Hôm nay,  

Tạ Ơn

31/12/200200:00:00(Xem: 139159)
Người viết: ÔNG VĂN QUYỀN
Bài tham dự số: 387-696-vb21230

Tác giả cư trú và làm việc tại Westminster, nghề nghiệp điện tử. Đây là bài viết thứ hai của ông, được viết với chân tình của người chồng, người cha.

Ngày xưa ỏ quê nhà khi còn thơ ấu , tôi thường nghe mẹ tôi nói
-Mẹ phải chịu đựng biết bao khốn khó, nhọc nhằn trong suốt thời gian cưu mang con trong bụng mẹ
-Mẹ phải banh da xẻ thịt để sinh con ra
Rồi khi lớn lên tôi vẫn thường nghe người ta nói đến việc sinh đẻ của người phụ nữ, tôi chỉ có thể hình dung được cái đau đớn ấy, khi mẹ tôi sinh tôi ra, và nghĩ đó chẳng qua cũng chỉ là định luật của tạo hóa, làm người đàn bà thì tất phải sinh đẻ khi có chồng .
Thời gian thấm thoát trôi qua, tôi lớn lên và lập gia đình, rồi đến ngày, một ngày mà chúng tôi chờ đợi sau hơn chín tháng .
Ngày 02 tháng 6 năm 1998, khoảng 4 giờ sáng, đang còn say ngủ, bổng tôi nghe vợ tôi kêu khẽ
-Anh ơi dậy đi, đưa em đi nhà thương
Tôi lồm cồm ngồi dậy, thì vợ tôi tiếp
-Nó ra nước lâu rồi, em mới tắm rửa xong, mà chưa nghe đau bụng
-Em có muốn ăn gì không "
Nói rồi tôi vội đi đánh răng rửa mặt, rồi nấu cho vợ tôi miếng mì, vì tôi thường nghe người ta nói, ( trước khi đi sinh, thì nên ăn một chút gì đó để cho có sức khỏe ) . Sau
khi vợ tôi ăn qua loa, tôi đưa vợi tôi ra xe, đem theo túi sách nhỏ, chỉ có ít đồ dùng như khăn và vài bộ đồ cho con tôi .
Chúng tôi vào tới nhà thương thì gần 5 giờ, lúc nầy vợ tôi chỉ đau bụng chút ít, sau khi được cô y tá cho thay quần áo và khám sơ cái bụng bầu của vợ tôi, cô rất niềm nở, vui cười với vợ tôi, rồi để vợ tôi nằm trong phòng chờ đợi . Lòng tôi cứ mãi nôn nao, hồi hộp, lo âu, không một chút an ổn, vợ tôi đã bắt đầu đau bung, tuy rằng chỉ rên khẽ, nhưng tay chân thì co rút, tôi biết vợ tôi đau nhiều lắm, không biết làm thế nào để chia sớt cái đau đớn ấy cùng với vợ mình, tôi cứ mãi ve vuốt, và cầu nguyện cho vợ tôi sớm qua được cơn đau đớn ấy, người y tá vẫn thường xuyên ra vào thăm lom và theo dõi tình trạng của vợ tôi .
Cứ như thế, vợ tôi cầm cự với cơn đau cho đến 9 giờ 30 sáng cùng ngày, thì cô y tá cho hay là vợ tôi sắp sinh .
Tôi không biết gì về việc sinh đẻ của người phụ nữ trên đất mỹ nầy, cứ tưởng họ sẻ đuổi ra và không cho vào phòng sinh như ở Việt Nam, nhưng không, thay vì đuổi tôi ra thì cô y tá lại trao cho tôi chiếc áo rồi bảo tôi mặc vào, cô làm những cử chỉ có vẻ vội vã lắm, rồi thì gọi điện thoại cho Bác Sĩ biết để đến phòng sinh, cô lo làm những công việc của cô, như một bài học thuộc lòng, cô sắp xếp thứ tự những thứ cần thiết để chuẩn bị cho việc sinh đẻ, một cách thật ngăn nắp . Tôi thì cứ vẫn bên cạnh vợ tôi, cố gắng làm những cử chỉ để san sẻ với vợ mình trong nỗi đau ấy, sau thời gian ngắn, người bác sĩ sản khoa đến, cũng là lúc vợ tôi dang trong cơn đau oằn oại trên giường sinh, người bác sĩ thay đồ xong là bắt tay ngay vào công việc .
Họ chỉ cho tôi nơi đứng và cách nắm tay vợ tôi thế nào, để gọi là giúp sức cho vợ tôi, đây là đứa con đầu, nên vợ tôi chẳng biết một chút gì trong việc sinh đẻ .
Người bác sĩ chỉ cho vợ tôi cách rặng đẻ, người y tá hỗ trợ bằng cách dùng tay đẩy bụng của vợ tôi như để tiếp sức khi vợ tôi rặng, rồi người bác sĩ bảo vợ tôi rặng, theo nhịp đếm của ông ta, cứ như thế đảo đi, đảo lại cả mấy lần, vợ tôi vẫn chưa sinh được .
Tôi thông cảm được cái đau đớn mà vợ tôi cưu mang, nhưng tôi đâu giúp được gì ngoài những lời an ủi và khuyến khích, trong phòng có máy điều hòa không khí, mà vợ tôi thì đã đổ mồ hôi, như thế cũng đủ biết là đau đến như thế nào .


Sau vài lần nữa cố gắng, cuối cùng, đứa con gái của tôi cũng đã được đưa ra khỏi bụng mẹ trong tiếng khóc tu oa, như có nhiều giận dỗi và tức tưởi, lòng tôi thật vô cùng vui sướng, tôi không thể diễn tả được bằng lời trong nỗi vui mừng ấy sau những lo lắng khôn cùng cho vợ tôi, vợ tôi lúc nầy như lả người đi, trông có nhiều mỏi mệt, nhưng trên nét mặt có nhiều niềm được hiện lên trong cơn mỏi mệt đó, sau khi đem con tôi ra, người bác sĩ trao nó cho người y tá, cô quấn con tôi vào chiếc khăn nhỏ rồi để tạm trên bụng vợ tôi một chút, sau đó cô đem qua bàn lau sơ rồi để lên bàn cân, đo, có đèn sưởi ấm, sau khi làm những công việc ấy, cô đeo vào cổ chân con tôi một vòng có số, tên mẹ, rồi trao cho tôi một chiếc mang vào cổ tay và cho biết để tôi dễ dàng vào ra nhà thương thăm vợ và con tôi trong thời gian vợ tôi còn trong nhà thương .Cô trao con tôi cho tôi bồng trong lúc cô lay hoay thu dọn phòng sinh, đến khi xong, cô đặt con tôi vào chiếc nôi để đưa con tôi đi khám tổng quát đầu tiên, và bảo tôi đi theo nếu muốn .
Cô y tá đưa con tôi đến một vị bác sĩ khác, họ khám mắt tai mũi họng, khám tay chân xem có bình thường không, họ làm một cách thật gọn gàng, sau cùng người bác sĩ nầy chích cho con tôi một mũi thuốc rồi tiếp tục đẩy con tôi đi, họ nói là đi tắm rồi để trong phòng em bé để y tá và bác sĩ theo dõi sức khỏe của em bé, giai đoạn nầy họ không cho tôi theo nữa, tôi phải trở lại nơi vợ tôi đang nằm, đến khi họ hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ, rồi cho vợ tôi xuống phòng nằm tịnh dưỡng .
Sau hai ngày, vợ có chút bình phục sức khỏe, con tôi thì ăn ngon ngủ ngon, tôi được người y tá bảo đến văn phòng làm giấy xuất viện cho vợ, được họ đưa vợ con tôi ra đến tận xe, rồi chúng tôi cùng về trong một không khí vô cùng phấn khởi, vui tươi . Tôi bổng thấy mình như có muôn vàn hạnh phúc bên người vợ thương yêu và đứa con gái mụ mẫm mà tôi hằng ao ước .
Nhờ có những cơ may, được nhìn tận mắt sợ đớn đau của vợ mình trong việc sinh đẻ, có lẻ người đàn ông sẽ có nhiều cảm thông và thương yêu vợ mình nhiều hơn. Còn nơi quê nhà, có lẻ vì tập quán, hay vì sự kín đáo gì đó, người đàn ông không nhìn được tận mắt, để chia sớt niềm đau với người phối ngẫu của mình trong cảnh sinh nở.
Xin tạ ơn nước Mỹ, đã cho tôi được đến và hội nhập vào cuộc sống mới của một đất nước tự do, và đặc biệt là đã cho tôi được chứng kiến và nhìn thấy sự đau đớn của người đàn bà đã banh da xẻ thịt để sinh ra người con, mà họ đã cưu mang .
Không giống như khi còn ở quê nhà, tôi thường thấy người phi nữ mang bầu, khi đến ngày sinh nở, có người chỉ một mình đơn độc xách gói đi đến nhà thương, để rồi trong nỗi đớn đau vô vàn đó, bên cạnh họ không có lấy một người thân, nhất là người chồng yêu thương của họ.
Rồi với tình yêu thương mà tôi dành cho con gái tôi, có nhiều chiều chuộng hơn là đứa con trai, cho nên trong sinh hoạt gia đình vợ tôi thường hay nói đùa với tôi
-Sao anh trọng nữ khinh nam vậy "
-Thì mai sau khi lớn lên, làm thân con gái có lẻ phải chịu nhiều đắng cay hơn, cho nên tôi cho nó nhiều tình yêu thương hơn, chỉ có vậy thôi
Trên đây chỉ là ý nghĩ của riêng tôi .
Tạ ơn nước mỹ một lần nữa, đã tạo cho tôi có những cơ may để hồi tưởng về người mẹ, đã từng banh da xẻ thịt để sinh tôi ra, mà đã hơn nửa đời người tôi mới được chứng kiến, sự sinh đẻ của người phụ nữ, tôi thắm thía được nỗi đớn đau mà từ bấy lâu nay, tôi chỉ có một chút hình dung trong muôn ngàn đau đớn, trong việc cưu mang và sinh đẻ .
Tạ ơn mẹ đã cưu mang và sinh dưỡng để cho con có được một hình hài nguyên vẹn của con người, cho con có được ngày hôm nay.
Tạ ơn người vợ yêu quí của tôi, đ Tôi không thể đau thế cho vợ, nhưng có lẻ vợ tôi hiểu cho người chồng đã san sẻ trong tinh thần những đớn đau khi sinh nở .
- Tạ ơn nước Mỹ, đã cho tôi có được cơ may nhìn thấy nỗi đớn đau oằn oại của người phụ nữ trên giường sinh .
- Tạ ơn Mẹ, đã cưu mang sinh dưỡng cho con có tấm hình hài nầy .
- Tạ ơn em, người vợ yêu quí của anh, đã cưu mang và chịu đựng những đau đớn, đắng cay, để sinh ra cho tôi những đứùa con mụ mẫm xinh xắn, vun đắp yêu thương hạnh phúc cho gia đình.
Westminster, Ngày 22 tháng 12 năm 2002
Ông Văn Quyền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,689,083
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến