Hôm nay,  

Cựu Tt Jimmy Carter, Giải Nobel Hoà Bình 2002

06/12/200200:00:00(Xem: 209056)
Người viết: PHAN ĐỨC MINH
Bài tham dự số: 367-676-vb31203

Việc cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình 2002 là một khích lệ tinh thần chung cho nước Mỹ, người Mỹ. Ngay khi tin trên được loan báo, tác giả Viết Về Nước Mỹ là Hồ Phi đã có bài viết về vị cưu Tổng Thống Mỹ và giải Nobel đặc biệt này. Sau đây, thêm một bài viết khác: Tác giả Phan Đức Minh, cựu thẩm phán Toà án Quân Sự VNCH, hiện định cư tại San Diego. Bài viết của ông là một sưu khảo chi tiết về sự nghiệp của Cựu Tổng Thống Carter và về giải Nobel Hoà Bình.
+

Giải Nobel về Hòa Bình năm 2002 được trao cho cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter.
Một Ủy Ban gồm 5 thành viên, đả bỏ ra nhiều tháng làm việc để duyệt xét, cân nhắc, chọn lựa trong danh sách các ứng viên được đề cử cho giải này, với con số tổng cộng là 117 cá nhân -trong đó có Ông Rudolph Giuliani, cựu Thị Trưởng Thành Phố New York, Hoa Kỳ, với thành tích lãnh đạo, hàn gắn những đổ vỡ, tan nát quan trọng về nhiều mặt của Thành Phố này, sau trận tấn công khủng bố ngày 11 - 9 - 2001- và 39 Đoàn Thể, Tổ Chức.
Cuối cùng, Ủy Ban đã đồng ý quyết định trao giải thưởng Nobel về Hòa Bình năm 2002 cho ông Jimmy Carter, cựu Tổng Thống thứ 39 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Lý do đưa đến quyết định trao giải cao quý nói trên cho Ông Jimmy Carter là " Do những nỗ lực không mệt mỏi của Ông Carter trong suốt nhiều thập niên để mưu tìm các giải pháp hòa bình cho những cuộc tranh chấp, xung đột trên thế giới đồng thời xúc tiến việc thực hiện Dân Chủ, Nhân Quyền ".
Trong Quyết định trao giải thưởng có viết "Trong hoàn cảnh thế giới có nhiều mối đe dọa về sử dụng quyền lực, Ông Carter đã kiên trì với nguyên tắc tận dụng các phương thức hòa bình bằng những phương cách điều giải, trọng tài và sự hợp tác quốc tế để giải quyết các vụ xung đột có ảnh hưởng tới nền hòa bình của nhân loại. Các giải pháp này phải dựa trên căn bản của Luật Quốc Tế, tôn trọng nhân quyền và phát triển kinh tế".
Quyết định nói trên được thông báo đi các nơi vào sáng Thứ Sáu, ngày 11 - 10 - 2002 từ Oslo, Thủ Đô của Na - Uy. Giải thưởng dành cho ông Carter là 10 triệu đồng, tiền Thụy Điển, tương đương với 1 triệu Mỹ Kim.
Với quyết định nói trên, các nhà phân tích cho rằng: UyÛ Ban Nobel Hòa Bình Na-Uy muốn nói lên với thế giới còn đang khắc khoải, lo âu với những dư âm cùng hậu quả của trận tấn công khủng bố lần đầu tiên đánh thẳng vào trung tâm đất nước Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9 - 2001.
Các Phân - tích -gia cũng cho rằng Ủy Ban Tuyển Chọn quyết định trao giải thưỡng Nobel Hòa Bình cho một nhân vật chủ trương dùng các phương cách ngoại giao để giải quyết những vụ xung đột, tranh chấp có phương hại đến nền hòa bình của thế giới, là muốn nói lên sự chống đối với lập trường của đương kim Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush cương quyết dùng biện pháp quân sự của một Siêu Cường Quốc (Superpower)
Trong bài diễn văn đọc khi nhận giải thưởng, Ông Carter đã nói: "Vinh dự này truyền cảm hứng không chỉ riêng cho chúng ta, mà cho tất cả mọi con người đang phải chịu những nỗi thống khổ ở khắp mọi nơi trên thế giới, và tôi xin thay mặt cho họ, đón nhận niềm vinh dự này." Ông Carter, cũng nhân dịp này, kêu gọi Cộng Đồng Quốc Tế hãy cố gắng hơn nữa để kiến tạo Hòa Bình và Công Lý trên hoàn cầu. Ông nói: "Mọi người ở khắp nơi trên trái đất này đều có chung một giấc mơ là thực hiện một Cộng Đồng Nhân Loại biết yêu thương lẫn nhau, bằng mọi cách ngăn chặn chiến tranh và áp bức. "
Tên Ông Jimmy Carter, viết một cách đàng hoàng chính thức là James Earl Carter, Tổng Thống thứ 39 của Hoa Kỳ, thuộc Đảng Dân Chủ, làm Tổng Thống chỉ có một nhiệm kỳ, từ ngày 20-01- 1977 đến hết ngày 19-01- 1981.
Ông sinh ngày 01 tháng 10 - 1924 tại Plains, Tiểu Bang Georgia. Trước khi làm Tổng Thống, Ông đã từng là Kỹ Sư, Sĩ Quan Hải Quân, Chủ nông trại, nhà kinh doanh, Nghị Sĩ Tiểu Bang rồi Thống Đốc. Ông lớn lên ở một thị trấn nhỏ,thuộc Tiểu bang Georgia, mà tổng số dân cư ở thị trấn đó chỉ có độ 500 đầu người. Khi thân phụ của Ông qua đời thì ông phải đảm trách công việc chính của của gia đình lúc đó là kinh doanh về đậu phụng. Nhiều người, thường là dân nhà báo, kêu Ông là "Ông Vua đậu phụng là ở cái chỗ đó".
Ông rất hăng hái, nhiệt tình trong công việc sinh hoạt xã hội, giáo dục tại địa phương và cả ở Nhà Thờ nữa. Ông kết hôn với Cô Rosalynn Smith, cũng ở Georgia, và 2 ông bà có được 4 người con. Chàng thanh niên vốn hiền lành, giản dị của miền đồng quê ấy về sau lại là sinh viên Sĩ Quan tốt nghiệp danh dự của Học Viện Hoa Kỳ. Ông phục vụ Hải Quân trong chương trình nghiên cứu tầu ngầm nguyên tử và khoa nghiên cưú Vật Lý nguyên tử.
Sau khi mãn nhiệm phục vụ Hải Quân, Ông trở lại quê nha,ø và sau đó trở thành Thượng Nghị Sĩ của Tiểu Bang vào lúc 38 tuổi, rồi đắc cử Thống Đốc Tiểu Bang Georgia ở tuổi đời 46. Trong khi đang làm Thống Đốc Tiểu Bang quê nhà, Ông quyết định ra tranh cử Tổng Thống, mặc dầu là trên thực tế, Ông không phải là một nhân vật chính trị nổi tiếng ngoài phạm vi miền Nam nước Mỹ. Thế rồi, hầu như một mình với một mớ hành trang, Ông đi khắp nước Mỹ, từ Đông Bắc xuống Tây Nam, rồi lại từ Đông nam ngược lên Tây Bắc để vận động tranh cử Tổng Thống với phương châm, đường lối, chính sách " Phục hồi uy thế của vị Tổng Thống Hoa Kỳ với những điểm cốt yếu: tốt đẹp, đàng hoàng, ngay thẳng, chân thật, công bằng và đầy đủ khả năng.." Với đường lối chính sách riêng về phương diện cá nhân, bản thân vị Tổng Thống Hoa Kỳ như trên, Ông đã đắc cử trở thành Tổng Thống thứ 39 của Hoa Kỳ sau khi đánh bại đối thủ của Ông là đương kim Tổng Thống Gerald Rudolph Ford, người lên làm Tổng Thống thứ 38 của Hoa Kỳ bằng 1 con đường không giống bất cứ vị Tổng Thống nào trong suốt chiều dài Lịch Sử Hoa Kỳ. Đầu đuôi như thế này: Phó Tổng Thống Spiro T. Agnew bắt buộc phải từ nhiệm (obliged to be resigned) vì chuyện tai tiếng về tiền bạc khi còn làm Thống Đốc Tiểu Bang rồi khi lên làm Phó Tổng Thống. Thiếu Ông Phó, theo đề nghị của Tổng Thống Richard Milhous Nixon, đang thời kỳ khó khăn phải giải quyết chiến tranh Việt Nam, Ông Gerald R. Ford, Thủ Lãnh của khối thiểu số tại Hạ Viện - Minority's Leader of the House- được Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận cho làm Phó Tổng Thống, thay thế cho Ông Spiro T. Agnew (từ nhiệm) vào năm 1973. Thế rồi vào ngày 9 tháng 8 - 1974, theo tinh thần Hiến Pháp, Ông Gerald R. Ford, từ vị trí Phó Tổng Thống, tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống, thay thế cho đương kim Tổng Thống Richard Nixon cũng lại phải từ nhiệm, rời Tòa bạch ốc vì vụ "Tai tiếng Watergate". Lần đầu tiên trong Lịch Sử Hoa Kỳ, cả hai vị: Tổng Thống và Phó Tổng Thống đều phải ra đi một cách "không đẹp đẽ gì cả" và người ta nói rằng: "Triều đại của Ông Richard Nixon là một triều đại" đau khổ "nhất của Lịch Sử Hoa Kỳ: 2 ông cao nhất nước bắt buộc phải ra đi không vẻ vang, danh dự chút nào, đất nước chia rẽ, xáo trộn vì chiến tranh Việt Nam, muốn rút chân ra khỏi "Vũng Lầy Việt Nam " thì lại phải...đi đêm với Trung Quốc Cộng Sản, kẻ thù bao nhiêu năm, để rồi cuối năm 1971, hoàn toàn bỏ rơi người bạn đồng minh bao nhiêu năm là Trung Hoa Quốc Gia (Nationalist Republic of China) để mời Trung Cộng tức Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Quốc (People's Republic of China) ngồi vào cái ghế "Hội Viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc - Permanent member of the United Nation's Security Council" chiếm chỗ ngồi của Trung Hoa Quốc Gia, mặc dầu Trung Cộng đã làm chủ hoàn toàn lục địa Trung Quốc từ cuối năm 1949. Vì triều đại của ông Richard Nixon lộn xộn, tùm lum như thế cho nên khi Ông Jimmy Carter ra tranh cử Tổng Thống với phương châm, khẩu hiệu về bản thân của một vị Tổng Thống như đã nói ở trên, thì Ông Jimmy Carter , từ cái gốc : một cậu con trai hiền lành thật thà, chất phác ở nơi thôn dã, đã đánh bại đương kim Tổng Thống Gerald R. Ford, để thắng cử và vinh quang bước vào Tòa Bạch Ốc cùng với Đệ Nhất Phu Nhân Rosalynn Smith.
Thành công đặc biệt về ngoại giao của Tổng Thống Jimmy Carter là đã đem lại Hòa Ước chấm dứt chiến tranh giữa 2 quốc gia Do Thái và Ai Cập vào năm 1978 (Peace Treaty between Israel and Egypt- 1978). Ông đã từng được đề nghị trao giải Nobel về Hòa Bình từ thành công này, nhưng chưa đạt được. Tiếp theo, vào năm 1979, Ông đã đạt được sự "Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc - Normalization of relations with the People's republic of China - 1979) sau bao nhiêu năm 2 nước kể như thù địch, không có quan hệ ngoại giao chính thức.
Những thành công này của Ông sau đó lại bị lu mờ đi vào những năm tháng cuối nhiệm kỳ của ông khi những điều không hay đã xẩy đến cho Ông ngoài tầm tay giải quyết: thất bại trong việc đẩy lui nạn lạm phát và tình trạng thất nghiệp (...He failed in combatting inflation and unemployment). Quả là Họa vô đơn chí (An evil chance seldom comes alone - Misfortunes never come singly): Một số sinh viên xứ Iran chiếm giữ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thủ Đô Teheran của nước này- Iran lúc này đang bị Tổng Thống George W. Bush cho nằm trong số 3 quốc gia của " trục ác quỷ - Axis of evils " đấy - bắt giữ 52 người Mỹ làm con tin . Dân chúng Mỹ vô cùng tức giận. Cuộc thương thuyết để thả số con tin, sống trong tình trạng căng thẳng, sợ hãi, điên loạn, kéo dài lòng thòng hơn cả 1 năm làm cho dân Mỹ nổi điên, phát khùng...
Thế là ứng cử viên Tổng Thống Ronald Reagan, thuộc Đảng Cộng Hòa, cựu xướng ngôn viên thể thao, cựu tài tử điện ảnh, cựu Thống Đốc California, đã đánh bại đương kim Tổng Thống Jimmy Carter không mấy khó khăn trong kỳ bầu cử kế đó (Ông Reagan chiếm được 489 phiếu cử tri đoàn, trong khi Ông Carter chỉ được có 49 - Reagan had 489 electoral votes to Carter's 49...) để vinh quang bước vào Tòa Bạch Ốc ngày 20 tháng 1 - 1981.
Các nhà viết Sử cho rằng ông Jimmy Carter về phương diện cá nhân thì là một người tốt, đạo đức, ngay thẳng, yêu chuộng hòa bình, luôn mong muốn nhân dân của đất nước Ông cũng như toàn thể nhân loại luôn được sống trong an bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Nhưng ở cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ lúc đó thì quả thực là lực bất tòng tâm, muốn là một chuyện, nhưng làm được hay không lại là chuyện khác .
Sau khi rời khỏi Tòa Bạch Ốc, với 1 nhiệm kỳ Tổng Thống duy nhất, Ông Jimmy Carter dành phần lớn cuộc đời còn lại để làm những công việc hữu ích cho thế giới loài người, cũng như cho chính đất nước của ông bằng những công việc của các nhà ngoại giao: đi nhiều nơi trên thế giới, vận động, dàn xếp những cuộc tranh chấp quốc tế, đe dọa nền an ninh, hòa bình của thế giới, gây đau khổ chết chóc cho nhân loại. Ông đã thành công phần lớn trong ước vọng của ông: Một thế giới hòa bình, mọi dân tộc được sống trong an bình, thịnh vượng, tự do và dân chủ...
Ông được trao tặng Giải thưởng Nobel về Hòa Bình năm 2002 thật là một điều xứng đáng.

Alfred Nobel và Giải Thưởng Nobel

Giải Nobel được lập ra bởi một kỹ nghệ gia Thụy Điển, tên là Alfred Nobel. Ông Alfred Nobel sinh năm 1833 tại Stockholm, Thủ Đô của Vương Quốc Thụy Điển (Kingdom of Sweden's Capital City), trong một gia đình có nhiều thành viên là những nhân vật tài giỏi. Gia đình Ông thuộc dòng dõi của Olof Rudbeck , một kỹ thuật gia có thiên tài, rất nổi tiếng vào thế kỷ thứ 17 của Thụy Điển, 1 quốc gia vùng Bắc Âu, lúc đó là một cường quốc ở vùng này.


Lúc 9 tuổi, Ông Nobel cùng với gia đình di cư tới nước Nga. Tại đây, Ông và một số anh em trong gia đình được theo học về các môn Khoa Học Nhân Văn và Khoa Học Tự Nhiên (Education in the Humanities and Natural Sciences). Ông Alfred Nobel sau đó phát minh ra Chất Nổ vào năm 1866 và kế tiếp, thiết lập nên những Công Ty và những Phòng Thí Nghiệm tại 20 quốc gia trên thế giới.
Là một nhà khoa học có hơn 350 bằng phát minh, sáng chế (a scientist holding more than 350 patents), Ông Nobel còn là một Thi Sĩ, nhà viết Kịch và sau trở thành một nhà Văn nổi tiếng. Quả là một thiên tài hiếm có. Khi đã trở thành một nhân vật giầu có, tài sản lớn lao, Ông lại nghĩ đến cách sử dụng tài sản đó một cách thế nào để giúp ích cho nhân loại, cho những thế hệ mai sau.
Thế là từ trái tim đầy thương yêu của con người vĩ đại này, Ông nghĩ đến việc kiến tạo một thế giới hòa bình, nâng cao giá trị của một nền văn học xứng đáng, phát triển việc nghiên cứu, phát minh khoa học, kỹ thuật để loài người được sống trong một thế giới văn minh, tân tiến.
Ngày 27 tháng 11 năm 1895, Alfred Nobel chính thức ký vào bản chúc thư cùng với những lời di chúc của Ông tại Câu Lạc Bộ Thụy Điển - Na Uy ở Paris, Thủ Đô Pháp Quốc, để dùng tài sản của Ông mà thiết lập các giải thưởng quốc tế mang tên Ông: Nobel, thuộc các lãnh vực kể trên mà Ông đã từng ấp ủ trong trái tim mình đối với thế giới loài người thuộc các thế hệ tương lai. Ông từ trần năm 1896, vì bệnh "Xuất huyết não - Cerebral haemorrhage" tại nhà riêng ở San Remo, thuộc nước Ý.
Giải Nobel hàng năm gồm có các loại:
· Giải Nobel về Vật Lý và Hóa Học (Nobel Prize in Physics & Chemistry).
· Giải Nobel về Y Khoa và Sinh Lý Học (Nobel Prize in Medicine & Physiology).
· Giải Nobel về Văn Chương (Nobel Prize in Literature).
· Giải Nobel về Hòa Bình (Nobel Prize in Peace).
· Giải Nobel về Kinh Tế Học (Nobel Prize in Economic Sciences).

Những giải Nobel về Hòa Bình Tiêu Biểu

Giải thưởng Nobel về Hòa Bình được trao tặng hàng năm và lần đầu tiên là 1901: Henri Dunant (Thụy Sĩ) và Frederick Passy (Pháp). Jean Henry Dunant, người Thụy Sĩ, sáng lập viên của Tổ Chức Hồng Thập Tự. Tổ chức này ngày nay đã thành một tổ chức quốc tế, có chi nhánh hoạt động tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Sau đây là một số giải thưởng tiêu biểu khác:
1906: Theodore Roosevelt, Tổng Thống thứ 26 của Hoa Kỳ. Ông sinh ngày 27 tháng 10 - 1858 tại Thành Phố New York, Tiểu Bang New York. Ông thuộc Đảng Cộng Hòa, làm Tổng Thống 2 nhiệm kỳ từ ngày 14 tháng 9 -1901 đến ngày 3 tháng 3 - 1909. Hồi đó, nhiệm kỳ Tổng Thống bắt đầu ngày 4 tháng 3 chớ không bắt đầu ngày 20 tháng 1 như từ thời Tổng Thống thứ 33 của Hoa Kỳ, Harry S. Truman (1884 - 1972 ) cho đến bây giờ.
Ông Theodore Roosevelt bắt đầu nhiệm kỳ Tổng Thống thứ 26 vào ngày 14 tháng 9 - 1901 vì Tổng Thống thứ 25 của Hoa Kỳ, William McKinley bị tên sát nhân Leon Czolgosz ám sát chết bằng 2 phát đạn, sau 8 ngày nằm tại bệnh viện. Ông Theodore Roosevelt lên thay quyền Tổng Thống theo tinh thần của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Tồng Thống Theodore Roosevelt được trao tặng Giải Thưởng Nobel về Hòa Bình năm 1906 với thành tích: nỗ lực không ngừng trong công cuộc hòa giải để đạt đến Hiệp Ước 1905 chấm dứt cuộc chiến tranh Nga- Nhật (...for his efforts in mediating the 1905 Treaty that brought an end to the Russo-Japanese war).
1917: Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế -International Red Cross - Hồi Thế chiến thứ I.
1919: Woodrow Wilson, Tổng Thống thứ 28 của Hoa Kỳ. Ông sinh ngày 28 tháng 12-1856 tại Staunton, Tiểu Bang Virginia. Ông thuộc Đảng Dân Chủ, làm Tổng Thống 2 nhiệm kỳ : từ ngày 4 tháng 3-1913 đến hết ngày 3 tháng 3-1921. Ông Wilson được coi là một trong những vị Tổng Thống sáng giá của Hoa Kỳ.
Đầu nhiệm kỳ thứ 2, tầu ngầm của quân đội Đức đánh chìm nhiều tầu chiến của Mỹ. Ông Wilson tuyên chiến với Đức vào ngày 6 tháng 4- 1917. Điều này đem đến sự chấm dứt Thế chiến thứ nhất: 1914 -1918. Ông được trao giải Nobel về Hòa Bình năm 1919 về thành tích công trạng: Nỗ lực không ngừng để đạt đến sự thành lập Tổ chức Hội Quốc Liên, tiền thân của tổ chức Liên Hiệp Quốc ngày nay, sau khi Thế Chiến thứ nhất chấm dứt (Awarded the Nobel Peace Prize for his continuous efforts in establishing the League of Nations, the forerunner of the United Nations), nhằm hòa giải các cuộc tranh chấp quốc tế, bảo vệ hòa bình thế giới. Ông từ trần ngày 3 tháng 2 - 1924 do căn bệnh tai biến mạch máu não - stroke- 3 năm sau, kể từ khi rời Tòa Bạch Ốc.
1944: Hội Hồng Thập Tự Quốc tế - International Red Cross - Hồi Thế chiến thứ 2.
1954: Văn Phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc - Office of U.N. High Commissioner for Refugees.
1961: Dag Hammarskjold ,1905 - 1961 , (Có 2 dấu chấm trên chữ o ), chính trị gia Thụy Điển, là người thứ nhì đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, tử nạn phi cơ tại Phi Châu trong lúc đi công cán giàøn xếp cuộc chiến tranh, tái lập Hòa Bình tại xứ Congo.
1964: Mục Sư Tiến Sĩ Martin Luther King Jr. (Hoa Ky,ø 1929 - 1968 ), nhà lãnh đạo đấu tranh cho nhân quyền, bênh vực quyền lợi của đông đảo người da đen, theo đường lối đấu tranh bất bạo động của Mohandas K. Gandhi, một vĩ nhân của Ấn Độ, Ông bị ám sát chết ngày 4 tháng 4 - 1968, tại Memphis, Tennessee. Cái chết của Ông đã gây ra nhửng vụ rối loạn tại nhiều thành phố từ Nam chí Bắc của đất nước Hoa Kỳ.
1969: Tổ Chức Lao Động Quốc tế (International Labour Organization)- Labour: viết kiểu Anh.
1973: Henry A. Kissinger (Giáo Sư Đại Học, chính trị gia Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng và Cố Vấn ngoại giao dưới thời Tổng Thống Richard Nixon và Tổng Thống Gerald Ford) & Lê Đức Thọ, Ủy Viên Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (Member of The Political Bureau of The Vietnamese Communist Party's Central Committee) với lý do : Giàn xếp vụ chiến tranh Việt Nam trong cuộc Hòa Đàm tại Ba-Lê (Peace- talk in Paris). Lê Đức Thọ "chê không thèm nhận" giải thưởng (cưa đôi cùng với ... tên đại diện Đế Quốc phản động Mỹ ), theo chỉ thị của Cộng Sản Hà Nội, với lý do là: chưa có hòa bình thực sự ở Nam Việt Nam (Le Duc Tho refused prize, charging that peace had not yet really established in South Vietnam). Vả lại năm 1973, chưa chiếm được Nam Việt Nam, đại đa số nhân dân miền Bắc (tuy làm chủ đất nước theo cái chính sách: Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ - System of Party's Leadership, State Management, People' s Mastery) nhưng chỉ sống bằng khoai bắp, củ mì, mà để cho Lê Đức Thọ đi lãnh giải thưởng (dù là cưa đôi ) cỡ nửa triệu Mỹ Kim, lúc đó tính ra... đo Hồ thì cả ngàn tỉ đồng thì...trời đất quỷ thần ơi! Mấy anh trong Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng sức mấy nó chịu, sẽ phát ghen, phát tức lên, bể tim mà chết hết cả thì sao " Lúc ấy các vị " cán bự " nhà ta...trên chỉ có nón cối, dưới có dép râu mà thôi, rủng rỉnh ít tiền Hồ trong túi là cùng, chớ chưa có đô la tùm lum như từ hồi chiếm được miền Nam rồi đến ...nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa như bây giờ.
1979: Mother Teresa Calcutta - Vì sự nghiệp dâng hiến tất cả cuộc đời của Mẹ cho những người dân nghèo khổ tại Ấn Độ, một quốc gia đông dân cư nhưng lại quá thiếu thốn những điều kiện cần thiết tối thiểu cho cuộc sống của những con người khốn khổ.
1981: Văn Phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (Office of The United Nations High Commissioner for Refugees). Trong thời gian này - 1975 đến 1981 - riêng Việt Nam đã có hàng triệu người trốn chạy họa Cộng Sản, bỏ nước ra đi.
1988: Lực lượng gìn giữ Hòa Bình của Liên Hiệp Quốc (U.N. Peacekeeping Forces ) đã hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp tại nhiều vùng tranh chấp, chiến tranh, đe dọa an ninh, hòa bình thế giới.
1989: Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị Lãnh Đạo tôn giáo và tinh thần, lưu vong của nhân dân Tây Tạng (Dalai Lama - Tibet) đi khắp nơi trên thế giới để vận động đấu tranh cho cuộc sống tự do, dân chủ trên lãnh thổ này.
1990: Mikhail S. Gorbachev, Tổng Bí Thư cuối cùng của Đảng Cộng Sản Liên Bang Sô Viết (the last Secretary-General of USSR's Communist Party) trước ngày Liên Bang này, cái nôi và thành trì của phong trào Cộng Sản quốc tế, xụp đổ tan tành, kéo theo sự tan vỡ của nhiều quốc gia cộng sản chư hầu khác. Nhân vật này đã đưa ra một chính sách kêu bằng Perestroika và Glasnot, nhằm thay đổi và sửa chữa những sai lầm trong đường lối chính sách của Liên Bang Sô Viết, của phong trào cộng sản thế giới, trong nội bộ cũng như đối với các quốc gia trên thế giới, làm cho đời sống của người dân, của con người trên thế giới xích lại gần nhau hơn, xóa bớt hận thù và hướng về một tương lai: thế giới ổn định, hòa bình, hợp tác,thịnh vượng.
1999: Tố chức "Bác Sĩ Không Biên Giới ", trụ sở tại Pháp (Doctors without Borders - France).
2000: Kim Dae Jung, Tổng Thống Nam Hàn, tức Đại Hàn Dân Quốc (President of South Korea), người đã cố công vận động cho các liên lạc ngoại giao, đoàn tụ gia đình, hợp tác kinh tế để làm dịu bớt sự đối đầu, thù hận, căng thẳng giữa 2 miền Nam-Bắc, hàn gắn sự chia ly giữa các gia đình ...
2001: Tổ chức Liên Hiệp Quốc (The United Nations Organization)- Chính thức thành lập ngày 24 tháng 10 - 1945 - cùng vị đương kim Tổng Thư Ký Kofi Annan, người xứ Ghana: vì đã có nhiều công lao trong công việc giải quyết chiến tranh, gìn giữ, bảo vệ Hòa Bình thế giới một cách hữu hiệu.
2002 : Cựu Tổng Thống Thú 39 của Hoa Ky,ø Jimmy Carter, với những lý do, thành tích đã nói nhiều ở phần đầu của bài này.
Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter được trao giải thưởng Nobel về Hòa Bình năm 2002 làm cho con số Tổng Thống Mỹ được trao tặng giải thưởng này lên tới ba vị tất cả:
· Vị thứ nhất: Cố Tổng Thống Theodore Roosevelt, Tổng Thống thứ 26 của Hoa Kỳ, được trao tặng giải này vào năm 1906, trong khi Ông còn đang tại chức, vì nhiệm kỳ Tổng Thống của Ông từ ngày 14 tháng 9 - 1901 đến ngày 3 tháng 3 - 1909 như đã nói rõ ở phần trên, khi nói tới Giải Nobel về Hòa Bình năm 1906.
* Vị thứ hai: Cố Tổng Thống Woodrow Wilson, Tổng Thống thứ 28 của Hoa Kỳ, được trao tặng giải thưởng này vào năm 1919, cũng vào lúc Ông còn đang tại chức vì 2 nhiệm kỳ Tổng Thống của Ông bắt đầu từ ngày 4 tháng 3 - 1913 đến 3 tháng 3 - 1921 như đã nói ở trên, phần Giải Nobel về Hòa bình năm 1919.
·Vi thứ ba: Cựu Tổng Thống thứ 39 của Hoa Kỳ, Jimmy Carter, được trao tặng giải thưởng này vào năm nay, 2002, tức là sau khi Ông đã rời khỏi chức vụ Tổng Thống, không còn ở Tòa Bạch ốc nữa vì ông chỉ làm Tổng Thống có 1 nhiệm kỳ duy nhất từ ngày 20 tháng 01 năm 1977 đến 19 tháng 01 năm 1981.
Cựu Tổng Thống Carter chỉ làm Tổng Thống có 1 nhiệm kỳ, trong khi 2 vị nói trên làm Tổng Thống 2 nhiệm kỳ, tuy rằng vị thứ nhất, cựu Tổng Thống Theodore Roosevelt phục vụ 2 nhiệm kỳ nhưng không hoàn toàn đầy đủ vì nhiệm kỳ đầu, Ông với tư cách Phó Tổng Thống lên thay quyền khi Tổng Thống William McKinley bị ám sát chết.
Cựu Tổng Thống Carter được trao tặng Giải Nobel về Hòa Bình sau khi đã rời khỏi chức vụ Tổng Thống, trong khi 2 vị Tổng Thống nói trên được trao tặng giải thưởng này trong khi đang còn tại chức Tổng Thống làm việc tại Tòa Bạch Ốc.

Phan Đức Minh

Ý kiến bạn đọc
13/12/202103:49:49
Khách
Check Habitat for Humanity to learn about the involvement of Mr and Mrs Carter
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Kiếm Hiệp Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến