Hôm nay,  

Bùa Hộ Mạng Và Khánh Mai

08/11/200200:00:00(Xem: 130286)
Người viết: N.T. J

Bài tham dự số: 334-682-vb41106

Tác giả N.T.J hiện cư trú tại San Jose, làm công việc lao động trong một hãng Mỹ, cho biết bà không muốn ghi tên thật. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà. Mong bà sẽ tiếp tục viết thêm.

*

Ngày mới quen Khánh Mai tôi nghĩ nó là một người đàn bà bình thường và cũng có chút gọi là hiền lành.

Cùng chung nghề tay chân lao động, lại là dân Á đông bằng tuổi nhau cho nên tôi cũng khá thân với nó, nhưng càng gần gũi tôi mới hay nó là một người "kinh khủng".

Khánh Mai là người Miến Điện gốc Tàu. Như phần đông đàn bà Á Đông đều lùn, nhưng Khánh Mai còn thêm đặc điểm là mặt vuông, cằm bạnh, mắt một mí, tóc cắt ngắn cúp vô - ngày xưa bên xứ mình gọi là kiểu "lô lô". Nó luôn mặc quần thung bó sát có sợi dây quàng dưới gót chân, luôn luôn mặc áo khoác ngoài màu tối, lúc nào đi thì cũng nhìn xuống đất, nói chuyện thì rất là nhỏ nhẹ, cái cần cổ lúc nào cũng rụt lại làm như là rụt rè e dè… cho nên phần đông ai cũng tỏ ra cảm tình với nó lắm. Nó được làm chức lead trong khu assembler line. Con nhỏ xếp lên từ chức lead mà nó đã kết thân khi còn ngồi bàn nên khi nó lên thì kéo Khánh Mai làm lead thay nó.

Khánh Mai không có học hành gì nhiều, nó chỉ có hàn chì là khéo tay thôi, nhưng mà với ngành tháo ráp thì chỉ biết hàn và thuộc màu dây là đủ xài rồi, nhất là biết đôn đốc và xiết giờ giấc là đủ. Gì chứ chuyện đó thì Khánh Mai dư sức. Mắt nó nhỏ xíu, nó đi hay ngồi gì cũng xụp mắt xuống. Tóc xụ bên mắt vậy chứ ai làm gì nó cũng hay, cái mà con Khánh Mai tài giỏi nhất là tài nịnh bợ dân da trắng và dùng họ để mà hại dân da màu. Nó quỳ lụy mua chuộc tất cả mọi người có "máu mặt" nhất là dân da trắng.

Chi nhánh tháo ráp của tôi phần đông là đàn bà mà là đàn bà Á Đông.

Người đàn bà nào cũng phải có ngày trong tháng kẹt chuyện đàn bà. Những ngày đó các cô các bà cần phải đi vào restroom thường hơn. Vậy mà thấy bóng ai nhoáng qua là nó theo liền.

Vì Khánh Mai tháo vát và rất chạy việc nên con nhỏ xếp giao hết đám nhân viên này cho nó, tất cả đều phải chịu dưới quyền của nó. Một khu assembly với gần 30 nhân viên Á Đông và da trắng răm rắp dưới lệnh nó, nhưng riêng với dân da màu thì nó thẳng tay. Ai cũng vì miếng cơm tấm áo mà chịu sự đè nén của nó.

Nơi nào có đàn bà đông thì lẽ dĩ nhiên lúc nào cũng có chuyện. “Kẻ thu”ø của Khánh Mai là một đứa dân tóc đen người Miên tên Lý. Từ khi có chuyện với con Lý tôi mới thấy dần dần cái “cay cú” của Khánh Mai. Lý cũng thuộc hạng đàn bà hay khoe khoang. Trước nhất là nó khoe nó có bằng cấp, đi làm thì luôn luôn đeo trang sức, còn khoe ta đây giàu có lịch lãm, nhất là nó khoe là đã từng làm lead tại một hãng khác trước khi vô đây làm. Vậy là con Lý đã tự chuốc họa vào thân mà không hay.

Khánh Mai ghét Lý một cách tàn nhẫn. Nó không bỏ một cơ hội nào để hại con Lý. Đã bao lần con Lý xuýt bị đuổi vì nó, nhưng nhờ hãng đang làm ăn được cho nên nếu không làm gì quá đáng thì ai cũng được bình an mà có việc làm hoài thôi. Con Lý là những trường hợp đó. Khánh Mai cố gắng làm sao cho con Lý ra khỏi hãng mà con Lý vẫn còn ngồi đó nên nó ấm ức lắm. Vài đứa Mỹ đã bỏ hãng làm vì không chịu nổi Khánh Mai, cho nên từ đó về sau trong khu assembly không còn thấy đàn bà trắng nữa. Lý là dân da màu thì cái nết chịu đòn cũng dai lắm.

Khánh Mai không làm gì được nó, có lần nó nói nữa thật nữa giỡn "Tao mà có về xứ tao chơi thì tao sẽ chuộc bùa về con Lý sẽ biết tay tao" tôi cười hỏi nó "nhưng mày xài cách nào. Maỳ thuốc nó hay sao"" con Khánh Mai trả lời: "Tao dùng bùa mê hoặc người khác rồi người đó sẽ hạ con Lý".

Tuy thù ghét tới mức ấy nhưng Khánh Mai cũng không làm gì con Lý được, bởi vì ngoài tánh khoe khoang ra, Lý cũng chăm chỉ làm việc và cũng có chút kinh nghiệm để phòng thân. Lý còn gặp may là con nhỏ xếp đỡ đầu Khánh Mai bị đổi đi chỗ khác cho nên Khánh Mai chưa kịp trở tay thì người xếp khác đã vô làm. Sau đó thì Khánh Mai không được làm lead nữa, tuy vậy họ cũng cho nó những ân huệ khác. Nó vẫn đươc làm một việc khác cũng rất là có hạng trong khu vực này nhưng hình như Khánh Mai không bằng lòng như vậy. Đời nó chỉ mê làm leader, và vì không có người dưới tay để nó dò xét ngắt véo cho nên nó buồn và tiếc lắm cứ thút thít khóc mỗi ngày. Có dịp là chạy vô phòng ông xếp có khi thì khóc lóc mặt mũi đỏ chót.

Con Lý được yên thân với người xếp mới, con Khánh Mai thì vẫn cứ tiếp tục vòi vĩnh với ông xếp. Hể thấy con Lý nói chuyện với xếp thì nó tức tối xanh cả mặt làm như ông này là của riêng nó. Một mặt nó đi đâm thọc người lead mới một mặt nó lén rình mò công việc của người ta để xem công việc nào tốt thì xin xỏ.

Mỗi năm Lễ Giáng Sinh hãng làm đóng cửa 2 tuần. Mùa lễ năm đó Khánh Mai về nước, trở qua làm lại không thấy khóc lóc như trước. Dần dần, thấy nó thân với ông xếp mới hơn. Sự thân thiết càng ngày càng nhiều. Rồi tới một lúc, Khánh Mai là cục cưng của ông xếp mới, nó được xếp cho làm những việc tốt nhất trong khi tháo ráp, nó làm những gì mà nó muốn, tha hồ mà ngắt véo và bịa chuyện sau lưng những người nó ghét. Nó mập ra, tròn trịa như các bà vú trong phim bộ, mặt luôn luôn có vẻ lo lắng và toan tính chuyện gì. Nhìn mặt nó tôi thấy sợ sợ làm sao và thường hay rùng mình khi nó nhìn tôi. Trong hãng, Khánh Mai làm bất cứ chuyện gì nó muốn, nó ở trong hãng ngày hay đêm tùy ý nó và người xếp ngày càng cưng chiều nó như cha cưng chiều đứa con gái nhỏ lên ba… Nó không giao thiệp với ai ngoài hai chị em Việt Nam gốc Nùng mà trước kia khi còn làm lead họ rất sùng bái nó… Hãng lên hay xuống, ai bị ảnh hưởng gì thì bị, Khánh Mai vẫn được coi là người quan trọng nhất. Không bao giờ thấy nó lấy phép thường niên, nó luôn luôn làm giờ phụ trội từ sáng đến tối…. mỗi ngày ông xếp và nó luôn luôn gắn bó thân thiết…h ọ làm việc chung rất là tương đắc.

Ông xếp là gã đàn ông hiền lành, rất là ít nói, dễ dàng mắc cở nhưng mà đối với Khánh Mai thì họ có thể nói chuyện hàng giờ. Tôi lấy làm lạ và chợt nhớ đến vụ bùa ngải mà Khánh Mai có lần nhắc đến. Khó ai mà tin, trong cái dáng đi lủi lủi kia nó đã làm những chuyện gì. Nhưng làm việc gì thì có trời và nó biết thôi. Lạ một điều là Khánh Mai cũng không đá động gì tới con Lý nữa.

Nhưng rồi chuyện gì cũng có hồi kết. Khánh Mai, nhờ có xếp nâng dỡ, ngày càng lên ngạch, lên trật thuộc thành phần hạng cao cấp hơn, cho nên nó phải chuyển sang chỗ khác không còn dưới quyền xếp hộ mạng của nó. Từ đó, bẵng đi lâu lắm, tôi không còn gặp nó lai vãng tới khu assembly nữa.

. . .

Một hôm tình cờ đi thăm người quen bị bệnh tâm thần đang dưỡng bệnh ở nhà điều dưỡng, trên đường ra cửa tôi gặp một bà mập mập đi lủi lủi có người y tá đi kèm một bên. Dáng đi người này hết sức quen thuộc nhưng tôi không nhớ là ai. Ra tới chỗ đậu xe tôi chợt nhớ đó là dáng của Khánh Mai.

Tò mò, tôi trở vào một lần nữa. Người bệnh và y táï vẫn còn đó và lần này tôi nhìn rõ hơn từ đằng sau lưng. Đúng là Khánh Mai thật. Nó có mập hơn trước nữa. Đã vậy nó còn ôm trên tay một xấp giấy mà nhìn thoáng qua tôi cũng nhận ra đó là những tấm drawing mà lúc còn làm trong sở nó luôn luôn ôm trên tay chạy tới đi lui trong hãng ra dáng rất bận rộn.

Tôi cố ý đi sát vào nhìn rõ thêm lần nữa. Thật đúng là Khánh Mai. Nó không còn nhận ra tôi mà tôi cũng không muốn nhận nó.

Khánh Mai khôn ngoan như vậy, không biết vì sao mà đến nổi này. Tôi nhớ lần nó nói khi về nước sẽ thỉnh bùa ngải mang sang để mê hoặc người này, hãm hại người kia. Không biết có phải chính là vì bùa ngãi mà nó lạm dụng đã vật ngược lại nó.

N.T. J

San Jose

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,446,781
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến