má anh, rồi anh sẵn sàng trở lại đơn vị. Lúc anh đang hành quân ở vùng hỏa tuyến, anh nhận được thơ của Loan, vợ anh, cho biết nàng sinh được một đứa con gái. Anh xin phép về thăm vợ sinh con, nhưng đơn vị không chấp thuận vì tình hình đang khẩn trương.
Ngày 30 tháng 1 năm 1971, khi Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đang dõng dạc tuyên bố trên hệ thống truyền thông Việt-Mỹ tại Khe Sanh rằng: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khởi thế công thì anh Đạt có mặt tại một bãi đáp (Landing zone) của căn cứ đó, sẵn sàng lên một trong 150 trực thăng UH1D của Hoa Kỳ, trực thăng vận các Sư Đoàn Dzù, Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Biệt Động Quân v..v., để đổ bộ lên các cao điểm dọc Quốc Lộ 9 (Đông Hà, ViệtNam - Tchépone, Lào). Còn Thiết Giáp và đại pháo xuất phát từ Khe Sanh, tiến thẳng qua Lào theo quốc lộ nầy.
Cuộc tiến quân sau cùng bị cộng quân tràn ngập. Đơn vị của Thiếu Uý Đạt tan ra.õ Những tiếng nổ của bộc-pha (bengalore) do quân Bắc Việt xử dụng để phá rào kẽm gai - thứ mà Việt Minh từng xử dụng lúc tấn công các căn cứ của Pháp ở Điện Biên Phủ - đã làm cho Đạt tỉnh giấc.
Cuối cùng, Đạt tìm cách về Long An, quê vợ của anh. Tại đây, anh mới vỡ lẽ là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã báo cáo anh tử trận ngày 04 tháng Hai 1971 tại căn cứ Tchépone. Họ cấp tiền tử tuất cho vợ anh. Vợ con của anh đã thọ tang anh và sau khi ngưng bắn hồi tháng Giêng 1973, Loan dẫn đứa con gái theo chồng về Mỹ. Không một ai bên vợ anh biết rõ tông tích người chồng sau nầy của Loan. Họ đoán, có thể chồng của Loan là một người làm việc cho hãng thầu RMK của Mỹ. Và lúc đó thì chỉ có nhân viên của sở Mỹ mới được phép đưa thân nhân của họ về nước mà thôi.
Chiến dịch Nhân đạo - Humanity Operation - vừa được ban hành, đã thúc đẩy Đạt xúc tiến thủ tục nhanh chừng nào, tốt chừng đó để anh qua Mỹ, tìm đứa con gái của mình. Nhờ thân nhân và nhất là bạn bè giúp đở, nên bao khó khăn đầu tiên (= tiền đâu) anh đều vượt qua trót lọt. Anh cũng thừa biết là giờ đây, mọi sự đã an bài; hơn nữa với thân tàn ma dại, anh không mảy may hy vọng để đoàn tụ với vợ con. Niềm ao ước duy nhứt của anh là được nhìn thấy tận mắt đứa con gái thân yêu của mình, được ôm nó vào lòng và nhứt là được nghe nó gọi tiếng ba là đủ quá rồi. Vì tương lai của vợ con anh, anh không được phép quấy lên sự yên tỉnh tâm hồn của họ.
Trước khi chào tạm biệt, ông bà nhạc của Đạt có cho anh địa chỉ và số điện thoại của vợ con anh tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Nhưng anh khẩn khoảng xin ông bà nhạc của anh là đừng thông báo cho vợ con của anh, tin tức nào liên quan tới anh còn sống và đang lập thủ tục sang Mỹ. Sở dĩ anh phải làm như vậy là dù sao vợ của anh cũng đã trải qua một thời gian đau khổ khi được tin anh tử trận. Bây giờ, coi như mọi việc đã an bài.
Đạt thấy bầu trời Mỹ đẹp quá! Lòng người nhân hậu quá! Một xã hội đầy ắp những tinh hoa để những ai tự trọng và quyết tâm chọn cho mình một lẽ sống. Không cần phải "lý tưởng hóa" nầy nọ mà chỉ cần thực sự Dấn Thân. Tôi tự hỏi: Bao giờ thì "Đất Nước Bốn Nghìn Năm" của tôi mới mới bước vào được ngưỡng cửa như thế nầy"
SONG TRANG