Hôm nay,  

English Của Người Bình Dân

02/11/200200:00:00(Xem: 145276)
Người viết: QUỲNH TRẦN

Bài tham dự số: 3028-676-vb51031

Bạn Quỳnh Trần, cư trú tại Ventura County, Nam California, công việc theo bạn kể, là “theo bà xã di làm Nail.” Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bạn Trần kể thật nhiều chuyện vui bằng lời lẽ trực tiếp, sống động.

Mong bạn Quỳnh sẽ tiếp tục viết thêm.

Ngày trước ở Việt Nam, có ông thầy bói mù, khi xủ quẻ xem vận số cho tôi, ông phán một câu xanh dờn, mạng số của tôi có cái kiếp "nghiệp" cầm tay. Tôi nghĩ mãi hổng ra, chẳng biết ông thầy mù nói gì.

Khi sang tới Mỹ tôi đi học và làm đủ thứ nghề thượng vàng hạ cám, cuối cùng xách cọ theo vợ học làm Nails.

Đúng là số mạng chạy trời không khỏi nắng! Bây giờ phải "cầm chân, cầm tay" cho khách. Phải chi tôi có cái kiếp cầm ca, cầm bút hay cầm đại cái gì đó, như cầm đồ cầm nhầm chắc là vui lắm nhỉ".

Rồi một hôm gọi điện về VN nói chuyện với thằng bạn làm nghề lái Taxi. Nó khoe mới tậu được chiếc xe bốn bánh đời năm một chín cũ mèm, thây kệ cũ người mới ta, có cái của riêng mình thì hay rồi, nó còn bảo có mua "in set rân". Tôi ngớ cả người hỏi lại In sẹt rân là cái quỷ gì vậy" Nó bảo: "Bảo hiểm cho xe ấy mà" thú thật cái tiếng Anh trời hành đó, đố ai mà hiểu.

Suy đi nghĩ lại có lẽ khi xưa mình đến Mỹ nói tiếng Anh cũng cỡ đó là cùng. Nhớ hôm trước đưa bà già và thằng em về thăm quê gặp một đám sinh viên Tàu kéo vali đi cà rển, gặp chàng Mỹ đen chính hiệu sinh ở LA, giơ tay chào "What's up" tội nghiệp cả đám sinh viên Tàu nhìn lên trời tìm kiếm vì tưởng rằng watch up!

Tôi đem cái từ "in sẹt rân" ra tiệm Nail hỏi bà con chịu, ai cũng lắc đầu không biết, chẳng riêng gì tôi. Nhân đó ông Tư Đờn Willy kể lại chuyện nhà của ổng:

- Công nhận tụi Mỹ giỏi thiệt, hôm trước ống nước bồn rửa chén nhà tôi bị bể, tôi liền gọi ông chủ nhà tới sửa. Tụi bây biết rồi, cái tiếng Anh ăn đong từng bữa của tôi chỉ dăm câu chào hỏi là cạn vốn. Ai nói nấy nghe, còn tôi thì chỉ gật, một yes, hai yes, cái gì cũng yes! Tôi gọi nó My home water lai láng, thằng chủ nhà xổ liền một tràng, nó nghe lại gần hết, còn tôi thì chẳng biết thằng điên nói gì! Thế mà 2 tiếng đồng hồ sau, nó đến sửa ống nước thật là tài không thể tả. Ông Tư cười ha hả rồi tiếp tục khi xưa đi làm công ích với thằng Mỹ, tụi nó rủ đi "ăn bao bụng", đến tiệm thấy chữ All You Can Eat, tôi bập bẹ đọc theo kiểu Việt Nam All U (thầy) cân ít, mấy thằng Mỹ mỉm cười thông cảm tưởng tôi nói ngọng, thiệt là tội cho cái thân già.

Tôi liền đem những chuyện mình biết ra kể cho bà con nghe:

- Người Việt Nam làm nail như mình, nói tiếng Anh giống như phang bừa, như đánh lộn. Có lần tôi làm nail xuyên bang ở Montgomery, Alabama. Tiệm tôi vào đầu tiên có 3 thợ, trong đó có một anh tên Hiếu, tự Hiếu cà lăm. Mỗi khi khách vào, anh chào mấy cô mấy bà khách. Helo! Trông rất chững chạc rồi tiếp theo "Ma…may…may I hiế…p you" giọng lên trầm xuống bổng, làm tôi bấm bụng nín cười, nhưng thế đời càng nín càng bung thế là chịu hết nổi, tôi liền chạy vào trong restroom khóa cửa xả nước, ngồi trên bàn cầu mà cười ra nước mắt, tức cả cái ruột.

Không may cho bà Việt Nam nào gọi vào nghe một hiếp, hai hiếp (dâm) kéo như kẹo vậy chắc ngượng chín cả người. Ngoài ra còn mấy người Lào làm Nails cho người Việt mình, họ vốn ít nói, làm siêng, có điều hơi khờ, kêu sai đâu đánh đó ít có bướng bò như thợ người Việt Nam mình, trung thành cẩn cẩn. Một hôm tôi đến tiệm có 3 người Lào làm Nails chơi, trong đó có cô thợ mà ai cũng gọi là "Bà Lào" (có lẽ cô vào làm đầu tiên) mỗi khi cô cho khách đi rửa tay xong là cả đám thợ rục rịch ôm bụng cười. Thay vì nói khách lựa màu sơn "What's color you like"" Thì cô ta lại bảo "What's cái L…you like"" Thiệt là hết chỗ nói. Cái của đàn bà mà cô ta cứ What tới, What lui.

Đám thợ nhìn tôi cười khằng khặc. Cô thợ mang bầu Brenda có chuyện hay ngồi nhấp nha nhấp nhỏm chờ tôi dứt lời liền vô ga:

- Chằng có gì gọi là kinh hồn hết, mấy you có khi nào nghe một người nói một lúc ba thứ tiếng chưa, khi bầu này còn mơn mởn con gái sống ở Canada Vencouver!

- Bộ bà nói bà là con gái còn trinh chắc" Mơn mởn" Anh chàng Châu Bá Thông mập chọc bầu.

- Thôi đi cha, để cho con kể chuyện cái xứ Vencouver này lúc mới sang ở gần các bà người Tàu gốc Chợ Lớn, cái miệng của bà thì oang oang suốt cả ngày đến nổi ông hàng xóm người Việt mình có lúc muốn sang nhà bà để bẻ răng bà ra, hay tệ lắm quánh bả cho cái môi trên to hơn môi dưới. Lúc đó mấy ong Tàu bà Tàu sang đây chưa đông lắm, sau năm 97 tụi Hồng Kông lũ lượt kéo sang cho nên thiên hạ gọi Vencouver thành "Hồng cu vờ"

- Thôi đi bầu ơi! Hết vàng cu vơ đến đỏ cu vơ, có ông bầu đó mà cứ đụng đâu cu vơ đó.

Châu Bá Thông lại chen ngang vào, bà Tina tức quá mắng vốn Châu Bá Thông:

- Ê! Thằng mập kia có im cái mồm không" Hay chờ tao ra tay. Kể tiếp đi bầu.

Bà bầu cười hì hì kể tiếp.

- Sáng hôm đó tôi thấy nhà bà Tàu đầy cả cảnh sát, xe cứu thương, cứu hỏa nhá đèn loạn xà ngầu tôi chạy sang, nghe bà Tàu nói với cảnh sát

"Two boy, one girl tả ngộ, mày hiểu hông"" Cảnh sát liền cho xe chở bà vào bệnh viện. Tôi thấy cặp mắt bà Tàu bị bầm đen, mũi đầy máu nhất là đôi môi sưng tù dù. Nếu ông hàng xóm thấy được chắc hả lòng hả dạ lắm lắm!

Cũng hên cho bà Tàu, bên Canada mọi chi phí ý tế có chính phủ lo, chứ như ở Mỹ này thì tiền mất tật mang cháo nóng húp quanh, công nợ trả gấp cho bệnh viện. Thiệt là Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí.

Quỳnh Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,477,149
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến