Hôm nay,  

Triết, Toán, Và Tình

22/11/200200:00:00(Xem: 136443)
Người viết: THY VI DU

Bài tham dự số: 356-695-vb61122

Tác giả Thy Vi Du, 50 tuổi, là một chuyên viên điện toán, hiện làm việc và cư trú tại Nam California, đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

+

Chiếc xe buýt số 46 mang bảng hiệu Đại Học CSUF (California State University Fullerton) dừng lại trước cổng trường. Cửa xe mở ra. Hắn vội bước xuống và đi thẳng vào trường.

Những toà nhà đẹp mắt, những hàng cây mát bóng, và những thảm cỏ xanh biếc trải dài dưới chân cho hắn một cảm giác dễ chịu dù trong lòng hắn còn nặng một tương lai chưa có khởi điểm.

Bây giờ đang là mùa nghỉ hè nên khuôn viên trường vắng người qua lại. Một vài sinh viên đang tụ tập quanh ghế đá trước thư viện. Họ cười nói vui vẻ và xem chiều rất thanh thản. Hắn nhìn họ và mơ ước có ngày được trở lại làm kiếp học trò như họ.

Cơn gió chiều man mát làm hắn chợt nhớ về giảng đường Spellman và học khu Nhân Aùi của Đại Học Dalat năm xưa.

Theo bản đồ chỉ dẫn, hắn bước vào toà nhà Humanity, lên lầu ba, và tìm gõ cửa phòng Khoa Trưởng Phân Khoa Triết Học. Bảng tên và khuôn mặt cho thấy ông Khoa Trưởng phải là một người Nhật. Oâng đứng dậy bắt tay chào và mời hắn ngồi:

- Nào, tôi có thể làm gì cho bạn"

- Thưa ông tôi tên là Tuân, Tuân Vũ. Tôi đến Mỹ được mấy tháng với tư cách là một người tị nạn. Tôi có đem theo được một ít chứng chỉ và sổ học bạ. Tôi muốn theo học trường Fullerton này, nhưng không biết phải làm sao. Xin ông chỉ cách giúp đỡ.

Ông khoa trưởng mỉm cười ra chiều dễ chịu, nhưng thay vì thoả mãn lời yêu cầu của hắn, ông lại hỏi hắn những truyện về Việt Nam, về dân tình dưới chế độ Cộng Sản, về chuyến vượt biên, và về đời sống mới của hắn ở Mỹ.

Đúng là triết gia thì hay lẩm cẩm, chẳng khác nào Khoa Trưởng Triết Học Nguyễn Khắc Dương (em cua Nguyen Khac Vien) ngày xưa khi bọn hắn nhờ viết lời mở đầu cho bản dịch cuốn sách 'Như Thấy Đấng Vô Hình' thì ông này chẳng nhận lời cũng chẳng từ chối, chỉ nói truyện loanh quanh. Cho đến khi được hỏi lại thì bảo: 'các anh về viết lại những gì nãy giờ thầy trò mình trao đổi với nhau như lời mở đầu là được đấy'.

Ông Khoa Trưởng này thì nói truyện cả nửa giờ (dĩ nhiên là hắn phải vận dụng hết khả năng ESL của mình) rồi mới cầm cuốn sổ học bạ của hắn lên đọc nho nhỏ:

- Siêu hình, Luận Lý, Cơ Cấu, Triết Thượng Cổ, Trung Cổ, Cận Đại, Hiện Sinh… Tốt, tốt lắm.

Học bạ của hắn viết bằng tiếng Pháp và tiếng Latinh nên ông Khoa Trưởng đọc được. Bỗng dưng ông ngừng lại hỏi hắn:

- Bạn học với ông Andrea Leahy à"

- Vâng, đúng vậy. Sao ông biết vị giáo sư này" Ông ấy là người Canada mà.

- Tôi cũng chỉ biết ông ấy qua cuốn 'Triết Học và Tôn Giáo' ông mới viết đây thôi.

- Ông Leahy là một ông thầy rất khó tính. Khi ông dậy học mà nếu có ai nhìn ra ngoài là ông ngưng giảng bài ngay.

- Vậy sao"

Rồi ông tiếp:

- Thế này nhé, bạn cũng đã học nhiều rồi đấy. Nếu bạn ghi danh học thêm một lục cá nguyệt với khoảng mươi units nữa thì tôi sẽ cấp cho bạn cái bằng Cử Nhân Triết Học.

Hắn vui vui vì lời hứa của vị Khoa Trưởng người Á Châu cởi mở và dễ thương. Hắn cũng thầm cảm ơn mẹ già đã kỹ lưỡng gởi bằng cấp sang cho hắn. Nhưng để 'niềm vui được tron vẹn', hắn hỏi thêm:

- Thưa ông, với bằng cấp cử nhân này tôi có thể làm gì để sống ở đây"

Ông Khoa Trưởng ngả ghế ra phía sau, lấy cây bút chì gõ vào trán ra chiều rất 'suy tư':

- Sau khi tốt ngiệp, nếu bạn may mắn thì bạn sẽ được ngồi vào chiếc ghế của tôi đang ngồi đây.

- Ông nói thật không"

- Tôi nói thật và nói 'nếu bạn may mắn' mà.

- Còn nếu…

-Còn nếu không may, có nghĩa là bình thường thì bạn có thể cầm cái bằng Cử Nhân tôi cấp để đi xin việc ở những trạm bán xăng đầu đường ngoài kia.

Hiểu ngay đựơc ý của nhà triết học đất Phù Tang nên niềm hy vọng trong hắn vụt tan biến mất.

Sự thật phũ phàng thế sao" Nước Mỹ không cần Triết Lý sao" Cái bằng cử nhân không cho hắn một công việc tám chín đồng là điều hắn đang mơ ước sao" Tự do hắn đang có trong tay rồi, nhưng làm thế nào để sống sự tự do đây" Tiền bạc hắn thấy khắp nơi, nhưng hắn không biết cách nào để kiếm. Công việc gì hình như cũng làm ra tiền, nhưng chẳng ai cho hắn việc làm. Gói kẹo, gói bánh cũng đòi kinh nghiệm. Đây là nước kỹ nghệ tân tiến, muốn có nghề thì phải đi học lại, nhưng học cái gì" Anh văn của hắn thì quá giới hạn , còn toán học thì hắn đã quên hết sau những năm lao động dưới thời Cộng Sản hay đúng hơn là chẳng có tí căn bản nào. Phải bắt đầu làm lại, nhưng bắt đầu từ đâu"

Năm ấy là năm 1981 và hắn vừa 29 tuổi đời.

Đương, Trịnh mạnh Đương là bạn của hắn trong lớp ESL, sau những lần cắt tóc cho hắn, rủ hắn vào Fullerton College. Đương hỏi hắn:

- Anh có biết đạo hàm và nguyên hàm không"

- Không, chưa bao giờ nghe đến.

- Vậy anh còn nhớ gì về Đại Số không"

- Tôi đã bỏ toán từ năm 1970 khi đi theo Tú Tài ban C rồi. Chỉ nhớ mang máng hai bình phương là bốn thôi.

Đương mạnh dạn khuyến khích:

- Nhưng anh đã học Triết. Nếu anh học Triết được là học Toán được. Học Toán đựơc là học Lý Hoá được. Học Lý Hoá được là học Điện đựơc. Nếu anh học, chúng mình học chung và em sẽ giúp anh.

Đương nhỏ hơn hắn năm sáu tuổi, sang Mỹ trước hắn mấy tháng mà xem ra rất sắc sảo trong việc học và lanh lợi trứơc những tình huống mới. Đương có người chị tên Hằng và cô em gái tên Nga. Hằng có vẻ đẹp quyến rũ vớiù mái tóc dài quá bờ vai và đôi mắt đa tình đen láy. Còn Nga duyên dáng vớiù má núm đồng tiền và nụ cười rất rạng rỡ.

Đời hắn có nhiều lúc lận đận, nhưng vào những lúc lận đận ấy lại hay có người giúp đỡ.

Năm 1978, hắn đang dậy học và lao động ở Rạch Giá thì bị gọi đi bộ đội. Lúc ấy Khmer Đỏ đã tràn qua biên giới, chiếm cứ Hà Tiên, và đang dồn về Kiên Lương. Gọi là đi bộ đội chứ thực ra là đi nhân công chiến trường để lấy xác bộ đội thì đúng hơn. Bạn bè của hắn có đứa đi được mấy ngày đã chết thảm, xác đem về không đủ tay chân. Hắn có tên trong số 33 thanh niên đợt mới của thị xã phải lên đường khi mà Sư Đoàn 307 Sao Vàng đang kéo qua thị xã tiến ra mặt trận. Hắn đã trúng tuyển, đã khám sức khoẻ, và đang chờ Phường Vĩnh Thanh làm lễ tiễn chân lên đường. Hắn khiếp thật, khiếp lắm. Thế nhưng nhờ có Phương, cô học trò, quen biết bên phường đội nên đã lập mưu lôi hết tên hắn ra khỏi sổ và cho đến giờ này hình như cũng chưa có ai trong số 33 thanh niên ấy đã phải lên đuờng thi hành 'nghĩa vụ quân sự'. Hắn vẫn nhớ đêm ấy Công An và Phường Đội suýt bắn nhau vì hai bên đều tỏ ra có quyền hành và có công với dân khi đã say khướt.

Cũng trứoc đó gần một năm, hắn lo cho đứa em gái đi vượt biên. Tổ chức vượt biên lại nhắm đúng tầu quốc doanh nên chưa ra tới Hòn Tre thì tầu đã đổ toàn bộ hơn 100 người vào khám lớn. Công an không điều tra người vượt biên mà lại điều tra người tổ chức. Hắn mất ăn mất ngủ bao đêm ngày, nhưng lại có Ngân, người thiếu phụ hay ngồi hàng ghế cuối trong nhà thờ của thị xã, giúp đỡ móc ngoặc được với tay trùm Công An bấy giờ là B. H. mà dân chúng thường gọi là Bất Hảo, lôi được con em của hắn ra khỏi tù sau gần một tháng giam giữ. Hắn thoát nạn, nhưng đến giờ vẫn chưa có dịp trả cho Ngân tiền mua mấy chai rượu tây đắt giá.

Thấy Đương tự tin và tốt bụng hắn bèn 'mở mắt theo chân' bạn. Hắn chạy ra chợ mua ngay một cuốn Algebra để ôn lại từ đầu hầu chuẩn bị cho mùa học tới. Sách giáo khoa của Mỹ dầy, nhưng đọc lại dễ hiểu.

Ngày ghi danh học Toán Calculus thì Đương được lớp, còn hắn bị counselor bắt học lại Algebra. Hắn trình bằng cấp Triết Học ra, counselor cũng không chịu. Cuối cùng ông ta bằng lòng cho hắn học với điều kiện phải qua một bài thi toán. Ông dẫn hắn lên thư viện, đưa cho hắn một bài thi gồm 200 bài toán cộng trừ nhân chia, phân số, phương trình bậc nhất, tập hợp, thống kê…,rất căn bản nhưng phải làm với vận tốc. Hắn làm được 95% và được ghi lớp.

Vừa làm bài thi xong thì cái bóp của hắn để trong ba lô đựng sách lại bị đánh cắp. Hai trăm hai mươi sáu đồng tiền trợ cấp là gia tài của hắn cùng các giấy tờ mất hết. Hắn đã rơi nước mắt khi đi bộ từ thư viện của trường đến trạm cảnh sát Fullerton để bá cáo sự mất cắp. Hắn tưởng cảnh sát sẽ đến trường điều tra tìm cho ra lẽ. Nào ngờ viên cảnh sát chỉ lạnh lùng bảo hắn ghi tên vào sổ để nếu có ai trả lại thì sẽ gọi cho hắn biết.

Những ngày đầu tiên đi học thì trời trở lạnh và gió lớn. Hắn nhớ một buổi sáng trời mưa nhẹ nhẹ, hắn định dắt xe đạp ngang qua chợ Mongomery Ward để vừa đỡ lạnh vừa bớt được một đoạn đường, nhưng cửa chợ thì mở mà chợ thì chưa nên những người quét dọn trố mắt nhìn hắn rồi yêu cầu hắn bước ra. Một lần khác xe đạp bị hư, hắn phải cuốc bộ về từ trường học. Tới nhà thì đã gần nửa đêm mà mì gói lại vừa hết. Cực khổ, nhưng hắn vui vì có thầy và có bạn, nhất là hắn thấy mình đã có chỗ để lấy đà cho tương lai.

Càng học toán và computer, hắn càng thích thú, nhất là những lớp toán Thống Kê và Sác Xuất Cao Cấp.

Gần ngày ra trường hắn cũng tập tễnh đi xin việc, nhưng chẳng có kết quả gì. Vào khoảng năm 1986 lúc ấy, những tên tuổi như Rockwell, Northrop, Lockeed, Hughes, Martin Marietta, McDonnell Douglas… là những công ty lý tưởng cho những sinh viên mới ra trường. Lương bổng cao thấp không cần biết chỉ cần có mặt trong những công ty này là 'oai hùng' rồi. Nộp đơn và phỏng vấn ở đâu hắn cũng chỉ nhận được thư cảm ơn bằng giấy đẹp, đẹp hơn cả những mảnh bằng Cử Nhân của hắn nữa. Bạn bè bảo hắn: 'Chưa tìm đựơc việc thì đừng vội ra trường vì bằng cấp sẽ mất giá'. Điều này nghe có vẻ hay nhưng lại không đúng.

Chỉ có một điều đúng mà lại khó tin đó là những units Biology 101, những units mà hắn phải học xong để được cấp bằng. Hắn đang cần cái bằng để kiếm ăn và để 'loè' thiên hạ. Hắn mải mê học Toán và Computer nên rất ghét môn học này. Bài thi đầu hắn được điểm C, bài mid-term được điểm D. Oâng thầy gọi lên phòng giúp đỡ cho một tutor xinh đẹp. Hắn hứa với thầy là sẽ cố gắng, nhưng khó quá. Hắn có thể viết được compiler chứ không thể nhớ được các tế bào trên cái lá maple hay những lớp vỏ trên thân cây oakwood được.

Ngày thi final, vừa ra khỏi lớp hắn đã bán ngay text book cho con bạn học người Phi. Hắn làm bài cũng được, nhưng trên đường về mới sực nhớ đã không đề tên trên bài thi. Trở lại lớp tìm thầy thì thầy đã về. Chạy xuống văn phòng tìm điện thoại của thầy thì văn phòng đã đóng cửa đi nghỉ hè. Hắn chỉ nhớ tên thầy là Adams. Hắn mở Yellow Book công cộng ra xem thì có cả mấy chục tên Adams. Hắn đánh liều gọi thử những tên Adams sống gần trường. Và không thể ngờ được, cú phôn đầu tiên hắn gọi nhằm đúng ngay ông thầy 'yêu quí' của hắn:

- Có phải ông là thầy dậy lớp Biology 101 ở Cal State Fullerton không"

- Đúng vậy.

Hắn mững rở:

- Xin ông một 'phê vờ'. Tôi tên là Tuân Vũ. Hời chiều làm bài thi final, nhưng đã quên không đề tên. Oâng làm ơn soát lại giùm.

- A ha! Tao nhớ Tuân Vũ rồi… Hm, hm, hm. Có hai bài thi không có tên. Làm sao tao biết bài nào của mày. Scantron nào cũng giống nhau.

Hắn bèn láu với giọng năn nỉ:

- Thưa ông, những tuần vừa qua, tôi đã cố gắng lắm nên bài nào good hơn là của tôi đấy.

- Tuân ơi, tao chưa thấy học sinh nào như mày. Được, tao sẽ làm như ý mày muốn.

Hắn cảm ơn rối rít rồi phóng xe đi tìm Nhạn, con bạn khá thân, thường hay chạy đến nhờ vả hắn mỗi khi nhận được bức thư tình có dăm ba chữ Hán khó hiểu từ thằêng Hoàn còm. Nhạn chăm học, giỏi toán, nhưng chưa ghi được lớp management 370 nên phải ra trường khoá sau.

Chiều hôm lễ ra trường, hắn đến tham dự, nhưng không mặc áo mũ để lãnh bằng. Sau buổi lễ, bạn bè đưa cho hắn cuốn danh sách sinh viên tôt nghiệp, hắn mới biết tên mình có trong Honor List của Viện Trưởng với hai phân khoa: Computer Science và Mathematics. Bạn bè kháo láo với nhau: 'Già Tuân hay thiệt. Chả già rồi mà còn kéo được hai môn'. 'Già Tuân ra trường rồi cưới bà Nhàn là đẹp đôi đấy'. 'Bà Nhàn đẹp, dễ thương, nhưng lại khác đạo với già Tuân…'. Nghe vậy hắn thấy trong lòng buồn vui lẫn lộn và chợt ngỡ ngàng khi thấy mình sắp bước vào tuổi 35.

Rồi khi dến tuổi 35 thì hắn có vợ và có việc làm cùng một lúc.

Hơn mười năm sau nhìn lại hắn mới thấy khi mang Tam Đoạn Luận cùng với một sự cố gắng vào Toán Học thì hắn đã tạm thành công, nhưng khi mang Qui Tắc Tam Xuất vào Tình Yêu thì hình như hắn đã chỉ … 'thành nhân' nhiều hơn vì trong Toán Tây, Toán Ta, hay Toán Mỹ hai cộng hai phải là bốn, còn trong Tình Yêu thì hai cộng hai có thể là bốn, có thể là mười, hoặc cũng có thể là zero. Thật vậy, mười cái loop trong điện toán còn dễ kiểm soát hơn một cái loop tình yêu. Đôi khi hắn nghĩ: 'Giá mình dốt toán một tí thì có thể hạnh phúc hơn không chừng'. Rồi có lần hắn than thở với bạn bè:

'Lơ mơ như Triết mà dễ chơi.

Gập ghềnh như Toán cũng dễ xơi.

Ngọt ngào như Tình nên chới vơi…

Sao em khó vậy tình yêu ơi.

Dù sao thì người bạn hắn phải nhớ ơn vẫn là Đương. Và khi nhớ về Đương thì hắn không thể quên được Hằng và Nga. Nghe đâu Hằng lấy một người chồng rất trẻ. Và Nga thì thương một người khá lớn tuổi.

Hắn cũng còn nhớ những buổi tối dậy kèm cho Nga. Nga thì 'cố tình' không hiểu program còn hắn thì lại ngô nghê 'vô tình' giải thích program cho bằng được.

Thy Vi Du

Fullerton 10/01/2002

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,319,186
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”