Hôm nay,  

Gác Chợ

31/10/200200:00:00(Xem: 148745)
Người viết: PHIÊU BỒNG

Bài tham dự số: 3027-675-vb41030

Tác giả tên thật Nguyễn Văn Bồng, tuổi Bính Ty, sinh tại Saigon. Trước 1975, ông là sĩ quan VNCH, (Võ Bị Quốc Gia VN khoá 13). Sau 1975, ông đi tù Cộng Sản 10 năm. Công việc từng làm để mưu sinh tại Hoa Kỳ: Pinkerton Seccurity and Investigation Services’ Security Officer. Hiện đã về hưu, định cư tại Sacramento, có sáng tác một số ca khúc như “Lá Cờ Vàng”, “Ca khúc lực lượng đặc biệt, Đừng nghe những gì Cộng sản nói... Một số nhạc bản này đã được trình bầy trên web site “www.danchuca.com”. Mới các bạn quan tâm vào coi tại địa chỉ trên .

*

Tám tháng "trợ cấp xã hội" trôi qua một cách thoải mái.

Đọc một vài tác phẩm dự thi của các tác giả đã gởi bài đến Việt Báo, trong đó tôi chú ý đến bài "Job Fair" của tác giả Trần Ngọc và bài không dự thi "Những ngày đầu bỡ ngỡ" của tác giả Đặng Trần Huân. Tôi cảm thấy tôi có nhiều thuận lợi hơn những tác giả này.

Đặt chân đến Mỹ là tôi được gia đình bảo trợ, bạn bè và các cưụ quân nhân thuộc hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN, gọi nôm na là hội H.O giúp đỡ từ A đến Z. Chúng tôi được săn sóc từ đôi đũa, cái chén, …cho đến thông dịch, điền đơn làm thủ tục các thứ, phương tiện đưa đón và kể cả hội hè, giải trí, văn nghệ… hằm bà lằng chuyện nhỏ lẫn chuyện không nhỏ. Chỉ ở nhà (ở chung cư) là phải bỏ tiền mướn mà thôi. Chữ "thoải mái" của tôi dùng nó là như vậy.

Trong lúc trà dư tửu hậu, một người bạn mách nước: "Anh có muốn làm nghề gác chợ không"" Tôi thầm nghĩ, hồi còn là cựu SVSQ tôi đã phải "gác" tới cái gì nữa… thì nhầm nhò gì cái lẻ tẻ "gác chợ". Tôi mạnh dạn trả lời "OK 5/5". Vài bữa sau anh ấy đưa tôi tới sở làm của một người bạn thân quen với anh ấy, nhiệm vụ chánh thức của ông bạn này là giúp đỡ công ăn việc làm cho đồng hương mới tới Mỹ, và ông ta đã thõa mãn cái job "gác chợ" cho tôi.

Ông bạn này cho tôi biết cái Job mà ông ấy sắp giới thiệu cho tôi là cái job "Security officer" chớ không phải bằng hai tiếng "gác chợ" như tôi hiểu một cách đơn giản vậy đâu. Rồi ông giải thích tóm tắt nhiệm vụ "security officer" cho tôi biết, và cũng không quên truyền cho tôi cái "bí quyết" khi làm "test" mà tôi cảm thấy cũng khá hóc búa, mặc dù trước tháng 4/75 tôi đã 2 lần du học bổ túc quân sự tại Hoa Kỳ.

Thật ra nếu không có "bí kíp" chỉ dẫn trước của ông ấy, có lẽ tôi cũng khó lòng vượt qua.

Trước khi được cho nhận việc tôi phải đến một trung tâm trắc nghiệm nước tiểu, người ta đã dán miếng giấy trong cầu "Tiểu xong, đừng dội cầu". Vì thói quan bá láp và tâm thần lẩm cẩm, tiểu xong tôi lại nhấn nút dội cầu! Người phụ trách lắc đầu…rồi biểu tôi uống hai ly nước lạnh đầy, ngồi đợi hơn ½ giờ sau… mới làm lại trắc nghiệm nước tiểu!

Chỗ làm việc đầu tiên của tôi là một tiệm bán tạp nhạp mà chủ yếu là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, trang sức phụ nữ. Tiệm thuộc loại trung bình, không lớn mà cũng không nhỏ, vừa đủ cho người có tuổi đi bộ như tôi, sau vài lần liếc ngang nhìn dọc, rảo bước xung quanh thì chỉ muốn tìm chỗ ngồi nghỉ xả hơi. Khổ nổi, cả cái tiệm không có bất cứ một chỗ nào ngồi cả, tôi khen thầm mấy cô tính tiền thu tiền, đứng cả buổi trời mà nét mặt vẫn rạng rỡ không có vẻ gì mệt mỏi cả.

Vài lần có mấy đứa cháu con cái của H.O quen biết vào tiệm mua đồ gặp tôi, mấy cháu chào tôi và nhoẻn miệng cười "Trông bác ghồ ghề và bảnh tẻng ghê!" làm tôi phồng lỗ mũi và cảm thấy mình còn phong độ ngày nào.

Phải công bình mà nhận rằng trang phục của hãng "Pinkerton Security and Investigation Service" trông rất bắt mắt, đã lên đồ rồi thì tự nhiên trở thành người "gồ ghề" đại diện cho pháp luật, đúng hơn là đại diện cho cảnh sát.

Làm việc lẩn quẩn ở trong tiệm vào mùa Đông thì trốn lạnh thật lý tưởng. Nhưng sau mấy tháng chỉ có đứng và đi, thi hành bổn phận "gác chợ" đến giờ thứ sáu, ca trực của tôi là 8 tiếng liên tục, tôi cảm thấy chịu không thấu, vì mỏi giò muốn sụm.

Một lần tôi phát hiện vài đứa con gái da màu tuổi độ 13-14 một đứa trong bọn chôm chỉa một món hàng nào đó nhét vô áo, tôi bèn vội đi tới thì tụi nó đã thoát ra khỏi cửa hàng, lại còn ngoái lại phía tôi, đưa mấy ngón tay lên lỗ mũi lêu lêu chọc quê. Tôi nghĩ rượt theo lũ tiểu yêu đó cũng chẳng được việc gì, nhiều khi lại còn bị vạ, nếu như tụi nó đã kịp tẩu tán món hàng ăn cắp vặt trong tiệm, không có tang chứng hẳn hòi, thì rồi vì ngôn ngữ bất đồng, chắc chắn sẽ dính vào rắc rối không lường! Tôi đành chịu "quê một cục" mà ngó theo với niềm tự ái bị vằng vặc, ray rức,… nếu là đất nước của tao, thì chắc ốm đòn
nghe các con.

Rồi một lần khác tôi vào cửa hàng mua đồ, thấy có một đồng nghiệp security officer Mỹ trắng chính cống, đang bị một khách hàng bản xứ đôi co, chàng cà chớn cự nự đã thèm rồi nghênh ngang bước ra khỏi cửa hàng thốt ra những câu tục tỉu mà chàng security officer chỉ đứng lắc đầu nhìn theo.

Tôi tự đặt giả thuyết, nếu chàng security officer đó là mình, thì mình xử lý thế nào với ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ đây" Vài tuần sau tôi quyết định với nhân viên kế hoạch phối trí cho tôi làm việc ở một chỗ thuận tiện hơn và tiền giờ cũng nhiều hơn. Tôi được điều đi làm ở một nhiệm sở mà security officer có xe con lái đi kiểm tra và ghi chép công việc của các tractor/ trailer của nhiều hãng đậu bến qua đêm. Tôi đọc không kỹ huấn thị điều hành căn bản của nhiệm sở, thay vì ghi ở cuốn sổ này, tôi lại ghi nhầm vào cuốn sổ khác, đáng lẽ phải kiểm tra hãng tractor/ trailer này, thì tôi lại nhè hãng tractor/ trailer khác không thuộc nhóm phải kiểm tra để ghi vào sổ, cuối cùng bị quản lý nhiệm sở khiếu nại, tôi phải bị mất cái nhiệm sở ngon lành đó.

Sau đó, được nhân viên kế hoạch thông cảm, điều động cho tôi đi làm việc ở một khách sạn 50% phòng ốc hoang phế, 50% còn lại dành cho các ông bà lão hồi hưu cư ngụ. Tôi làm ca đêm, không khí ở đây ban đêm thật u tịch, cây cối rậm rạp với một khung cảnh mà tôi có cảm giác như là có một sự kỳ bí bao quanh.

Phiên trực của tôi từ 12 giờ khuya đến 7 giờ sáng, tối thiểu mỗi giờ phải đi tuần một lần. Những phòng ốc nói là phế thải theo quan niệm của tôi, vì không có ai chăm sóc kít mèo, kít chó, kít dơi, kít chuột vương vãi, mùi hôi hám xông lên nồng nặc mỗi khi tuần tra đi qua, nhưng bên trong vẫn còn có điện thoại, đèn ngủ, đèn dạ quang… cửa có khóa, mà chìa khóa do security officer quản thủ.

Khách sạn có lầu, mỗi lần đi tuần theo hành lang ánh đèn lờ mờ ma quái, khiến tôi đôi khi cũng rùng rợn nổi da gà. Để trấn tỉnh tôi tự mua sắm một cây đèn pin, kịch cợm dài với 3 cục pin BA-30, vừa rọi sáng, vừa làm vũ khí tùy thân, cộng với một bàn tay sắt bỏ túi mà tôi mua ở chợ trời. Tôi cũng quên trình bày là nhiệm vụ của tôi vào thời điểm đó chưa có quyền mang vũ khí, ý nói là không được trang bị súng đạn.

Việc làm trôi đi lặng lẽ và êm xuôi. Bỗng một đêm nọ, tất cả hồ sơ ghi chép của tôi để ở trên quầy phía ngoài văn phòng, thình lình biến mất hết. Hồ sơ này có cả những tình huấn ghi chép và chữ ký của S.O tiền nhiệm, do vậy tôi phải gọi điện thoại báo cáo sự việc đến trung tâm điều hợp.

Rồi một đêm khác trong khi đi tuần tra tôi bắt gặp một đôi nam nữ da màu, đậu xe trong khuôn viên khách sạn có cây cối rạm rạp che khuất, tôi nhẹ nhàng đi tới rọi đèn, phát hiện họ đang tình tự sắp đến màn cụp lạc. Trông thấy tôi ăn mặc sắc phục, họ bèn hấp tấp sửa soạn lại quần áo, chàng thì rồ máy xe vọt lẹ, còn nàng thì nhảy ra khỏi xe nhoẻn miệng cười kiểu "xin thông cảm". Bất ngờ nàng ta rắn mắt chớp nhoáng xuất chiêu "bóp dế" tôi như lão ngoan đồng Châu Bá Thông xử dụng chiêu thức "Song thủ hổ bác", rồi vụt phi thân nhanh như Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu (Cô gái đồ long-Kim Dung) khuất dạng vào ngõ hẹp đêm tối cùng với âm thanh tiếng cười khúc khích như thách thức, như mời mọc…! Làm tôi sững sờ chưng hửng và bật cười thầm "Mi dám giởn mặt với chính quyền, mi có biết ta là ai không, sao lại bóp dế ta rồi bỏ chạy…"

Một đêm khác lại xảy ra một sự bất thường trong khi tôi đang làm nhiệm vụ tuần tra. Thường đêm đi qua các hành lang suông sẻ, nhưng đêm hôm ấy một cánh cửa phòng có dấu bị cạy, tôi rọi đèn vào thì thấy một chàng Mỹ trắng mặc áo hở ngực để lộ bộ lông ngực dày đặc như đám cỏ mọc hoang, với chiếc quần jean tua tủa bạc màu gió sương, râu ria xồm xoàm, cao lớn dình dàng, chàng ta lề mề bước ra mà miệng còn nồng nặc mùi rượu…Tôi chỉ đứng tới ngực chàng ta mà thô. Bấm bụng làm gan ngước mặt hỏi: "You vô phòng này làm gì"" Hắn đáp tỉnh bơ: "tôi tìm chỗ ngủ" “You không được phép tự ý vào ngủ ở đây, mời you theo tôi xuống văn phòng làm việc". Lấy oai, ra cái điều như là mình có văn phòng làm việc, nhưng thật ra ban đêm văn phòng đã khóa cửa, người quản lý khách sạn đã lấy chìa khóa về nhà. Security officer chỉ có một phòng ngủ nhỏ để nghỉ ngơi sau giờ tuần tra mà thôi. Tôi biểu hắn đi theo tôi, mà tôi lại có ý đi đằng trước để hắn lẻo đẻo theo sau, trong bụng tôi lại mong sao cho hắn ta chạy trốn đi, vì nếu hắn ta theo tôi xuống lầu thì tôi đâu có văn phòng làm việc với hắn, rồi phải gọi 911 cho cảnh sát tới, phải có 25 cent bỏ vô điện thoại công cộng để báo cáo tình hình với trung tâm điều hợp, rồi phải đặt câu hỏi với vụ việc bằng tiếng Anh theo mẫu giấy màu hồng của Pinkerton ấn định mỗi khi có biến cố trong phiên trực.

May thay! Hắn chạy trốn thật. Nhìn qua cửa sổ trên lầu thấy hắn chạy qua bên kia vệ đường mà còn ngoái cỗ nhìn lại, tôi thấy tội nghiệp quá… dân bản xứ mà không có nhà ở, lang thang bụi đời, còn mình là dân tỵ nạn, lại có nhà trú ngụ, có xế hộp, có job đàng hoàng, lại còn đeo phù hiệu đại diện cảnh sát…hạch sách và áp dụng luật lệ với họ! Sự đời kể cũng trớ trêu. Rồi liên tiếp còn vài vụ việc bất thường xảy ra nữa mà khuôn khổ bài viết có giới hạn không tiện kể thêm.

Sau đó, tôi lại xin với sĩ quan điều hợp cho tôi làm việc một chỗ mà tôi đã tham khảo và chọn lựa theo sở thích của mình. Vì tôi nghĩ nếu thường xuyên va chạm với dân bụi đời bản xứ, thì trước sau gì mình cũng tiêu đời tỵ nạn.

Chỗ làm việc sau cùng của tôi là canh gác khu vực bãi đậu xe tractor/ trailer với chu vi khá rộng lớn, có hàng rào sắt bao bọc, cổng chánh cho xe ra vào có ống khóa, khu vực làm việc có văn phòng đàng hoàng, có điện thoại riêng, có TV giải trí, có máy bán thức ăn thức uống tự động, và nhất là có hệ thống báo động trong trường hợp nguy hiểm khẩn cấp. Một mình một chợ, tự ý hành động miễn sao cho an toàn khu vực phụ trách của mình là đạt mục đích yêu cầu của nhiệm sở.

Chỗ làm này thật là lý tưởng về sự thuận lợi và an toàn cho bản thân tôi. Nhưng tôi chỉ làm được vài năm thì nhuốm bệnh, bởi lẽ thức đêm mới biết đêm dài, gặp gió rét mùa Thu, mùa Đông gặp khi mưa bão, phải đi bộ tuần tra ghi chép số xe đi, xe đến, xe đậu, mình mẩy ướt át mặc dù có che dù hay mặc áo mưa, sức già không chịu nổi với cái lạnh nhức xương ngoài trời của nước Mỹ. Tôi phải đành xin nghỉ việc với giấy chứng bệnh của bác sĩ…

Trở về đời sống tỵ nạn, tôi được hưởng tiền thất nghiệp và sau đó lại được sinh hoạt "thoải mái" với tuổi về hưu… Tôi nhận thấy dân tộc Mỹ thật rộng lượng, bao dung và nhân đạo đúng với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó.

Tôi thiết nghĩ nếu chúng ta biết sống theo kiểu Việt Nam, thì nước Mỹ quả là một "Bồng Lai Thiên Đàng" trần thế.

PHIÊU BỒNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,350,458
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể,
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình,
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Đây là bài tham dự Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Trường Xuân. Tác giả cho biết anh là một sinh viên Đại học Huế, và vừa có dịp đi thăm vùng đất bị lũ lụt tàn phá tại miền Trung.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Đây là bài viết mới nhất nói về cái thú “bird watching” ở Mỹ và những kỷ niệm đi săn chim thuở thiếu thời ở Việt Nam.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến