Hôm nay,  

Lá Thư Trong Ngày Sinh Nhật

13/11/200200:00:00(Xem: 146489)
Người viết: NGUYÊN NGỌC

Bài tham dự số: 338-686-vb31112

Tác giả tên thật là Phạm Nguyên Ngọc, 51 tuổi, hiện cư trú tại Temple, AZ, đang làm nghề Nail. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên đầu tiên cũng là chuyện đời và tâm tình của chính tác gia, được kể dưới hình thức lá thư viết cho người yêu đầu đời. Mong ông sẽ tiếp tục viết thêm.

*

Huyền thân yêu!

Nhận được thư em trong ngày sinh nhật, anh rất vui mừng. Cám ơn món quà mừng tuổi vô giá của em. Giờ đây, trong căn phòng trống vắng, anh cầm bút tâm sự cùng em.

Đọc thư em, anh rất cảm thông nỗi cô đơn của em. Cũng như anh cảm chịu nỗi cô đơn của riêng mình. Tạo hóa thật trớ trêu. Tạo hóa đã cho chúng ta tình yêu ban đầu. Tạo hóa đã chia cách chúng ta. Để rồi tạo hóa cho chúng ta gặp lại, khi mái tóc đã phai màu, trái tim đã nguội lạnh theo thời gian.

Em yêu! Nhớ những buổi hẹn hò, dưới ánh trăng thanh, chúng mình đã trao cho nhau những nụ hôn vụng về tươi ngọt.

Những phút ban đầu lưu luyến ấy, luôn luôn bên anh, cổ võ và an ủi anh trong cuộc đời. Em còn nhớ bài thơ "Thuyền và Biển" không"

Từ ngày nào chẳng biết\

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi

Lòng thuyền đầy khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa càng xa.

Anh như con thuyền đầy khát vọng. Anh đã ra đi theo lời gọi mời của biển khơi, để lại sau lưng quê hương gia đình và em. Con thuyền đã đến Hồng Kông một đêm hè. Hồng Kông thật nguy nga lộng lẫy. Hàng hàng lớp lớp dãy nhà cao tầng chạy dài trên bãi biển, êm đềm bên những ngọn núi mờ mờ hơi sương. Những ánh đèn muôn màu lung linh, uốc khúc, vui đùa với sóng biển mênh mông. Đúng là bức tranh sơn thủy hữu tình. Lòng anh trào dâng niềm cảm xúc không nguôi. Phải chăng thuyền anh đã cập bến thiên đường" Nhưng một năm sống ở Hồng Kông anh vỡ mộng. Mảnh đất này, con người đi như chạy làm như máy khâu. Thành phố náo nức, vội vàng, chen chúc…

Anh rất vui mừng khi nhận tin đi Mỹ. Anh đến San Francisco một đêm hè. Từ trên máy bay nhìn xuống, thành phố mênh mông biển đèn. Đất nước này bao la quá. Phải chăng thiên đường là đây" Vào sân bay họ giúp anh thủ tục nhập cảnh. Họ phát anh một chiếc áo bông. Dù cỡ nhỏ, anh cũng có thể trùm từ đầu tới chân. Từ sân bay này, anh chuyển hai sân bay nữa để tới thành phố định cư. Đi đâu anh cũng ôm khư khư chiếc áo bông. Nhiều thiếu nữ mắt xanh nhìn anh như muốn hỏi "anh về đâu hỡi anh" Sau này nghĩ lại hình ảnh chàng trai mảnh khảnh, ôm chiếc áo bông đi giữa mùa hè. Anh thấy vui vui, tếu tếu. Không hiểu duyên nợ thế nào, anh đến thành phố định cư cũng vào đêm. Thành phố mông mênh biển đèn. Người bảo trợ đón và đưa anh về căn nhà anh sẽ ở chung với một cặp vợ chồng trẻ. Ngồi trên xe, nhìn đường phố anh sẽ an cư. Anh không tưởng tượng nổi thành phố cũ kỹ, chật hẹp. Những bức tường chằng chịt những vết mực loang lỗ. Lác đác, chàng Mỹ đen ôm chiếc đai, đi tưng tưng dưới ánh đèn vàng nhạt. Anh bâng khuâng…..

Anh trở lại trường trung học. Dù đã quá tuổi họ vẫn xếp anh học từ lớp mười. Hình ảnh "tuổi còn thơ, ngày hai buổi đến trường, yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ…" không còn trong anh. Giờ đây anh chỉ mong học sinh ngữ, trau dồi kiến thức để tồn tại và thích nghi với cuộc sống mới.

Sáu tháng sau, anh xin được công việc đầu tiên tại một bệnh viện trẻ em. Công việc là lau chùi đánh bóng sàn nhà. Mỗi tháng anh đem về được hơn nghìn đô. Anh rất mừng. Mấy tháng sau, anh mua được chiếc xe đầu tiên trong cuộc đời. Ngày ngày đi làm, anh chở hai anh Mỹ đen làm cùng ca. Mỗi tuần, họ trả anh bốn mươi đô. Anh có tiền mua xăng và ăn tối. Nghe chuyện em thấy kỳ, đúng không" Thực tế nhiều người không có xe đi làm. Đồng lương họ chi cho tiền nhà, tiền ga, điện, nước và sinh hoạt trong gia đình. Họ không còn khả năng xử dụng một chiếc xe. Bởi mua xe, họ phải lo tiền bảo hiểm, xăng, và tiền sửa chữa vv…Sau này, anh đi làm bằng những chiếc xe đời mới, sang trọng. Họ nhìn anh bằng đôi mắt ghen tuông, nể nang.

Năm thứ mười một, anh gặp Lan. Cuộc tình đâm chồi nảy lộc rất nhanh. Lan và gia đình tới Mỹ được hơn hai năm. Lan trông hiền lành, dễ thương. Cuộc tình không có nhớ nhung, hẹn hò, mong đợi…ngày nào hai đứa cũng bên nhau. Giản dị như một cộng một là hai. Hết trung học, hai đứa tiến tới hôn nhân. Ngày cưới được tổ chức tại gia đơn giản, thân mật, vui vẻ. Hai đứa không có tuần trăng mật. Cuộc sống lứa đôi bắt đầu như hai dòng suối nhỏ cuốn trôi theo dòng sông. Dòng sông chuyên chở vui buồn, thương nhớ đầy vơi…

Với khoản tiền dành dụm, hai đứa quyết định mở tiệm bán thực phẩm Á Đông. Công việc buôn bán thật bộn bề. Hàng nghìn mặt hàng phải lựa chọn. Hàng khô chủ yếu là đồ hộp, nhập cảng từ Thái Lan, Đại Hàn, Nhật bản… mua về đánh giá, xếp liên kệ. Gian truân nhất là mặt hàng tươi. Tuần hai buổi anh lái xe lớn đi lấy thịt, trái cây, rau và đồ biển. Ngày đi ra sân bay lấy rau muống, rau đay, mùng tơi, rau quế, ngò gai…Thành phố anh rất lạnh, nên anh phải đặt mua các thứ rau đó từ các thành phố khác. Đây là những ngày tháng vất vả, bận rộn. Nhưng anh chưa từng thấy chán nản. Ngược lại, anh rất say mê.

Thấm thoát đã bốn năm, anh vừa đi làm vừa lo việc chợ. Cuộc sống hai đứa khá giả lên. Hai đứa đã mua nhà. Lan thay đổi da thịt. Nàng ăn mặc rất thời trang. Nàng rất khéo trong trang điểm. Thấy nàng xinh đẹp, anh rất sung sướng và kiêu hãnh. Phải chăng người đàn ông nào cũng có cái tham lam, ích kỷ đó chăng" Hai đứa quyết định mở rộng thương mại. Hai đứa mượn tiền nhà băng, mở căn tiệm thực phẩm thứ hai, bán cho người Mỹ, Mễ…

Căn tiệm này là nguồn gốc của sự tan vỡ. Công việc buôn bán không được như ý muốn. Hàng tháng số tiền chi trả nhà băng, tiền nhà, điện, ga, nước, bảo hiểm, nhân công…thật lớn. Tiệm nọ gánh tiệm kia không nổi. Hai đứa không còn tiền để nhập hàng mới. Hàng cũ bán ra vãn dần, tiệm xơ xác. Tiền nợ mỗi ngày chồng chất. Nhà băng không cho bọn anh mượn tiền nữa. Bởi vì nhiều tháng bọn anh trả trễ. Họ không còn tin tưởng. Trong lúc chơi vơi này, Lan bỏ ra đi theo cuộc tình mới. Nàng đã đến và phá vỡ hạnh phúc gia đình người bạn, mà hai đứa cùng quen biết. Đúng là "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí". Tiệm sập, anh thành kẻ trắng tay. Cái trắng tay lúc này, khác xa khi tay trắng anh đến Mỹ. Nó day dứt, xót xa, tủi nhục, mặc cảm, tội lỗi… Khi làm ăn phát đạt bạn bè đông vui "chén chú, chén anh". Bây giờ, họ xa lánh anh như xa lánh kẻ mắc bệnh cùi. Còn người đàn bà đã từng ân ái với anh bao nhiêu năm qua" Nàng bỏ đi nhẹ nhàng. Nàng tàn nhẫn quá!

Anh bỏ thành phố đầy kỷ niệm vui buồn tới một thành phố khác. Anh đến ở cùng mấy anh em có tiệm cà phê, karaoke. Bốn anh em ở chung một nhà. Gia đình cái bang cũng có đủ ba miền Bắc, Trung, Nam. Anh em rất đùm bọc nhau. Bọn anh lấy đêm làm ngày. Đây là công việc nhức đầu, phức tạp. Khách đến vui chơi buổi tối là dạng choai choai, cô hồn. Chuyện ẩu đả, xử dụng vũ khí, trai gái, hiểm khích, bang phái…. thường xảy ra. Đôi khi đánh nhau chỉ vì một bài ca… Trông coi tiệm này phải có máu cô hồn. Bọn anh đủ sức lo chuyện đó. Bởi vì bọn anh chẳng có gì để mất. Có tiền bọn anh hút sách, cờ bạc, trai gái… ngày tháng trôi qua trong say xỉn. Đời không biết ngày mai. Đời không có ngày hôm qua cũng như hôm nay. Đời là thứ đồ chết tiệt!

Một tối, bọn anh ra mở tiệm. Chủ nhà đã niêm phong căn tiệm. Bởi vì mấy tháng bọn anh đã không trả tiền nhà. Gia đình "cái bang" tan rã. Không hiểu đây có phải là sự may mắn của anh không" Vì sinh tồn, anh đi học nghề Nail "móng tay". Anh thích nói chữ "Nail" hơn chữ "móng tay". Nghe "làm móng tay" anh thấy nó kỳ kỳ làm sao" Nghề này dễ học và làm có tiền. Ngày ngày anh xách máy và vài đồ nghề đi làm. Anh chuyển tiệm lung tung. Hình như nghề này nó bạc. Không mấy người thợ ở lâu với chủ.

Tiệm Nail cũng như một xã hội nhỏ, đủ chuyện vui buồn. Người nọ nói xấu kẻ kia. Đôi khi cãi nhau, đánh nhau cũng chỉ vì giành khách. Lúc rảnh các bà tụ lại tán chuyện. Chuyện cả một thành phố được thu gọn, bé tí. Nào là ông A thả dê khách, cảnh sát bỏ tù. Nào là ông bà chủ nọ đánh nhau tùm lum trong tiệm vì tội ông thả dê với thợ. Nào là bà ấy dẫn trai về nhà… Thôi thì đủ chuyện trên đời, thượng vàng hạ cám. Anh nhận thấy, tiệm Nail cũng là nơi tạm dung của bao cuộc tình tan vỡ. Làm có tiền mà cuộc sống thấy vô duyên kỳ lạ. Thật tình, anh không thích nghề này. Trớ trêu, anh hàng ngày phải cầm tay đàn bà. Không biết bao nghìn bàn tay lần lượt qua tay anh. Em có thể đặt câu hỏi về "cảm giác" của anh" Hình ảnh "anh nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi, em vẫn để yên trong tay anh nóng bỏng…" Không có trong anh. Những bàn ta đưa móng cho anh, phao, giũa, sơn phết. Đó là những bàn tay không hồn. Và anh cũng thế thôi! Sau sự đỗ vỡ, anh ghét đàn bà "xin lỗi em". Những người đàn bà đi qua cuộc sống của anh, như những cánh chim bay trong hoàng hôn…

Em yêu! Anh trở về thăm quê mấy lần. Lần đầu thấy lại quê nhà, anh ngỡ ngàng. Quê mình thay đổi nhiều quá. Những lũy tre xanh, cây đa, bến nước, hàng cau, vườn cây, ao cá…không còn nữa. Quê mình đang thành thị hóa. Nhà cửa mọc chen chúc, cái lêu nghêu như chuồng chim, cái thấp lè tè. Đường sá chật hẹp, quanh co. Hàng quán la liệt với gái phong sương… Một bức tranh "tạp fú lù". Anh gặp lại số bạn bè cũ. Họ đã thay đổi. Nhiều người đã trở thành "cường hào" mới. Họ nhậu nhẹt, bù khú tối ngày. Bỏ mặc vợ con "sinh voi sinh cỏ". Anh với họ khác nhau nhiều về tư duy, lối sống…

Khi về, anh có ý định kiếm công việc để sinh sống đoạn đời còn lại. Thực tế anh chưa biết làm gì. Mở tiệm "làm móng tay". Không thể được. Hay mở quán karaoke, nuôi mấy bé trong nhà" Anh sợ tổn thọ lắm. Hay kết hợp với "cường hào" hùng bá thiên hạ" Ngày mai có không" Vì vậy anh vẫn chưa có quyết định gì. Về mấy lần, anh biết tin em đã trở thành quả phụ với cậu con trai trưởng thành. Anh muốn tìm đến. Nhưng anh không đến. Anh sợ, tạo hóa lại an bài cho chúng ta gặp lại. Cảm ơn em đã sưởi ấm con tim lạnh giá. Cầu chúc em may mắn. Chúng mình không còn là lứa tuổi hứa hẹn, thề thốt. Có điều anh dám nói, anh yêu em và anh vẫn yêu em.

Cuộc sống của anh bây giờ bình thản lắm. Ngày ra trông tiệm, tối về đọc báo Việt trên máy điện toán. Thành phố anh ở không có sách báo để đọc. Anh đặt mua được mấy cuốn tập san văn học nghệ thuật từ các thành phố khác. Đây là những món ăn quý giá của anh.

Em yêu! Con thuyền không còn chở đầy khát vọng. Biển khơi với cánh hải âu sóng biếc… không còn quyến rũ. Tâm hồn anh tĩnh lặng. Anh nhìn đời thanh thản, bao dung. Có những chiều, anh đến với biển. Đứng nhìn những đám mây sa xuống chân trời xa. Cánh chim đơn côi, tan dần trong hoàng hôn. Biển trông hoang sơ, trống vắng. Anh man mác buồn….

Biển cả chiều nay gọi tên người

Có buồn thương nhớ có đầy vơi

Có nhìn cánh chim phương trời đó

Mà hỏi vì sao bay lẻ loi.

Tạm biệt

Nguyên Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến