Tác giả Trần Quốc Sỹ sanh năm 1952 tại Nam Định, Việt Nam. Di cư vào Nam năm 1954, từng phục vụ trong Không Quân Việt Nam. Định cư tại Nam California từ 1975. Nghề nghiệp: Kỹ sư cho Rainbow-Mykotronx Inc. Torrance. Tới với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm thứ nhất, ông Sỹ đã liên tục góp nhiều bài viết sống động, giá trị, và là tác giả có bài viết được trao tặng giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2002. Đặc biệt, để trợ giúp bất vụ lợi cho ‘phong trào Viết Về Nước Mỹ” ông Sỹ cũng từng góp nhiều công sức, trực tiếp giúp việc sắp xếp, sửa lỗi bài vở trước khi ấn hành. Bài viết mới nhất của ông dành cho mùa giáng sinh gồm hai phần, cho hai kỳ báo.
Câu chuyện sau đây đã xảy ra trong mùa lễ Giáng Sinh năm 1972, khi tôi đang còn thụ huấn tại căn cứ Không Quân Keesler, thuộc tiểu bang Mississippi. Ba mươi năm đã qua nhưng tôi tưởng chừng như chuyện mới vừa xảy ra hôm qua. Tất cả như khúc phim quay chậm trong trí óc tôi. Xin được ghi lại đây như một món quà, một lời chúc bình an nhất trong mùa Giáng Sinh năm nay, gởi đến tất cả mọi người Việt Nam đang sống trên đất lạ, quê người.
***
Chúng tôi đến Keesler Air Force Base vào tháng 12 năm 1972, khi mọi người đang chuẩn bị đón lễ Giáng Sinh và mừng Tết tây. Một tuần trước lễ, tất cả quân nhân Hoa Kỳ trong căn cứ đều được hai tuần phép để về xum họp với gia đình. Trong khi đó, tuy cũng được nghỉ học hai tuần, những quân nhân Việt Nam du học xa nhà như chúng tôi lại phải mừng Giáng Sinh trong căn cứ.
Trời đã vào đông, những cơn gió rì rào mang theo cái lạnh buốt giá, thấm sâu vào tận tâm hồn của những kẻ xa nhà. Keesler bỗng dưng vắng lặng, đìu hiu. Hàng cây trụi lá hai bên đường trông buồn thảm chi lạ. Bỗng dưng tôi nhớ nhà vô hạn, nhớ người yêu nhỏ bé, nhớ đám bạn thân, nhớ cà phê Cheo Leo, nhớ những nẻo đường Sài Gòn đầy lá me bay.
Nhóm mườI hai của chúng tôi, tất cả đều cùng tâm trạng, ngoại trừ Thái và Thiện. Thái được tên roomate của nó rủ về với gia đình của hắn ở Nashville, Tennesse. Riêng Thiện, hắn được một cô tóc vàng bắt cóc về New Orleans, Louisiana. Cái thằng coi vậy mà hên tệ.
Hôm đó là sáng thứ bảy, vài ngày trước Giáng Sinh, tôi họp anh em lại:
- Ê tụi bay, lễ lạc tớI nơi rồi mà chỉ còn lại mấy anh em chúng mình. Tao nghĩ mình phải làm cái gì để mừng lễ Noel. Ai có ý kiến gì không "
Vũ lên tiếng:
- Còn phải hỏi. Truyền thống muôn đờI, nhậu một bữa cho đã. Thằng nào đồng ý dơ tay.
MọI ngườI đều dơ tay đồng ý.
Hải đề nghị:
- OK, tối nay, 6 giờ tại phòng tao. Phòng tao gần restroom, lỡ thằng nào muốn cho "chó ăn chè" còn chạy kịp. Chỉ còn mườI mống. Thằng Thái đi Tennesse, còn thằng Thiện đi du hí New Orleans rồi. Đứa nào muốn rủ thêm mấy thằng khoá trước, tự ý. Bây giờ thằng nào đi chợ mua bia và rượu, còn thằng nào mua mồi "
Tôi phân công:
-Thằng Tài, mày thâu tiền anh em, rồi mày vớI thằng Chiến và thằng Bảo đi mua bia và rượu. Tao, thằng Hải, thằng Vũ, thằng Dũng và thằng Bình đi câu cua, thằng Khanh và thằng Tiến lo ly chén. Nhớ kiếm thêm cái nồi lớn để luộc cua.
Bình hỏi:
-Câu cua "
Tôi nói:
-Ừ, câu cua. Tao biết con sông ở sau căn cứ nhiều cua lắm. Tao vớI thằng Hải mớI khám phá ra. Bảo đảm, tụi bay sẽ có một bửa nhậu bá cháy. Bây giờ tao vớI thằng Hải đi mua đồ làm đồ nghề câu cua, thằng Bình, thằng Vũ và thằng Dũng chờ tụi tao về, rồi mình bắt tay vào việc.
Phía sau căn cứ là một dòng sông rộng, tôi không biết có phải là dòng Mississippi nổI tiếng hay không. Chỉ biết rằng nó rất rộng, bên này nhìn thấy bờ bên kia nhưng xa tít. Hôm tuần trước, tôi và Hải tình cờ khám phá ra chuyện câu cua khi tôi và nó đang bách bộ dọc theo bờ sông. Chúng tôi gặp vài đứa trẻ con Mỹ, độ mườI hai mườI ba, mỗi đứa cầm một cái cần câu dã chiến (một nhánh cây, đầu cột một sợi dây cước và cái móc câu). Mấy đứa nhóc Mỹ móc một ít mồi vào lưỡI câu rồi thả dây xuống nước. Không đầy một phút, sợI dây cước rung mạnh và một con cua bám mồi. Cái mánh của việc câu cua là chỗ bắt nó trước khi kéo nó lên khỏi mặt nước, vì nếu cua bị kéo lên khỏi mặt nước, nó sẽ nhả mồi và rơi lại xuống sông. Để bắt được cua, bọn nhóc kéo cua từ từ đến gần và dùng một cái vợt lớn, vớt cua lên.
Tôi và Hải ghé PX mua mấy cái lưỡI câu, một cuộn dây cước và một ít mồi. Xong ghé tiệm gia dụng mua hai cái rổ để làm vợt. Tôi lý luận, rổ rẻ hơn vợt, lại còn có thể dùng để đựng rau cỏ sau này. Sau đó, chúng tôi bẻ vài nhánh cây làm cần câu.
Đồ nghề sẵn sàng, năm anh em chúng tôi hăm hở đi câu cua.
Chúng tôi đến đúng chỗ bờ sông mà bọn nhóc Mỹ đã câu hôm tuần trước.
Tôi nói:
- Tao, thằng Vũ, thằng Hải thả câu. Thằng Bình và thằng Dũng có nhiệm vụ vớt cua. Nhớ từ từ, đừng kéo cua lên khỏi mặt nước.
Sau đó, chúng tôi móc mồi và thả lưỡi câu.
Cũng không phải chờ lâu, chỉ hơn vài phút sợI dây của tôi đã có một chú cua chiếu cố.
- Ê, tao có một anh chàng. Bình chuẩn bị nghe mày.
Tôi từ từ kéo anh chàng cua đang bám chặt miếng mồi lên sát mặt nước. Bình cầm rổ, lừa thế vớt cua lên.
Dễ như trở bàn tay.
Không đầy một phút sau, Hiếu cũng reo lên:
- Ê tao cũng dính một trự. Từ từ, từ từ...ráng bám theo mồi đi con, ông sẽ vớt con lên. Dũng, vớt hắn lên. Rồi, xong rồi. Ái cha anh chàng cua này bự quá xá.
Rồi đến Vũ:
- Tụi bay ơi , tao cũng được một chú. Bình, tớI đây, lẹ lên.
Và sau đó, liên tiếp, những con cua lớn bằng bàn tay, ham mồi bị Bình và Dũng vớt lên bỏ vào sô.
Chưa đầy một giờ đồng hồ, chúng tôi đã bắt được một sô đầy cua.
Sáu giờ chiều, tất cả tụ họp tại phòng của Hải. MườI hai tên tổng cộng. Bọn chúng tôi có mặt đầy đủ ngoại trừ Thái và Thiện. Thay thế vào đó là Sáng và Hoà thuộc khoá trước được Bình rủ đến tham dự. Gần hai chục con cua luộc chín, đỏ tươi, được Hải sắp ra một cái khay lớn trông thật hấp dẫn. Thêm vào đó, Bảo còn xách về thêm hai con gà, hai chai Hennessy và 4 thùng bia hai mươi bốn.
MọI chuyện xong xuôi, tôi bảo Hải tuyên bố khai mạc cho có vẻ trịnh trọng giống như mấy ông bộ trưởng tham dự hộI nghị bàn tròn.
Hải đứng lên dõng dạc:
-Thưa tụi bay, tao rất lấy làm hãnh diện đại diện cho mười mấy thằng đực rựa độc thân xa nhà lang thang trên xứ lạ, được tuyên bố khai mạc bữa nhậu hôm nay, một bữa nhậu đáng ghi nhớ suốt đờI của chúng ta. Merry Christmas và Happy New Year cho toàn thể chúng ta. OK, bây giờ tất cả cùng nâng lon, dzô 'chăm phần chăm'
Nói xong Hải ngửa cổ tu hết lon bia, bóp dẹp và quăng xuống sàn.
-...dzô...dzô...
- Ok, trăm phần trăm
- Chăm phần chăm, Budweiser muôn năm
MườI một anh em còn lại của chúng tôi cũng ngửa cổ tu lon bia của mình.
Trước khi lâm trận, chúng tôi đã cùng móc ngoéo vớI nhau là uống cho đến khi không còn tên nào nhúc nhích được mớI gọI là tàn tiệc.
Bóp dẹp lon bia và quăng xuống sàn tôi nói:
- Ê tụi bay, tao có đề nghị. Ở Việt Nam, dân nhậu chính hiệu hay chơi màn quay đầu gà...
Tôi chưa kịp dứt câu thì Vũ xen vào:
- Đầu gà lấy ở đâu ra" Mẹ nó, gà Mỹ nó chặt mất bố cái đầu rồi. Không những không có đầu, ngay đến cẳng cũng bị nó chơi luôn. Dân tộc gì mà ngu muội...
Tôi ngắt lời nó:
- Cái thằng chỉ được cái nóng nảy nhưng chậm tiêu. Dễ ợt, không có đầu gà, cẳng gà thì mình chơi thứ khác. Tao đề nghị chúng ta lấy càng cua thay đầu gà. Chúng ta sẽ quay 'càng cua'...
Bảo rót đầy một ly bia, đưa lên cao:
- Thằng Sỹ coi... coi... coi... coi... vậy mà thông... thông... thông... thông... minh thiệt. Xứng đáng thưởng cho... cho... cho... một ly bia. Dzô... dzô... dzô... dzô... đi cha nội.
Tôi nhận ly bia từ Bảo, nốc cạn. Bỏ ly xuống, tôi nói:
-OK, tụi bay đều đã biết luật lắc đầu gà, ủa quên, lắc...càng cua. Lắc 3 lần, xoay 3 vòng, hễ cái càng cua nó chỉ hướng thằng nào, thằng đó phải làm hết một ly bia. Không được đắp mô câu giờ. Ở Việt Nam, ra bảy vào ba. Ở đây không có chuyện ra, không có trường hợp ngoại lệ. Chỉ khi nào nhúc nhích không nổI thì mớI được tha tội. Thằng nào cảm thấy mình gần cho chó ăn chè thì làm ơn chạy qua phòng tắm bên kia, đừng làm tại chỗ tộI nghiệp cho thằng Hải. Tụi bay OK không"
Cả bọn nhao nhao đồng ý.
Dũng dục:
- Rồi làm liền đi, tao khát nước quá rồi. Ai lắc trước.
Tôi nói:
- Tao lắc cái đầu tiên. Sau đó, thằng nào bị dính, thì thằng đó sẽ lãnh nhiệm vụ lắc lần kế tiếp.
Tôi bẻ lấy một cái càng cua lớn, để nguyên, bỏ lên dĩa rồi dùng một cái tô úp lên. Tôi cầm cả dĩa lẫn tô bằng hai tay, lắc mạnh theo kiểu lắc bầu cua, ba lần, đặt xuống giữa mọI ngườI, và xoay cái dĩa ba vòng. MọI ngườI im lặng dán mắt vào cái dĩa. Tôi từ từ mở dở cái tô:
- Lấy cái tay, lấy cái chân, dở nè ...
Cái càng cua trong dĩa chỉ về hướng anh chàng Khanh.
Chúng tôi ai cũng ồ lên vì Khanh không phải là dân nhậu. Hắn lại có dáng dấp như một nàng con gái, ăn nói nhỏ nhẹ. Khanh ít khi đi chơi với chúng tôi, những giờI rảnh hắn thường chúi mũi vào quyển sách hoặc viết thư cho gia đình. Chúng tôi thường xầm xì vớI nhau rằng không biết hắn có thuộc trường phái "lơ lửng giữa dòng" không nữa"
Dũng tặc lưỡi:
- A, cái thằng Khanh vậy mà hên, được ly đầu tiên. Ê Khanh, nhớ lắc làm sao để cho tao ly kế nghe mày.
Khanh mặc dù mới "chăm phần chăm" có một lon bia, mặt mũi hắn đã đỏ như mặt trời. Khanh cầm ly bia lên, nhắm mắt, cố gắng uống cạn. Đặt ly xuống, hắn mở một lon bia mớI và rót đầy ly. Sau đó, Khanh úp cái tô lên dĩa, cầm cả hai, lắc mạnh ba lần, đặt xuống, xoay 3 vòng rồi từ từ mở dĩa.
Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, cái càng cua lại chỉ thẳng về phía nó. Dũng há hốc mồm, nói như phân bua:
- Tao không tin được. Thằng này giống như có bùa. Ê, có ăn gian không mày"
Khanh đau khổ cầm ly bia lên, ngưng vài giây, hít mạnh và từ từ đưa lên miệng. Thật khó khăn, nó mớI uống hết. Đặt ly xuống, Khanh rót đầy ly bia mới.
Xong nó lại úp cái tô lên diã, lắc 3 cái, xoay 3 vòng và mở. Lần này, cái càng cua chỉ về phía Hải. Nó cườI ha hả, cầm ly bia lên nốc cạn, trước đôi mắt thèm thuồng của Dũng.
- Tao nghĩ thằng Dũng số con rệp. Có lẽ hôm nay nó sẽ chết khát.
Hải uống xong, rót lại đầy ly và lắc cái càng cua theo cùng động tác. Cái càng cua lần này chỉ về hướng tôi. Tôi cầm ly bia uống cạn, rồi bưng dĩa càng cua lên lắc mạnh.
- Lấy cái tay, lấy cái chân, dở nè
….
Thời gian vẫn chầm chậm trôi. Khay cua bây giờ chỉ là một đống vỏ. Con gà chặt ra cũng gần hết. Bốn thùng bia cũng còn lại những cái lon không vung vãi khắp nơi. Mười hai đứa chúng tôi, thằng nào cũng bị lãnh hơn chục ly trừ Khanh, nó chỉ bị dính bốn lần. Dũng lúc đầu mong được uống, nhưng về sau, hắn cứ phải lâm râm khấn vái cho cái càng cua đừng chỉ về hắn nữa. Ác thay, hắn càng khấn càng vái thì cái càng cua càng tìm về hắn. Dũng rũ ra như gà mắc nước và phải chạy vô nhà cầu hai, ba lần. Khanh, trong khi đó, ai cũng tưởng hắn sẽ là ngườI gục trước, vẫn còn tỉnh táo, tuy mặt nó đỏ còn hơn bánh pháo.
Hết bia, chúng tôi khui một chai Henessy, đổ vô một cái tô thuỷ tinh lớn, loại dùng để pha coctail. Sau đó, đổ vô một chai Coca hai lít. Trò chơi quay càng cua tiếp tục...
Bảo bắt đầu mở máy nói. Nó lè nhè, huyên thuyên kể chuyện đờI nó. Cái giọng cà lăm của nó lúc này càng làm cho buổi tiệc thêm sống động. Nó kể chuyện ngườI yêu của nó bỏ nó vì nó rớt Tú Tài để đi theo một tên sinh viên sĩ quan Thủ Đức. Nhưng nghe đâu mối tình chỉ được một thờI gian thì tên này rửa chân lên bàn thờ. Đến khi nghe tin Bảo được đi Mỹ, cô nàng bèn tìm đến năn nỉ nó, xin nối lại tình xưa. Nhưng Bảo vẫn còn cay cú vơi con bé nên thẳng tay từ chối. Nó lớn tiếng:
- Con mẹ nó, bộ... bộ... bộ... bộ... bộ... dân rớt Tú Tài là đồ bỏ... bỏ... bỏ... bỏ... bỏ... sọt rác cả hay sao " Tao bảo vớI ả là, em... em... em... em... em... chỉ muốn trở lại vớI anh để... để... để... để... để... kiếm quà ở Mỹ thôi, chứ... chứ... chứ... chứ... chứ... em có thương yêu gì anh đâu. Con nhỏ... nhỏ... nhỏ... nhỏ... nhỏ... khóc lóc xin lỗi... lỗi... lỗi... lỗi... tao nhưng, con mẹ... mẹ... mẹ... mẹ... mẹ... nó, tao hận nó... nó... nó... nó... quá nên nước mắt cá... cá... cá... cá... sấu của nó chẳng lung lạc được tao. Bù sịt, tao thù... thù... thù... thù... thù... thù... con gái.
Vũ cắt ngang:
- OK thù ai thì thù nhưng làm ơn uống hết ly rượu đi cha nội. Câu giờ hơi lâu rồi đo.ù
Bảo lè nhè:
- Làm gì dữ... dữ... dữ... dữ... dữ... dzậy mày, từ từ để... để... để... để... để... tao uống...Hennessy vạn…vạn…vạn… tuế
Rồi nó cầm ly rượu lên miệng, chậm rãi uống cạn.
….
Hơn 4 giờ đồng hồ đã qua...
Nhịp độ cuộc chơi bây giờ chậm hẳn, không hào hứng như lúc đầu. Tất cả chúng tôi đã bắt đầu thấm rượu nên tên nào bị uống cũng cố gắng câu giờ, đắp mô càng lâu càng tốt.
Tôi thọc tay hai trong áo lạnh, bước đều bên cạnh Hải và Vũ trên con đường dẫn đến ngôi thánh đường trong căn cứ, đầu óc ngổn ngang với những dòng tư tưởng lộn xộn. Một cơn gió nhẹ thoảng qua làm rơi một chiếc lá vàng từ một ngọn cây đã gần trụi lá. Chiếc lá chao đảo trong không khí rồi nằm yên bất động trên mặt đất. Bỗng tiếng chuông từ ngôi thánh đường nhỏ vang lên những tiếng ngân dài, nhắc nhớ cho tôi giây phút nhiệm màu của đêm Giáng Sinh cực thánh. Tôi đưa mắt nhìn lên bầu trời trong vắt với ngàn vì sao lấp lánh. Ngoài trời tuy lạnh nhưng tôi cảm thấy trong lòng mình thật ấm áp, thật an bình.
Tiếng chuông vẫn vang lên từng hồi, thánh thót.
Trần Quốc Sỹ
Mùa Giáng Sinh 2002