Hôm nay,  

Thư Gửi Chị Denise Hoa

09/12/200200:00:00(Xem: 151648)
Người viết: THU THẢO
Bài tham dự số: 371-680-vb81208

Tác giả tên thật là Xuân Thu Đặng, hiện cư trú tại Hawaii, nghề nghiệp được ghi là chủ một tiệm may nhỏ. Trong bài viết, tác giả tự mô tả mình là thủa nhỏ ham chơi hơn ham học. Bài viết là một lá thư gửi người bạn gái đưdợc mô tả là một “super woman”, ôn lại những hồi ức đầy biến đổi của hai người phụ nữ khác thường. Tựa đề bài viết do Ban Sơ Tuyển đặt theo nội dung.
+

Los Angeles, ngày 28-10- 2002.
Chị Denise Hoa thương mến!
Em viết lá thư này mà không biết nó có được sự may mắn đến dưới mắt chị không" Tuy thế, em vẫn muốn viết để tâm sự cùng chị, cho lòng em vơi bớt nỗi nhớ nhung đã chôn chặt trong tim em từ hơn 28 năm qua.
Hiện em đang trọ trong một khách sạn, kế bên phi trường Los Angeles, Cali. Em đến đây ngày 25, ngày 31 này em về.
Đêm hôm qua, ngoài trời lạnh lẽo, nằm một mình trong căn phòng vắng, thao thức mãi, nhìn lên trần nhà màu trắng đục, hao hao giống cái trần nhà của chị, bỗng em nhớ lại, em cố tìm xem coi có chú thằn lằn nào không. Tuyệt nhiên không! Em bật cười, hồi nhớ lại vào đêm cuối em đến thăm chị trước khi em ra đi theo "tiếng gọi của con tim" theo dạng "hứa hôn, người yêu của lính" khoảng đầu tháng 12 năm 69.
Chắc chị không thể quên được anh Vincent, Thiếu úy, tướng hơi lùn, mắt xanh màu nước biển, với nụ cười chúm chím rất có duyên, nghiêm trang, kín đáo như một ông cụ 80, hợp với nghề nghiệp của anh là một quân cảnh Mỹ (MP) mà chị đặt cho anh một tên Việt Nam ngộ nghĩnh "Thầy Tư Vinh Xăn quân cảnh". Anh thường mua kẹo bánh cho mấy trẻ nít chung quanh, chào chúng bằng lời Việt: "Chào mừng các em, hãy đến nay với anh" chúng tụ lại như đám hát đình quay nhộn, vui cười, rối rít…"
Chắc chị không ngờ rằng mấy ngày nay chúng em đã gặp lại nhau" Hiện anh đang làm huấn luyện viên ở dưới đất (ground Instructor) tại phi trường này, anh chỉ về thăm nhà vào cuối tuần ở Las Vegas.
Đã hơn 32 năm dài đăng đẳng như dãy Thiên Hà của vũ trụ này, chúng em mới gặp lại nhau đó chị! Quả! Trái đất tròn thật, biết bao "sao dời vật đổi" chị còn nhớ cái đêm chúng mình nằm thoải mái trên chiếc giường to đẹp của chị" Hai đứa gương to cặp mắt cố theo dõi đôi vợ chồng chú thằn lằn đang rượt đuổi, vui đùa, cắn đuôi nhau trên trần nhà. Bất giác chị bảo: "Em xem cặp thằn lằn này có sung sướng hạnh phúc quá không" Ước gì chúng ta là chúng." Nhưng em lại cãi: "Biết đâu chúng nó lại chẳng được như chúng ta hả chị"" "Ừ, em nói cũng có lý, chúng ta nên bằng lòng với số phận vậy."
Nhắc đến thằn lằn, cắc kè đến giờ này em vẫn còn thắc mắc, không hiểu, vì có người bảo với em rằng chúng không bao giờ có ở xứ lạnh lẽo. Vậy chắc ở Alaska, Canada, Northway… không có chúng chăng" Còn những nước có 4 mùa thì chắc phải có chúng nhỉ" Có lần em đọc ở đâu đó họ nói có thằn lằn ở mãi trên từng lầu thứ 20, 30 lận, làm sao chúng bò được lên cao thế" Và họ còn thấy chúng "ngự tự" cả trên ngai vàng đó ở đâu" Nước nào" Còn nước ra ở Thành Nội, Huế vẫn còn giữ ngai vàng để du khách xem và các gánh hát bội, hát cải lương thì chắc có biết bao chú thằn lằn, cắc kè "xây tổ uyên ương" trong các "ngai vàng" chị nhỉ.
Em chỉ nhắc cho vui thôi!
Em nhớ lại lúc em ra đi sang Nhật vào gần Noel, tháng 12 năm 1973, em định ở 1, 2 tháng, nhưng có ngờ đâu em bị kẹt lại vì bên mình đang loan xộn "thay đổi chủ ngôi" năm 75 em đành bay sang Hạ Uy Di lánh nạn. Đảo này thơ mộng lắm chị ơi! Du khách thích đến đây vì khí hậu ấm áp. Mát mẻ, gió lộng quanh năm, chứ không nóng bức quá như nước ta. Nó cũng nổi tiếng với điệu vũ "Hula" nhún nhảy, các nàng Hawaii xinh đẹp đeo "Lei" là bông hoa kết xỏ xâu dài, đeo cổ và cài tóc đủ màu sắc rất đẹp hòa với tiếng đàn Hạ Uy Cầm réo rắt, nhịp nhàng, dìu dắt như tiếng sóng vỗ rì rào bờ biển mênh mông, cát trắng mịn màng, làm cho lòng lữ khách cảm thấy rung động, mơn man…. Em ước gì có chị ở đây thì vui biết bao! Và tuổi về chiều của chúng ta cũng đươc phần an ủi, có nhau khi "tối lửa, tắt đèn".
Em cũng không quên được cái ngày xưa, xa xôi mà em đang mang sầu, chuốc thảm, tuyệt vọng, mặt mày bơ phờ, tóc tai rũ rượi…. chẳng giống ai, sau ngày anh Michel đi sang Pháp, còn lại mình em với đứa con nhỏ đỏ hỏn, mới vài tháng. Hôm đó chị đi lần lên thang gác nhà em, tiếng chị vọng lên: "Em ơi, dậy đi nằm hoài chết sao" Đường đời em còn dài mà, tội gì phải khổ thế này hởi em" em cảm thấy thương chị quá. Chị bỏ cả buôn bán đến thăm em. Trong bóng tối lờ mờ, gương mặt dễ thương của chị hiện ra như một bà tiên, chị nhoẻn miệng cười lộ ra hàm răng trắng đẹp. Em vội lồm cồm bò dậy, sửa vội mái tóc:
"Sao chị biết em bệnh mà đến."
"Hôm qua đi chợ gặp má Năm cho chị biết, em à. Thời bay giờ Tây lai còn làm được gì ở xứ này. Chị cũng đoán được chuyện tình của em và Michel rồi cũng sẽ đi đến nước này, nhưng chị thấy hai em thương nhau quá, chắc bà Nhung sẽ nương tay vì em đã có bầu với con bả, đâu dè bà ấy "Chằn ăn, trăn quấn" quá thế, thôi quên đi em, rồi lên buôn bán với chị".
Em gật đầu và vội vã đi rửa mặt, thay đồ xuống bếp. Cả nhà đều lộ vẻ vui mừng, tất cả cùng ngồi lại ăn bánh cuốn của chị đem đến cho. Chị thật tốt với em và gia đình em quá.
Buổi sáng đó em thấy bớt buồn nhiều, những lời khuyên chân thật của chị như một liều thuốc tiên, làm cho em lên tinh thần ngay, vì chị là tấm gương sáng cho em. Chị đã trải qua biết bao "cay đắng mùi đời". Dì mẹ cũng thường khuyên giải em nhưng không hiệu quả bằng lời của chị. Em dần dần qua cơn " thất điên bát đảo". Lúc đó vào khoảng tháng 2 năm 62. Rồi em lên hùn buôn bán với chị độ chừng một tháng sau.
Em cũng vẫn nhớ những ngày còn bé lúc em độ 9, 10 tuổi, chị khoảng 14, 15 tuổi. Chị thường khệ nệ gánh cháo lòng sang xóm em bán khi cháo ế độ 11 giờ sáng. Chị để gánh cháo xéo xéo cửa nhà em. Có lần chị vừa bán vừa lấy tay áo quẹt nước mắt, dì em tội nghiệp chị, dì vội ra thăm hỏi, an ủi chị. Dì em có tánh rất thương người. Thế là dần dần chị quen với gia đình em. Chị thường chạy vội vào nói chuyện với em 5, 3 phút. Có khi chị thấy em xem sách, chị đi đến gần chăm chú nhìn vào như muốn biết có gì trong ấy. Mỗi buổi sáng sớm chị ngồi bán cháo lòng bên kia đôi cầu xe lửa và cũng gần nhà chị.
Ở xóm em ai cũng biết rõ chị là một cô bé bất hạnh, mất cha mẹ lúc chị lên 7 tuổi. Người cô bà con xa đem chị về nuôi như một đầy tớ không công. Chị phải lo làm mọi việc trong nhà. Chị lại không được đi học và còn bị đánh đập chửi rủa. Mặt chị thường ràn rụa nước mắt. Khi chị lớn lên, cô ấy còn bắt chị bán cháo lòng để phụ thêm cho gia đình nữa. Thỉnh thoảng mẹ dì mới cho chúng em ăn cháo vì nhà em có đến 7 đứa nhỏ, nhà em nghèo nên ít ăn hàng vặt ở ngoài. Thấy thương chị quá, lâu lâu mẹ dì mang bánh kẹo cho chị. Anh Lộc cũng hay ăn cháo lòng của chị và cho em ăn ké.
Lúc ấy chị rất gầy ốm, chị gánh cháo đi hơi xiên xiên, khập khểnh vì quá nặng cho sức vóc chị. Lúc ấy em cảm thấy tội nghiệp cho chị lắm. Càng lúc chị càng mến em, nhiều khi chị cho em ăn cháo khỏi trả tiền. Khi biết được điều ấy dì em bảo chị đừng làm thế, vì sợ cô chị biết được sẽ hành hạ chị. Ngày tháng trôi qua, chị kéo dài sự sống với gánh cháo lòng. Độ 3 năm sau tự dưng chị biến đâu mất. Có người trong xóm kể lại: Chị đã bỏ nhà trốn theo anh Tư xích lô ở xóm em vì chị bị người cô đánh đập, vì bà ấy phát hiện chị đã lấy mất một số tiền đi sắm quần áo.
Từ đó về sau em không còn gặp chị nữa. Và năm 60 nhà em lại dời đi chỗ khác. Mãi tới đầu năm 61 hai chị em mới có dịp gặp lại nhau trên hè phố Lê Lợi, Saigon.
Khi chị em mình gặp lại nhau năm 1961, trông chị xinh đẹp làm sao. Người chị đều đặn, chị lại ăn mặc sang trọng. Chị mừng rỡ lôi em vào một tiệm cơm gần đó, vừa ăn chị em mình vừa "trút bầu tâm sự".
Chị kể em nghe "Chị đi theo anh Tư mướn nhà ở cầu Trương Minh Giảng, gần mé sông. Chị vẫn bán cháo lòng. Chị sanh được một cháu trai lúc chị 19 tuổi. Bận buôn bán, chị nhờ người ở kế bên trông hộ cháu, không ngờ khi biết bò, cháu bò rớt xuống sông, chết đuối. Chị đau khổ quá trốn anh Tư lên Bình Dương xuống tóc đi tu. Nhưng chắc tại số kiếp chị còn vướng nợ trần sau 2 tháng chị bỏ chùa đi vì không quên được mùi cháo lòng. Chị đi tìm một bà quen, đang làm bồi phòng cho một gia đình Pháp, chị muốn nhờ bà tìm việc làm vì chị sợ đi bán cháo sẽ gặp anh Tư. May phước ông bà chủ mướn chị làm. Sau đó độ một năm bà chủ đau tim chết. Ông chủ thương chị, chị cũng mến ổng, Thế là chị trở thành vợ ổng, ông làm hôn thú và cho chị vào dân Pháp. Chị xin ông cho chị mướn thầy dạy chữ Việt, sau khi đọc viết rành chị học thêm Pháp và Anh văn theo kiểu thực hành, đàm thoại, chị cố gắng nên bây giờ chị cũng nói được nhờ chị ham đọc sách. Chị sanh được hai cháu gái, một đứa 5 và đứa kia 3 tuổi, vài năm nữa chị sẽ cho chúng đi Pháp học, còn ông xã chị thì chết đã hơn 8 tháng nay. Chị đang ở trên Hòa Hưng, từng dưới nhà chị mở ra bán cơm, cháo lòng và nước ngọt. Cuộc sống của chị cũng được thoải mái em ạ."


Nghe chị kể, em mừng. Đúng là ông trời không phụ lòng chị, sau cơn mưa trời lại sáng, em rất phục chị.
Còn em thời ấy đang sống với anh Michel và đang mang bầu gần 3 tháng. Mẹ ảnh là người Bắc xưa còn răng đen, vấn khăn nên khó lắm. Bà thường tìm đến chửi mắng em, em đành cam chịu vì thương ảnh, anh ấy cũng rất tốt với em". Lúc đó, chị nhìn em với vẻ lo ngại cho em. Sau đó em dẫn chị về nhà mới của gia đình em ở trong hẻm Phước Đông, sau chợ Bà Chiểu. Hai bà mẹ, dì rất mừng gặp lại chị. Dì em cũng lên nhà chị chơi.
Em nhớ lại lúc em mới chập chững bước vào đời là lúc em qua "trận bão tình" với anh Michel. Mẹ dì cho em mấy lượng vàng lên hùn buôn bán với chị, chúng ta mở thêm phía trước, làm thêm cái quay dài, gắn thêm đèn, kiếng, kệ, sơn phết sạch sẽ, trông cũng sang lắm, và xin được môn bài bán thêm rượu. Chị và chị Ba lo việc bếp núc, nấu ăn, em và chị Hương -người chị bà con của em- lo phía trước, tiếp khách, thâu tiền lấy thức uống.
Sau này từ từ khách ngoại quốc đến rất đông. Khách Mỹ phần đông là cố vấn, cũng có một số dân sự sang xây cất mở mang như hãng thầu RMK, Pacific vv… Mình cũng có khách Thụy Sĩ, Ấn Độ, Anh làm việc cho Ủy hội Quốc tế, cả Pháp nữa. Có lúc không còn chỗ ngồi, họ phải đứng. Cũng nhờ mướn được bác Hai pha rượu rất nhanh.
Lúc ấy chị đang chung sống với anh Hoài, lính không quân, còn em với Vincent. Sau khi Vincent ký thêm 4 năm, anh bị đổi sang Đức gần 2 năm, rồi trở lại vào khoảng 67.
Sau Tết Mậu Thân chúng mình đóng cửa vài tháng, sau đó mở lại vẫn đông khách. Em còn nhớ mấy ông lính nhảy dù gác vòng quanh đấy thường đến quán mình ăn, chúng mình thường đãi các ảnh.
Đến khoảng tháng 10/69 Vincent phải đổi về Mỹ vì chỉ còn 4, 5 tháng anh ra lính. Anh đổi về Fort Brag, North Carolina. Cuối năm đó em cũng sang Mỹ. Trong thời gian từ 63-72 là lúc lính Mỹ sang Việt Nam nhiều nhất. Rồi sau đó chánh phủ Mỹ đang có chương trình rút lính ra khỏi Việt Nam. Họ cũng xây cất đường xá, cầu cống, cư xá Long Bình ….
Khi em sang với Vincent, vừa làm hôn thú xong, bổng em biết được anh còn vợ ở New Jerrey, họ đang tiến hành ly dị vì người vợ hiện đang sống với người đàn ông khác. Ông đã dối em trong bao năm qua nói chưa có vợ. Em buồn giận và vì quá nhớ nhà, em nhất quyết quay trở về.
Trong thời gian em đi, dì em thay em lên phụ và mướn thêm một cô nữa, nên mọi việc buôn bán cũng như xưa. Trong thời gian buôn bán chung chạ, chị em mình thương mến nhau còn hơn cả tình chị em ruột thịt chị nhỉ.
Em còn nhớ vào cuối năm 73 chúng ta đóng cửa tiệm, anh Hoài và chị sẽ đi Pháp qua thăm cháu. Còn em đi Nhật. Từ đó chúng ta không gặp nhau.
Trong cuộc đời con người, có những chuyện xảy ra thật bất ngờ nhiều khi không tưởng tượng nổi. Lúc hợp, lúc tan như đám mây, như chuyện của em và Vincent. Chỉ mới trong vòng hai tháng nay chúng em liên lạc được với nhau. Anh ấy gọi điện thoại tới tấp và muốn gặp lại em. Anh bảo sau khi em giận bỏ về. Anh hối hận và cố gắng học lái máy bay để trở thành phi công, với hy vọng tìm việc trong các hãng hàng không dân sự để mong trở qua Việt Nam. Với lương phi công anh sẽ giúp cho đại gia đình em để chuộc lỗi. Nhưng anh kém may mắn vì chỉ tìm được việc dạy lái ở dưới đất thôi.
Thế là trong 31 năm trời anh lê gót lang thang làm nghề này qua nhiều tiểu bang với đời sống đơn thân, độc mã. Nhưng chỉ gần một năm nay anh đã kết hôn với một cô ở Las Vegas, tuy rằng anh làm việc ở Cali. Anh là một người rất trung thành với công việc, anh làm ở nay đã 4 năm, anh thích nơi đây và những người làm việc chung, nên anh không muốn xuống Las Vegas kiếm việc. Anh bảo phải chi chúng em gặp lại cách đây 1 năm thì sự việc sẽ khác đi, vì dù sao chúng em vẫn còn "tình cũ, nghĩa xưa". Em phục tánh tốt này của anh. Anh là người chung tình. Đời là thế! Ông trời khéo trêu người, ông ban cho đó rồi ông cũng lấy lại, không cho ai trọn vẹn, chẳng chìu ai hoàn toàn.
Cách đây 3 ngày, khi em vừa bước ra khỏi đường ra riêng của máy bay, anh đã đứng trên ngay đầu ngõ với vẻ mặt như khó tin đây là sự thật. Trong một phút im lặng, anh cảm xúc buột miệng: "It's unbelievable! Are you real"" (thật khó tưởng tượng, em có thật hở"" Nhờ ở Việt Nam khá lâu, anh còn nhớ ít tiếng Việt, anh cố gắng nói: "Hân hạnh quá, gặp lại em". Em cười đáp lại: "Rất hân hạnh gặp lại anh".
Mấy hôm nay chúng em xem nhau như người bạn thân thiết mà thôi, em cũng dạy ảnh tiếng Việt, anh thích lắm bảo: "cám ơn giáo sư" làm cho em nở lỗ mũi và tức cười mãi.
Mỗi ngày sau giờ anh làm, anh đi thẳng đến khách sạn em, chúng em gặp nhau trong nhà hàng ở dưới đất để cùng ăn uống, chúng em nói chuyện bằng tiếng Việt pha trộn tiếng Mỹ làm cho mấy anh dọn bàn ngạc nhiên, quá đỗi. Chúng em đã cám ơn Thượng đế đã cho chúng em sống sót để gặp lại nhau. Tuổi lục tuần của chúng em đã qua một hai năm rồi, còn gì nữa! Tuổi trẻ bồng boat cũng đi qua. Chúng em nhiều lúc chỉ ngồi nhìn nhau trong im lặng, suy tư, lòng chúng em như lắng đọng, bình thản thả hồn về dĩ vãng xa xăm. Chị ơi! Chúng em chấp nhận sự an bài của tạo hóa. Đã qua 32 năm dài, tuổi già đang rượt đuổi chúng em. Chúng em đã trãi qua biết bao "tang thương thời cuộc". Như thế này cũng quý hóa lắm rồi.
Em nhớ lại câu tài tử già Alain-Delon đã nói với phóng viên rằng: "Chỉ có tình bạn thông cảm nhau mới bền lâu" chắc lúc ấy ông đang nghĩ đến những người tình thuở nào. Chúng em thường ngồi hợp ca bản "Que sera, sera" (biết ra sau ngày sau) mà cô tài tử xưa Doris Day ca thật tuyệt trong thập niên 60. Anh ấy cũng thường nhắc đến chị, anh bảo chị là người rất tốt mà anh kính mến.
*
Chị Hoa ơi! Cái hòn đảo em ở đây có biển rộng trời xanh, những hàng thông chạy dài theo bờ biển tiếng reo réo rắct như ru lòng người, người dân bản xứ dễ mến, phần đông dân Á Châu di cư sang đây từ bao nhiêu đời.
Sau vài tháng sang đây tỵ nạn, em đã may mắn sang được một cửa tiệm nho nhỏ bán quần áo, các đồ tặng phẩm cho du khách và thêm may sửa quần áo (em bắt chước mẹ em). Và cũng nhờ thế mà cuộc sống em cũng vất vả. Những năm đầu ở đây làm ăn rất dễ dàng chị ạ, chứ chị biết em chẳng tài cán gì vì thuở bé quá ham chơi, không ham học. Và em cũng nhờ chị chỉ dạy buôn bán. Thật sự chị là một ân nhân của em.
Từ năm 75 đến nay, đời em như dính liền với cái tiểu bang thứ 50 này. Nó giống như cái "núm ruột" của em. Sự tự do của nước Mỹ đã mang lại cho em được yêu đời, thoải mái dễ thương người, thương ta. Các luật lệ cũa Mỹ rất thích hợp với con người có óc cầu tiến, cuộc sống được bảo đảm, có nhiều cơ hội tiến lên. Chúng ta chỉ cần có lòng kiên nhẫn,ham học hỏi, chịu thương, chịu khó là sẽ sống được và vươn lên. Em không còn đòi hỏi gì hơn nữa. Nơi đây đã cưu mang, cho em sự sống đầy đủ lạc quan. Em xin trân trọng nhận nơi đây là quê hương thứ hai của em. Em cầu trời sao vừa đủ không thừa thải, cũng chẳng thiếu thốn. Thế là quá đủ cho em rồi đó chị!
Trước khi dứt lời em cầu mong cho lá thư này được chọn đăng vào cuốn "Viết Về Nước Mỹ" để nó sẽ bay sang tận trời Pháp. Em hy vọng chị sẽ mua nó vì chị có tánh tò mò, thích học hỏi, có khi chị nghe tiếng tăm nó. Vì có lần chị bảo: "Chị thích tìm tòi, học hỏi cho đầu óc mở mang, thấy xa hiểu rộng, vì chị vô phước không được đến trường. Nếu trong một ngày, chị không học thêm được điều gì mới thì coi như ngày ấy phí đi em hở"
Quả thật chị là một "Super women", chị chẳng thua ai cả. Tiếng Pháp, tiếng Anh chị cũng giỏi, chính các ông khách Mỹ thường khen chị. Chị nấu ăn cũng quá "cừ". Hai cô con gái chị học đã đậu tú tài bên Pháp lúc em đi, chắc nay đã thành tài từ lâu. Chị ra đời quá sớm, trường đời đã dạy chị quá nhiều.
Còn nếu bài này không được chọn đăng, thì em cứ xem đó là số mạng. Dù sao đi nữa cũng cầu xin Thượng đế ban ân phước cho chị và tất cả quý quyến được vạn sự như ý và hạnh phúc.
Em xin thân gởi bài thơ của lòng em đến chị:
Bao năm em chị cách xa
Nhưng tình thân cũ thiết tha vẫn còn
Biển đời trong đục là thường
Cuộc đời bao nổi đau thương, khổ sầu
Mai kia ta sẽ về đâu"
Chỉ còn nhân nghĩa bền lâu chốn này
Lìa quê em sống nơi đây
Tình thương ấp ủ những ngày xa quê
Nước người đầy đủ mọi bề
Chén cơm, tấm áo, nhà xe rộn ràng
Cuộc sống sung túc, an khang
Không đâu hơn được, vô vàn chị ơi!

Người em lưu lạc,
THU THẢO

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,205,974
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến